Quyển 1 - Chương 5: ANH TÔI
Triệu Huấn
22/04/2014
Khi cuộc sống đã trở thành bình thường rồi thì những câu chuyện trong
bữa cơm của gia đình không còn sôi nổi nứa. Ông Cự Phách cũng không hỏi
gì về những chuyện hậu phương, chuyện cộng sản. Xen lẫn với những chuyện vui như mua ô tô mới, chuyện vui liên hoan, chuyện nghỉ cuối tuần,
chuyện Đại Thế Giới... cũng có cả những chuyện đáng buồn. Thỉnh thoảng
tôi lại thấy cbị Lệ Ngọc than thở về bao nhiêu bất động sản ở Hà Nội thế là mất trắng. Vào Sài Gòn cái gì cũng phải mua, cũng tốn phí mà vẫn
thiếu thốn chứ không như hồi còn ở ngoài Bắc. Mối tâm sự đó được nhắc đi nhắc lại nhiễn lần đã làm cho "môi trường tinh thần" của bữa ăn bị ô
nhiễm. Đã có lúc ông Cự Phách phải gạt đi.
- Ôi tiếc làm gì cho nó già người đi. Của thiên lại trả địa thôi mà. Mình có phải đổ mồ hôi, đổ máu cho những bất động sản đó đâu mà phải tiếc. Bất động sản này đẻ ra bất động sản khác. Mình kéo nhau ra đi thì chúng nó ở lại. Cuộc đời như một canh bạc thôi. Có được có thua, có vay có trả...
- Ba cứ nói thế chứ, của đau con xót. Đang từ biển phải vào hồ, ai mà không thấy khó chịu.
- Tôi đã để cho ai thiếu thốn cái gì nào? Ngoài kia biệt thự, vào đây cũng biệt thự. Ngoài kia xe hơi, vào đây cũng xe hơi, lại còn mới hơn, tốt hơn nữa chứ! Quân Pháp bại trận chứ tôi, tôi chưa bại trận đâu!
Thực ra ông già chưa hiểu ý con gái mình muốn nói gì. Còn chúng tôi thì chúng tôi hiểu. Sự chăm sóc của anh tôi đối với chúng tôi có thể làm cho chị không vừa lòng chăng? Hay lợi tức hàng tháng thấp hơn các khoản chi nên đã làm cho chị lo lắng?
Sau này chúng tôi mới biết ràng gia đình không coi trọng khoản thu ở Văn phòng này. Nguồn chủ yếu của họ là ở lợi tức Ngân hàng. Lãi mẹ đẻ lãi con, tài sản của ông Cự Phách cứ mỗi ngày một lớn ra trong lúc ông chỉ việc nghỉ ngơi xoa mạt chược.
Thu nhập ở Vàn phòng luật sư chỉ là món vặt vãnh so với toàn bộ lợi tức của gia đình thì tạo sao họ lại phải mở cửa và duy trì hoạt động cho thêm bận việc. Tôi không hỏi và anh tôi cũng chưa bao giờ giải thích điền này, nhưng theo tôi đoán thì nguyên nhân là ở chỗ gia đình muốn anh tôi trở thành một trí thức có tên tuổi. Văn phòng là nơi giao tiếp với nhiều tầng lớp xã hội. Nó là cục nam châm thu hút nhiều bạn bè đại diện cho nhiều xu hướng chính trị khác nhau.
Sự quen biết sẽ tạo cho anh tôi những cơ hội tốt để giành giật những tham vọng còn đang ấp ủ.
Anh tôi là một con người thiếu bản lĩnh. Có một cái gì giống với cha tôi thuở xưa: Chăm chỉ, cần cù, dễ yên phận. Cũng có lúc cha tôi được lôi cuốn vào phong trào Cần Vương chống Pháp, nhưng khi bị khủng bố là ông bỏ cuộc ngay và yên phận đến chết với chức quan bé nhỏ đó. Xưa kia anh tôi cũng mong mỏi học hành thành đạt để có được một phương tiện sinh sống, được mát mặt. Anh đã gặp được một cơ hội hiếm hoi và thay mắn là lấy được con nhà giàu. Từ đó số phận của anh tôi được trôi đi một cách êm đềm theo cái bánh lái của gia đình nhà vợ. Ông Cự Phách là một người khôn ngoan trong kinh doanh. Ông rất táo bạo thậm chí liều lĩnh trong nhưng áp phe lớn. Nhưng trong đời sống chính trị, ông là người thận trọng và rất cơ hội. Ông ta có một câu phương ngôn nghiêm khắc để chỉ đạo mọi hành động của mình, đó là: "Người làm ra của chứ của không làm ra người". "Sẩy chân trên thị trường thì cùng lắm là thua lỗ, mất của nhưng vẫn còn có cơ hội kiếm lại được Nhưng sảy chân trên chính trường thì dễ bị tù đày, thậm chí cụt cả cái đầu". "Thượng đế sình ra con người lại quên chế tạo cho nó đồ phụ tùng, vì vậy không nên mạo hiểm". Hồi cách mạng tháng Tám, ông đã làm nguội đi bầu nhiệt huyết của anh tôi một cách nhanh chóng. Chị dâu tôi cũng thừa hưởng của ông cái gien di truyền này. Chị cũng có nhiều tham vọng nhưng nhát gan. Những năm đầu chiến tranh chị để chồng "trùm chăn" chỉ có mình chị ló ra buôn bán. Ngay lúc đó công việc kinh doanh cũng đã gắn chặt với chính trị và người ta đã rút ra rằng không có ngành kinh doanh nào lại phát bằng "kinh doanh quyền lực". Chủ nghĩa thực dân mới nhảy vào, cái lợi ích của hai mặt phối hợp: Kinh tế và chính trị lại thống nhất hơn bao giờ hết. Người nào nắm được chức vụ lớn trong chính quyền thì đồng thời họ cũng cầm chắc những vụ áp phe kinh tế lớn mà không một chuyện kinh doanh đơn thuần nào có thể so sánh với nó về mặt lợi tức cao.
Dần dần chính trường cũng lôi cuốn, kích thích chị Ngọc tôi như thị trường vậy. Chị đã cố thu xếp cho anh tôi nhột cái vốn chính trị nhỏ nhỏ trên nguyên tắc là phải an toàn. Việc đầu tiên phải là một trí thức có danh tiếng. Một nhà hướng dẫn dư luận và thời cuộc. Một người dễ được các chính đảng lôi kéo để làm cân bằng thế đứng trên trường chính trị. Một người không có những vụ bê bối, những vết nhơ trong đời tất. Và tất nhiên phải là một nglrời chống Cộng nhiệt thành. Tất cả những hoạt động chính trị của anh tôi đều phải dựa vào những mẫu mực trên mà phấn đấu.
