Quyển 5 - Chương 6: CẬU TÔI
Triệu Huấn
22/04/2014
Ra khỏi Đồn Công an tôi chưa dám về nhà cậu Đức ngay mà phải xin chỉ thị xem nên xử trí tình huống này ra sao. Tôi vào một trạm điện thoại.
- Alô, Thưa cậu cháu đây!... Vâng, cháu được tha rồi. Cũng phải nộp phạt ít tiền nhưng không nhiều lắm. Cháu về chỗ cậu bây giờ liệu có tiện không?... Vâng! Tạm thời cứ như thế!
Tôi quay lại thuê buồng tạm lánh ở khách sạn một hôm cho gián đoạn đạo trình của mình đi. Lúc nào có xe đón tôi sẽ quay lại ở nhà cậu.
Tôi thuê phòng lầu bốn gần ngay phòng Rosanna. Tắm rửa song tôi gọi điện cho nàng.
- A lô! Rosanna còn đấy không?
- Chào McGill! Anh ở đâu đấy? Ôi ngay bên em a? Sao không vào chung phòng với em còn thuê làm gì cho tốn tiền!
- Sợ ngáy to! Ha ha ha!
- Chịu được mà! Chúng ta chẳng đã qua một đêm êm đẹp rồi đó sao? Em có thể sống chung phòng với anh trọn đời.
- Cảm ơn! Em biết cách giễu anh đấy!
- Thật tình mà! Thôi sang đây với em rồi ta đi án tối luôn thể.
- OK!
Thế là tối đó chúng tôi đi ăn với nhau ngay trong quán nhậu của khách sạn. Xong bữa nàng kéo tôi về phòng mình rồi mới hỏi.
- Đêm qua anh ngủ với cô nào?
- Một mình trong phòng tạm giam của Đồn Công an mười sáu!
- Lạy Chúa! - Nàng ôm bụng cười - Chuyện gì xảy ra mà tồi tệ thế Chắc phạm tội săn lùng gái vị thành niên chứ gì? Mấy ông du khách độc thân thường ham trò sextour ở các nước nghèo lắm đấy!
- Anh luôn luôn có bạn tình ở bên dại gì dấn thân vào những trò vô đạo đức, bất hợp pháp!
Tôi tường thuật lại toàn bộ sự vụ tiếp cận trao tài liệu cho lão cha xứ Đồng Thiện cho cô ta nghe.
- Thế mà anh không cho em đi cùng! Biết đâu có chất đàn bà kích thích cha đạo lại chẳng mềm lòng bớt đi tính hung hãn!
- Cũng có khi cả hai đứa mình phải vào nằm chung trong buồng giam đấy!
- Thế thì tuyệt quá! Em đang thèm muốn một vụ sa lưới đầy phiêu lãng như thế! Về Mỹ tường thuật lại chuyện này anh có thể được dân lưu vong tôn vinh là anh hùng siêu đẳng, là chiến sĩ tự do tầm cỡ đấy!
- Anh chỉ cần được em tôn vinh đêm nay thôi! Hãy nổi nhạc lên!
Hai chúng tôi ôm nhau quay vòng nhè nhẹ với nhột giai điệu tăng-gô lả lướt.
Hôm sau tôi lại từ biệt nàng nói là đi về miền đồng bằng một tuần mới quay lại. Nàng hứa sẽ chờ tôi để cùng ra miền Trung.
Tôi thanh toán tiền khách sạn rồi thuê xe ôm luồn lách đến chợ Bến Thành. Đúng bốn giờ chiều tôi có mặt ở điểm hẹn. Hai Bền đã đưa xe đến đón tôi về nhà ông Đức.
Hai cậu cháu ôm nhau cười vui vẻ. Khi ca ba ngồi trong phòng khách uống bia ướp lạnh ông mới hỏi tôi.
- Thế nào? Cháu được vị cha xứ cho một bài học chứ?
- Vâng! Cháu không ngờ vị chăn chiên trẻ trung đó lại tràn đầy tinh thần yêu nước, ý chí cảnh giác cách mạng đến thế!
Ông Đức lắc đầu cười.
- Cháu đến tay không thì làm sao ông ấy nhiệt tình đón tiếp được!
- Hàng đống tài liệu công phu mang từ Mỹ về chứ đâu phải tay không ạ?
- Mật khẩu chẳng có, tín vật cũng không. Đến lá thư giới thiệu của một chức phẩm bề trên cũng không thấy nốt, làm sao ông ấy có thể nồng nhiệt đón tiếp cháu được.
- Mấy thứ đó Liên Minh làm sao có? Chỉ CIA mới phải dùng mật khẩu, tín vật thôi chứ ạ.
Hai Bền bấm tôi.
- Thì cha Trinh là một điệp viên CIA nằm vùng chính hiệu đấy!
- Trời ơi thế mà ông ta đón nhận một sứ giả của Liên Minh bằng cách la lối om xòm rồi giao cho công an trước mặt dân chúng? Như thế có khác gì là nhân viên an ninh chìm của chính quyền không?
Cậu Đức nghiêm mặt nói.
- Từ sau vụ thảm bại của Hoàng Quý Nhân, Vũ Xuân Trinh vô cùng lo sợ. Ông ta phải rất cẩn trọng trong liên lạc móc nối. Cuộc tiếp kiến vô nguyên tắc hôm qua làm cho Trinh nghi ngờ. Ông ta đoán cháu là một trinh sát cộng sản trá hình muốn dò la giương bẫy. Vì thế ông ta liền nộp cháu cho cảnh sát. Làm thế cũng để vinh danh mình trước công chúng, cha không phải là tay sai đế quốc như nhiều lời đồn đại. Thêm nữa đây cũng là cơ hội cho ông ta củng cố cái vỏ bọc bề ngoài thêm vững chắc trước con mắt của nhà cầm quyền.
- Thế trước đây ông ta đã trao ai cho chính quyền chưa?
Hai Bền lắc đầu.
