Quyển 1 - Chương 4: CÁI ĐÍCH ĐẦU TIÊN
Triệu Huấn
22/04/2014
Chúng tôi trở về Hà Nội. Ngay tối đó chị Dung và tôi đến phố Hàm Long
đưa lá thư tay của cậu Đức cho một người của ta. Đã có hai đồng chí chờ
chúng tôi tại đây. Họ giao cho chúng tôi một số tiền Đông Dương, một bộ
giấy tờ mới của Tổng ủy di cư cấp cùng hai va li nhỏ đựng mấy bộ quần
áo. Các giấy tờ cũ được thu lại để hủy đi. Chúng tôi thuê xe về ngõ Chân Cầm.
Sáng 15 tháng 8, chúng tôi đóng bộ rất diện. Chị Dung mặc quần lụa trắng, áo dài màu vàng nhạt, son phấn cẩn thận. Còn tôi, sơ mi cổ cứng, măng-sét đúp khuy vàng lấp lánh. Ca-vát sọc ba màu, quần len trô-pi-can xám, giày đánh xi bóng loáng. Lần đầu khoác những thứ này vào người tôi thấy lúng túng quá, chị Dung phải sửa sang, ngắm vuốt cho tôi. Bé Nguyệt nhìn thấy phải kêu lên:
- Anh chị đi đâu mà mặc đẹp thế? Giống như cô dâu chú rể!
- Anh chị đi dự đám cưới mà!
Chúng tôi phải bịa chuyện cho bé khỏi thắc mắc.
Tám giờ mười lăm theo đúng hẹn, một chiếc xe Rơ-nô 4CV lòng biển số 632 đỗ ở cửa. Tài xế đón chúng tôi lên xe. Ba phút sau chúng tôi đã đứng trước quầy bán vé của hãng Hàng không Việt Nam (Air VN). Người ban vé cho biết vé đã bán kín tất cả các chuyến bay tháng 8. Muốn đi, chúng tôi phải ghi tên chờ những chuyến đầu tháng 9. Chị Dung quyết định đến hãng Air France . Ở đây cũng đầy những người Pháp: công chức, nhà buôn, quân nhân cùng gia đình họ đang chờ đợi đến lượt mình. Tuyến Hà Nội - Sài gòn cũng ngừng bán vé. Họ cho biết vì tình hình chuyên vùng, tập kết thiếu phương tiện, Bộ Chỉ huy quân viễn chinh đã trưng dụng nhiều chuyến bay nên trước mắt vé bán cho Pháp kiều, những bà me Tây, nhưng đám con lai cũng chưa đủ.
Hai chúng tôi đang thất vọng thì thấy một sĩ quan không quân người Việt từ trong đi ra. Chị Dung đã nhanh nhẹn đón anh ta bằng một nụ cười rất lịch sự:
- Thưa trung úy, trung úy có thể mua giúp chúng tôi hai tấm vé máy bay đi Sài Gòn được không ạ?
Viên sĩ quan dừng lại và khi nhận ra trước mặt mình là một cô gái xinh đẹp thì anh ta tỏ ra rất niềm nở:
- Thưa cô, cô muốn đi ngay ạ... Tình hình này tôi chưa dám hứa. Nhưng tôi sẽ cố gắng.
Chúng tôi nán chờ và năm phút sau, viên trung úy đã kéo theo một đại úy không quân người Pháp đến trước mặt Dung. Viên đại úy cúi chào rất kiểu cách. Dung bắt đầu nói chuyện bằng tiếng Pháp với hai phi công và tôi đã phải ngạc nhiên về cách diễn đạt lưu loát của chị.
- Thưa cô, cô đến hơi muộn, Hãng Air France chúng tôi đang đứng trước một đám hành khách khổng lồ. Lúc đầu chính phủ dự định dùng cả máy bay của không lực vào việc vận chuyển dân dụng. Nhưng cuối cùng thì không lực lại phải trưng dụng máy bay của hãng chúng tôi vào việc chuyển quân đội! Nếu cô vui lòng đi một mình thì tôi có thể thu xếp một chỗ duy nhất trong khoang hoa tiêu.
- Xin cảm ơn đại úy, rất tiếc là chúng tôi lại có những hai người. Viên phi công Pháp đi rồi, viên trung úy người Việt vẫn tần ngần đứng lại vẻ mặt áy náy:
- Hay là cô vui lòng đi trưóc. Tôi hứa là chuyến sau bay ra tôi sẽ đón nốt anh ấy.
- Xin cảm ơn, chúng tôi không dám phiền trung úy nhiều. Chúng tôi sẽ kiếm được đôi vé bên Air Việt Nam vào một ngày gần đây.
Viên phi công nói như thanh minh:
- Tôi là người của không lực chứ không phải phi công của hãng Air France thành ra cũng không có mấy ảnh hưởng ở đây. Tôi được tăng phái cho V.A.T.1 (Hàng không vận tải V.N) một thời gian để chuyên chở hàng chư không phải chở người. Tôi rất buồn là không giúp được các bạn.
- Không có gì - Dung cười vui vẻ - Tôi hoàn toàn hiểu trung úy.
- Vào Sài Gòn tôi hy vọng sẽ được tiếp các bạn ở nhà riêng của tôi.
- Chúng tôi rất vui lòng, nếu trung úy có nhã ý.
Viên trung úy lấy trong túi ra một tấm danh thiếp. Anh ta ghi luôn lời mời và trao cho chúng tôi. Chúng tôi bát tay anh ta và ra xe đi về.
- Không được vé máy bay nhưng kiếm ngay được cái danh thiếp - Dung mỉm cười thì thầm với tôi - ở một mảnh đất xa lạ thêm một người quen lắm lúc cũng được việc đấy anh ạ.
Đường bay gặp khó khăn nên chúng tôi đã quyết định đi đường biển. Quanh quẩn ở Hà Nội lúc này không có lợi. Chị Dung hoạt động ở địa bàn này nhiều nên cũng phải đề phòng gặp lại những người quen biết. Đấy là chưa nói mạng lưới tình báo của Phòng Nhì Pháp, của cảnh sát ngụy từ khắp các địa bàn thu gọn về đây để chuẩn bị ra đi. Như một cái ao cạn, cá dồn xuống cả điểm sâu, mật độ rất đặc. Biết đâu chẳng có một tên nào đó chợt nhận ra đối thủ và tiếp tục theo hút? Và như vậy thì nhiệm vụ lâu dài của tôi sẽ bị ảnh hưởng.
Hôm san chúng tôi lấy vé ô tô đi Hải Phòng sớm. Khi tạm biệt gia đình bác Bách, chúng tôi nói phải chuyển địa điểm theo yêu cầu công tác mới. Cả nhà cứ hẹn chúng tôi khi quân ta về tiếp quản Thủ đô thì nhớ đến Chân Cầm ăn mừng chiến thắng.
Ra Bến Nứa, vì đồ đạc gọn nhẹ nên chúng tôi kiếm một cái tắc xi cũng chẳng khó khăn lắm. Nhiều gia đình ngụy quân, ngụy quyền, một số dân công giáo ở các tỉnh lân cận cũng kéo ra bến xe chờ đi Hải Phòng. Đồ đạc chất đống, quần áo nhem nhuốc, con cái lê la khóc mếu, họ chen lấn để kiếm một chỗ cho gia đình. Tình cảnh thất hỗn loạn và bi thảm. Đó mới là những ngày hạ tuần tháng 8.
Xe chạy qua Hải Dương cặp mắt tư lự của Dung cứ chăm chăm nhìn ra ngoài. Phải chăng xe chúng tôi đang chạy qua những đường phố mà chị đã sống suốt thời thơ ấu hay giờ đây gia đình và đứa con thân yêu của chị đang ở đâu đây mà chị không thể giơ tay vẫy chào tạm biệt? Chắc Dung buồn lắm nhưng chị vẫn cố nén cảm xúc của mình. Khi xe sang bên kia cầu Lai Vu, tôi thấv chị bỏ kính xuống lấy khăn lau mắt. Tôi đặt bàn tay lên vai chị. Chị ngước nhìn tôi mỉm cười, cặp mắt đỏ hoe:
- Gió quá anh ạ! - Chị nói lảng sang chuyện khác.
Hải Phòng là thành phố xa lạ đối với tôi. Dung cũng quen biết vài người ở đây nhưng không phải là cơ sở của ta nên tốt nhất là chúng tôi tìm đến một quán trọ. Người lái xe đã đưa chúng tôi đến Khách sạn Đại Lục, một khách sạn vào loại sang nhất thành phố thời ấy. Các quán trọ nhỏ rẻ tiền đều nêm cứng những người di cư.
Chúng tôi thuê một căn phòng trên gác ba. Người bồi phòng dẫn chúng tôi đến buồng 18. Sau khi biếu anh ta một số tiền "puốc-boa" nhỏ, chúng tôi hỏi thăm anh ta nơi bán vé tàu biển đi Sài Gòn. Anh ta vui vẻ chỉ dẫn cho chúng tôi và còn nói thêm cho chúng tôi một tin rất quan trọng.
- Nếu cậu mợ không muốn mất tiền vé thì có thể xin đi nhờ tàu của Tổng ủy di cư. Chính phủ cho vé và cho cả ăn uống.
Chúng tôi cảm ơn anh ta và chiều hôm đó ra ngay quảng trường nhà hát thành phố, nơi tập trung dân di cư đủ loại. Nhìn cách ăn mặc của họ, chúng tôi nhận định đây phần lớn là vợ con binh lính những viên chức phố huyện hay bọn tề điệp nông thôn... Dân "bự" không thèm đi tàu bố thí. Họ cần có tiện nghi, có kẻ hầu hạ. Nếu nhẹ họ đi bằng đường không. Số đông hơn, giàu có hơn, họ còn phải thu xếp tài sản. Khu vực ba trăm ngày chưa câu thúc họ về thời gian. Cách ăn mặc của chúng tôi vì thế hơi nổi bật so với đám dân di cư. Tôi nói với chị Dung là nên thay đổi trang phục cho thích hợp, nhưng chị lại nhận định khác:
- Bọn viên chức dễ quan tâm đến những người sang trọng. Quan điểm giai cấp của họ là như vậy mà. Ta cứ xem sao.
Chúng tôi đến văn phòng đăng ký dân tị nạn. Chị Dung đi thẳng đến một viên chức người Pháp xin hỏi về thể lệ xin di cư bằng đường biển. Viên chức này tỏ ra lịch sự giới thiệu chúng tôi với một viên chức người Việt ở buồng bên. Thế là cuộc điều đình của chúng tôi rất thuận lợi.
- Thưa ông, chúng tôi có giấy của Tổng ủy di cư cấp ở Hà Nội. Gia đình chúng tôi đã đáp máy bay vào Sài Gòn trước. Chúng tôi bận thu xếp một số việc phải đi sau. Máy bay đã bán hết vé tháng 8 vì không lực trưng dụng để chuyển vận Pháp kiều. Nay chúng tôi muốn được đi bằng đường biển, mong quý ông làm ơn giúp đỡ cho.
Chúng tôi đưa giấy của Tổng ủy ra và quả là có hiệu lực. Dân di tản ở đây cũng đang làm thủ tục để xin loại giấy này ở Ban Di cư Hải Phòng. Có giấy rồi chúng tôi chỉ việc ghi tên vào chuyến tàu sớm nhất. Viên chức người Việt này đã dành cho vợ chồng tôi ghế nằm ở ca-bin tầng ba của tàu Monte Carlo và dĩ nhiên là không mất tiền!
Sau này tôi mới biết chiến dịch dụ dỗ cưỡng ép di cư này là do Hoa Kỳ đề xướng và đài thọ. Để tiến hành phá hoại lâu dài đất tước ta, Mỹ đã chi ra hàng chục triệu đô-la vào việc này. Các hãng vận tải đường biển của nhiều nước tranh nhau món thầu béo bở trên. Sau đó hãng vận tải Hàng không dân sự (CAT) do tướng Chenault chỉ huy cũng đã tham gia ào ạt vào chiến dịch vận chuyển này. CIA đã dùng máy bay của CAT chở ngược chiều những vũ khí phá hoại đặc nhiệm cho bọn phản động được gài lại để phá hoại miền Bắc.
Đêm hôm đó chúng tôi yên tâm nghỉ lại Khách sạn Đại Lục. Vì là đôi vợ chồng, chúng tôi chỉ thuê một căn buồng và do đó cũng chỉ có một cái giường. Chúng tôi ngồi bên cửa sổ nhìn ra ngoài. Bầu trời đầy sao. Gió từ biển thổi vào, hơi thu se lạnh. Chúng tôi bàn nhau không nói chuyện công việc ở khách sạn và đi nghỉ sớm để lấy lại sức sau một ngày mệt mỏi. Nhưng khi nhìn thấy một cái giường thì cả hai cùng cảm thấy tình thế gay cấn.
- Dung ạ - Tôi chủ động nói trước - Hôm nay ta phải gác. Ta đem theo ít tiền, nhỡ có kẻ nào lẻn vào cuỗm mất thì biết xoay xở vào đâu. Dung đi ngủ đi mình gác trước cho.
- Anh ngủ trước đi, em chưa buồn ngủ đâu, mười hai giờ em sẽ gọi anh thật đấy.
- Mình khỏe hơn mà. Dung nghỉ trước đi.
Biết là hai đứa đun đẩy thêm mất thì giờ, chị cởi bỏ áo dài treo lên mắc rồi lên buông màn.
- Thế em đi nằm trước vậy. Sau hai tiếng ta lại đổi cho nhau anh nhé.
Dung lên giường, tôi ngồi trên ghế. Chị nằm nghiêng, mái tóc đen chảy mềm trên gối. Qua tấm màn tuyn, da dẻ chị vẫn ánh lên một màu hồng. Hơi thở đều đều làm cho đường cong trên người chị phập phồng như những làn sóng gợn. Tôi cứ ngồi nghểu dáng như thế và cảm thấy đầu óc mình trong suốt như pha lê, không một cơn buồn ngủ nào có thể làm cho vẩn đục.