Khi rời Hà Nội vào Sài Gòn để bước vào chính trường hậu chiến, anh tôi đã làm một cú áp phe chính trị nổi tiếng. Đó là việc thuận ghi tên nịnh vào danh sách Trung đoàn tử thủ cố đô. Ai cũng biết cái trung đoàn ma đó chỉ là một trò hề, nhưng bản thân sự ghi tên lại là một lời tuyên thệ đứng vào đội ngũ cực đoan nhất chống lại cách mạng. Ghi xong là thu vội hành lý bay hôn vào Sài Gòn, hang ổ kiên cố nhất thì có mất quái gì đâu mà lại được tiếng là người quốc gia chủ nghĩa, người yêu nước, một chiến sĩ chống lại mọi thế lực nô dịch, cả cộng sản lẫn thực dân, cả phương Đông lẫn phương Tây!
Nói anh tôi là một người hoàn toàn độc lập không đảng phái thì cũng không đúng. Đã có lần anh tôi đứng ra thành lập một đảng hẳn hoi. Một đảng có tên tuổi, có tuyên ngôn, có cương lĩnh, có phù hiệu và cũng được trình tòa như ai!
Đó là vào năm 1952 khi bọn Pháp cho phép Thành phố Hà Nội được bầu ra một hội đồng dân biểu. Một cử chỉ dân chủ hào hiệp, và hiếm hoi đó đã làm nức lòng nhiều chính khách. Muốn màng tới cái miếng đỉnh chung thì phải có vây cánh, có liên minh. Lúc đó đã có nhiều chính đảng lâu năm hoạt động trên sân khấu chính trị như Đại Việt, Phục quốc, Việt Nam Quốc dân đảng, Xã hội quốc gia v.v. Anh tôi có thể xin gia nhập một đảng nào đấy tùy thích với điều kiện là sẽ được đứng vào liên danh tranh cửa của đảng đó thì chắc là cũng không khó khăn làm. Nhưng kiểm lại một loạt danh sách thì chẳng thấy đảng nào còn có được một bộ mặt sạch sẽ. Anh tôi chủ trương thành lập một đảng mới toanh. Đương nhiên anh tôi sẽ có vai trò của người lãnh tụ, người cha đẻ. Và thế là anh đi lục tìm lại trong ký ức những bạn bè cũ xem có những ai mải mê chính trị để chiêu mộ.
Người đầu tiên anh tôi bái yết là kỹ sư hóa học Nguyễn Đăng Thạc, ông này có học nhưng nhà nghèo. Ông ta cũng đã tiến thân nhiều nơi nhưng chưa gặp vận. Ông đang xoay trần ra làm tương làm xì dầu, trong một ngôi nhà cổ với cái sân đầy chum, vại, chậu, bình, gáo phễu... ở gần dốc Hàng Than. Thấy ông bạn giàu có bỗng nhiên phóng ô tô hạ cố tới thăm thì cảm động quá suýt vấp vào mấy cái bình cổ cong đựng toàn nấm mốc.
- Anh mạnh khỏe chứ?
- Cảm ơn, tôi mạnh khỏe lắm!
Hai ông bạn ôm chầm lấy nhau sung sướng. Một cảm thấy mùi nước hoa "Rêve d'or". Một thì thấy mùi mốc tương muốn hắt hơi. Chỉ sau mười lăm phút thuyết giáo, anh tôi đã làm cho nhà bác học ngã lòng và xin tự nguyện bỏ tất cả nấm, mốc, chum, vại, xì dầu, xáng xấu để gia nhập đảng ngõ hầu cứu vớt quốc dân, cứu vớt nền sản xuất nước chấm đang đứng trước nguy cơ phá sản.
Người thứ hai anh tôi đến gặp là võ sư Hoàng Bá Lâm, bạn học từ hồi "đệ tam". Lâu học dốt nhưng đánh nhau giỏi. Anh ta bỏ học và ít lâu sau thấy xuất hiện trên võ đài không hiểu thuộc loại ruồi hay loại lông. Anh tôi ít chú ý đến kỹ thuật thể thao nhưng lại rất quan tâm đến sự nổi tiếng. Và có một lần bỗng nhiên vợ Lâm đến gặp anh tôi nhờ bào chữa cho một vụ ngộ sát. Lâm đã quá tay nện chết một võ sinh và bị kiện là do tình địch. Vì tình bạn cũ anh tôi đã trổ hết tài nghệ ra để cứu bạn trước vành móng ngựa. Từ đó lai người rất thân nhau không phải vì ý hợp tâm đồng mà do ơn cứu mạng.
- Anh muốn tôi gia nhập đảng gì?
- Đảng của tôi! Hiện nay chưa có tên. Nếu thành lập được ta sẽ bàn cách đặt tên. Vì vội cho kịp lập liên danh tranh cử nên tôi chưa dự kiến.
- Đảng của anh thì được. Anh cứ ghi tên tôi vào... À nhưng còn chuyện đóng góp ra sao?...
- Góp gì?
- Cổ phần...
- À, đóng nguyệt liễm để gây quỹ phải không? Thì cũng chẳng đáng là bao. Lúc đầu kể ra cũng cần một số tiền đấy, kẻ ít người nhiều tuỳ tâm góp lại. Vấn đề sẽ đƯợc bàn ở đại hội.
Thế là dụ được hai người rồi.
Anh tôi chợt nảy ra một ý: Trong đảng cần phải có những người thuộc phái đẹp. Trong lịch sử chính trị thế giới, nhiều người đàn bà đẹp đã làm nên chuyện. Nhưng cái bà vợ ông Hậu này thì không thể gọi là phái đẹp được. Tóc lông bò, mắt sâu, gò má cao, mũi hếch, răng đen, người gầy và khô như que củi, vào đảng thêm xấu cả đảng! Anh tôi nghĩ ngay đến Eugénie Lê Mộng Vân, người bạn tình thời niên thiếu. Gọi là cô nhưng Mộng Vân đã ngoài ba mươi tuổi, chưa chồng, tài sắc vang bóng một thời. Người ta gọi cô là Mộng Vân nữ sĩ. Cô dịch thơ cổ điển Pháp như của Charles Baudelaire, Stéphane Mallarmé, Pan Verlaine... Báo chí gọi cô là nữ ký giả vì Mộng Vân đã từng theo chân quân viễn chinh trong các cuộc hành quân để viết các bài phóng sự ca ngợi nhưng con người lùng như Langlais, Bigeard... Khi anh bàn chuyện lôi kéo cô vào đảng của mình với vợ thì chị Ngọc tôi giãy nảy lên.