- Chưa! Rất nhiều kiều bào về nước đến viếng thăm. Thường là họ mang đô la làm quà tâm phúc cho xứ đạo. Làm sao cha có thể nộp họ cho cảnh sát. Bạn chỉ đưa tài liệu lại không kèm tiền. Thế có khác gì trao việc mà quên trả công! ông ta quăng bạn vào đồn còn kêu oan nỗi gì!
Cả ba chúng tôi đều cười trước cái lo-gic thị trường thế tục lại ăn nhập khăng khít với đối sách của vị chăn chiên, canh giữ phần hồn đến thế!
Bữa tôi hôm đó Hai Bền đón tôi và ông Đức đến ăn cơm với vợ chồng anh. Chị Năm Ngân đã xin phép ông Đức tổ chức bữa ăn này sao cho thật vui. Chuyện chọn thực đơn thì không khó, nhưng khi mời thực khách thì cứ phải cân nhắc mãi. Cuối cùng thì lãnh đạo cũng đồng tình với ý kiến ông Đức. Cả chủ lẫn khách rút xuống chỉ còn sáu người.
Tôi, ông Đức, vợ chồng Hai Bền, còn hai người nữa là ai tôi hỏi thì Hai Bền lắc đầu không nói.
- Tôi muốn cho anh một niềm vui bất ngờ. Cứ đến rồi anh sẽ biết.
Bảy giờ tối ông Đức lái xe công đưa tôi đến nhà Hai Bền. Chúng tôi phải gửi xe ngoài bến đỗ rồi mới đi bộ vào hẻm. Vợ chồng Hai Bền đã bày biện cỗ bàn xong đang dắt con đứng ngoài sân chờ khách. Thấy chúng tôi anh chị vội ra mở cổng bắt tay đón chào nồng nhiệt.
- Chúng tôi đến sớm mất rồi! - Ông Đức nói.
- Vừa đúng giờ thôi anh Đức ạ! Vợ chồng nhà kia cũng vừa gọi điện đến. Đi đâu kèm đàn bà là hay trang điểm nên chậm đôi chút. Mời hai anh vào nhà.
Chúng tôi vừa ngồi thì có tiếng xe máy đỗ ở cổng. Anh Hai Bền đón vợ chồng khách vào nhà.
Khi họ bước qua khuôn cửa thì tôi giật mình nhận ra Đỗ Thúc Vượng. Đi sau anh là một phụ nụ mặc váy đầm trẻ trung xinh đẹp. Không đợi giới thiệu tôi reo lên.
- Anh Vượng!
- Ôi Phan Quang Nghĩa! Anh về nước bao giờ đấy? - Vượng quay lại phía ngươi đàn bà đi theo - Xin giới thiệu với Nghĩa đây là Lili vợ mình. - Anh nói với chị - Đây là anh Nghĩa bạn cũ, bên Mỹ về chơi
- Rất hân hạnh được biết chị.
Chúng tôi lần lượt bắt tay nhau. Tôi nhợt nhận ra người đàn bà này giống hệt bà quả phụ họ Hoàng, thay chồng làm thủ lĩnh phong trào nghĩa quân quốc nội! Tôi đánh liều hỏi.
- Thưa chị, có phải vừa rồi chị cũng sang Mỹ tham dự Cương lĩnh Arlington không?
Chị cười lúng túng không biết trả lời ra sao thì ông Đức đã nói thay.
- Đúng đấy! Bà Lưu Li vị thủ lĩnh kế vị của nhà ái quốc Hoàng Quý Nhân đấy!
Tôi chưa thực tin nên hỏi lại.
- Vợ thật hay vợ trong màn kịch đấy ạ?
- Vợ thật chứ ạ! - Chị cười và khẳng định - Nhưng chỉ là vợ lẽ thôi. Tôi chung sống với Năm Oăn chừng một năm thì xảy ra vụ đổ bộ ở bãi Kim Ngưu!
Hai Bền và Năm Ngân vội kéo mọi người lại bàn ăn.
- Thôi vào bữa đi rồi lai rai chuyện trò đến bao giờ cũng được.
Chúng tôi quây quần quanh bàn tiệc. Hai Bền rót sâm-banh, mọi người nâng cốc.
- Chúc sức khoẻ tướng Đức, vị chỉ huy của chúng ta!
- Chúc tình bạn chiến đấu trung thành dũng cảm của các chiến sĩ Tình báo Việt Nam!
- Chúc cho chiến công và thắng lợi!
Lúc này tướng Đức mới lần lượt giới thiệu lại từng nhân vật và mối quan hệ xưa cũ của sáu người với nhau. Quan hệ đa phương, song phương, một chiều trong công tác. Quan hệ họ hàng thân tộc quan hệ đối lập ý thức hệ, lý tưởng rồi chuyển hoá thành bè bạn và đồng chí, tình yêu... Tất cả đã diễn ra trong suốt bốn chục năm trời. Ai cũng muốn nhân dịp này cởi mở tâm hồn để nhìn rõ nhau hơn, đồng cảm, thông hiểu, thương yêu quý trọng nhau hơn.
Lili xúc động nhắc lại.