Bỗng cặp mắt Dung từ từ mở ra. Chị ngồi dậy:
- Anh Nghĩa ơi, vào đây... vào đây em bảo.
Tôi ngoan ngoãn vén màn chui vào. Dung thì thầm vào tai tôi:
- Chúng ta không phải chỉ sống với nhau một đêm nay mà có thể phải cả nhiều năm tháng. Liệu chúng ta có thể cử kẻ thức người ngủ mãi thế này được không? Cái kiểu cách đó làm sao tránh được sự ngạc nhiên của mọi người. Đó là chưa kể người ngồi đã vậy, người nằm cũng không sao ngủ được. Chúng ta phải lành quen với hoàn cảnh mới anh ạ. Anh hãy coi em như bạn trai... như em gái của anh. Anh nằm xuống đây, giường rộng làm. Giữa chúng ta có một khoảng cách ngắn ngủi, nhưng em tin là chúng mình có đủ nghị lực để giữ gìn nó như giữ gìn một vật quý, nó sẽ trong suốt như tình bạn của hai anh em mình. Nằm xuống đi anh. Cửa em đóng kỹ rồi. Tiền bạc em giấu trong người cả, anh đừng lo!
Dung nhìn tôi, mỉm cười khuyến khích tôi như dỗ dành một đứa trẻ. Tôi chấp hành lệnh của chị một cách ngoan ngoãn.
- Anh cứ bỏ bộ đồ đi phố ra, không sợ mất đâu.
Ánh mắt chị lóe lên một chút tinh nghịch. Tôi lại ngồi dậy lật đật cởi bỏ quần áo dài. Tôi nằm xuống, người run bắn lên. Tôi phải quấn cái chăn mỏng lên người và nằm im như chết. Tôi vừa cảm thấv ngượng ngùng nhưng cũng thấy mình thật hạnh phúc. Mình đã tạo được một niềm tin lớn lao cho người bạn gái. Mãi tôi mới thiếp đi. Giấc ngủ bập bềnh trôi nổi trong thênh mông...
Khi tỉnh dậy, đã thấy Dung ngồi bên cạnh. Chị đặt bàn tay mềm mại lên vai tôi:
- Thế nào, anh ngủ được chứ?
Tôi mỉm cười thay cho câu trả lời.
- Anh thấy không, mọi cái đều có thể rèn luyện được. Một vài đêm là quen đi thôi, việc gì phải gác sách lôi thôi cho thêm mệt!
Chiếc tàu khách Monte Carlo có lẽ của hãng Messageries Maritimes buông neo bên cảng Hải Phòng thở khói hồng hộc. Những chiếc thang sắt được hạ xuống cố nuốt vợi đi đám người đông như kiến, mệt mỏi, xô đẩy, la thét ầm ĩ dưới cầu cảng. Những tay lính thủy cởi trần da đỏ như gà chọi, lông lá đầy ngực, râu ria xồm xoàm đứng khoanh tay trên boong ngắm nhìn đám dân di cư. Thỉnh thoảng vài tay lại cười rú lên khi những chiếc dùi cui của cảnh sát nện thẳng xuống đầu đám người chen lấn. Những trận đòn máu me đó cũng không sao lấy lại được trật tự. Tiếng khóc khét tiếng chửi bới, tiếng đổ vỡ vẫn vang lên. Một vài người bị dồn ra mép cầu và ngã xuống biển chơi vơi kêu cứu. Hầu như không ai chú ý đến số phận của họ. Sau đó họ đã xoay xở ra sao ai mà biết được. Trước tình cảnh đó, mấy chiếc thang đã được cần trục nhấc lên. Cuộc di tản ngừng lại. Sự thất vọng đã làm nguội đi cuộc xô đẩy. Cảnh sát dồn đám đông ô hợp đó vào sâu bên trong rồi mới tiếp tục điều khiển họ lên tàu.
Hai chúng tôi cũng đứng chờ đợi trong cái đám hỗn độn đó. Ngay bên tôi, một người đàn bà bụng chửa đội một thúng nặng có lẽ là cả tài sản của gia đình chị. Tay chị ôm một đứa trẻ chừng một năm. Bíu theo chị còn ba đứa nưa. Con bé lớn nhất mới độ mười tuổi mà đã phải gánh hai cái tay nải. Hai đứa con trai thì đứa xách cái ấm, đứa khoác chiếc bị cói đựng lỉnh kỉnh những nồi, xoong bát đĩa, cơm nắm muối vừng, những mẩu bánh mì gặm dở, mấv con cá khô kéo theo một đàn ruồi. Cái gia đình nheo nhóc đó nhiều lúc bị chen đẩy mỗi người một nơi, khóc mếu gọi nhau lạc cả giọng. Chị Dung bảo tôi xách cả hai va li để Dung bế hộ người đàn bà đứa bé trên tay. Lúc đầu chị ta không dám đưa vì sợ người lạ bế mất con. Sau chúng tôi phải giải thích là sẽ đi liền trước mặt chị, chị ta mới yên tâm. Chúng tôi trôi theo dòng người rồi leo dần lên đến những bậc thang sắt cuối cùng của con tàu cao lênh khênh như ngôi nhà ba tầng. Lên đến boong Dung trao lại đứa trẻ cho người mẹ làm cho chị ta cảm động nước mắt vòng quanh:
- Cháu cám ơn cậu mợ đã giúp đỡ mẹ con nhà cháu.
- Một chút việc nhỏ có gì mà chị phải cảm ơn!
Chúng tôi được chỉ dẫn đến một xen-luyn trên tầng ba. Ở đây thoáng mát, lịch sự, có giường nằm và ngay gần đấy là phòng ăn, quầy rượu, hành khách ở tầng ba không đông lắm. Hấn hết là các gia đình viên chức. Vài vị cố đạo, một số Tây đầm, những me Tây loại sang và nhưng nhà buôn người Hoa, người Ấn giàu có. Họ ra đi với những hành trang đắt tiền. Tầng hai và dưới hầm tàu lèn chặt những người phần lớn ở nông thôn, nghèo khó hơn hoặc ít thế lực hơn. Nhìn đống đồ đạc lộn xộn bày ra quanh người họ là có thể hiểu được hoàn cảnh của họ.
Mười hai giờ hôm đó chuyến tàu di cư thứ hai khởi hành. Một hồi còi vang lên, con tàu từ từ chuyển mình rời bến. Nhiều người đứng trên boong khóc sướt mướt nhìn thành phố cảng xa dần. Một vài người già chắp tay hướng về dải đất liền, vái mồ mả ông cha, vái đền miếu, từ đường, vái miền quê chôn rau cắt rốn một cách cung kính.
Người đàn bà chửa có bốn con nhỏ phân bua với mấy người xưng quanh:
- Những như cháu thì cháu chẳng đi làm gì. Từ bé có bao giờ ra khỏi làng. Đi kiếm được miếng cơm thiên hạ đâu có dễ. Nhưng bố nó đánh giấy về bảo phải đi không thì Việt Minh giết chết. Bố cháu là lính com-màng-đô thì sợ thật đấy, chứ như mẹ con nhà cháu thì ai thèm giết cho phí đạn.
- Bà này lẩn thẩn quá. Cần gì phải đạn mà sợ tốn. Một con dao là đủ.
Người đàn ông góp chuyện chừng ngoài ba mươi tuổi. Đầu húi cua, mặt lưỡi cày, lông mày rậm, mắt lá răm, mũi hếch, môi thâm còn hàm răng thì bịt vàng lấp lánh. Thân hình hắn nhỏ bé nhưng mọi cử động có vẻ nhanh nhẹn. Ngồi bên hắn là mọt thiếu phụ đẫy đà, trắng trẻo mặc bộ đồ đen. Cổ tay chị ta đeo đầy vòng xuyến. Chị ta ngồi tựa vào một đống va-li cao ngất. Một đứa con gái sứt môi chừng ba tuổi quặt quẹo xanh rớt, hai tay giữ chằng chằng hai gói kẹo xanh đỏ mà vẫn mếu mạo vòi vĩnh mẹ. Người đàn bà thỉnh thoảng lại nghiến răng lại mắng con bằng những lời độc địa tục tĩu.
Thấy tôi chú ý đến họ, một ông già thì thầm vào tai tôi:
- Ông ấy là trưởng đồn cảnh sát phố Mía đấy. Của ấy không đi thì chẳng cần đến Việt Minh mà chính anh em họ hàng ruột thịt nó cũng sẽ giết nó. Người đàn bà này trước là em dâu nó. Nó dựng tội đẩy em đi tù rồi cướp vợ em nên trời trừng phạt nó. Ba lần đẻ mới được một con bé dị tật. Nghe nói hắn bị bệnh giang mai.
- Sao cụ biết tường tận về ông ta như vậy?
- Cả huyện tôi ai mà không biết thằng sếp Tẩu.
- Cụ có bà con quen biết gì trong Nam không?
- Chẳng có ai thân thích, nhưng năm một nghìn chín trăm ba mươi hai tôi đã vào trong đó. Dễ làm ăn lắm cậu ạ. Ở ngoài này thì cũng chẳng ai động đến mình vì suốt đời có gây thù gây oán với ai. Chỉ vì nghèo, ruộng đất chẳng có nên tôi tính đi tìm chỗ rộng đất. Nhân dịp họ cho đi tàu không mất tiền nên tôi kéo gia đình đi thôi.
- Cụ dự tính sẽ vào định cư ở vùng nào?
- Tôi muốn vào Thủ Dầu Một, tôi có nghề cạo mủ cao su, không biết họ có cho mình được đúng ý nguyện hay không.
Trên sàn tàu đã phô bày ra tất cả hoàn cảnh riêng tư của đám người di tản. Kẻ có tội ác, kẻ phản bội, bọn lưu manh đĩ điếm, người bị lừa bịp, hù dọa. Cũng có người ra đi chỉ vì mưu kế sinh nhai đơn thuần. Và tôi thấy tự hào là trong cái sự phân cực đầy cặn bã rác rưởi ít nhất cũng còn có hai chúng tôi là những hạt giống tốt cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Sáng 22 tháng 8, tàu Monte Carlo cập bến cảng Sài Gòn. Hai chúng tôi xuống tàu và theo bước đoàn người mệt mỏi vì năm ngày đêm say sóng, đến trại đón tiếp những người Bắc di cư. Đã có những sọt bánh mì bố thí chia cho từng người. Chúng tôi nhận những của đó để giảm bớt chi tiêu vì trước mắt chia biết dựa vào đâu. Những người giàu có, họ đi thẳng tới khách sạn hoặc có bà con, xe cộ đón sẵn. Đến đây tôi mới biết là đám dân di cư sẽ được đưa tới Hố Nai chứ không phải ở trong thành phố. Người ta gọi tên từng người qua loa phóng thanh để lên xe ô tô tải. Hai chúng tôi bàn nhau lui lại. Chúng tôi đến xin các viên chức điều hành ở bến cảng cho phép chúng tôi dừng lại ở thành phố để tìm người nhà. Họ đưa cho chúng tôi luộc thảnh giấy:
- Xin ông bà khai cho địa chỉ của thân nhân.
Nhìn tờ khai của tôi, người điều hành nhún vai:
- Địa chỉ ở khách sạn đâu có cố định. Nếu họ rời khỏi khách sạn rồi thì sao?
- Thưa ông, trường hợp đó thì tôi sẽ đi đăng báo nhắn tin và sau đó chúng tôi sẽ về ngay Hố Nai để trình diện và chờ đợi. Chỉ dám phiền ông cấp cho một giấy phép ở lại thành phố bảy mươi hai giờ đồng hồ là đủ ạ.
Cuối cùng thì chúng tôi cũng được cấp một tờ giấy đúng như lời thỉnh cầu. Việc đầu tiên chúng tôi tìm thuê một căn buồng nhỏ ở một nhà trọ rẻ tiền. Tôi lo công việc tìm kiếm kéo dài sẽ ngốn hết khoản tiền ít ỏi mang theo. Chị Dung đã làm tôi yên lòng.
- Ngoài tiền cậu cho, em cũng mang theo một ít tiền riêng và đồ trang sức. Nếu cần bán đi chúng ta có thể trang trải được một thời gian.
Khách sạn Phúc Ninh là nhột ngôi lầu ba tầng cũ kỹ. Tầng dưới là tiệm ăn, còn hai tầng trên cho thuê. Những căn buồng ngăn nhỏ như những xà lim nhà tù với những bộ đồ trải giường hoen ố và bẩn thiu, những ngọn đèn mờ nhạt vì bụi bặm. Người ta có thể thuê từng giờ đến cả tháng. Khách trọ hầu hết là những người nghèo khó, nghiện ngập, những tay giang hồ lỡ bước, những cặp tình nhân hành lạc vụng trộm trong chốc lát. Tóm lại có thể nói nơi đây là cái đáy của xã hội Sài Gòn. Đêm đó căn buồng bé nhỏ của chúng tôi cũng phải chịu tác động của bao nhiêu âm thanh xa lạ từ bốn bề dội lại. Tiếng cười rũ rượi của nhưng cô gái từ ban công bên cạnh vọng sang. Tiếng khóc nức nở của một người đàn bà ở buồng trong tiếng lè nhè của mấy người say rượu ngoài hành lang. Tiếng cãi lộn tục tằn của "dân bẹp"1 (Những người nghiện thuốc phiện) từ lầu trên vọng xuống. Tiếng âm nhạc ầm ĩ của những bài hát A-rập ở quầy rượu phòng dưới vọng lên và đôi lúc cả tiếng còi ré lên dữ dội của cảnh sát. Nằm trên đất liền mà cái ảo giác bập bềnh nôn nao trên biển cả vẫn còn thâm nhiễm trong hệ thần kinh của tôi làm cho giấc ngủ nổi chìm trong mệt thỏi.