- Đó là một người đàn bà đáng sợ. Nghe nói nó là nhân tình của cả tướng Salan, lẫn đại tá Brohon.
- Cô ta chưa chồng, đó là quyền của cô ta!
- Nghe nói nó cũng là người của sở mật thám.
- Càng hay. Đảng của ta mới thành lập. Ta đang cần thanh thế.
Cuối cùng chị tôi phải chấp nhận việc mời Mộng Vân tham gia đảng. Khi anh tôi đến tuyên truyền, Mộng Vân đòi xem toàn bộ danh sách những thành viên đã chiêu mộ. Cô kênh kiệu tuyên bố. Chỉ gia nhập đảng với mật danh Bạch Trà. Anh tôi đang cần tên tuổi của cô nay cô không cho phép nêu tên thì là một thiệt thòi lớn cho đảng. Nhưng nghĩ đến lợi ích lâu dài, anh tôi cũng đồng ý. Sau mấy ngày chạy vạy, anh lôi kéo được mười hai người, nhưng điểm mặt thì ít danh nhân quá Muốn cho đảng có thanh thế hơn, anh tôi quyết định đi mời thêm các bác sĩ Hoàng Cơ Bảo. Ông ta có dáng người béo lùn giống con Nhất Sách. Đầu ông hói, mắt đeo kính cận, mặt đỏ như say rượu. Vốn là thày thuốc chữa bệnh kín, ông đã bỏ nghề y theo đuổi công danh bằng con đường hoạt động chính trị. Ông ta đã tham gia nhiều đảng và cũng đã từng làm lãnh tụ nhiều đảng. Ông là một nhà hùng biện cho nên tất cả những lần lừa thày phản bạn đều được ông lý giải một cách thỏa đáng trong các buồi đăng đàn hay viết bài trên báo chí. Khi anh tôi mời ông gia nhập đảng của mình thì điều kiện nhất thiết ông đưa ra là ông phải làm lãnh tụ. Anh tôi không hài lòng. Như thế chẳng hóa ra cốc mò có xơi! Nhưng vị bác sĩ này cứ khăng khăng là mình quen làm lãnh tụ mất rồi.
- Anh làm lãnh tụ thì phải do đại hội bầu, đó là nguyên tắc dân chủ, bình đẳng! - Anh tôi nhấn mạnh.
- Phải có ngoại lệ với những người sáng lập chứ. Nếu tôi gia nhập một đảng mới thì có được lãnh đạo, tôi mới bõ tham gia.
Cuối cùng thì cuộc mật đàm cũng đi đến một giải pháp dung hòa. Ông Bảo sẽ là Chủ tịch còn anh tôi sẽ là Tổng thư ký!
Đại hội đảng họp ở Khách sạn Grand Palais. Có mười bốn đại biểu. Trước khi tụ tập, anh tôi đã phải đến đăng ký thủ tục ở Sở Cảnh sát. ông "còm" liếc qua cái danh sách của một chính đảng chỉ có mười bốn đảng viên thì lão không khỏi nhếch mép cười khinh bỉ:
- May mà qua được con số mười ba.
Đầu tiên đại hội phải bàn việc đặt tên đảng. Người nêu ra tên Cộng hòa, nhưng nhiều vị lại sợ làm mếch lòng Cựu hoàng đế Bảo Đại. Lấy tên đảng Xã hội thì nghe có vẻ thiên tả. Cuối cùng đại hội quyết định gọi là đảng Tự do. Về tôn chỉ, mục đích, cương lĩnh tuyên ngôn, anh tôi cũng đã sao chép được một bản dự thảo khá dài gồm hơn mười chương thì phải. Đảng là của giai cấp nào thì khó mà biết được. Đảng tranh đấu quyền lợi cho những người cần lao, những thương nhân, những nông gia nhưng cũng bảo vệ quyền lợi cho những nhà điền chủ, nhà tư sản, binh lính và trí thức. Tóm lại là đảng của những người Việt Nam yêu nước yêu tự do.
Cương lĩnh của đảng cũng nêu lên phải xóa bỏ chế độ thực dân giành độc lập, xây dựng nền dân chủ đưa đất nước đến phồn vinh, vàn minh ngang hàng với các quốc gia tân tiến trên thế giới.Cũng có một chương chống cộng rất mạnh mẽ để biểu lộ tư tưởng chính trị chủ đạo của đảng.
Tuyên ngôn tranh cử của đảng tập trung vào ba điểm: Nếu liên danh của đảng đắc cử thì đảng sẽ ra sức khuếch trương kỹ nghệ, giảm thuế đầu tư ba mươi phần trăm. Bảo đảm tám giờ làm việc một ngày. Tăng lương hai mươi phần trăm cho công chức. Đảng chủ trương xóa bỏ Nhà Tiền, một di sản xấu xa của chủ nghĩa thực dân nam chính giữa Thủ đô ngàn năm văn vật. Điểm cuối cùng là đảng đòi tăng thuế mãi dâm lên bốn mươi phần trăm để dần dần thu hẹp tệ nạn này ngõ hầu cứu lấy sự tồn vong của dân tộc.
Tất cả cuộc tranh lận dồn vào cái điểm cuối cùng này. Thật là gay cấn.
- Nến ta đòi tăng thuế mãi dâm tức là ta tự sát - Nữ sĩ Mộng Vân đại diện quyền lợi cho phái đẹp nhấn nạnh - Con số gái điếm chính thức có thể hiện nay đã là bảy mươi ngàn. Cộng với ít nhất bảy mươi ngàn cảm tình viên của họ nữa là ta mất béng đi một trăm năm mươi ngàn phiếu bầu! Xin quý vị hãy tỉnh táo trong quyết định này.
- Nhưng ta lại kiếm được số phiếu của những người có giáo dục của các bà vợ đức hạnh!