- Em là người đến sau. Em không ngờ mối quan hệ của chúng ta lại chồng chéo, phức tạp và kì lạ đến thế. Người ta nói số phận của chúng sinh được Thượng Đế an bài. Nhưng với chúng ta ngồi đây thì sự an bài quả là một tác phẩm nghệ thuật được cấu trúc rất độc đáo và cũng hoàn toàn ngẫu hứng. Em không ngờ chị Hứa Quế Lan vợ anh Vượng lại bỏ chồng để lấy Hoàng Quý Nhân, nhưng lại ngoại tình, có con với Price. Lúc hoạn nạn, Quý Nhân lợi dụng tình yêu khờ dại của em để biến em thành con chó canh nhà. Chị Năm Ngân đã cứu em ra khỏi cơn ác mộng của thứ chất độc thần kinh "Giấc mộng Hằng Nga". Em bán bức tranh "Chiếu Bạc" và chiếc tẩu "Đầu Lâu" cho cụ Chu Bội Ngọc nào ngờ nó lại trôi nổi đến tay Jimi và anh Vượng. Các anh đi tìm hang ổ của Hoàng Quý Nhân lại dẫn đến cuộc tình tốt đẹp của em và anh Vượng. Em cũng không ngờ anh Vượng lại là người chứng kiến Hoàng Quý Nhân bắn anh Nghĩa, và may sao chính anh Vượng lại cứu sống được anh. Rồi anh Vượng lại là thông gia với chị Quế Lan nhưng không với anh Vượng hay Hoàng Quý Nhân là Price, một nhà báo Mỹ em đã từng theo dõi! Hôm nay được ngồi bên nhau ở đây, em nguyện suốt đời giữ mãi bức tranh đẹp này cho muôn đời con cháu. Xin nâng cốc chúc cho sự trung thành vĩnh viễn của chúng ta!
Mọi người vui vẻ lần lượt chạm cốc nhau. Vượng nói.
- Chúng tôi không là cha mẹ của Jimy. Nhưng cháu là máu thịt của Hứa Quế Lan nên xin anh Nghĩa coi vợ chồng tôi như thông gia!
- Nhất định thế rồi! Cháu Jimy luôn luôn coi ba Vượng như cha đẻ của mình!
Tôi bắt tay chặt Đỗ Thúc Vượng và Lili.
- Hôm gặp chị tham gia Đại hội Arlington tôi chưa biết là người thân nên chẳng dám mời về CaLi thăm gia đình chúng tôi.
Ông Đức cười.
- Về nguyên tắc là chưa được phép. Anh Vượng cùng đi với vợ nhưng vẫn chỉ đóng vai phụ tá chứ đã được nhận là phu quân đâu!
- Ôi cả anh Vượng cùng đi nữa a? Sao không thấy anh xuất hiện ở hội nghị lần nào?
- Tôi không phải là đại biểu! Tôi chỉ đứng sau hậu trường để chuẩn bị văn bản cho quả phụ Hoàng Quý Nhân thôi!
Chị Năm Ngân cười.
- Nhưng tối lại chung phòng với phu nhân thì lộ hết vai diễn mất!
- Đâu có được - Vượng thanh minh - Phải nghiêm chỉnh như sếp với phụ tá. Mọi thú vui khác đều phải kiêng khem!
Lili che miệng cười.
- Có vài lần... hôn lậu, nhưng cũng vội vàng như kẻ cắp vậy!
Mọi người cười ồ. Ông Đức nói.
- Lần đầu thì phải cố đề cao danh giá cái vai trò bà quả phụ. Khi đã tạo được uy tín rồi thì lần sau đi có thể công bố đã tái giá với chính khách tự do Đỗ Thúc Vượng được rồi. Khi ấy có đến thăm cố tri, luật sư Phan Quang Ân thì cũng là chuyện bình thường không sợ ai nhòm ngó nữa.
Cuộc nhậu nhẹt chuyện trò đến mười giờ khuya thì kết thúc. Anh Vượng hẹn trước khi tôi về Mỹ sẽ tập trung tại nhà anh để tiệc tùng đưa tiễn lần nữa. Nhưng ông Đức đã giành lấy vai trò này.
- Tập trung ở nhà tôi thì nhiều ý nghĩa hơn. Vừa là tiễn cháu, vừa tiễn cậu về hưu, vừa mừng có nhà mới! Địa chỉ của vợ chồng anh Vượng cần phải kín đáo hơn. Những cuộc tụ tập có thể bị người của Warrens đánh dấu đấy!
- Vâng chúng tôi hiểu - Vượng đồng tình - Mỗi lần đi đâu vợ chồng tôi đều quan sát để tránh những cái đuôi. Làm ăn lâu dài với Warrens là không thể khinh xuất được!
Đây là lần đầu tiên trong đời hai cậu cháu tôi có cơ hội sống trong căn nhà riêng để có thể chuyện trò tâm tình thoải mái.
Tôi nhớ lần trước sau ngày Sài Gòn giải phóng cậu Đức cũng có điều tôi về khu quân doanh Bộ Tổng tham mưu để vận hành máy tính, nhưng thực chất là để cậu giao nhiệm vụ xuất ngoại. Lần đó chúng tôi bận bàn công việc cho một chuyến đi dài. Đến nay thấm thoắt đã mười tám năm trôi qua, cũng gần bằng thời gian tôi lên đường chống Mỹ. Gộp lại hai thời kỳ là xấp xỉ bốn chục năm? Tóc cậu tôi đã bạc trắng, da mặt đã điểm những vết mồi, mắt đeo kính viễn số bốn, dáng đi đã hơi đổ về phía trước, chân tay lòng khòng chậm chạp, nổi bật lên cái mệt mỏi của người già. Còn tôi thì cũng đã gần sáu mươi, cái tuổi cần được nghỉ ngơi rồi.
Dù đã làm việc dưới quyền cậu gần bốn chục năm nhưng tôi chẳng biết nổi một chi tiết nào về cậu. Không phải vì là vị tướng tình báo, cậu phải giấu kín tung tích với cả cháu mình. Cái chính là cả hai đều chưa bao giờ có được những giờ phút thanh thản để tâm sự. Mãi đến bữa nay tôi mới được nghe về cuộc đời riêng tư của cậu rõ ràng hơn.