Sáng hôm sau tôi tìm số điện thoại và gọi cho anh tôi. Tôi đã được người bên kia đầu dây trả lời về luật sư Phan Quang Ân đã rời Khách sạn Europe từ thứ hai tuần trước và không để lại địa chỉ. Thế là lại bị mất hút. Tôi rất buồn. Liệu anh đã đến làm việc Tòa án tối cao chưa, hay còn mắc bận vì chuyện nhà chuyện cửa. Dù niềm hy vọng chỉ còn mờ nhạt như ngôi sao trên nền trời buổi sáng, chúng tôi cũng vẫn phải theo đuổi. Tôi quyết định đến thẳng Tòa án tối cao. Đường xá chưa quen nên việc đầu tiên là phải tìm mua một tấm bản đồ thành phố. Tôi hỏi thăm người chủ tiệm sách rồi đánh dấu từng vị trí trên bản đồ. Đem về phòng trọ, tôi và Dung cùng nhau học thuộc những đại lộ chính. Dung trông nhà, còn tôi sẽ bắt đầu một cuộc hành quân thực tập. Tôi đã đến được Tòa án một mình không cần hỏi ai. Hàng chục xe ô tô du lịch đỗ thẳng hàng trong sân. Cổng có lính canh làm cho công thự này mang thêm vẻ thâm nghiêm.
Hầu như mọi người từ trong Tòa án đi ra đều dùng xe riêng nên không tiện chặn họ lại để hỏi. Hơn nữa, cách phục sức trang trọng của những người này cùng với vẻ mặt nghiêm nghị lạnh lùng của họ làm cho tôi rụt rè. Tôi đứng vơ vẩn ở đây chừng nửa tiếng mới thấv một ông già gày gò, tóc bạc đeo kính trắng, xách một cái cặp mỏng từ trong tiền sảnh đi ra. Tôi vội tiến lại trước mặt ông cúi mình chào lễ phép:
- Thưa ông, tôi muốn tìm luật sư Phan Quang Ân ở Hà Nội mới vào trong này. Nếu ông biết xin ông làm ơn chỉ giúp tôi chỗ ông Ân làm việc.
- Anh cần ông Ân có việc gì? - ông nói giọng Bắc làm cho tôi thêm hy vọng.
- Dạ, một việc riêng thôi ạ.
- Nếu anh cần đến các việc tố tụng, bào chữa hoặc thảo các văn bản có liên quan đến pháp lý thì tôi sẵn sàng giúp anh. Xin tự giới thiệu tôi là lật sư Trương Công Nghị. Ông Ân không nhận những việc này đâu. Ông ta chuyển sang hoạt động chính trị là chủ yếu.
- Xin cảm ơn luật sư. Rất tiếc tôi không có việc gì liên quan đến pháp lý (lẽ ra phải nói rất may...). Tôi là người bà con với ông Ân. Chúng tôi mới di cư vào, tôi chỉ cần nhờ luật sư cho biết địa chỉ của ông ấy thôi ạ.
Ông già nhún vai mỉm cười:
- Anh có tin là người bà con ấy vui mừng được gặp anh không?... Ông ta vừa khai trương một Văn phòng lớn ở đường Phan Đình Phùng. Số nhà tôi không nhớ rõ nhưng anh có thể dễ dàng nhìn thấy tấm biển đồng khắc "Ván phòng - Tiến sĩ luật khoa Phan Quang Ân" ở khoảng gần ngã tư với phố Hai Bà Trương thì phải.
- Xin cảm ơn luật sư nhiều.
- Không có gì. Chúc anh may mắn.
Tôi nhìn mãi theo bóng ông già cao lêu đêu, chậm chạp đếm từng bước trên vỉa hè rợp bóng cây.
Tấm bản đồ giúp tôi nhanh chóng tới được ngã tư Phan Đình Phùng - Hai Bà Trưng. Tôi tìm ngay ra tấm biển dông. Nó gắn bên cửa chính của một tòa lầu ba tầng. Mặt tiền ngôi nhà không lớn lắm, nhưng được xây dựng hiện đại và kiên cố. Tôi mạnh dạn bước lên thềm nhìn vào trong cửa kính thấy càn phòng rất rộng trải thảm. Giữa phòng kê bộ ghế xa-lông bọc da. Sát tường bên trong là một bàn giấy rộng, bên trên treo một bức tranh phong cảnh lớn: Hoàng hôn Cửa Bắc. Bên phải bàn giấy là một tủ kính cao gần đến trần nhà, trên ngăn bày những bộ sách rất lớn, bìa bọc da, gáy in chừ vàng. Đó là những bộ luật cổ kim đông tây của nhiều quốc gia, bộ Đại Bách khoa toàn thư cùng những tác phẩm của nhiều nhà luật học nổi tiếng. Góc tường phía cửa sang buồng bên có chiếc bàn nhỏ dành cho người thư ký đánh máy.
Văn phòng vắng ngắt, tôi bấm chuông. Cánh cửa vào buồng trong mở ra. Một cô gái xuất hiện, dung nhan của cô như in lại hình ảnh của chị dâu tôi cách đây mười năm. Điều đó làm cho tôi khẳng định đây là cô em chị Lệ Ngọc. Cô mở cửa ngoài và gật đầu chào tôi rất kiểu cách:
- Xin mời ông vào.
- Thưa cô, tôi xin được gặp luật sư Phan Quang Ân - Tôi vẫn đứng ở cửa.
- Xin mời ông ngồi chờ cho một phút. Tôi đi mời luật sư.
Cô gái đi vào buồng trong và chẳng bao lâu anh tôi xuất hiện trên khuôn cửa. Tám năm xa cách nhưng không có thay đổi gì lớn trên khuôn mặt anh. Tôi gật đầu chào và im lặng xem anh có nhận nổi tôi không. Cặp mắt anh dán vào tôi và một vẻ sửng sốt bùng lên...
- Anh không nhận nổi ra em à? Nghĩa đây mà.
- Trời! Em tôi! - Anh ôm chầm lấy tôi.
Tôi cảm thấy sức mạnh đôi cánh tay to béo của anh ghì lấy vai mình.
- Em từ đâu đến đây với anh thế ?
- Từ quê hương anh ạ. Em đã đi tìm anh khắp Hà Nội, em lần theo những lời chỉ bảo của nhiều người mà tới được đây.
- Thế dì và Huệ đâu?
- Mẹ em và chị Huệ vẫn ở quê.
- Ôi, thế em đi có một mình à?
- Có một người nữa anh ạ... Dung, vợ em! - Tôi thấy ngượng vì đây là lần đầu tiên tôi nói mệnh đề này.
- Thế cô Dung đâu? - Còn nằm ngoài khách sạn ạ. Em đi tìm anh chưa có hy vọng gặp ngay nên sợ kéo cả hai đi thêm tốn tiền xe.
- Thôi được, em hãy vào trong nhà rồi ta sẽ đi đón cô ấy sau.
Tôi theo anh vào trong, qua một vườn cây xanh đầy hoa đến một biệt thự hai tầng xinh xắn và rất lộng lẫy vì hàng trăm chậu cảnh đầy hương sắc.
- Anh chị ở trong này. Bên ngoài là văn phòng làm việc.
Vào đến cửa ngôi nhà trong, tôi thấy anh tôi gọi:
- Mình ơi! Lệ Ngọc ơi. Ra đây, ra đây nhanh lên.
Chị Ngọc và cô gái hồi nãy cùng bước ra. Tôi gật đầu chào chị.
- Có nhận ra ai đây không? - Anh tôi hỏi.
Chị nhìn tôi từ đần đến chân rồi mỉm cười lắc đầu:
- Em chịu không nhớ ra!
- Nghĩa! Em trai anh đấy mà.
- Trời, em Nghĩa! - Vẻ ngạc nhiên trùm lên khuôn mặt chị - Trong trí nhớ của chị, em chỉ là một chú bé gảy gò trắng xanh của cái năm bốn mươi lăm đen tối. Thế mà bây giờ em lớn thế này. Lạ quá ! Thế anh Ân có nhận nổi ra chú ấy ngay không?
- Ra ngay chứ? - Anh tôi khẳng định - Vẫn là chú bé gầy gò trắng xanh năm một nghìn chín trăm bốn mươi lăm phóng đại ra gấp đôi thôi, chứ có gì mà không nhận ra. Với lại ruột thịt bao giờ cũng có một linh cảm đặ biệt.
- Em thấy anh ấy hỏi lật sư Ân, em cứ tưởng là khách hàng! - Cô gái cũng thêm vào câu chuyện của chúng tôi
- Ba đâu nhỉ?
- Ba đang có khách - Chị cười - Các cụ đang xoa1 (Đánh mạt chược). Thôi để lên chào cụ sau. Em sẽ sắp đặt phòng cho chú Nghĩa nghỉ ngơi tắm rửa, sau đó ta sẽ nói chuyện nhiều. Đi xa chắc Nghĩa mệt lắm, em nhỉ.
- Dạ, em cũng bình thường thôi ạ.
- Còn phải đi đón cô ấy nứa chứ.
- Đón ai?
- Cô Dung, vợ chú Nghĩa còn đang ở ngoài khách sạn.
- Thế mà chị không biết. Kim, em gọi lái xe cho chị để đưa chú Nghĩa ra khách sạn đón cô Dung.
- Để em đi cho khỏi phải gọi - Cô gái có nụ cười rất hồn nhiên.
- Ừ hay Kim đi với Nghĩa cũng được.
Kim ra hiệu cho tôi theo ra phía ga-ra. Một cái Peugeot 203 đen bóng. Kim mở cửa cho tôi vào. Cô nổ máy và bấm còi. Một người đàn ông trong nhà chạy ra lễ phép.
- Thưa cô để tôi lái ạ.
- Anh mở cửa ga-ra giúp tôi. Tôi lái lấy.
Người tài xế nhanh nhẹn làm theo. Chiếc xe nhẹ nhàng lan bánh chửi ra cổng. Chị nghỉ ở Khách sạn Palace hay Continental ạ.
- Dạ ở Khách sạn Phúc Ninh - Tôi cảml thấy thảm hại khi phải đọc tên cái khách sạn tồi tàn đó.
- Em mới vào cũng chưa thuộc đường lắm nhưng không sao. Có đi có quen.
Tôi nhìn qna tấm bản đồ và hướng dẫn cô lái đến địa điểm rất chính xác.
Lúc đó đã mười một giờ. Ngồi chờ tôi từ sáng chắc Dung cũng nóng ruột. Thấy tôi trở về cùng với một cô gái ăn mặc sang trọng thì chị đã biết là tôi gặp may rồi. Tôi giới thiệu hai người với nhau:
- Đây là cô Kim, em ruột chị Ân. Còn Dung... nhà tôi đấy?
Hai người bắt tay nhau thân thiện.
- Rất sung sướng được quen biết Kim.
- Em cũng vậy. Anh chị trả phòng thuê cho khách sạn đi. Em đưa anh chị về kẻo cả nhà mong.
Tất cả công việc thanh toán, thu dọn và trang điểm được làm trong vòng mười lăm phút. Chúng tôi ra xe với hai chiếc va-li nhẹ tênh.
Khi xe chui vào cổng tôi đã thấy cả nhà ngồi trên những chiếc ghế mây ở ngoài vườn. Anh tôi ra tận xe đón và dẫn chúng tôi đến trước mạt ông bố vợ. Chúng tôi cúi chào cụ.
- Thưa ba, đây là hai vợ chồng em Nghĩa con.
- Xin chào ! - Ông cụ Cự Phách đứng dậy, dáng hơi lom khom. Chỉ mười năm thôi mà ông đã già đi nhiều - Hồi tôi về thăm dưới quê, chú ấy còn bé tí tẹo. Cách nhau một cuộc chiến tranh mà anh em còn được hội ngộ là đại phúc đấy!
Ông hỏi thăm gia đình tôi qua loa rồi quay sang nhắc các con.
- Thôi đưa cô chú ấy về phòng nghỉ, tắm rửa đôi chút rồi còn đi ăn cơm.
Chúng tôi được đưa lên một căn buồng khá rộng ở tầng hai ngôi nhà ngoài. Căn buồng đầy đủ tiện nghi. Có một giường, một đi-văng, có tủ và bàn gương trang điểm. Có giá sách và bàn ghế. Có cả toa-lét riêng. Anh tôi chỉ bao tỉ mỉ cho chúng tôi cạch xếp đặt cuộc sống khi giúp chúng tôi xếp quần áo từ va-li vào tủ, anh thân mật bảo tôi:
- Các em nghèo quá. Cần phải may mặc thêm cho đầy đủ. Anh sẽ bảo chị Ngọc lo liệu chu đáo cho các em.
Chúng tôi thay nhau tắm rửa sạch sẽ và cảm thấy thoải mái sau một chuyến đi dài.
Mười hai giờ chúng tôi được mời xuống buồng ăn. Gia đình ngồi quanh một chiếc bàn bầu dục lớn. Ông Cự Phách ngồi ở phía đầu. Đối diện với ông là cô Kim. Anh chị tôi ngồi bên phải ông cụ. Chúng tôi ngồi bên trái. Bưa ăn thật thịnh soạn. Không hiển vì buổi đầu hội ngộ của chúng tôi mà bữa cơm trở nên đặc biệt hay cuộc sống bình thường của gia đình này là như vậy? Anh tôi mở một chai Martel rót ra những chiếc cốc pha lê. Trừ ông già, mọi người đều đứng dậy nâng cốc chúc mừng cuộc tái ngộ của anh em tôi sau gần mười năm bặt tin nhau. Tôi chưa bao giờ làm quen với những bữa tiệc tùng long trọng nên tuy chỉ có vài người trong nhà mà tôi vẫn lóng ngóng. Chị Dung thì tỏ ra thành thạo và duyên dáng hơn tôi. Mặc dù Dung chưa được điểm trang đầy đủ, ăn mặc những bổ đồ sang trọng và đúng kiểu nhưng Dung vẫn khá nổi trong bàn tiệc. Chị Lê Ngọc vốn cũng là một người đàn bà đẹp, nhưng ở tuổi ngoài ba mươi, chị cũng không còn giữ được cái vẻ rực rỡ của mười năm về trước. Cô Kim cũng rất xinh, nhưng cô đã để cho nước da lệ thuộc quá nhiều vào son phấn.