Hai quan điểm đó cuối cùng cũng đi đến một sự dung hòa. Nghĩa là sẽ kiểm tra chặt chẽ để chữa bệnh cho gái điếm nhằm tránh những bệnh hoạn làm tai hại cho sự tồn vong của giống nòi. Thế là vừa lòng gái điếm, cũng là vừa lòng khách làng chơi. Mục kết thúc là tìm biểu tượng cho đảng Tự do. Các đảng lớn như đảng Cộng hòa, đảng Dân chủ bên Mỹ đều có biểu tượng cả. Cộng hòa lấy con voi Dân chủ là con lừa. Thế thì đảng Tự do lấy con gì cho có ý nghĩa. Con bò thì dốt. Con trâu, con ngựa sợ các đảng đối lập sẽ khoét sân vào cái ý tay sai nô lệ. Con chó thì thông minh, bên Tây coi chó là bạn (nhất trẻ con, nhì đàn bà, ba chó, thứ tư mới đến đàn ông), nhưng ở nước ta, cái xứ lạc hậu này, con chó gắn liền với cái sự ăn tục, mất vệ sinh! Chỉ còn con lợn, con dê, con gà được đem ra tuyển chọn. Một cuộc tranh luận nữa lại nổ ra. Cũng may mà có được bộ óc thông minh của vị lãnh tụ tài năng: Bác sĩ Hoàng Cơ Bảo. Ông đưa ra một con vật không có trong thực tế làm biểu tượng: Con rồng. Rồng tượng trưng cho sức mạnh vĩ đại, cho vương quyền, cho thần quyền và cả cho mỹ học. Nó lại là một hình tượng rất phương Đông, rất dân tộc. Chỉ vài lời phân tích là đại hội nhất trí được ngay. Đúng là ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo! Hội nghị vỗ tay như pháo!
Để đảm bảo cho đảng có sức mạnh tài chính chi tiêu cho tranh cử đại hội tổ chức quyên góp kẻ ít người nhiều tùy tâm cúng vào quỹ đảng. Mười ba đại biểu đã hưởng ứng. Chị dâu tôi trong lúc cao hứng đã tuyên bố: Nếu đảng mà sống được, chị tôi sẽ chẳng tiếc gì mà không hiến cả ngôi nhà ba tầng ở phố Hàng Kèn cho đảng làm trụ sở. Riêng bác sĩ Hoàng Cơ Bảo thì chẳng thèm góp xu nào. Ông ta cho sự gia nhập của mình, và lĩnh trọng trách chèo lái đã đáng bạc triệu rồi.
Cuộc vận động tuyển cử của đảng được tổ chức khá linh đình. Đảng in hàng vạn truyền đơn, áp-phích thuê máy bay tung xuống thành phố. Dùng loa phóng thanh cỡ lớn từ trên phi cơ chõ xuống kêu gọi cử tri dồn phiến cho "liên danh Con Rồng". Thuê hàng giờ phát thanh của đài Con Nhạn để quảng cáo. Lễ ra mắt ứng cử viên của đảng được tổ chức ở rạp Quảng Lạc. Sau ba bài diễn văn hùng hồn của bác sĩ Hoàng Cơ Bảo, luật sư Phan Quang Ân và kỹ sư Nguyễn Đăng Thạc có diễn tích Lương Sơn Bạc không mất tiền rất chi là vui vẻ Đảng tin vào sự thành công của các phương tiện cổ động tân kỳ. Một bữa dạ tiệc được mở để chúc mừng các nghị sĩ tương lai. Rượu sâm banh nổ lốp bốp. Ngà ngà say, ngài chủ tịch thì thầm to nhỏ cùng đồng đảng.
- Sắp tới sẽ phải có quốc hội lập hiến. Đảng Tự do chúng ta sẽ ra tranh cử. Nếu thắng quốc trưởng sẽ chỉ định tôi đứng ra thành lập nội các. ông Ân sẽ là Quốc vụ khanh kiêm Tổng trưởng ngoại giao. Ông Thạc tổng trưởng kỹ nghệ. Ông Hậu Tổng trưởng tài chính. Mộng Văn nữ sĩ Tổng trưởng y tế. Võ sư Hoàng Bá Lâm, Tổng trưởng quốc phòng...
- Đúng. - Ông Lâm cướp lời - Tôi là môn đồ Giuđô của võ sư Nhật Bổn Kamasu, là học trò quyền Anh của bốc-xơ Chapuy. Không ai làm Tổng trưởng quốc phòng giỏi hơn tôi!
Chưa có quốc hội, chưa có chính phủ mà họ đã lo chuyện chia ghế. Viễn tưởng thật rực rỡ. Nhưng khốn khổ cho họ, ngay cuộc tuyển cừ thành phố đã thất bại. Nghe nói phe đối lập không thèm vận động cử tri. Họ dồn quỹ vận động cho những kẻ kiểm phiếu thế là họ tháng cử dễ dàng. Cũng có người nói: Các ông nghị đã được Tây lựa trước rồi, bầu cho vui chuyện thôi Đảng Tự do thất vọng và mâu thuẫn. Họ cãi vã nhau đến thức độ không thể hàn gắn được. Họ tuyên bố giải tán đảng và theo thủ tục phải thanh toán ngân quỹ. Ông Hậu khăng khăng đòi lại khoản tiền quyên góp (ông đóng nhiều hơn một số người). Thực ra những món chi quá sang của đảng cho tiệc tùng và vận động đã vượt quá số đống góp. Chị dâu tôi phải bù vào giúp đảng. Nhưng ông Hậu không biết điều. Ông muốn bán cả ngôi nhà Hàng Kèn mà chị tôi hứa ủng hộ đảng để chia nhau (?) vì ông coi đây là bất động sản của đảng. Ông ta còn dọa nếu không giải quyết ông sẽ kiện trước tòa. Võ sư Hoàng Bả Lâm phải nhứ nhứ quả đấm vào mũi ông ta và dọa: "Nếu còn đả động đến ngân quỹ một lần nữa thì sẽ được "miệng nhai cốt trầu, đầu xơi tào phở ngay!". Không ngờ cái biện pháp dọa đánh cho mồm hộc máu, đầu phọt óc hơi du côn của ông Lâm lại hữu hiệu tức khắc. Các đại biểu im lặng rồi lần lượt cáo lui.
Từ sau cái vụ buôn bán chính trị thua lỗ đó, anh tôi đã thay đổi lập trường quyết định sẽ là một chính khách độc lập đứng ngoài đảng phái cho đến chết.