Cậu vốn là con trưởng của một gia đình nông dân nghèo ở Duy Tiên. Thuở nhỏ được cha mẹ cho theo học chữ nho một thày đồ có tiếng trong làng. Cậu thông minh mẫn cảm học một biết hai, mới mười hai tuổi mà đã thông hiểu Đại học, Luận Ngữ, Mạnh Tử, Trung Dung... Giá như nền Hán học còn thịnh đạt thì chuyện anh Tú cậu Cử, ông Cống quan Nghè đối với cậu chẳng phải cái đích không thể với tới. Tuy nhiên bút lông đã đến thời mạt vận, cậu phải quay sang bút sắt. Ở lĩnh vực mới mẻ này cậu cũng tỏ ra xuất sắc, chẳng thua kém ai. Nhưng nhà cậu nghèo không có đủ tiền cho cậu ra khỏi luỹ tre xanh. Thấy tiếc cho một cậu bé thông minh hiếu học, thày đồ đã ngỏ ý phụ giúp gạo tiền cho cậu lên tỉnh học. Năm 1944 cậu đỗ "đip-lôm". Bằng cấp đó đủ cho cậu xin làm sở tư hoặc thi vào công sở để có một chức vụ nho nhỏ kiếm tiền trả nghĩa thày đồ, và giúp đỡ gia đình.
Nhưng cậu đã giác ngộ cách mạng, lên chiến khu, diệt Pháp chống Nhật.
Năm 1945 cách mạng tháng Tám thành công, cậu về thăm nhà với tư cách một cán bộ Việt Minh! Cậu vẫn nghèo chẳng có gì trả nghĩa cụ đồ, người thày đồng thời là người tài trợ cho cậu suốt mười một năm theo Tây học. Gia đình bàn hay là cậu xin làm rể thày, vừa là để tỏ tri ân đáp nghĩa, vừa là biểu hiện lòng tôn kính ông bà đồ, tỏ tình yêu thương tới cô Sâm, con gái út của thày.
Lúc đó cô Sâm mới tròn mười sáu tuổi, nhưng phổng phao đậm đà, mặt hoa da phấn. Cậu Đức nhìn qua đã thấy bằng lòng. Việc mai mối hỏi xin tiến hành thuận lợi. Vốn có cảm tình sâu sắc với cậu học trò ngoan, nay lại thành rể hiền thì vui vẻ thuận tình ngay. Còn cô Sâm khi cha mẹ hỏi ý thì đỏ mặt chạy biến vào trong buồng, gục mặt xuống gồi không nói không rằng. Bà mẹ theo vào gặng hỏi thì chỉ thấy con gái "Ấm ứ" "Không biết", "Mặc kệ"! Thế là câu chuyện coi như xong.
Đến ngày cưới, động phòng đêm tân hôn cậu mợ mới nói chuyện với nhau. Cậu nói mợ chỉ nghe và đáp lại bằng nụ cười hay tín hiệu lắc, gật!
Đôi vợ chồng trẻ sống bên nhau được năm ngày thì cậu lại lên tỉnh công tác, thỉnh thoảng cũng thì thụt đi về nhưng phương tiện rất khó khăn. Cậu phải đi xe hoả về ga Đồng Văn rồi cuốc bộ hàng chục cây số về nhà. Nhưng những ngày thanh bình qua đi rất nhanh. Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, cậu chiến đấu trong lòng thủ đô và sau đó rút ra vùng đồng bằng hữu ngạn. Những năm 1947-1948, khi nào có dịp đi công tác cậu cũng tạt qua nhà thăm người vợ trẻ. Năm 1948 mợ Sâm có mang thì năm 1949 Pháp mở cuộc tấn công đánh chiếm vùng đồng bằng hữu ngạn. Mợ Sâm sinh đứa con trai đầu lòng trong hoàn cảnh vô cùng vất vả. Nhờ mẹ cha họ hàng đùm bọc nên mới được an toàn. Câu Đức hoàn toàn mất liên lạc với gia đình trong hậu địch. Mãi khi hoà bình về thăm nhà cậu mới biết mình đã có con.
Cậu về Hà Nội công tác nhưng không sao đón được vợ con ra. Chính sách hộ khẩu thời ấy rất cứng nhắc. Chỉ chồng theo vợ chứ vợ theo chồng thì rất khó. Cậu lại không có nhà cửa ngoài thành phố, cứ giường cá nhân cơm tập thể mà sống. Thêm nữa cậu lại là người gương mẫu nên chỉ trông chờ chính sách Nhà nước lo cho, chứ không bao giờ tận dụng khẩu hiệu "Nhất biết nhì quen, tam quyền tứ chế..." để đưa "lậu" vợ con ra Hà Nội.
Năm 1960 mợ sinh đứa con trai thứ hai. Nuôi đến ba tuổi thì lẫm chẫm ngã xuống ao khi mẹ đi làm vắng. Nghe tin con chết cậu Đức vô cùng thương tiếc, bực tức nhưng không dám trách ai. Mẹ đi làm công điểm phải gửi con cho bà. Một đàn cháu nội ngoài bốn đứa chơi với nhau, bà còn phải nuôi lợn chăn gà, việc nhà việc bếp. Nhãng đi một phút, đứa lớn mải chơi bỏ quên đứa bé là xảy ra tai hoạ rồi!
Thằng Phúc con lớn của cậu mười hai tuổi học trường làng, nhưng cũng phải rau cám cơm nước, chăn bò giúp đỡ mẹ. Mỗi năm lên một lớp đấy nhưng không thực chất. Lên lớp vì là học trò ngoan, vì điểm hạnh kiểm, vì chính sách con bộ đội chứ không phải vì học giỏi. Cậu Đức mỗi lần về chủ nhật thì vội vàng, chớp nhoáng. Kiểm tra sách vở, điểm bài tập của con thi tỏ ra thất vọng nhung thời gian quá ngắn cũng chẳng giúp nó được gì. Còn mợ Sâm thì hết lời khen con ngoan ngoãn, thương mẹ kính thày, yêu bạn, chăm chỉ lao động đoàn kết được với mọi người... Cậu cũng thấy được an ủi phần nào. Thời nay người ta trọng đức hơn tài Chữ tài liền với chữ tai một vần. Nó học kém thì sau này bổ túc, bồi dưỡng thêm. Nhưng đã láo lếu hư hỏng mà thêm tài thì chỉ gây đau khổ cho gia đình xã hội thôi.