- Bây giờ em có thể vừa án vừa kể sơ lược cho cả nhà nghe về những gì đã xảy ra với em trong suốt cuộc chiến - Chị Lệ Ngọc nhắc tôi.
Tôi đã diễn theo đúng kịch bản dựng sẵn. Tuy nhiên vai của tôi gần giống hệt cuộc đời thực của tôi nên tôi kể rất lưu loát và nhiều đoạn tôi cảm thấy khá xúc động. Nó cũng dễ thuyết phục người nghe vì tính chân thực của nó. Khi tôi nói đến đoạn tôi đi lính và chiến đấu ở Điện Biên Phủ thì chị Lệ Ngọc vội hỏi xen vào:
- Em đi lính dù hay lính thuộc địa?
- Lính Việt Minh, bộ đội Cụ Hồ chị ạ.
Tôi thấy nét mật chị dâu tôi tái đi. Chị thốt lên vẻ kinh hoàng:
- Trời ơi ! Thế chú đã là Việt Minh Cộng sản?
- Vâng, mới là Việt Minh chưa chưa phải là Cộng sản.
Ông Cự phách cười vang lên rất vui vẻ:
- Xin chào người lính từ bên kia chiến tuyến? - Ông già vỗ vào vai tôi vẻ thân mật - Thế tại sao anh vẫn tìm đường vào đây với chúng tôi trong lúc các anh đang được thế giới gọi là những người chiến thắng?
- Thưa bác, cháu vẫn là người chiến thắng chứ ạ. Làm sao có thể biến đổi được lịch sử, xoay chuyển được quá khứ?
- Anh có tự hào về chiến tích đó không?
- Cháu rất tự hào. Một người lính trong đời anh ta được thắng một trận như Diện Biên hay Đống Đa, Wateploo, Xích-bích, Xta-lin-gơ-rát hay Normandie thì cũng đáng tự hào lắm chứ ạ.
- Bravo! Như vậy mới đáng gọi là một người lính! - Cô Kim ủng hộ ý kiến của tôi - Nhưng em trông anh Nghĩa chẳng giống người lính chút nào, nhất là một người lính Việt Minh!
- Chắc là lần đầu tiên cô trông thấy một người lính Việt Minh bằng xuống bằng thịt?
- Đúng vậy. Với em, họ chỉ mới xuất hiện trên báo chí, trên màn ảnh. Trông họ khát máu hơn, tàn ác hơn và xin lỗi... họ ngu xuẩn hơn nhiều.
- Họ là sản phẩm của những bộ óc như vậy mà!
Hình như câu nói mang hai nghĩa của tôi quá mạnh có thể làm cho tôi hiện rõ nguyên hình nên Dung vào câu chuyện:
- Anh Nghĩa đến hôm nay đã thay đổi ngoại hình đi nhiều lắm. Từ bỏ núi rừng, bỏ bộ đồ ka ki, trở về đồng bằng ăn mặc khác đi nên chẳng thể giống những người trong phim nữa.
- Xin lỗi cho tôi hỏi người lính Việt Minh một câu - ông già quay lại nhìn thẳng vào tôi, ánh mắt vui vẻ - anh nói quá khứ là không thể lay chuyển, lịch sử là bất biến. Thế tại sao anh lại từ bỏ quá khứ, tách mình khỏi lịch sử mà anh thấy đáng tự hào?
- Dạ thưa bác, cháu chưa bao giờ và sẽ không bao giờ từ bỏ quá khứ, phủ nhận vinh quang của lịch sử. Cháu chỉ chưa chấp nhận tương lai người ta gán cho chết mà thôi. Cháu sẽ mãi mãi cho rằng kháng chiến chống lại chủ nghĩa thực dân Pháp là một sứ mạng thiêng liêng của mỗi người Việt Nam . Chỉ có Việt Minh là có khả năng tập hợp được sức mạnh của dân tộc để chống Pháp. Một số chính đảng khác cũng đề ra cương lĩnh chống thực dân giành độc lập, nhưng trên thực tế họ không làm nổi điều này. Nhưng Việt Minh không phải chỉ có mục đích tối thượng chống giặc ngoài là thực dân Pháp mà họ còn chống cả nhiều người Việt Nam mà họ gọi là thù trong. Theo học thuyết đấu tranh giai cấp của họ thì cháu và hàng ngàn cán bộ Việt Minh khác xuất thân từ giai cấp địa chủ, tư sản hay tầng lớp quan lại trước đây đền được liệt vào đối tượng đấu tranh của một cuộc cách mạng long trời lở đất đã và sẽ diễn ra trên toàn bộ miền Bắc. Cháu không chấp nhận cảnh nồi da nấu thịt này. Vì vậy cháu đã chia tay với những người Cộng sản, một cuộc chia tay thầm lặng nhưng quyết liệt. Tương lai sẽ là một mất một còn.
- Chắc họ chỉ xử tội những người không đứng trong đội ngũ của họ thôi chứ? - Anh tôi hỏi.
- Dạ, không trừ một ai - Dung cũng tham gia vào cuộc nói chuyện - Trong lúc kháng chiến, cần có đông người trong đội ngũ thì họ cũng có một sách lược lôi kéo. Nghĩa là có lỏng tay chút ít những về nguyên tắc tư tưởng thì vẫn là thành kiến giai cấp, kỳ thị thành phần phi vô sản. Nhưng nay có chiến thắng, có hòa bình rồi hết "giặc ngoài", họ chẳng có gì phải chiếu cố, phải lôi kéo "thù trong" nữa. Hết thú rồi, người đi săn tính chuyện "thịt chó và chim mồi".
Câu chuyện từ trong bữa ăn lan sang bàn nước và kéo dài ra tận nơi hóng mát ngoài vườn cây. Qua nét mặt tôi cảm thấy rõ một lối lo lắng bao trùm lên bà chị dâu tôi. Trong ngôi nhà yên ấm và vui vẻ này bỗng nhiên xuất hiện một con người có gốc gác Việt Minh, tham gia kháng chiến có thể làm suy đồi cái vốn chính trị mà từ lâu chị đã cố gắng vun vén, mua bán cho chồng. Anh tôi thì vẫn bình thản, còn ông Cự Phách thì lại tỏ ra thú vị như một người hiếu kỳ được thấy tận mắt một dị nhân.
Chiều hôm đó, khi chỉ có hai anh em ngồi với nhau, anh tôi mới hỏi về những dự định tương lai của tôi. Tôi hỏi:
- Nhưng nay chiến tranh đã làm gián đoạn sự học hành của em. Tuy vậy, đến nay em vẫn muốn được tiếp tục đi học. Không có mảnh bằng trong tay khó mà lập nghiệp nổi ở cái chốn đua tranh này.
- Thế em sẽ bắt đầu từ đâu?
- Từ đệ nhị chuyên khoa anh ạ. Em định gắng sức trong hai năm để có bằng tú tài.
- Em có chí như vậy là rất tốt. Tuổi em cũng đã lớn. Em phải đi học tư và thi tự do. Anh sẽ giúp đỡ em thêm.
- Em xin anh chị giúp đỡ cho chúng em một chỗ ở. Vợ em sẽ đi làm để kiếm sống. Dung có thể xin bán hàng cho một cửa tiệm nào đó. Cũng có thể làm thợ kim hoàn vì gia đình vợ em có nghề này từ lâu đời nên con cái đều có tay nghề cả.
- Chuyện này thì em đừng lo. Anh chị sẽ thu xếp cho em đầy đủ. Ngày hàn vi mấy anh em sống với nhau thiếu thốn vất vả dì còn lo liệu được cho anh em mình nữa là. Công lao dì to lớn lắm. Bây giờ em đã vào đây, anh sẽ có trách nhiệm gây dựng cho em. Anh chỉ mong em chăm chỉ tu thân thì thế nào em cũng thành đạt. Em không được bạn bè đi lại với những người ở phía bên kia nữa. Chẳng may có người vẫn dính líu đến quá khứ, họ sẽ lôi kéo xô đẩy em đến những chỗ không hay. Điều đó chẳng những có hại cho em mà còn ảnh hưởng xấu đến gia đình này nữa.
- Xin anh yên tâm, mọi việc sẽ tốt đẹp.
- Thế em đã mang những giấy tờ gì mà vào được Sài Gòn?
- Chỉ có giấy của Tổng ủy di cư cấp thôi ạ - Tôi đưa các thứ cho anh xem.
- Thế thì mai em cứ quay lại Hố Nai để khai báo toàn bộ, làm đầy đủ thủ tục xin định cư với anh chị ở Sài Gòn. Như vậy chúng ta mới được đảm bảo đầy đủ về mặt pháp lý.
Tôi vâng lời anh và hứa sẽ đi thu xếp đầy đủ những giấy tờ này. Chúng tôi đến Hố Nai, tìm cơ quan tiếp nhận dân di cư.
Thủ tục xin giấy tờ của chị Dung không có chuyện gì khó khăn. Với tôi thì vấn đề phiền toái hơn. Sau khi nghe tôi kể về nguồn gốc của mình, những nhân viên phụ trách về định cư đã xác định trường hợp này phải chuyển sang cơ quan chiêu hồi. Tôi năn nỉ xin được coi như mọi người dân di cư khác nhưng vô hiệu. Thế là Dung phải lấy giấy tờ về trước một mình.
Viên thiến tá phụ trách chiêu hồi đón tiếp tôi một cách hoan hỉ.
Năm ngày sau, có lẽ nóng ruột về tình hình "cải tạo" của tôi nên Dung đã xin phép lên thăm tôi. Cô Kim đã tình nguyện lái xe đưa Dung đi. Khi chiếc Pellgeot 203 bóng lộn đỗ ngoài cửa trại rồi hai cô gái xinh đẹp và sang trọng xin vào thăm tôi thì cả trại nhốn nháo hẳn lên. Đến ngay vị trại trưởng và một số lính gác cũng nhìn tôi bằng cặp mắt đặc biệt. Khi nghe tôi kể anh ruột tôi là tiến sĩ luật khoa Phan Quang Ân, nguyên Phó Chánh án Tòa Thượng thẩm Hà Nội thì viên trại trưởng tỏ ra rất vui vẻ. Trong các bài giảng sau đó y đã nhiều lần nhắc đến tên tôi như là điển hình của những người khôn ngoan, có học thức đã biết chọn cho tương lai của mình một con đường thênh thang đầy hy vọng!
Sau một tuần nhồi sọ, tôi đã được cấp đủ giấy tờ hợp pháp để về định cư ở Sài Gòn. Anh chị tôi đã thu xếp cho tôi một tương lai gần đúng như yêll cầu của tôi. Tôi sẽ đi học tại một trường tư, còn Dung sẽ là thư ký cho Văn phòng bào chữa của anh tôi. Lúc đầu chị Dung cũng không hình dung nổi công việc này ra sao. Nhưng khi bàn tính kỹ, chúng tôi thấy rằng trong hoàn cảnh trước mắt cách thu xếp đó là hợp lý và hợp tình nữa. Dung chỉ học thêm đánh máy, còn cung cách làm việc thì anh tôi chỉ bảo dần. Là người trong nhà những yếu kém ban đầu có thể được châm chước dễ dàng hơn.
Chỉ một thời gian ngắn, chúng tôi nhận thấy rằng công việc tố tụng bào chữa ở đây không nhiều lắm. Những người lui tới gặp gỡ anh tôi hầu hết là những chính khách. Họ ít nói về luật pháp mà thường là đàm đạo về chính trị. Ở văn phòng này có thể đặt được một cái "nhiệt biểu" về chính trị. Những nguồn thông tin thu lượm được nếu biết phân tích thì cũng có nhũng chi tiết giúp cho công tác của chúng tôi, ngoài giờ làm việc, Dung vẫn có những khe hở dành cho công tác của mình.
Tôi chưa được Dung giao cho việc gì. Nhiệm vụ chính lúc đó là học tập. Tôi là học sinh lớn nhất mấy lớp đệ nhị của tư thục Phan Châu Trình cả về tuổi tác lẫn tầm vóc. Khi xin học tôi đã phải nói thực với các thày là tôi theo học ở "hậu phương" nên không có chứng chỉ học lực. Các môn tự nhiên tôi có thể theo kịp, nhưng về sinh ngữ cả Anh van và Pháp vàn tôi đều rất yếu. Tôi hứa sẽ cố gắng để đuổi kịp. Vì là trường tư nên các thày cũng có phần châm chước cho. Tôi sẽ học dự bị một thời gian. Nến theo được nhà trường sẽ chấp nhận chính thức.
Ý thức được nhiệm vụ lâu dài, tôi lao vào việc học tập chăm chỉ say sưa khác thường. Trong tôi đã mang sẵn tính di truyền của cha tôi ngày xưa nên sự miệt mài "học gạo" không làm cho tôi mệt mỏi. Anh tôi cũng rất hài lòng.
- Đáng tiếc là em phải đứng lại trong mấy nạm chiến tranh. Nếu không em đã đi đến tận đâu rồi!
Buổi tối, anh tôi thường dành cho tôi nửa tiếng. Anh rất nghiêm túc trong việc này. Ngay cả những hôm có khách anh cũng kiếu lỗi và nhờ chị tôi tiếp hộ. Anh xem bài vở và chỉ bảo cho tôi giống hệt như ngày chúng tôi còn ở bên chùa Am. Có điều đáng ngạc nhiên là anh tôi chẳng quên một môn gì, kể cả những môn toán, lý, hóa... mà anh đã bỏ hàng chục năm không ngó tới. Tôi cảm thấy một không khí gia đình êm ấm của tuổi thơ sống lại. Chính những lúc đó anh tôi cũng hồn nhiên hơn, chân thật hiền lành và cởi mở hơn. Ở trong môi trường này tôi học sinh ngữ cũng rất thuận lợi. Anh chị tôi hay nói tiếng Pháp. Cô Kim nói cả tiếng pháp, tiếng Anh đều tốt. Dung cũng nói được trong sinh hoạt, tuy chị không thể trực tiếp giảng cho tôi. Tôi có nhiều cơ hội để nghe, để trả lời hoặc hỏi lại. Chẳng mấy chốc tôi đã thấy vững tâm trước những giờ sinh ngữ. Dần dần tôi đã vượt lên và thoát khỏi cái danh vị đội sổ.