Biết được câu chuyện trên là vì tôi đã ngồi đọc lại những tập báo cũ năm 1952 còn lưu trữ trong thư viện. Có thể các phóng viên đã mô tả các sự kiện một cách méo mó rồi phóng đại hoặc thu nhỏ đi. Để khôi phục lại bức chân dung của anh tôi, tôi đã tước bỏ những tình tiết vô lý, và tôi cũng được cô Kim xác nhận lại một số sự kiện mà cô còn nhớ được.
- Ôi tiếc làm gì cho nó già người đi. Của thiên lại trả địa thôi mà. Mình có phải đổ mồ hôi, đổ máu cho những bất động sản đó đâu mà phải tiếc. Bất động sản này đẻ ra bất động sản khác. Mình kéo nhau ra đi thì chúng nó ở lại. Cuộc đời như một canh bạc thôi. Có được có thua, có vay có trả...
- Ba cứ nói thế chứ, của đau con xót. Đang từ biển phải vào hồ, ai mà không thấy khó chịu.
- Tôi đã để cho ai thiếu thốn cái gì nào? Ngoài kia biệt thự, vào đây cũng biệt thự. Ngoài kia xe hơi, vào đây cũng xe hơi, lại còn mới hơn, tốt hơn nữa chứ! Quân Pháp bại trận chứ tôi, tôi chưa bại trận đâu!
Thực ra ông già chưa hiểu ý con gái mình muốn nói gì. Còn chúng tôi thì chúng tôi hiểu. Sự chăm sóc của anh tôi đối với chúng tôi có thể làm cho chị không vừa lòng chăng? Hay lợi tức hàng tháng thấp hơn các khoản chi nên đã làm cho chị lo lắng?
Sau này chúng tôi mới biết ràng gia đình không coi trọng khoản thu ở Văn phòng này. Nguồn chủ yếu của họ là ở lợi tức Ngân hàng. Lãi mẹ đẻ lãi con, tài sản của ông Cự Phách cứ mỗi ngày một lớn ra trong lúc ông chỉ việc nghỉ ngơi xoa mạt chược.
Thu nhập ở Vàn phòng luật sư chỉ là món vặt vãnh so với toàn bộ lợi tức của gia đình thì tạo sao họ lại phải mở cửa và duy trì hoạt động cho thêm bận việc. Tôi không hỏi và anh tôi cũng chưa bao giờ giải thích điền này, nhưng theo tôi đoán thì nguyên nhân là ở chỗ gia đình muốn anh tôi trở thành một trí thức có tên tuổi. Văn phòng là nơi giao tiếp với nhiều tầng lớp xã hội. Nó là cục nam châm thu hút nhiều bạn bè đại diện cho nhiều xu hướng chính trị khác nhau.
Sự quen biết sẽ tạo cho anh tôi những cơ hội tốt để giành giật những tham vọng còn đang ấp ủ.
Anh tôi là một con người thiếu bản lĩnh. Có một cái gì giống với cha tôi thuở xưa: Chăm chỉ, cần cù, dễ yên phận. Cũng có lúc cha tôi được lôi cuốn vào phong trào Cần Vương chống Pháp, nhưng khi bị khủng bố là ông bỏ cuộc ngay và yên phận đến chết với chức quan bé nhỏ đó. Xưa kia anh tôi cũng mong mỏi học hành thành đạt để có được một phương tiện sinh sống, được mát mặt. Anh đã gặp được một cơ hội hiếm hoi và thay mắn là lấy được con nhà giàu. Từ đó số phận của anh tôi được trôi đi một cách êm đềm theo cái bánh lái của gia đình nhà vợ. Ông Cự Phách là một người khôn ngoan trong kinh doanh. Ông rất táo bạo thậm chí liều lĩnh trong nhưng áp phe lớn. Nhưng trong đời sống chính trị, ông là người thận trọng và rất cơ hội. Ông ta có một câu phương ngôn nghiêm khắc để chỉ đạo mọi hành động của mình, đó là: "Người làm ra của chứ của không làm ra người". "Sẩy chân trên thị trường thì cùng lắm là thua lỗ, mất của nhưng vẫn còn có cơ hội kiếm lại được Nhưng sảy chân trên chính trường thì dễ bị tù đày, thậm chí cụt cả cái đầu". "Thượng đế sình ra con người lại quên chế tạo cho nó đồ phụ tùng, vì vậy không nên mạo hiểm". Hồi cách mạng tháng Tám, ông đã làm nguội đi bầu nhiệt huyết của anh tôi một cách nhanh chóng. Chị dâu tôi cũng thừa hưởng của ông cái gien di truyền này. Chị cũng có nhiều tham vọng nhưng nhát gan. Những năm đầu chiến tranh chị để chồng "trùm chăn" chỉ có mình chị ló ra buôn bán. Ngay lúc đó công việc kinh doanh cũng đã gắn chặt với chính trị và người ta đã rút ra rằng không có ngành kinh doanh nào lại phát bằng "kinh doanh quyền lực". Chủ nghĩa thực dân mới nhảy vào, cái lợi ích của hai mặt phối hợp: Kinh tế và chính trị lại thống nhất hơn bao giờ hết. Người nào nắm được chức vụ lớn trong chính quyền thì đồng thời họ cũng cầm chắc những vụ áp phe kinh tế lớn mà không một chuyện kinh doanh đơn thuần nào có thể so sánh với nó về mặt lợi tức cao.
Dần dần chính trường cũng lôi cuốn, kích thích chị Ngọc tôi như thị trường vậy. Chị đã cố thu xếp cho anh tôi nhột cái vốn chính trị nhỏ nhỏ trên nguyên tắc là phải an toàn. Việc đầu tiên phải là một trí thức có danh tiếng. Một nhà hướng dẫn dư luận và thời cuộc. Một người dễ được các chính đảng lôi kéo để làm cân bằng thế đứng trên trường chính trị. Một người không có những vụ bê bối, những vết nhơ trong đời tất. Và tất nhiên phải là một nglrời chống Cộng nhiệt thành. Tất cả những hoạt động chính trị của anh tôi đều phải dựa vào những mẫu mực trên mà phấn đấu.