Khi vào cấp ba phải đạp xe lên trường huyện thì Phúc hoàn toàn ngại ngùng nhụt chí. Một hôm nó nói với mẹ.
- Con đi học để mình mẹ ở nhà lo toan vất vả thì con chẳng đang tâm chút nào. Con định thôi học ở nhà lao động với mẹ lại tốt hơn.
- Sao con lại suy nghĩ lẩn thẩn thế? Mẹ nuôi có mình con, lại có thêm lương của bố, nhà mình có thiếu thốn gì mà con phai bỏ học.
- Chương trình ngày một khó, học đau đầu con ngại lắm!
- Trời ơi! Sao bố con hiếu học như thế mà con thì lại sợ học. Nếu con ở nhà thì mẹ cũng chẳng sung sướng gì, mà bố con sẽ buồn bực lắm đấy. Muốn gì thì cũng phải xong cấp ba thì bố mới xin cho đi "thoát li" phấn đấu làm cán bộ được. Từ nay mọi việc nhà để mẹ lo. Con chỉ chú tâm vào bài vở thôi.
Thằng Phúc miễn cưỡng nghe lời nhưng nó chưa thực sự tự tin lắm.
Rồi một bữa mợ Sâm nói với cậu.
- Anh phải lo cho tương lai thằng Phúc đi thì vừa. Có mỗi một mống chứ nhiều nhặn gì cho cam. Để nó lại là nông dân chân lấm tay bùn thì cực lắm. Hết cấp ba anh xin cho nó vào làm cơ quan nhà nước cũng được. Cán bộ như anh có nhiều người nể.
Cậu Đức thở dài.
- Anh quen toàn giới nhà binh! Xin đi bộ đội thì có khó gì đâu. Nếu nó học tốt anh có thể xin cho con đi học sĩ quan, lấy binh làm nghiệp cũng được.
Nhưng thằng Phúc chưa hết lớp chín thì cậu Đức được lệnh đi B. Cậu được nghỉ phép nửa tháng và chuyển sổ lương về nhà cho vợ. Mợ rất buồn vì chiến tranh đang lan ra cả miền Bắc. Đi B dài là không hẹn ngày về. Đeo ba lô cóc, chồng đi vợ khóc. Mợ thương cậu vô cùng. Những ngày gần nhau họ muốn có thêm đứa con. Dư một chút đề phòng tổn thất còn hơn mất trắng! Tuổi mợ lúc đó mới ngoài ba mươi, còn khoẻ, có thể đảm đương nuôi thêm đứa nữa. Chờ sau chiến tranh già rồi, muốn đẻ cũng không được.
Cậu lên đường vào Nam được một tháng thì mợ biết rằng những cố gắng suốt thời kì nghỉ phép cũng "đổ sông đổ biển" hết!
Mợ không phải đi dân công hoả tuyến nhưng được tham gia lao động công ích hậu phương. Công việc ưu tiên đó là tập trung đào kênh sáu, một công trình thuỷ lợi trọng điểm của huyện. Làm việc được vài hôm thì mợ bị cảm nắng. Mợ lên gặp viên y tá lưu động để xin thuốc uống. Anh ta chừng ngoài ba mươi tuổi, mặc áo blu trắng toát ngồi trong lán mơ màng rít thuốc lào. Thấy bệnh nhân nữ anh ta đón tiếp nhiệt tình. Mợ khai nhức đầu, sổ mũi và ho. Anh bảo nằm lên giường để khám rồi mới cho thuốc. Anh nghe lưng, nghe bụng nắn bụng nắn eo.
"- Tim phổi bình thường, dạ dày co bóp tốt, gan mật không có vấn đề gì. Hay nhớ chồng muốn xin nghỉ vài bữa chứ gì?".
Anh ta cười chớt nhả làm mợ đỏ mặt thanh minh.
"- Chồng vừa đi B, có nhớ cũng chịu. Nước non gì mà về".
"- Anh ấy đi lâu chưa?".
"- Mới tháng trước. Nghỉ phép được nửa tháng thì lên đường".
"- Hay là ốm nghén đấy? Để tôi khám kĩ lại cho? Nếu qua có mang thì phải bố trí việc khác chứ không thể để đi vác đất được!".
Nói rồi viên y tá liền tìm hiểu các cơ phận dễ biểu trưng cho hiện tượng mang thai.. Mặc dù biết thừa là mình vừa có kinh nhưng mợ cứ mặc cho hắn khám. Nếu hắn lầm lẫn thì lại đỡ phải làm việc cực nhọc giữa trời mưa nắng. Hắn nhìn mợ bằng cặp mắt đờ đẫn ướt đẫm ham muốn. Cuối cùng hắn nhận xét.
"- Lưỡng quyền cao, lông mày dựng, môi trên vêu, yết hầu nhô, vú cứng, âm vật nhô cao chứng tỏ cô đã có mang. Mai chuyển về nấu bếp!".
Mợ mỉm cười cảm ơn. Gã y tá liền cho uống viên thuốc cảm rồi lấy dầu xoa cho mợ.
"- Cảm nắng là phải trong uống ngoài xoa, trên chà dưới xát, toát mồ hôi cho khí độc thoát ra mới chóng khỏi".
Mợ chịu cho gã thực hành mọi biện pháp trị liệu. Mắt mợ Sâm nhắm nghiền, môi hơi rung, rên lên nhè nhẹ, và cảm thấy một sức mạnh trần tục trườn lên người... Chiếc lều bạt có cắm lá cờ chữ thập đỏ như rung động dưới bóng tre bên bờ kênh...
Hết đợt dân công thuỷ lợi thì mợ mới cảm thấy lời viên y tá đoán bệnh là rất đúng! Mợ có mang thật chứ không còn phải vờ nữa. Mợ lo lắng không biết giải quyết ra sao. Mợ thăm dò địa chỉ tìm gặp bằng được người tình để than thở và yêu cầu phá thai giúp. Gã cười và trấn an.