Chúng tôi đã gia nhập cuộc sống xa lạ này một cách trót lọt êm ả.
Sáng 15 tháng 8, chúng tôi đóng bộ rất diện. Chị Dung mặc quần lụa trắng, áo dài màu vàng nhạt, son phấn cẩn thận. Còn tôi, sơ mi cổ cứng, măng-sét đúp khuy vàng lấp lánh. Ca-vát sọc ba màu, quần len trô-pi-can xám, giày đánh xi bóng loáng. Lần đầu khoác những thứ này vào người tôi thấy lúng túng quá, chị Dung phải sửa sang, ngắm vuốt cho tôi. Bé Nguyệt nhìn thấy phải kêu lên:
- Anh chị đi đâu mà mặc đẹp thế? Giống như cô dâu chú rể!
- Anh chị đi dự đám cưới mà!
Chúng tôi phải bịa chuyện cho bé khỏi thắc mắc.
Tám giờ mười lăm theo đúng hẹn, một chiếc xe Rơ-nô 4CV lòng biển số 632 đỗ ở cửa. Tài xế đón chúng tôi lên xe. Ba phút sau chúng tôi đã đứng trước quầy bán vé của hãng Hàng không Việt Nam (Air VN). Người ban vé cho biết vé đã bán kín tất cả các chuyến bay tháng 8. Muốn đi, chúng tôi phải ghi tên chờ những chuyến đầu tháng 9. Chị Dung quyết định đến hãng Air France . Ở đây cũng đầy những người Pháp: công chức, nhà buôn, quân nhân cùng gia đình họ đang chờ đợi đến lượt mình. Tuyến Hà Nội - Sài gòn cũng ngừng bán vé. Họ cho biết vì tình hình chuyên vùng, tập kết thiếu phương tiện, Bộ Chỉ huy quân viễn chinh đã trưng dụng nhiều chuyến bay nên trước mắt vé bán cho Pháp kiều, những bà me Tây, nhưng đám con lai cũng chưa đủ.
Hai chúng tôi đang thất vọng thì thấy một sĩ quan không quân người Việt từ trong đi ra. Chị Dung đã nhanh nhẹn đón anh ta bằng một nụ cười rất lịch sự:
- Thưa trung úy, trung úy có thể mua giúp chúng tôi hai tấm vé máy bay đi Sài Gòn được không ạ?
Viên sĩ quan dừng lại và khi nhận ra trước mặt mình là một cô gái xinh đẹp thì anh ta tỏ ra rất niềm nở:
- Thưa cô, cô muốn đi ngay ạ... Tình hình này tôi chưa dám hứa. Nhưng tôi sẽ cố gắng.
Chúng tôi nán chờ và năm phút sau, viên trung úy đã kéo theo một đại úy không quân người Pháp đến trước mặt Dung. Viên đại úy cúi chào rất kiểu cách. Dung bắt đầu nói chuyện bằng tiếng Pháp với hai phi công và tôi đã phải ngạc nhiên về cách diễn đạt lưu loát của chị.
- Thưa cô, cô đến hơi muộn, Hãng Air France chúng tôi đang đứng trước một đám hành khách khổng lồ. Lúc đầu chính phủ dự định dùng cả máy bay của không lực vào việc vận chuyển dân dụng. Nhưng cuối cùng thì không lực lại phải trưng dụng máy bay của hãng chúng tôi vào việc chuyển quân đội! Nếu cô vui lòng đi một mình thì tôi có thể thu xếp một chỗ duy nhất trong khoang hoa tiêu.
- Xin cảm ơn đại úy, rất tiếc là chúng tôi lại có những hai người. Viên phi công Pháp đi rồi, viên trung úy người Việt vẫn tần ngần đứng lại vẻ mặt áy náy:
- Hay là cô vui lòng đi trưóc. Tôi hứa là chuyến sau bay ra tôi sẽ đón nốt anh ấy.
- Xin cảm ơn, chúng tôi không dám phiền trung úy nhiều. Chúng tôi sẽ kiếm được đôi vé bên Air Việt Nam vào một ngày gần đây.
Viên phi công nói như thanh minh:
- Tôi là người của không lực chứ không phải phi công của hãng Air France thành ra cũng không có mấy ảnh hưởng ở đây. Tôi được tăng phái cho V.A.T.1 (Hàng không vận tải V.N) một thời gian để chuyên chở hàng chư không phải chở người. Tôi rất buồn là không giúp được các bạn.
- Không có gì - Dung cười vui vẻ - Tôi hoàn toàn hiểu trung úy.
- Vào Sài Gòn tôi hy vọng sẽ được tiếp các bạn ở nhà riêng của tôi.
- Chúng tôi rất vui lòng, nếu trung úy có nhã ý.
Viên trung úy lấy trong túi ra một tấm danh thiếp. Anh ta ghi luôn lời mời và trao cho chúng tôi. Chúng tôi bát tay anh ta và ra xe đi về.
- Không được vé máy bay nhưng kiếm ngay được cái danh thiếp - Dung mỉm cười thì thầm với tôi - ở một mảnh đất xa lạ thêm một người quen lắm lúc cũng được việc đấy anh ạ.
Đường bay gặp khó khăn nên chúng tôi đã quyết định đi đường biển. Quanh quẩn ở Hà Nội lúc này không có lợi. Chị Dung hoạt động ở địa bàn này nhiều nên cũng phải đề phòng gặp lại những người quen biết. Đấy là chưa nói mạng lưới tình báo của Phòng Nhì Pháp, của cảnh sát ngụy từ khắp các địa bàn thu gọn về đây để chuẩn bị ra đi. Như một cái ao cạn, cá dồn xuống cả điểm sâu, mật độ rất đặc. Biết đâu chẳng có một tên nào đó chợt nhận ra đối thủ và tiếp tục theo hút? Và như vậy thì nhiệm vụ lâu dài của tôi sẽ bị ảnh hưởng.
Hôm san chúng tôi lấy vé ô tô đi Hải Phòng sớm. Khi tạm biệt gia đình bác Bách, chúng tôi nói phải chuyển địa điểm theo yêu cầu công tác mới. Cả nhà cứ hẹn chúng tôi khi quân ta về tiếp quản Thủ đô thì nhớ đến Chân Cầm ăn mừng chiến thắng.
Ra Bến Nứa, vì đồ đạc gọn nhẹ nên chúng tôi kiếm một cái tắc xi cũng chẳng khó khăn lắm. Nhiều gia đình ngụy quân, ngụy quyền, một số dân công giáo ở các tỉnh lân cận cũng kéo ra bến xe chờ đi Hải Phòng. Đồ đạc chất đống, quần áo nhem nhuốc, con cái lê la khóc mếu, họ chen lấn để kiếm một chỗ cho gia đình. Tình cảnh thất hỗn loạn và bi thảm. Đó mới là những ngày hạ tuần tháng 8.
Xe chạy qua Hải Dương cặp mắt tư lự của Dung cứ chăm chăm nhìn ra ngoài. Phải chăng xe chúng tôi đang chạy qua những đường phố mà chị đã sống suốt thời thơ ấu hay giờ đây gia đình và đứa con thân yêu của chị đang ở đâu đây mà chị không thể giơ tay vẫy chào tạm biệt? Chắc Dung buồn lắm nhưng chị vẫn cố nén cảm xúc của mình. Khi xe sang bên kia cầu Lai Vu, tôi thấv chị bỏ kính xuống lấy khăn lau mắt. Tôi đặt bàn tay lên vai chị. Chị ngước nhìn tôi mỉm cười, cặp mắt đỏ hoe:
- Gió quá anh ạ! - Chị nói lảng sang chuyện khác.
Hải Phòng là thành phố xa lạ đối với tôi. Dung cũng quen biết vài người ở đây nhưng không phải là cơ sở của ta nên tốt nhất là chúng tôi tìm đến một quán trọ. Người lái xe đã đưa chúng tôi đến Khách sạn Đại Lục, một khách sạn vào loại sang nhất thành phố thời ấy. Các quán trọ nhỏ rẻ tiền đều nêm cứng những người di cư.
Chúng tôi thuê một căn phòng trên gác ba. Người bồi phòng dẫn chúng tôi đến buồng 18. Sau khi biếu anh ta một số tiền "puốc-boa" nhỏ, chúng tôi hỏi thăm anh ta nơi bán vé tàu biển đi Sài Gòn. Anh ta vui vẻ chỉ dẫn cho chúng tôi và còn nói thêm cho chúng tôi một tin rất quan trọng.
- Nếu cậu mợ không muốn mất tiền vé thì có thể xin đi nhờ tàu của Tổng ủy di cư. Chính phủ cho vé và cho cả ăn uống.
Chúng tôi cảm ơn anh ta và chiều hôm đó ra ngay quảng trường nhà hát thành phố, nơi tập trung dân di cư đủ loại. Nhìn cách ăn mặc của họ, chúng tôi nhận định đây phần lớn là vợ con binh lính những viên chức phố huyện hay bọn tề điệp nông thôn... Dân "bự" không thèm đi tàu bố thí. Họ cần có tiện nghi, có kẻ hầu hạ. Nếu nhẹ họ đi bằng đường không. Số đông hơn, giàu có hơn, họ còn phải thu xếp tài sản. Khu vực ba trăm ngày chưa câu thúc họ về thời gian. Cách ăn mặc của chúng tôi vì thế hơi nổi bật so với đám dân di cư. Tôi nói với chị Dung là nên thay đổi trang phục cho thích hợp, nhưng chị lại nhận định khác:
- Bọn viên chức dễ quan tâm đến những người sang trọng. Quan điểm giai cấp của họ là như vậy mà. Ta cứ xem sao.
Chúng tôi đến văn phòng đăng ký dân tị nạn. Chị Dung đi thẳng đến một viên chức người Pháp xin hỏi về thể lệ xin di cư bằng đường biển. Viên chức này tỏ ra lịch sự giới thiệu chúng tôi với một viên chức người Việt ở buồng bên. Thế là cuộc điều đình của chúng tôi rất thuận lợi.
- Thưa ông, chúng tôi có giấy của Tổng ủy di cư cấp ở Hà Nội. Gia đình chúng tôi đã đáp máy bay vào Sài Gòn trước. Chúng tôi bận thu xếp một số việc phải đi sau. Máy bay đã bán hết vé tháng 8 vì không lực trưng dụng để chuyển vận Pháp kiều. Nay chúng tôi muốn được đi bằng đường biển, mong quý ông làm ơn giúp đỡ cho.
Chúng tôi đưa giấy của Tổng ủy ra và quả là có hiệu lực. Dân di tản ở đây cũng đang làm thủ tục để xin loại giấy này ở Ban Di cư Hải Phòng. Có giấy rồi chúng tôi chỉ việc ghi tên vào chuyến tàu sớm nhất. Viên chức người Việt này đã dành cho vợ chồng tôi ghế nằm ở ca-bin tầng ba của tàu Monte Carlo và dĩ nhiên là không mất tiền!
Sau này tôi mới biết chiến dịch dụ dỗ cưỡng ép di cư này là do Hoa Kỳ đề xướng và đài thọ. Để tiến hành phá hoại lâu dài đất tước ta, Mỹ đã chi ra hàng chục triệu đô-la vào việc này. Các hãng vận tải đường biển của nhiều nước tranh nhau món thầu béo bở trên. Sau đó hãng vận tải Hàng không dân sự (CAT) do tướng Chenault chỉ huy cũng đã tham gia ào ạt vào chiến dịch vận chuyển này. CIA đã dùng máy bay của CAT chở ngược chiều những vũ khí phá hoại đặc nhiệm cho bọn phản động được gài lại để phá hoại miền Bắc.
Đêm hôm đó chúng tôi yên tâm nghỉ lại Khách sạn Đại Lục. Vì là đôi vợ chồng, chúng tôi chỉ thuê một căn buồng và do đó cũng chỉ có một cái giường. Chúng tôi ngồi bên cửa sổ nhìn ra ngoài. Bầu trời đầy sao. Gió từ biển thổi vào, hơi thu se lạnh. Chúng tôi bàn nhau không nói chuyện công việc ở khách sạn và đi nghỉ sớm để lấy lại sức sau một ngày mệt mỏi. Nhưng khi nhìn thấy một cái giường thì cả hai cùng cảm thấy tình thế gay cấn.
- Dung ạ - Tôi chủ động nói trước - Hôm nay ta phải gác. Ta đem theo ít tiền, nhỡ có kẻ nào lẻn vào cuỗm mất thì biết xoay xở vào đâu. Dung đi ngủ đi mình gác trước cho.
- Anh ngủ trước đi, em chưa buồn ngủ đâu, mười hai giờ em sẽ gọi anh thật đấy.
- Mình khỏe hơn mà. Dung nghỉ trước đi.
Biết là hai đứa đun đẩy thêm mất thì giờ, chị cởi bỏ áo dài treo lên mắc rồi lên buông màn.
- Thế em đi nằm trước vậy. Sau hai tiếng ta lại đổi cho nhau anh nhé.
Dung lên giường, tôi ngồi trên ghế. Chị nằm nghiêng, mái tóc đen chảy mềm trên gối. Qua tấm màn tuyn, da dẻ chị vẫn ánh lên một màu hồng. Hơi thở đều đều làm cho đường cong trên người chị phập phồng như những làn sóng gợn. Tôi cứ ngồi nghểu dáng như thế và cảm thấy đầu óc mình trong suốt như pha lê, không một cơn buồn ngủ nào có thể làm cho vẩn đục.
Bỗng cặp mắt Dung từ từ mở ra. Chị ngồi dậy:
- Anh Nghĩa ơi, vào đây... vào đây em bảo.