Khi rời Hà Nội vào Sài Gòn để bước vào chính trường hậu chiến, anh tôi đã làm một cú áp phe chính trị nổi tiếng. Đó là việc thuận ghi tên nịnh vào danh sách Trung đoàn tử thủ cố đô. Ai cũng biết cái trung đoàn ma đó chỉ là một trò hề, nhưng bản thân sự ghi tên lại là một lời tuyên thệ đứng vào đội ngũ cực đoan nhất chống lại cách mạng. Ghi xong là thu vội hành lý bay hôn vào Sài Gòn, hang ổ kiên cố nhất thì có mất quái gì đâu mà lại được tiếng là người quốc gia chủ nghĩa, người yêu nước, một chiến sĩ chống lại mọi thế lực nô dịch, cả cộng sản lẫn thực dân, cả phương Đông lẫn phương Tây!
Nói anh tôi là một người hoàn toàn độc lập không đảng phái thì cũng không đúng. Đã có lần anh tôi đứng ra thành lập một đảng hẳn hoi. Một đảng có tên tuổi, có tuyên ngôn, có cương lĩnh, có phù hiệu và cũng được trình tòa như ai!
Đó là vào năm 1952 khi bọn Pháp cho phép Thành phố Hà Nội được bầu ra một hội đồng dân biểu. Một cử chỉ dân chủ hào hiệp, và hiếm hoi đó đã làm nức lòng nhiều chính khách. Muốn màng tới cái miếng đỉnh chung thì phải có vây cánh, có liên minh. Lúc đó đã có nhiều chính đảng lâu năm hoạt động trên sân khấu chính trị như Đại Việt, Phục quốc, Việt Nam Quốc dân đảng, Xã hội quốc gia v.v. Anh tôi có thể xin gia nhập một đảng nào đấy tùy thích với điều kiện là sẽ được đứng vào liên danh tranh cửa của đảng đó thì chắc là cũng không khó khăn làm. Nhưng kiểm lại một loạt danh sách thì chẳng thấy đảng nào còn có được một bộ mặt sạch sẽ. Anh tôi chủ trương thành lập một đảng mới toanh. Đương nhiên anh tôi sẽ có vai trò của người lãnh tụ, người cha đẻ. Và thế là anh đi lục tìm lại trong ký ức những bạn bè cũ xem có những ai mải mê chính trị để chiêu mộ.
Người đầu tiên anh tôi bái yết là kỹ sư hóa học Nguyễn Đăng Thạc, ông này có học nhưng nhà nghèo. Ông ta cũng đã tiến thân nhiều nơi nhưng chưa gặp vận. Ông đang xoay trần ra làm tương làm xì dầu, trong một ngôi nhà cổ với cái sân đầy chum, vại, chậu, bình, gáo phễu... ở gần dốc Hàng Than. Thấy ông bạn giàu có bỗng nhiên phóng ô tô hạ cố tới thăm thì cảm động quá suýt vấp vào mấy cái bình cổ cong đựng toàn nấm mốc.
- Anh mạnh khỏe chứ?
- Cảm ơn, tôi mạnh khỏe lắm!
Hai ông bạn ôm chầm lấy nhau sung sướng. Một cảm thấy mùi nước hoa "Rêve d'or". Một thì thấy mùi mốc tương muốn hắt hơi. Chỉ sau mười lăm phút thuyết giáo, anh tôi đã làm cho nhà bác học ngã lòng và xin tự nguyện bỏ tất cả nấm, mốc, chum, vại, xì dầu, xáng xấu để gia nhập đảng ngõ hầu cứu vớt quốc dân, cứu vớt nền sản xuất nước chấm đang đứng trước nguy cơ phá sản.
Người thứ hai anh tôi đến gặp là võ sư Hoàng Bá Lâm, bạn học từ hồi "đệ tam". Lâu học dốt nhưng đánh nhau giỏi. Anh ta bỏ học và ít lâu sau thấy xuất hiện trên võ đài không hiểu thuộc loại ruồi hay loại lông. Anh tôi ít chú ý đến kỹ thuật thể thao nhưng lại rất quan tâm đến sự nổi tiếng. Và có một lần bỗng nhiên vợ Lâm đến gặp anh tôi nhờ bào chữa cho một vụ ngộ sát. Lâm đã quá tay nện chết một võ sinh và bị kiện là do tình địch. Vì tình bạn cũ anh tôi đã trổ hết tài nghệ ra để cứu bạn trước vành móng ngựa. Từ đó lai người rất thân nhau không phải vì ý hợp tâm đồng mà do ơn cứu mạng.
- Anh muốn tôi gia nhập đảng gì?
- Đảng của tôi! Hiện nay chưa có tên. Nếu thành lập được ta sẽ bàn cách đặt tên. Vì vội cho kịp lập liên danh tranh cử nên tôi chưa dự kiến.
- Đảng của anh thì được. Anh cứ ghi tên tôi vào... À nhưng còn chuyện đóng góp ra sao?...
- Góp gì?
- Cổ phần...
- À, đóng nguyệt liễm để gây quỹ phải không? Thì cũng chẳng đáng là bao. Lúc đầu kể ra cũng cần một số tiền đấy, kẻ ít người nhiều tuỳ tâm góp lại. Vấn đề sẽ đƯợc bàn ở đại hội.
Thế là dụ được hai người rồi.
Anh tôi chợt nảy ra một ý: Trong đảng cần phải có những người thuộc phái đẹp. Trong lịch sử chính trị thế giới, nhiều người đàn bà đẹp đã làm nên chuyện. Nhưng cái bà vợ ông Hậu này thì không thể gọi là phái đẹp được. Tóc lông bò, mắt sâu, gò má cao, mũi hếch, răng đen, người gầy và khô như que củi, vào đảng thêm xấu cả đảng! Anh tôi nghĩ ngay đến Eugénie Lê Mộng Vân, người bạn tình thời niên thiếu. Gọi là cô nhưng Mộng Vân đã ngoài ba mươi tuổi, chưa chồng, tài sắc vang bóng một thời. Người ta gọi cô là Mộng Vân nữ sĩ. Cô dịch thơ cổ điển Pháp như của Charles Baudelaire, Stéphane Mallarmé, Pan Verlaine... Báo chí gọi cô là nữ ký giả vì Mộng Vân đã từng theo chân quân viễn chinh trong các cuộc hành quân để viết các bài phóng sự ca ngợi nhưng con người lùng như Langlais, Bigeard... Khi anh bàn chuyện lôi kéo cô vào đảng của mình với vợ thì chị Ngọc tôi giãy nảy lên.