- Không việc gì phải phá. Đã chửa thì cứ khoe khắp làng rồi đẻ đái đàng hoàng sợ gì? Chênh lệch một tháng là chuyện thường khó mà phát hiện được. Hơn nữa chồng em đi B biết bao giờ về. Chiến tranh biết thế nào được, có khi không về, hoặc về cũng không sao nhớ được ngày tháng nữa. Hãy giữ lấy đứa con của chúng ta.
Mợ nghe gã về khoe khắp họ hàng nội ngoại. Mợ sinh ra bé gái đặt tên là Nam để kỉ niệm chuyến đi của chồng. Ai cũng mừng cho sự may mắn của mợ Sâm. Đứa bé hay ăn chóng lớn, giống rnẹ nên rất xinh xắn.
Hoà bình thống nhất rồi cậu về nhà mới biết mình có thêm đứa con gái. Cậu vui mừng xúc động ôm con ứa nước mắt. Cả hai đứa cậu đều bất ngờ.
Bố đã về nhưng con thì còn lâu hơn nữa. Thằng Phúc tốt nghiệp phổ thông thì được gọi đi bộ đội. Năm 1968, chiến tranh đang ngân lên nhưng cung bậc khốc liệt. Biết hiểm nguy nhưng Phúc rất thích thú. Nó được vĩnh biệt bài vở để bước vào cuộc chiến đấu. Chỉ ở đây nó mới có cơ biểu hiện hết mình. Lính mới nhưng nó đã vào Khe Sanh, Đường Chín - Nam Lào. Quảng Trị 1972 và sau đó chuyên vào Tây Nguyên để tham gia chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh vĩ đại. Nó chiến đấu dũng cảm, không thương tích, bệnh tật gì. Nó biểu hiện hết sức mạnh trước kẻ thù, nhưng lại rất khiêm nhường trước đồng đội. Khi đi là lính, lúc xuất ngũ trở về cũng vẫn là lính. Không ai chú ý để nâng đỡ, chiếu cố thậm chí đối xử bình đẳng để chuyển nó theo con đường đào tạo sĩ quan. Khi ở nhà muốn thoát khỏi nông thôn để bay nhảy bốn phương, thoát cảnh chân lấm tay bùn. Nhưng qua cuộc chiến thì nó lại rất nhớ nhà thương mẹ, thương em muốn về quê hương bằng được.
Phúc phục viên, làm ruộng như mọi nông dân khác. Chiếc mũ cối, bộ quân phục cũ, quần xắn trên khoeo, suốt ngày bì bõm ngoài đồng. Có mấy sào ruộng khoán mình Phúc đảm nhiệm. Cậu để mẹ ở nhà lo việc vặt cho em gái đi học. Con người tốt nết đó được dân làng yêu quý, các cô gái mến mộ. Ông Đức không còn lo xin việc cho con nửa. "Dĩ nông vi bản", cậu con trai đã thay cha kế nghiệp gia tiên. Năm 1975 cậu mợ cưới vợ cho con. Nàng dâu là một cô thôn nữ khoẻ mạnh, tháo vát, nhưng đanh đá lắm lời. Cô cai quản công việc nhà chồng, vai trò mợ Sâm chỉ còn là "ăn theo". Cô áp chế anh chồng hiền lành và đôi lúc còn đá thúng đụng nia, bóng gió hỗn hào với ca mẹ chồng nữa. May mà còn đứa con gái học giỏi, chăm ngoan nên mợ Sâm cũng phần nào được an ủi.
Nghe cậu Đức tâm sự tôi thắc mắc.
- Chuyện mợ Sâm ngoại tình kín như bưng tại sao cậu biết tường tận đến thế được?
- Sĩ quan tình báo mà không biết mình bị "cắm sừng" thì từ nhiệm đi cho rồi! - Cậu cười khà khà - Cậu khám phá ra chuyện này cũng rất tình cờ thôi. Một lần nghỉ phép cậu chuẩn bị hồ sơ thi vào cấp ba cho con thì thấy ngày cậu đi B với ngày khai sinh của con cách nhau mười tháng rưỡi! Cậu vô tình hỏi mợ.
"- Liệu khi khai sinh cho Phương Nam em có ghi nhầm ngày không?".
Nét mặt mợ Sâm bỗng tái mét, chân tay run run, giọng lắp bắp nói không ra tiếng.
"- Anh... anh nghi ngờ em à?".
Nói rồi mợ ôm mặt khóc oà. May mà lúc đó các con đều vắng nhà. Cậu ôm lấy vai mợ xiết chặt và thì thầm.
"- Là vì thấy có sự chênh lệch, anh sợ em ghi nhầm thôi. Anh đâu có nghi em?".
Mợ nức nở hồi lâu rồi mới thành thực thú nhận.
"- Anh nghi em là đúng thôi. Khai sinh ghi đúng đấy. Em có tội, em cố giấu anh, nhưng càng giấu thì lòng em càng day dứt, không yên. Nay thì em xin lỗi anh, em trót lỡ làng với người khác. Con Phương Nam không phải là giọt máu của anh đâu. Anh xử tội thế nào em cũng phải chịu".
Nghe vợ nói cậu bàng hoàng xúc động, cậu muốn tất cả nổ tung để xoá sạch thực tại. Tiếng vợ khóc thút thít càng làm cậu bực tức muốn phát điên lên. Nhưng cậu kiềm chế không nói gì. Mọi ngôn từ lúc này đều có thể gây thảm hoạ. Cậu cứ im lặng thế suốt hai ngày trời. Cả nhà đều ngạc nhiên. Lũ con tưởng cậu ốm, còn mợ thì vô cùng lo lắng, suốt ngày quanh quẩn cơm cháo phục vụ cậu. Bà đoán lời phán quyết của chồng chắc sẽ khủng khiếp lắm. Chồng bỏ, con trai thất vọng và nhục nhã, con dâu khinh khi và lên mặt, con gái mặc cảm đau khổ và hổ thẹn. Họ hàng xa lánh, làng xóm chê cười... Đợi lúc vắng các con mợ mới nêu ra giải pháp.