Tôi ngoan ngoãn vén màn chui vào. Dung thì thầm vào tai tôi:
- Chúng ta không phải chỉ sống với nhau một đêm nay mà có thể phải cả nhiều năm tháng. Liệu chúng ta có thể cử kẻ thức người ngủ mãi thế này được không? Cái kiểu cách đó làm sao tránh được sự ngạc nhiên của mọi người. Đó là chưa kể người ngồi đã vậy, người nằm cũng không sao ngủ được. Chúng ta phải lành quen với hoàn cảnh mới anh ạ. Anh hãy coi em như bạn trai... như em gái của anh. Anh nằm xuống đây, giường rộng làm. Giữa chúng ta có một khoảng cách ngắn ngủi, nhưng em tin là chúng mình có đủ nghị lực để giữ gìn nó như giữ gìn một vật quý, nó sẽ trong suốt như tình bạn của hai anh em mình. Nằm xuống đi anh. Cửa em đóng kỹ rồi. Tiền bạc em giấu trong người cả, anh đừng lo!
Dung nhìn tôi, mỉm cười khuyến khích tôi như dỗ dành một đứa trẻ. Tôi chấp hành lệnh của chị một cách ngoan ngoãn.
- Anh cứ bỏ bộ đồ đi phố ra, không sợ mất đâu.
Ánh mắt chị lóe lên một chút tinh nghịch. Tôi lại ngồi dậy lật đật cởi bỏ quần áo dài. Tôi nằm xuống, người run bắn lên. Tôi phải quấn cái chăn mỏng lên người và nằm im như chết. Tôi vừa cảm thấv ngượng ngùng nhưng cũng thấy mình thật hạnh phúc. Mình đã tạo được một niềm tin lớn lao cho người bạn gái. Mãi tôi mới thiếp đi. Giấc ngủ bập bềnh trôi nổi trong thênh mông...
Khi tỉnh dậy, đã thấy Dung ngồi bên cạnh. Chị đặt bàn tay mềm mại lên vai tôi:
- Thế nào, anh ngủ được chứ?
Tôi mỉm cười thay cho câu trả lời.
- Anh thấy không, mọi cái đều có thể rèn luyện được. Một vài đêm là quen đi thôi, việc gì phải gác sách lôi thôi cho thêm mệt!
Chiếc tàu khách Monte Carlo có lẽ của hãng Messageries Maritimes buông neo bên cảng Hải Phòng thở khói hồng hộc. Những chiếc thang sắt được hạ xuống cố nuốt vợi đi đám người đông như kiến, mệt mỏi, xô đẩy, la thét ầm ĩ dưới cầu cảng. Những tay lính thủy cởi trần da đỏ như gà chọi, lông lá đầy ngực, râu ria xồm xoàm đứng khoanh tay trên boong ngắm nhìn đám dân di cư. Thỉnh thoảng vài tay lại cười rú lên khi những chiếc dùi cui của cảnh sát nện thẳng xuống đầu đám người chen lấn. Những trận đòn máu me đó cũng không sao lấy lại được trật tự. Tiếng khóc khét tiếng chửi bới, tiếng đổ vỡ vẫn vang lên. Một vài người bị dồn ra mép cầu và ngã xuống biển chơi vơi kêu cứu. Hầu như không ai chú ý đến số phận của họ. Sau đó họ đã xoay xở ra sao ai mà biết được. Trước tình cảnh đó, mấy chiếc thang đã được cần trục nhấc lên. Cuộc di tản ngừng lại. Sự thất vọng đã làm nguội đi cuộc xô đẩy. Cảnh sát dồn đám đông ô hợp đó vào sâu bên trong rồi mới tiếp tục điều khiển họ lên tàu.
Hai chúng tôi cũng đứng chờ đợi trong cái đám hỗn độn đó. Ngay bên tôi, một người đàn bà bụng chửa đội một thúng nặng có lẽ là cả tài sản của gia đình chị. Tay chị ôm một đứa trẻ chừng một năm. Bíu theo chị còn ba đứa nưa. Con bé lớn nhất mới độ mười tuổi mà đã phải gánh hai cái tay nải. Hai đứa con trai thì đứa xách cái ấm, đứa khoác chiếc bị cói đựng lỉnh kỉnh những nồi, xoong bát đĩa, cơm nắm muối vừng, những mẩu bánh mì gặm dở, mấv con cá khô kéo theo một đàn ruồi. Cái gia đình nheo nhóc đó nhiều lúc bị chen đẩy mỗi người một nơi, khóc mếu gọi nhau lạc cả giọng. Chị Dung bảo tôi xách cả hai va li để Dung bế hộ người đàn bà đứa bé trên tay. Lúc đầu chị ta không dám đưa vì sợ người lạ bế mất con. Sau chúng tôi phải giải thích là sẽ đi liền trước mặt chị, chị ta mới yên tâm. Chúng tôi trôi theo dòng người rồi leo dần lên đến những bậc thang sắt cuối cùng của con tàu cao lênh khênh như ngôi nhà ba tầng. Lên đến boong Dung trao lại đứa trẻ cho người mẹ làm cho chị ta cảm động nước mắt vòng quanh:
- Cháu cám ơn cậu mợ đã giúp đỡ mẹ con nhà cháu.
- Một chút việc nhỏ có gì mà chị phải cảm ơn!
Chúng tôi được chỉ dẫn đến một xen-luyn trên tầng ba. Ở đây thoáng mát, lịch sự, có giường nằm và ngay gần đấy là phòng ăn, quầy rượu, hành khách ở tầng ba không đông lắm. Hấn hết là các gia đình viên chức. Vài vị cố đạo, một số Tây đầm, những me Tây loại sang và nhưng nhà buôn người Hoa, người Ấn giàu có. Họ ra đi với những hành trang đắt tiền. Tầng hai và dưới hầm tàu lèn chặt những người phần lớn ở nông thôn, nghèo khó hơn hoặc ít thế lực hơn. Nhìn đống đồ đạc lộn xộn bày ra quanh người họ là có thể hiểu được hoàn cảnh của họ.
Mười hai giờ hôm đó chuyến tàu di cư thứ hai khởi hành. Một hồi còi vang lên, con tàu từ từ chuyển mình rời bến. Nhiều người đứng trên boong khóc sướt mướt nhìn thành phố cảng xa dần. Một vài người già chắp tay hướng về dải đất liền, vái mồ mả ông cha, vái đền miếu, từ đường, vái miền quê chôn rau cắt rốn một cách cung kính.
Người đàn bà chửa có bốn con nhỏ phân bua với mấy người xưng quanh:
- Những như cháu thì cháu chẳng đi làm gì. Từ bé có bao giờ ra khỏi làng. Đi kiếm được miếng cơm thiên hạ đâu có dễ. Nhưng bố nó đánh giấy về bảo phải đi không thì Việt Minh giết chết. Bố cháu là lính com-màng-đô thì sợ thật đấy, chứ như mẹ con nhà cháu thì ai thèm giết cho phí đạn.
- Bà này lẩn thẩn quá. Cần gì phải đạn mà sợ tốn. Một con dao là đủ.
Người đàn ông góp chuyện chừng ngoài ba mươi tuổi. Đầu húi cua, mặt lưỡi cày, lông mày rậm, mắt lá răm, mũi hếch, môi thâm còn hàm răng thì bịt vàng lấp lánh. Thân hình hắn nhỏ bé nhưng mọi cử động có vẻ nhanh nhẹn. Ngồi bên hắn là mọt thiếu phụ đẫy đà, trắng trẻo mặc bộ đồ đen. Cổ tay chị ta đeo đầy vòng xuyến. Chị ta ngồi tựa vào một đống va-li cao ngất. Một đứa con gái sứt môi chừng ba tuổi quặt quẹo xanh rớt, hai tay giữ chằng chằng hai gói kẹo xanh đỏ mà vẫn mếu mạo vòi vĩnh mẹ. Người đàn bà thỉnh thoảng lại nghiến răng lại mắng con bằng những lời độc địa tục tĩu.
Thấy tôi chú ý đến họ, một ông già thì thầm vào tai tôi:
- Ông ấy là trưởng đồn cảnh sát phố Mía đấy. Của ấy không đi thì chẳng cần đến Việt Minh mà chính anh em họ hàng ruột thịt nó cũng sẽ giết nó. Người đàn bà này trước là em dâu nó. Nó dựng tội đẩy em đi tù rồi cướp vợ em nên trời trừng phạt nó. Ba lần đẻ mới được một con bé dị tật. Nghe nói hắn bị bệnh giang mai.
- Sao cụ biết tường tận về ông ta như vậy?
- Cả huyện tôi ai mà không biết thằng sếp Tẩu.
- Cụ có bà con quen biết gì trong Nam không?
- Chẳng có ai thân thích, nhưng năm một nghìn chín trăm ba mươi hai tôi đã vào trong đó. Dễ làm ăn lắm cậu ạ. Ở ngoài này thì cũng chẳng ai động đến mình vì suốt đời có gây thù gây oán với ai. Chỉ vì nghèo, ruộng đất chẳng có nên tôi tính đi tìm chỗ rộng đất. Nhân dịp họ cho đi tàu không mất tiền nên tôi kéo gia đình đi thôi.
- Cụ dự tính sẽ vào định cư ở vùng nào?
- Tôi muốn vào Thủ Dầu Một, tôi có nghề cạo mủ cao su, không biết họ có cho mình được đúng ý nguyện hay không.
Trên sàn tàu đã phô bày ra tất cả hoàn cảnh riêng tư của đám người di tản. Kẻ có tội ác, kẻ phản bội, bọn lưu manh đĩ điếm, người bị lừa bịp, hù dọa. Cũng có người ra đi chỉ vì mưu kế sinh nhai đơn thuần. Và tôi thấy tự hào là trong cái sự phân cực đầy cặn bã rác rưởi ít nhất cũng còn có hai chúng tôi là những hạt giống tốt cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Sáng 22 tháng 8, tàu Monte Carlo cập bến cảng Sài Gòn. Hai chúng tôi xuống tàu và theo bước đoàn người mệt mỏi vì năm ngày đêm say sóng, đến trại đón tiếp những người Bắc di cư. Đã có những sọt bánh mì bố thí chia cho từng người. Chúng tôi nhận những của đó để giảm bớt chi tiêu vì trước mắt chia biết dựa vào đâu. Những người giàu có, họ đi thẳng tới khách sạn hoặc có bà con, xe cộ đón sẵn. Đến đây tôi mới biết là đám dân di cư sẽ được đưa tới Hố Nai chứ không phải ở trong thành phố. Người ta gọi tên từng người qua loa phóng thanh để lên xe ô tô tải. Hai chúng tôi bàn nhau lui lại. Chúng tôi đến xin các viên chức điều hành ở bến cảng cho phép chúng tôi dừng lại ở thành phố để tìm người nhà. Họ đưa cho chúng tôi luộc thảnh giấy:
- Xin ông bà khai cho địa chỉ của thân nhân.
Nhìn tờ khai của tôi, người điều hành nhún vai:
- Địa chỉ ở khách sạn đâu có cố định. Nếu họ rời khỏi khách sạn rồi thì sao?
- Thưa ông, trường hợp đó thì tôi sẽ đi đăng báo nhắn tin và sau đó chúng tôi sẽ về ngay Hố Nai để trình diện và chờ đợi. Chỉ dám phiền ông cấp cho một giấy phép ở lại thành phố bảy mươi hai giờ đồng hồ là đủ ạ.
Cuối cùng thì chúng tôi cũng được cấp một tờ giấy đúng như lời thỉnh cầu. Việc đầu tiên chúng tôi tìm thuê một căn buồng nhỏ ở một nhà trọ rẻ tiền. Tôi lo công việc tìm kiếm kéo dài sẽ ngốn hết khoản tiền ít ỏi mang theo. Chị Dung đã làm tôi yên lòng.
- Ngoài tiền cậu cho, em cũng mang theo một ít tiền riêng và đồ trang sức. Nếu cần bán đi chúng ta có thể trang trải được một thời gian.
Khách sạn Phúc Ninh là nhột ngôi lầu ba tầng cũ kỹ. Tầng dưới là tiệm ăn, còn hai tầng trên cho thuê. Những căn buồng ngăn nhỏ như những xà lim nhà tù với những bộ đồ trải giường hoen ố và bẩn thiu, những ngọn đèn mờ nhạt vì bụi bặm. Người ta có thể thuê từng giờ đến cả tháng. Khách trọ hầu hết là những người nghèo khó, nghiện ngập, những tay giang hồ lỡ bước, những cặp tình nhân hành lạc vụng trộm trong chốc lát. Tóm lại có thể nói nơi đây là cái đáy của xã hội Sài Gòn. Đêm đó căn buồng bé nhỏ của chúng tôi cũng phải chịu tác động của bao nhiêu âm thanh xa lạ từ bốn bề dội lại. Tiếng cười rũ rượi của nhưng cô gái từ ban công bên cạnh vọng sang. Tiếng khóc nức nở của một người đàn bà ở buồng trong tiếng lè nhè của mấy người say rượu ngoài hành lang. Tiếng cãi lộn tục tằn của "dân bẹp"1 (Những người nghiện thuốc phiện) từ lầu trên vọng xuống. Tiếng âm nhạc ầm ĩ của những bài hát A-rập ở quầy rượu phòng dưới vọng lên và đôi lúc cả tiếng còi ré lên dữ dội của cảnh sát. Nằm trên đất liền mà cái ảo giác bập bềnh nôn nao trên biển cả vẫn còn thâm nhiễm trong hệ thần kinh của tôi làm cho giấc ngủ nổi chìm trong mệt thỏi.