- Đó là một người đàn bà đáng sợ. Nghe nói nó là nhân tình của cả tướng Salan, lẫn đại tá Brohon.
- Cô ta chưa chồng, đó là quyền của cô ta!
- Nghe nói nó cũng là người của sở mật thám.
- Càng hay. Đảng của ta mới thành lập. Ta đang cần thanh thế.
Cuối cùng chị tôi phải chấp nhận việc mời Mộng Vân tham gia đảng. Khi anh tôi đến tuyên truyền, Mộng Vân đòi xem toàn bộ danh sách những thành viên đã chiêu mộ. Cô kênh kiệu tuyên bố. Chỉ gia nhập đảng với mật danh Bạch Trà. Anh tôi đang cần tên tuổi của cô nay cô không cho phép nêu tên thì là một thiệt thòi lớn cho đảng. Nhưng nghĩ đến lợi ích lâu dài, anh tôi cũng đồng ý. Sau mấy ngày chạy vạy, anh lôi kéo được mười hai người, nhưng điểm mặt thì ít danh nhân quá Muốn cho đảng có thanh thế hơn, anh tôi quyết định đi mời thêm các bác sĩ Hoàng Cơ Bảo. Ông ta có dáng người béo lùn giống con Nhất Sách. Đầu ông hói, mắt đeo kính cận, mặt đỏ như say rượu. Vốn là thày thuốc chữa bệnh kín, ông đã bỏ nghề y theo đuổi công danh bằng con đường hoạt động chính trị. Ông ta đã tham gia nhiều đảng và cũng đã từng làm lãnh tụ nhiều đảng. Ông là một nhà hùng biện cho nên tất cả những lần lừa thày phản bạn đều được ông lý giải một cách thỏa đáng trong các buồi đăng đàn hay viết bài trên báo chí. Khi anh tôi mời ông gia nhập đảng của mình thì điều kiện nhất thiết ông đưa ra là ông phải làm lãnh tụ. Anh tôi không hài lòng. Như thế chẳng hóa ra cốc mò có xơi! Nhưng vị bác sĩ này cứ khăng khăng là mình quen làm lãnh tụ mất rồi.
- Anh làm lãnh tụ thì phải do đại hội bầu, đó là nguyên tắc dân chủ, bình đẳng! - Anh tôi nhấn mạnh.
- Phải có ngoại lệ với những người sáng lập chứ. Nếu tôi gia nhập một đảng mới thì có được lãnh đạo, tôi mới bõ tham gia.
Cuối cùng thì cuộc mật đàm cũng đi đến một giải pháp dung hòa. Ông Bảo sẽ là Chủ tịch còn anh tôi sẽ là Tổng thư ký!
Đại hội đảng họp ở Khách sạn Grand Palais. Có mười bốn đại biểu. Trước khi tụ tập, anh tôi đã phải đến đăng ký thủ tục ở Sở Cảnh sát. ông "còm" liếc qua cái danh sách của một chính đảng chỉ có mười bốn đảng viên thì lão không khỏi nhếch mép cười khinh bỉ:
- May mà qua được con số mười ba.
Đầu tiên đại hội phải bàn việc đặt tên đảng. Người nêu ra tên Cộng hòa, nhưng nhiều vị lại sợ làm mếch lòng Cựu hoàng đế Bảo Đại. Lấy tên đảng Xã hội thì nghe có vẻ thiên tả. Cuối cùng đại hội quyết định gọi là đảng Tự do. Về tôn chỉ, mục đích, cương lĩnh tuyên ngôn, anh tôi cũng đã sao chép được một bản dự thảo khá dài gồm hơn mười chương thì phải. Đảng là của giai cấp nào thì khó mà biết được. Đảng tranh đấu quyền lợi cho những người cần lao, những thương nhân, những nông gia nhưng cũng bảo vệ quyền lợi cho những nhà điền chủ, nhà tư sản, binh lính và trí thức. Tóm lại là đảng của những người Việt Nam yêu nước yêu tự do.
Cương lĩnh của đảng cũng nêu lên phải xóa bỏ chế độ thực dân giành độc lập, xây dựng nền dân chủ đưa đất nước đến phồn vinh, vàn minh ngang hàng với các quốc gia tân tiến trên thế giới.Cũng có một chương chống cộng rất mạnh mẽ để biểu lộ tư tưởng chính trị chủ đạo của đảng.
Tuyên ngôn tranh cử của đảng tập trung vào ba điểm: Nếu liên danh của đảng đắc cử thì đảng sẽ ra sức khuếch trương kỹ nghệ, giảm thuế đầu tư ba mươi phần trăm. Bảo đảm tám giờ làm việc một ngày. Tăng lương hai mươi phần trăm cho công chức. Đảng chủ trương xóa bỏ Nhà Tiền, một di sản xấu xa của chủ nghĩa thực dân nam chính giữa Thủ đô ngàn năm văn vật. Điểm cuối cùng là đảng đòi tăng thuế mãi dâm lên bốn mươi phần trăm để dần dần thu hẹp tệ nạn này ngõ hầu cứu lấy sự tồn vong của dân tộc.
Tất cả cuộc tranh lận dồn vào cái điểm cuối cùng này. Thật là gay cấn.
- Nến ta đòi tăng thuế mãi dâm tức là ta tự sát - Nữ sĩ Mộng Vân đại diện quyền lợi cho phái đẹp nhấn nạnh - Con số gái điếm chính thức có thể hiện nay đã là bảy mươi ngàn. Cộng với ít nhất bảy mươi ngàn cảm tình viên của họ nữa là ta mất béng đi một trăm năm mươi ngàn phiếu bầu! Xin quý vị hãy tỉnh táo trong quyết định này.
- Nhưng ta lại kiếm được số phiếu của những người có giáo dục của các bà vợ đức hạnh!