"- Tội của nhưng người đàn bà như em thời xưa thì đáng voi giày ngựa xéo hay nhẹ ra cũng cạo trọc bôi vôi, thả bè trôi sông. Nay thì vì hoàn cảnh chiến tranh xa chồng biền biệt cũng có giây phút yếu mềm giữ mình không nổi. Nếu không tha thứ nổi thì xin anh cứ li dị. Anh làm đơn em kí, hoặc sợ ảnh hưởng đến uy tín cán bộ thì để em làm đơn anh ký. Lý do thì xin anh thống nhất với em là chúng ta là vợ chồng tảo hôn, lấy nhau do cha mẹ sắp đặt chứ không vì tình yêu. Nay thấy không thể chung sống thì xin tự nguyện chia tay, con trai theo bố con gái theo mẹ. Xin anh thương con Nam vô tội và côi cút mà giấu cho em chuyện ngoại tình nhục nhã đó!".
Thực lòng cậu cũng rất thương bé Phương Nam. Con bé ngoan ngoãn hiếu thảo và vô tội. Nay nếu chuyện vỡ lở thì không biết nó sẽ đau khổ đến bao giờ và tới mức nào? Cậu bình tĩnh nói.
"- Em định giải quyết thế anh thấy cũng có thể chấp nhận. Nhưng trước khi thực hiện anh muốn Sâm kể lại rõ ràng câu chuyện cho anh nghe đã. Biết đâu ta lại tìm được cách chia tay khác tốt hơn!".
Và thế là mợ Sâm đã tường thuật lại tất cả mọi chuyện trên. Cậu hỏi.
"- Thế em còn lẵng nhẵng đi lại với thằng cha y tá nhân tình đó đến bao giờ?".
"- Tất cả chỉ có bốn lần thôi. Sau đó thì anh ta được gọi nhập ngũ và đã hy sinh ở chiến trường Trị Thiên năm 1972".
"- Em theo dõi tin tức hắn kĩ hơn là chờ tin anh!"
"- Ôi sao anh lại nghĩ thế? Người làng trên xã dưới, có chuyện gì mà không biết."
"- Cũng không sao. Hắn là cha của bé Phương Nam, em chú ý đến cũng là hợp tình thôi. Nghe câu chuyện em kể anh giận lắm. Giá chúng mình còn trẻ thì ta li dị, người lấy vợ kẻ lấy chồng cũng dễ thôi. Nhưng hai ta đều đã cứng tuổi, tan đàn xẻ nghé chỉ thêm khổ con cái thôi. Anh tha tội cho em và cho chuyện này vào quên lãng. Được chứ!".
"- Em xin cảm ơn tấm lòng cao thượng của anh. Tội em quá lớn, sợ mỗi lần nhớ đến anh lại khinh ghét dày vò em thì tội lắm. Em không thể lấy chồng được nữa, nhưng anh thì muốn gái tơ còn có cô lấy. Anh nghĩ kĩ đi kẻo rồi lại hối tiếc!".
Quả là sau này đôi lúc cậu cũng có hối tiếc. Giá cứ li dị đi thì thế nào cậu cũng kiếm được một cô hộ khẩu thành thị. Bám vào đó thì chắc chắn xin được nhà cửa đàng hoàng như mọi cán bộ cao cấp khác. Nhưng ngày đó thì cậu đã thực sự mềm lòng. Đối với cậu tình yêu không phải là tất cả. Cậu lấy mợ Sâm còn là để trả nghĩa thày, người đã dạy mình thời thơ bé và chu cấp tiền bạc cho mình học hành đến tuổi trưởng thành. Nói là tảo hôn nhưng thực lòng lúc cưới cậu rất yêu Sâm. Vợ chồng xa nhau trong hoàn cảnh chiến tranh, có lúc rảnh rỗi công việc, thư giãn tâm hồn cậu đều nhớ đến mợ. Nay vợ có lỗi lớn nhưng nếu biết kìm nén thì vẫn có thể tha được. Cố chấp rồi đùng đùng phá bỏ mọi thứ thì có thể chỉ riêng mình được siêu thoát nhưng vợ con gia đình thì tan nát, khổ đau suốt lượt. Vì vậy cậu đã nói vui cho vợ an lòng:
"- Đúng là nhân cơ hội em có lỗi anh li dị đi rồi kiếm cô vợ trẻ thì cũng khoái đấy. Nhưng anh còn có trách nhiệm với thày mẹ với các con, với cả em nữa. Thày mất rồi, giả sử em chưa lấy anh mà bị chửa hoang, thì anh cũng không thể bỏ mặc em được. Nay em lại là vợ anh, anh toàn quyền giải quyết vấn đề. Sự việc mới chỉ hai chúng mình biết, tay bạn tình của em đã mất, vậy thì anh che chắn cho em rất dễ dàng. Nói cho vui là em mới "cắm sừng" anh bốn lần. Sừng mới nhu nhú nên đội chiếc mũ cối lên là chẳng ai nhìn thấy. Thế thì dại gì làm toáng lên cho xấu mặt cả nhà. Anh hứa sẽ cùng em giữ kín chuyện này. Bé Phương Nam cũng có quyền được biết để hướng về cội nguồn huyết hệ. Song trước mắt con còn nhỏ, không nên để nó bị tổn thương. Khi nó có nghề nghiệp, chồng con ta sẽ lựa lúc thuận lợi công bố dần cho con. Như vậy là cách làm hợp lẽ nhất!".
Và thế là cậu mợ lại sống hoà thuận với nhau như xưa. Đôi lúc cậu lại căn vặn lại chuyện cũ buộc mợ phải nói lại. Mợ trách cậu là không chịu cho quá khứ an bài. Cậu nói là cậu vẫn tức nên thỉnh thoảng muốn bắt vợ kể lại để hành hạ chơi. Nhưng khi thấy mợ phải ra trước vành móng ngựa của lương tâm thì cậu lại thấy thương và tìm lời an ủi. Cả hai cứ phải vật lộn trong cái vòng luẩn quẩn thế mà sống, mà gắn kết với nhau.