Sáng hôm sau tôi tìm số điện thoại và gọi cho anh tôi. Tôi đã được người bên kia đầu dây trả lời về luật sư Phan Quang Ân đã rời Khách sạn Europe từ thứ hai tuần trước và không để lại địa chỉ. Thế là lại bị mất hút. Tôi rất buồn. Liệu anh đã đến làm việc Tòa án tối cao chưa, hay còn mắc bận vì chuyện nhà chuyện cửa. Dù niềm hy vọng chỉ còn mờ nhạt như ngôi sao trên nền trời buổi sáng, chúng tôi cũng vẫn phải theo đuổi. Tôi quyết định đến thẳng Tòa án tối cao. Đường xá chưa quen nên việc đầu tiên là phải tìm mua một tấm bản đồ thành phố. Tôi hỏi thăm người chủ tiệm sách rồi đánh dấu từng vị trí trên bản đồ. Đem về phòng trọ, tôi và Dung cùng nhau học thuộc những đại lộ chính. Dung trông nhà, còn tôi sẽ bắt đầu một cuộc hành quân thực tập. Tôi đã đến được Tòa án một mình không cần hỏi ai. Hàng chục xe ô tô du lịch đỗ thẳng hàng trong sân. Cổng có lính canh làm cho công thự này mang thêm vẻ thâm nghiêm.
Hầu như mọi người từ trong Tòa án đi ra đều dùng xe riêng nên không tiện chặn họ lại để hỏi. Hơn nữa, cách phục sức trang trọng của những người này cùng với vẻ mặt nghiêm nghị lạnh lùng của họ làm cho tôi rụt rè. Tôi đứng vơ vẩn ở đây chừng nửa tiếng mới thấv một ông già gày gò, tóc bạc đeo kính trắng, xách một cái cặp mỏng từ trong tiền sảnh đi ra. Tôi vội tiến lại trước mặt ông cúi mình chào lễ phép:
- Thưa ông, tôi muốn tìm luật sư Phan Quang Ân ở Hà Nội mới vào trong này. Nếu ông biết xin ông làm ơn chỉ giúp tôi chỗ ông Ân làm việc.
- Anh cần ông Ân có việc gì? - ông nói giọng Bắc làm cho tôi thêm hy vọng.
- Dạ, một việc riêng thôi ạ.
- Nếu anh cần đến các việc tố tụng, bào chữa hoặc thảo các văn bản có liên quan đến pháp lý thì tôi sẵn sàng giúp anh. Xin tự giới thiệu tôi là lật sư Trương Công Nghị. Ông Ân không nhận những việc này đâu. Ông ta chuyển sang hoạt động chính trị là chủ yếu.
- Xin cảm ơn luật sư. Rất tiếc tôi không có việc gì liên quan đến pháp lý (lẽ ra phải nói rất may...). Tôi là người bà con với ông Ân. Chúng tôi mới di cư vào, tôi chỉ cần nhờ luật sư cho biết địa chỉ của ông ấy thôi ạ.
Ông già nhún vai mỉm cười:
- Anh có tin là người bà con ấy vui mừng được gặp anh không?... Ông ta vừa khai trương một Văn phòng lớn ở đường Phan Đình Phùng. Số nhà tôi không nhớ rõ nhưng anh có thể dễ dàng nhìn thấy tấm biển đồng khắc "Ván phòng - Tiến sĩ luật khoa Phan Quang Ân" ở khoảng gần ngã tư với phố Hai Bà Trương thì phải.
- Xin cảm ơn luật sư nhiều.
- Không có gì. Chúc anh may mắn.
Tôi nhìn mãi theo bóng ông già cao lêu đêu, chậm chạp đếm từng bước trên vỉa hè rợp bóng cây.
Tấm bản đồ giúp tôi nhanh chóng tới được ngã tư Phan Đình Phùng - Hai Bà Trưng. Tôi tìm ngay ra tấm biển dông. Nó gắn bên cửa chính của một tòa lầu ba tầng. Mặt tiền ngôi nhà không lớn lắm, nhưng được xây dựng hiện đại và kiên cố. Tôi mạnh dạn bước lên thềm nhìn vào trong cửa kính thấy càn phòng rất rộng trải thảm. Giữa phòng kê bộ ghế xa-lông bọc da. Sát tường bên trong là một bàn giấy rộng, bên trên treo một bức tranh phong cảnh lớn: Hoàng hôn Cửa Bắc. Bên phải bàn giấy là một tủ kính cao gần đến trần nhà, trên ngăn bày những bộ sách rất lớn, bìa bọc da, gáy in chừ vàng. Đó là những bộ luật cổ kim đông tây của nhiều quốc gia, bộ Đại Bách khoa toàn thư cùng những tác phẩm của nhiều nhà luật học nổi tiếng. Góc tường phía cửa sang buồng bên có chiếc bàn nhỏ dành cho người thư ký đánh máy.
Văn phòng vắng ngắt, tôi bấm chuông. Cánh cửa vào buồng trong mở ra. Một cô gái xuất hiện, dung nhan của cô như in lại hình ảnh của chị dâu tôi cách đây mười năm. Điều đó làm cho tôi khẳng định đây là cô em chị Lệ Ngọc. Cô mở cửa ngoài và gật đầu chào tôi rất kiểu cách:
- Xin mời ông vào.
- Thưa cô, tôi xin được gặp luật sư Phan Quang Ân - Tôi vẫn đứng ở cửa.
- Xin mời ông ngồi chờ cho một phút. Tôi đi mời luật sư.
Cô gái đi vào buồng trong và chẳng bao lâu anh tôi xuất hiện trên khuôn cửa. Tám năm xa cách nhưng không có thay đổi gì lớn trên khuôn mặt anh. Tôi gật đầu chào và im lặng xem anh có nhận nổi tôi không. Cặp mắt anh dán vào tôi và một vẻ sửng sốt bùng lên...
- Anh không nhận nổi ra em à? Nghĩa đây mà.
- Trời! Em tôi! - Anh ôm chầm lấy tôi.
Tôi cảm thấy sức mạnh đôi cánh tay to béo của anh ghì lấy vai mình.
- Em từ đâu đến đây với anh thế ?
- Từ quê hương anh ạ. Em đã đi tìm anh khắp Hà Nội, em lần theo những lời chỉ bảo của nhiều người mà tới được đây.
- Thế dì và Huệ đâu?
- Mẹ em và chị Huệ vẫn ở quê.
- Ôi, thế em đi có một mình à?
- Có một người nữa anh ạ... Dung, vợ em! - Tôi thấy ngượng vì đây là lần đầu tiên tôi nói mệnh đề này.
- Thế cô Dung đâu? - Còn nằm ngoài khách sạn ạ. Em đi tìm anh chưa có hy vọng gặp ngay nên sợ kéo cả hai đi thêm tốn tiền xe.
- Thôi được, em hãy vào trong nhà rồi ta sẽ đi đón cô ấy sau.
Tôi theo anh vào trong, qua một vườn cây xanh đầy hoa đến một biệt thự hai tầng xinh xắn và rất lộng lẫy vì hàng trăm chậu cảnh đầy hương sắc.
- Anh chị ở trong này. Bên ngoài là văn phòng làm việc.
Vào đến cửa ngôi nhà trong, tôi thấy anh tôi gọi:
- Mình ơi! Lệ Ngọc ơi. Ra đây, ra đây nhanh lên.
Chị Ngọc và cô gái hồi nãy cùng bước ra. Tôi gật đầu chào chị.
- Có nhận ra ai đây không? - Anh tôi hỏi.
Chị nhìn tôi từ đần đến chân rồi mỉm cười lắc đầu:
- Em chịu không nhớ ra!
- Nghĩa! Em trai anh đấy mà.
- Trời, em Nghĩa! - Vẻ ngạc nhiên trùm lên khuôn mặt chị - Trong trí nhớ của chị, em chỉ là một chú bé gảy gò trắng xanh của cái năm bốn mươi lăm đen tối. Thế mà bây giờ em lớn thế này. Lạ quá ! Thế anh Ân có nhận nổi ra chú ấy ngay không?
- Ra ngay chứ? - Anh tôi khẳng định - Vẫn là chú bé gầy gò trắng xanh năm một nghìn chín trăm bốn mươi lăm phóng đại ra gấp đôi thôi, chứ có gì mà không nhận ra. Với lại ruột thịt bao giờ cũng có một linh cảm đặ biệt.
- Em thấy anh ấy hỏi lật sư Ân, em cứ tưởng là khách hàng! - Cô gái cũng thêm vào câu chuyện của chúng tôi
- Ba đâu nhỉ?
- Ba đang có khách - Chị cười - Các cụ đang xoa1 (Đánh mạt chược). Thôi để lên chào cụ sau. Em sẽ sắp đặt phòng cho chú Nghĩa nghỉ ngơi tắm rửa, sau đó ta sẽ nói chuyện nhiều. Đi xa chắc Nghĩa mệt lắm, em nhỉ.
- Dạ, em cũng bình thường thôi ạ.
- Còn phải đi đón cô ấy nứa chứ.
- Đón ai?
- Cô Dung, vợ chú Nghĩa còn đang ở ngoài khách sạn.
- Thế mà chị không biết. Kim, em gọi lái xe cho chị để đưa chú Nghĩa ra khách sạn đón cô Dung.
- Để em đi cho khỏi phải gọi - Cô gái có nụ cười rất hồn nhiên.
- Ừ hay Kim đi với Nghĩa cũng được.
Kim ra hiệu cho tôi theo ra phía ga-ra. Một cái Peugeot 203 đen bóng. Kim mở cửa cho tôi vào. Cô nổ máy và bấm còi. Một người đàn ông trong nhà chạy ra lễ phép.
- Thưa cô để tôi lái ạ.
- Anh mở cửa ga-ra giúp tôi. Tôi lái lấy.
Người tài xế nhanh nhẹn làm theo. Chiếc xe nhẹ nhàng lan bánh chửi ra cổng. Chị nghỉ ở Khách sạn Palace hay Continental ạ.
- Dạ ở Khách sạn Phúc Ninh - Tôi cảml thấy thảm hại khi phải đọc tên cái khách sạn tồi tàn đó.
- Em mới vào cũng chưa thuộc đường lắm nhưng không sao. Có đi có quen.
Tôi nhìn qna tấm bản đồ và hướng dẫn cô lái đến địa điểm rất chính xác.
Lúc đó đã mười một giờ. Ngồi chờ tôi từ sáng chắc Dung cũng nóng ruột. Thấy tôi trở về cùng với một cô gái ăn mặc sang trọng thì chị đã biết là tôi gặp may rồi. Tôi giới thiệu hai người với nhau:
- Đây là cô Kim, em ruột chị Ân. Còn Dung... nhà tôi đấy?
Hai người bắt tay nhau thân thiện.
- Rất sung sướng được quen biết Kim.
- Em cũng vậy. Anh chị trả phòng thuê cho khách sạn đi. Em đưa anh chị về kẻo cả nhà mong.
Tất cả công việc thanh toán, thu dọn và trang điểm được làm trong vòng mười lăm phút. Chúng tôi ra xe với hai chiếc va-li nhẹ tênh.
Khi xe chui vào cổng tôi đã thấy cả nhà ngồi trên những chiếc ghế mây ở ngoài vườn. Anh tôi ra tận xe đón và dẫn chúng tôi đến trước mạt ông bố vợ. Chúng tôi cúi chào cụ.
- Thưa ba, đây là hai vợ chồng em Nghĩa con.
- Xin chào ! - Ông cụ Cự Phách đứng dậy, dáng hơi lom khom. Chỉ mười năm thôi mà ông đã già đi nhiều - Hồi tôi về thăm dưới quê, chú ấy còn bé tí tẹo. Cách nhau một cuộc chiến tranh mà anh em còn được hội ngộ là đại phúc đấy!
Ông hỏi thăm gia đình tôi qua loa rồi quay sang nhắc các con.
- Thôi đưa cô chú ấy về phòng nghỉ, tắm rửa đôi chút rồi còn đi ăn cơm.
Chúng tôi được đưa lên một căn buồng khá rộng ở tầng hai ngôi nhà ngoài. Căn buồng đầy đủ tiện nghi. Có một giường, một đi-văng, có tủ và bàn gương trang điểm. Có giá sách và bàn ghế. Có cả toa-lét riêng. Anh tôi chỉ bao tỉ mỉ cho chúng tôi cạch xếp đặt cuộc sống khi giúp chúng tôi xếp quần áo từ va-li vào tủ, anh thân mật bảo tôi:
- Các em nghèo quá. Cần phải may mặc thêm cho đầy đủ. Anh sẽ bảo chị Ngọc lo liệu chu đáo cho các em.
Chúng tôi thay nhau tắm rửa sạch sẽ và cảm thấy thoải mái sau một chuyến đi dài.
Mười hai giờ chúng tôi được mời xuống buồng ăn. Gia đình ngồi quanh một chiếc bàn bầu dục lớn. Ông Cự Phách ngồi ở phía đầu. Đối diện với ông là cô Kim. Anh chị tôi ngồi bên phải ông cụ. Chúng tôi ngồi bên trái. Bưa ăn thật thịnh soạn. Không hiển vì buổi đầu hội ngộ của chúng tôi mà bữa cơm trở nên đặc biệt hay cuộc sống bình thường của gia đình này là như vậy? Anh tôi mở một chai Martel rót ra những chiếc cốc pha lê. Trừ ông già, mọi người đều đứng dậy nâng cốc chúc mừng cuộc tái ngộ của anh em tôi sau gần mười năm bặt tin nhau. Tôi chưa bao giờ làm quen với những bữa tiệc tùng long trọng nên tuy chỉ có vài người trong nhà mà tôi vẫn lóng ngóng. Chị Dung thì tỏ ra thành thạo và duyên dáng hơn tôi. Mặc dù Dung chưa được điểm trang đầy đủ, ăn mặc những bổ đồ sang trọng và đúng kiểu nhưng Dung vẫn khá nổi trong bàn tiệc. Chị Lê Ngọc vốn cũng là một người đàn bà đẹp, nhưng ở tuổi ngoài ba mươi, chị cũng không còn giữ được cái vẻ rực rỡ của mười năm về trước. Cô Kim cũng rất xinh, nhưng cô đã để cho nước da lệ thuộc quá nhiều vào son phấn.
- Bây giờ em có thể vừa án vừa kể sơ lược cho cả nhà nghe về những gì đã xảy ra với em trong suốt cuộc chiến - Chị Lệ Ngọc nhắc tôi.