Hai quan điểm đó cuối cùng cũng đi đến một sự dung hòa. Nghĩa là sẽ kiểm tra chặt chẽ để chữa bệnh cho gái điếm nhằm tránh những bệnh hoạn làm tai hại cho sự tồn vong của giống nòi. Thế là vừa lòng gái điếm, cũng là vừa lòng khách làng chơi. Mục kết thúc là tìm biểu tượng cho đảng Tự do. Các đảng lớn như đảng Cộng hòa, đảng Dân chủ bên Mỹ đều có biểu tượng cả. Cộng hòa lấy con voi Dân chủ là con lừa. Thế thì đảng Tự do lấy con gì cho có ý nghĩa. Con bò thì dốt. Con trâu, con ngựa sợ các đảng đối lập sẽ khoét sân vào cái ý tay sai nô lệ. Con chó thì thông minh, bên Tây coi chó là bạn (nhất trẻ con, nhì đàn bà, ba chó, thứ tư mới đến đàn ông), nhưng ở nước ta, cái xứ lạc hậu này, con chó gắn liền với cái sự ăn tục, mất vệ sinh! Chỉ còn con lợn, con dê, con gà được đem ra tuyển chọn. Một cuộc tranh luận nữa lại nổ ra. Cũng may mà có được bộ óc thông minh của vị lãnh tụ tài năng: Bác sĩ Hoàng Cơ Bảo. Ông đưa ra một con vật không có trong thực tế làm biểu tượng: Con rồng. Rồng tượng trưng cho sức mạnh vĩ đại, cho vương quyền, cho thần quyền và cả cho mỹ học. Nó lại là một hình tượng rất phương Đông, rất dân tộc. Chỉ vài lời phân tích là đại hội nhất trí được ngay. Đúng là ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo! Hội nghị vỗ tay như pháo!
Để đảm bảo cho đảng có sức mạnh tài chính chi tiêu cho tranh cử đại hội tổ chức quyên góp kẻ ít người nhiều tùy tâm cúng vào quỹ đảng. Mười ba đại biểu đã hưởng ứng. Chị dâu tôi trong lúc cao hứng đã tuyên bố: Nếu đảng mà sống được, chị tôi sẽ chẳng tiếc gì mà không hiến cả ngôi nhà ba tầng ở phố Hàng Kèn cho đảng làm trụ sở. Riêng bác sĩ Hoàng Cơ Bảo thì chẳng thèm góp xu nào. Ông ta cho sự gia nhập của mình, và lĩnh trọng trách chèo lái đã đáng bạc triệu rồi.
Cuộc vận động tuyển cử của đảng được tổ chức khá linh đình. Đảng in hàng vạn truyền đơn, áp-phích thuê máy bay tung xuống thành phố. Dùng loa phóng thanh cỡ lớn từ trên phi cơ chõ xuống kêu gọi cử tri dồn phiến cho "liên danh Con Rồng". Thuê hàng giờ phát thanh của đài Con Nhạn để quảng cáo. Lễ ra mắt ứng cử viên của đảng được tổ chức ở rạp Quảng Lạc. Sau ba bài diễn văn hùng hồn của bác sĩ Hoàng Cơ Bảo, luật sư Phan Quang Ân và kỹ sư Nguyễn Đăng Thạc có diễn tích Lương Sơn Bạc không mất tiền rất chi là vui vẻ Đảng tin vào sự thành công của các phương tiện cổ động tân kỳ. Một bữa dạ tiệc được mở để chúc mừng các nghị sĩ tương lai. Rượu sâm banh nổ lốp bốp. Ngà ngà say, ngài chủ tịch thì thầm to nhỏ cùng đồng đảng.
- Sắp tới sẽ phải có quốc hội lập hiến. Đảng Tự do chúng ta sẽ ra tranh cử. Nếu thắng quốc trưởng sẽ chỉ định tôi đứng ra thành lập nội các. ông Ân sẽ là Quốc vụ khanh kiêm Tổng trưởng ngoại giao. Ông Thạc tổng trưởng kỹ nghệ. Ông Hậu Tổng trưởng tài chính. Mộng Văn nữ sĩ Tổng trưởng y tế. Võ sư Hoàng Bá Lâm, Tổng trưởng quốc phòng...
- Đúng. - Ông Lâm cướp lời - Tôi là môn đồ Giuđô của võ sư Nhật Bổn Kamasu, là học trò quyền Anh của bốc-xơ Chapuy. Không ai làm Tổng trưởng quốc phòng giỏi hơn tôi!
Chưa có quốc hội, chưa có chính phủ mà họ đã lo chuyện chia ghế. Viễn tưởng thật rực rỡ. Nhưng khốn khổ cho họ, ngay cuộc tuyển cừ thành phố đã thất bại. Nghe nói phe đối lập không thèm vận động cử tri. Họ dồn quỹ vận động cho những kẻ kiểm phiếu thế là họ tháng cử dễ dàng. Cũng có người nói: Các ông nghị đã được Tây lựa trước rồi, bầu cho vui chuyện thôi Đảng Tự do thất vọng và mâu thuẫn. Họ cãi vã nhau đến thức độ không thể hàn gắn được. Họ tuyên bố giải tán đảng và theo thủ tục phải thanh toán ngân quỹ. Ông Hậu khăng khăng đòi lại khoản tiền quyên góp (ông đóng nhiều hơn một số người). Thực ra những món chi quá sang của đảng cho tiệc tùng và vận động đã vượt quá số đống góp. Chị dâu tôi phải bù vào giúp đảng. Nhưng ông Hậu không biết điều. Ông muốn bán cả ngôi nhà Hàng Kèn mà chị tôi hứa ủng hộ đảng để chia nhau (?) vì ông coi đây là bất động sản của đảng. Ông ta còn dọa nếu không giải quyết ông sẽ kiện trước tòa. Võ sư Hoàng Bả Lâm phải nhứ nhứ quả đấm vào mũi ông ta và dọa: "Nếu còn đả động đến ngân quỹ một lần nữa thì sẽ được "miệng nhai cốt trầu, đầu xơi tào phở ngay!". Không ngờ cái biện pháp dọa đánh cho mồm hộc máu, đầu phọt óc hơi du côn của ông Lâm lại hữu hiệu tức khắc. Các đại biểu im lặng rồi lần lượt cáo lui.
Từ sau cái vụ buôn bán chính trị thua lỗ đó, anh tôi đã thay đổi lập trường quyết định sẽ là một chính khách độc lập đứng ngoài đảng phái cho đến chết.
Biết được câu chuyện trên là vì tôi đã ngồi đọc lại những tập báo cũ năm 1952 còn lưu trữ trong thư viện. Có thể các phóng viên đã mô tả các sự kiện một cách méo mó rồi phóng đại hoặc thu nhỏ đi. Để khôi phục lại bức chân dung của anh tôi, tôi đã tước bỏ những tình tiết vô lý, và tôi cũng được cô Kim xác nhận lại một số sự kiện mà cô còn nhớ được.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.