Tôi đã diễn theo đúng kịch bản dựng sẵn. Tuy nhiên vai của tôi gần giống hệt cuộc đời thực của tôi nên tôi kể rất lưu loát và nhiều đoạn tôi cảm thấy khá xúc động. Nó cũng dễ thuyết phục người nghe vì tính chân thực của nó. Khi tôi nói đến đoạn tôi đi lính và chiến đấu ở Điện Biên Phủ thì chị Lệ Ngọc vội hỏi xen vào:
- Em đi lính dù hay lính thuộc địa?
- Lính Việt Minh, bộ đội Cụ Hồ chị ạ.
Tôi thấy nét mật chị dâu tôi tái đi. Chị thốt lên vẻ kinh hoàng:
- Trời ơi ! Thế chú đã là Việt Minh Cộng sản?
- Vâng, mới là Việt Minh chưa chưa phải là Cộng sản.
Ông Cự phách cười vang lên rất vui vẻ:
- Xin chào người lính từ bên kia chiến tuyến? - Ông già vỗ vào vai tôi vẻ thân mật - Thế tại sao anh vẫn tìm đường vào đây với chúng tôi trong lúc các anh đang được thế giới gọi là những người chiến thắng?
- Thưa bác, cháu vẫn là người chiến thắng chứ ạ. Làm sao có thể biến đổi được lịch sử, xoay chuyển được quá khứ?
- Anh có tự hào về chiến tích đó không?
- Cháu rất tự hào. Một người lính trong đời anh ta được thắng một trận như Diện Biên hay Đống Đa, Wateploo, Xích-bích, Xta-lin-gơ-rát hay Normandie thì cũng đáng tự hào lắm chứ ạ.
- Bravo! Như vậy mới đáng gọi là một người lính! - Cô Kim ủng hộ ý kiến của tôi - Nhưng em trông anh Nghĩa chẳng giống người lính chút nào, nhất là một người lính Việt Minh!
- Chắc là lần đầu tiên cô trông thấy một người lính Việt Minh bằng xuống bằng thịt?
- Đúng vậy. Với em, họ chỉ mới xuất hiện trên báo chí, trên màn ảnh. Trông họ khát máu hơn, tàn ác hơn và xin lỗi... họ ngu xuẩn hơn nhiều.
- Họ là sản phẩm của những bộ óc như vậy mà!
Hình như câu nói mang hai nghĩa của tôi quá mạnh có thể làm cho tôi hiện rõ nguyên hình nên Dung vào câu chuyện:
- Anh Nghĩa đến hôm nay đã thay đổi ngoại hình đi nhiều lắm. Từ bỏ núi rừng, bỏ bộ đồ ka ki, trở về đồng bằng ăn mặc khác đi nên chẳng thể giống những người trong phim nữa.
- Xin lỗi cho tôi hỏi người lính Việt Minh một câu - ông già quay lại nhìn thẳng vào tôi, ánh mắt vui vẻ - anh nói quá khứ là không thể lay chuyển, lịch sử là bất biến. Thế tại sao anh lại từ bỏ quá khứ, tách mình khỏi lịch sử mà anh thấy đáng tự hào?
- Dạ thưa bác, cháu chưa bao giờ và sẽ không bao giờ từ bỏ quá khứ, phủ nhận vinh quang của lịch sử. Cháu chỉ chưa chấp nhận tương lai người ta gán cho chết mà thôi. Cháu sẽ mãi mãi cho rằng kháng chiến chống lại chủ nghĩa thực dân Pháp là một sứ mạng thiêng liêng của mỗi người Việt Nam . Chỉ có Việt Minh là có khả năng tập hợp được sức mạnh của dân tộc để chống Pháp. Một số chính đảng khác cũng đề ra cương lĩnh chống thực dân giành độc lập, nhưng trên thực tế họ không làm nổi điều này. Nhưng Việt Minh không phải chỉ có mục đích tối thượng chống giặc ngoài là thực dân Pháp mà họ còn chống cả nhiều người Việt Nam mà họ gọi là thù trong. Theo học thuyết đấu tranh giai cấp của họ thì cháu và hàng ngàn cán bộ Việt Minh khác xuất thân từ giai cấp địa chủ, tư sản hay tầng lớp quan lại trước đây đền được liệt vào đối tượng đấu tranh của một cuộc cách mạng long trời lở đất đã và sẽ diễn ra trên toàn bộ miền Bắc. Cháu không chấp nhận cảnh nồi da nấu thịt này. Vì vậy cháu đã chia tay với những người Cộng sản, một cuộc chia tay thầm lặng nhưng quyết liệt. Tương lai sẽ là một mất một còn.
- Chắc họ chỉ xử tội những người không đứng trong đội ngũ của họ thôi chứ? - Anh tôi hỏi.
- Dạ, không trừ một ai - Dung cũng tham gia vào cuộc nói chuyện - Trong lúc kháng chiến, cần có đông người trong đội ngũ thì họ cũng có một sách lược lôi kéo. Nghĩa là có lỏng tay chút ít những về nguyên tắc tư tưởng thì vẫn là thành kiến giai cấp, kỳ thị thành phần phi vô sản. Nhưng nay có chiến thắng, có hòa bình rồi hết "giặc ngoài", họ chẳng có gì phải chiếu cố, phải lôi kéo "thù trong" nữa. Hết thú rồi, người đi săn tính chuyện "thịt chó và chim mồi".
Câu chuyện từ trong bữa ăn lan sang bàn nước và kéo dài ra tận nơi hóng mát ngoài vườn cây. Qua nét mặt tôi cảm thấy rõ một lối lo lắng bao trùm lên bà chị dâu tôi. Trong ngôi nhà yên ấm và vui vẻ này bỗng nhiên xuất hiện một con người có gốc gác Việt Minh, tham gia kháng chiến có thể làm suy đồi cái vốn chính trị mà từ lâu chị đã cố gắng vun vén, mua bán cho chồng. Anh tôi thì vẫn bình thản, còn ông Cự Phách thì lại tỏ ra thú vị như một người hiếu kỳ được thấy tận mắt một dị nhân.
Chiều hôm đó, khi chỉ có hai anh em ngồi với nhau, anh tôi mới hỏi về những dự định tương lai của tôi. Tôi hỏi:
- Nhưng nay chiến tranh đã làm gián đoạn sự học hành của em. Tuy vậy, đến nay em vẫn muốn được tiếp tục đi học. Không có mảnh bằng trong tay khó mà lập nghiệp nổi ở cái chốn đua tranh này.
- Thế em sẽ bắt đầu từ đâu?
- Từ đệ nhị chuyên khoa anh ạ. Em định gắng sức trong hai năm để có bằng tú tài.
- Em có chí như vậy là rất tốt. Tuổi em cũng đã lớn. Em phải đi học tư và thi tự do. Anh sẽ giúp đỡ em thêm.
- Em xin anh chị giúp đỡ cho chúng em một chỗ ở. Vợ em sẽ đi làm để kiếm sống. Dung có thể xin bán hàng cho một cửa tiệm nào đó. Cũng có thể làm thợ kim hoàn vì gia đình vợ em có nghề này từ lâu đời nên con cái đều có tay nghề cả.
- Chuyện này thì em đừng lo. Anh chị sẽ thu xếp cho em đầy đủ. Ngày hàn vi mấy anh em sống với nhau thiếu thốn vất vả dì còn lo liệu được cho anh em mình nữa là. Công lao dì to lớn lắm. Bây giờ em đã vào đây, anh sẽ có trách nhiệm gây dựng cho em. Anh chỉ mong em chăm chỉ tu thân thì thế nào em cũng thành đạt. Em không được bạn bè đi lại với những người ở phía bên kia nữa. Chẳng may có người vẫn dính líu đến quá khứ, họ sẽ lôi kéo xô đẩy em đến những chỗ không hay. Điều đó chẳng những có hại cho em mà còn ảnh hưởng xấu đến gia đình này nữa.
- Xin anh yên tâm, mọi việc sẽ tốt đẹp.
- Thế em đã mang những giấy tờ gì mà vào được Sài Gòn?
- Chỉ có giấy của Tổng ủy di cư cấp thôi ạ - Tôi đưa các thứ cho anh xem.
- Thế thì mai em cứ quay lại Hố Nai để khai báo toàn bộ, làm đầy đủ thủ tục xin định cư với anh chị ở Sài Gòn. Như vậy chúng ta mới được đảm bảo đầy đủ về mặt pháp lý.
Tôi vâng lời anh và hứa sẽ đi thu xếp đầy đủ những giấy tờ này. Chúng tôi đến Hố Nai, tìm cơ quan tiếp nhận dân di cư.
Thủ tục xin giấy tờ của chị Dung không có chuyện gì khó khăn. Với tôi thì vấn đề phiền toái hơn. Sau khi nghe tôi kể về nguồn gốc của mình, những nhân viên phụ trách về định cư đã xác định trường hợp này phải chuyển sang cơ quan chiêu hồi. Tôi năn nỉ xin được coi như mọi người dân di cư khác nhưng vô hiệu. Thế là Dung phải lấy giấy tờ về trước một mình.
Viên thiến tá phụ trách chiêu hồi đón tiếp tôi một cách hoan hỉ.
Năm ngày sau, có lẽ nóng ruột về tình hình "cải tạo" của tôi nên Dung đã xin phép lên thăm tôi. Cô Kim đã tình nguyện lái xe đưa Dung đi. Khi chiếc Pellgeot 203 bóng lộn đỗ ngoài cửa trại rồi hai cô gái xinh đẹp và sang trọng xin vào thăm tôi thì cả trại nhốn nháo hẳn lên. Đến ngay vị trại trưởng và một số lính gác cũng nhìn tôi bằng cặp mắt đặc biệt. Khi nghe tôi kể anh ruột tôi là tiến sĩ luật khoa Phan Quang Ân, nguyên Phó Chánh án Tòa Thượng thẩm Hà Nội thì viên trại trưởng tỏ ra rất vui vẻ. Trong các bài giảng sau đó y đã nhiều lần nhắc đến tên tôi như là điển hình của những người khôn ngoan, có học thức đã biết chọn cho tương lai của mình một con đường thênh thang đầy hy vọng!
Sau một tuần nhồi sọ, tôi đã được cấp đủ giấy tờ hợp pháp để về định cư ở Sài Gòn. Anh chị tôi đã thu xếp cho tôi một tương lai gần đúng như yêll cầu của tôi. Tôi sẽ đi học tại một trường tư, còn Dung sẽ là thư ký cho Văn phòng bào chữa của anh tôi. Lúc đầu chị Dung cũng không hình dung nổi công việc này ra sao. Nhưng khi bàn tính kỹ, chúng tôi thấy rằng trong hoàn cảnh trước mắt cách thu xếp đó là hợp lý và hợp tình nữa. Dung chỉ học thêm đánh máy, còn cung cách làm việc thì anh tôi chỉ bảo dần. Là người trong nhà những yếu kém ban đầu có thể được châm chước dễ dàng hơn.
Chỉ một thời gian ngắn, chúng tôi nhận thấy rằng công việc tố tụng bào chữa ở đây không nhiều lắm. Những người lui tới gặp gỡ anh tôi hầu hết là những chính khách. Họ ít nói về luật pháp mà thường là đàm đạo về chính trị. Ở văn phòng này có thể đặt được một cái "nhiệt biểu" về chính trị. Những nguồn thông tin thu lượm được nếu biết phân tích thì cũng có nhũng chi tiết giúp cho công tác của chúng tôi, ngoài giờ làm việc, Dung vẫn có những khe hở dành cho công tác của mình.
Tôi chưa được Dung giao cho việc gì. Nhiệm vụ chính lúc đó là học tập. Tôi là học sinh lớn nhất mấy lớp đệ nhị của tư thục Phan Châu Trình cả về tuổi tác lẫn tầm vóc. Khi xin học tôi đã phải nói thực với các thày là tôi theo học ở "hậu phương" nên không có chứng chỉ học lực. Các môn tự nhiên tôi có thể theo kịp, nhưng về sinh ngữ cả Anh van và Pháp vàn tôi đều rất yếu. Tôi hứa sẽ cố gắng để đuổi kịp. Vì là trường tư nên các thày cũng có phần châm chước cho. Tôi sẽ học dự bị một thời gian. Nến theo được nhà trường sẽ chấp nhận chính thức.
Ý thức được nhiệm vụ lâu dài, tôi lao vào việc học tập chăm chỉ say sưa khác thường. Trong tôi đã mang sẵn tính di truyền của cha tôi ngày xưa nên sự miệt mài "học gạo" không làm cho tôi mệt mỏi. Anh tôi cũng rất hài lòng.
- Đáng tiếc là em phải đứng lại trong mấy nạm chiến tranh. Nếu không em đã đi đến tận đâu rồi!
Buổi tối, anh tôi thường dành cho tôi nửa tiếng. Anh rất nghiêm túc trong việc này. Ngay cả những hôm có khách anh cũng kiếu lỗi và nhờ chị tôi tiếp hộ. Anh xem bài vở và chỉ bảo cho tôi giống hệt như ngày chúng tôi còn ở bên chùa Am. Có điều đáng ngạc nhiên là anh tôi chẳng quên một môn gì, kể cả những môn toán, lý, hóa... mà anh đã bỏ hàng chục năm không ngó tới. Tôi cảm thấy một không khí gia đình êm ấm của tuổi thơ sống lại. Chính những lúc đó anh tôi cũng hồn nhiên hơn, chân thật hiền lành và cởi mở hơn. Ở trong môi trường này tôi học sinh ngữ cũng rất thuận lợi. Anh chị tôi hay nói tiếng Pháp. Cô Kim nói cả tiếng pháp, tiếng Anh đều tốt. Dung cũng nói được trong sinh hoạt, tuy chị không thể trực tiếp giảng cho tôi. Tôi có nhiều cơ hội để nghe, để trả lời hoặc hỏi lại. Chẳng mấy chốc tôi đã thấy vững tâm trước những giờ sinh ngữ. Dần dần tôi đã vượt lên và thoát khỏi cái danh vị đội sổ.
Chúng tôi đã gia nhập cuộc sống xa lạ này một cách trót lọt êm ả.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.