Tôi hỏi.
- Nay cậu được nghỉ hưu. Cậu định về Bắc với mợ hay ở lại trong này?
- Cậu đã xin được mua ngôi nhà này theo giá thanh lí nên định đưa mợ vào. Vợ chồng Phúc đã thiết lập được cơ sở vững chắc ở quê. Nó phải ở lại kế nghiệp nghề nông của tổ phụ, thờ phụng gia tiên hương khói mồ mả. Phương Nam đi lao động bên Đức đã lấy chồng và nhập cư bên đó. Cậu định đưa đứa con nhỏ nhà Phúc vào nuôi dạy gây dựng trong này cho nó thì mới hi vọng kéo được mợ vào theo.
- Lần này ra Bắc cậu đưa cháu về thăm mợ nhé. Cháu sẽ thuyết phục mợ vào với cậu. Hai ông bà già sống cách nhau mấy ngàn cây số, ốm đau trái gió trở trời lấy ai chăm sóc cho nhau.
Cậu Đức cười.
- Bà ấy tưởng cậu về hưu không ai quản nên muốn cậu sống tự do. Thuê cô hầu gái hay kiếm bồ bịch nhân tình lăng nhăng cũng thoải mái hơn. Nhưng tuổi cậu đâu còn những ham muốn đó. Già sống cô đơn khổ lắm. Về làng cũng được nhưng cậu rất sợ phải đối đầu với một cô nàng dâu đanh đá lắm điều...
Những đêm tâm sự tôi mới hiểu số phận cậu mình cũng không êm đềm phẳng lặng. Nhưng cậu vẫn còn giữ được những giá trí tinh thần của người xưa, coi trọng nhân nghĩa, phúc hậu bao dung độ lượng. Nhưng thêm vào đó có tình thần dân chủ tự do, bình đẳng, bác ái của phương Tây nên phong cách ứng xử với mọi sự cố đều ổn thoả.
Một bữa hai cậu cháu bàn về những thú chơi của tuổi già, cậu Đức nói nhiều đến cây cảnh, ngư điểu cầm thú, chim muông. Nhà có vườn rộng hàng trăm mét. Ông bà già, đứa cháu nho, vừa làm vừa chơi, sống giữa thành phố đôi khi cũng ra tiền. Tôi đồng ý với cậu nhưng xin bổ sung thêm.
- Bây giờ nghỉ hưu có thời gian rảnh cậu nên viết lấy cuốn hồi ký. Cháu thấy các tướng lĩnh, chính khách coi đây là công viện đầy hứng thú. Có khi họ còn kiếm được những khoản nhuận bút khổng lồ nữa đây! Cậu biết rất nhiều chuyện chưa bao giờ công bố. Nếu được viết ra, công chúng sẽ tìm đọc đấy!
- Nghề của chúng mình có rất nhiều thứ còn nằm im trong lưu trữ. Có điều nó phải đợi ba chục năm sau mới được phép viết ra.
- Cậu hãy viết những chuyện ba mươi năm về trước.
- Lúc đó cương vị của cậu chưa có gì đặc sắc. Một phần quan trọng đã được người tiền nhiệm công bố rồi. Hơn nữa một tác phẩm hồi kí nó cũng phải giàu chất văn học. Nó đòi hỏi một khả năng cấu trúc chứ không phải một kho sự kiện. Tác phẩm là toà lâu đài chứ không phải đống nguyên liệu dù nhưng nguyên liệu đó bằng vàng ròng. Nhiều người đầy vốn sống lắm kiến thức nhưng không sao viết nổi một cuốn truyện. Từ nho cậu có quen viết lách đâu. Vì vậy giờ đây không dám mơ tới một tập sách. Có lẽ chi có cây canh chim muông là thích hợp thôi.
Tôi cổ vũ cậu.
- Có thể vấn đề khởi đầu đặt ra không tới mức là viết một tác phẩm vàn học. Cậu hãy coi đây là một bản nháp nhớ đâu viết đấy. Dù chưa hoặc không xuất bản thì đống tư liệu đó cũng là vàng, nó giúp ích nhiều cho con cháu sau này. Đó là một di sản tinh thần của cả một cuộc đời chiến đấu. Thứ đó nếu không ghi chép lại nó sẽ rơi vào quên lãng, và thực sự biến khỏi nhân gian, không "bảo toàn khối lượng" giống như những giá trị vật chất. Cây cỏ chim muông, nhiều người có thể chơi. Nhưng hồi ký của nhưng vị tướng tình báo thì rất ít.
Cậu Đức trầm tư suy ngẫm ít phút rồi buồn rầu nói.
- Nghề nào thì cũng có thắng bại, buồn vui, vinh quang và mất mát. Trong đời hoạt động cậu đã từng tung hàng trăm mũi tiến công vào lòng địch, nhưng xác xuất trúng đích thì rất thấp. Mũi thành công trót lọt như cháu và Hai Bền là rất hiếm đấy! Chúng ta là tình báo cách mạng. Giá trị tinh thần là bảo đảm lớn nhất cho động cơ hành động. Kẻ địch hơn ta thứ vũ khí lợi hại là tiền. Chúng có thể tung ra không những để mua được tin tức mà còn thao túng cả lương tri, đạo lí lẫn tham vọng con người. Vì thế trên mặt trận này ta gặp nhiều thất bại, chỉ đơn giản vì thiếu khả năng tài chính thôi.
Tôi ngạc nhiên và cũng rất tự hào vì sự đánh giá của cậu về chúng tôi.
- Thưa cậu cháu hoạt động độc lập nên không thể nhìn xuyên suốt tình hình chung. Song dù có chính xác như pháo binh thì xác xuất trúng đích cùng lắm cũng chỉ vài ba chục phần trăm là cao. Ngành ta làm sao có thể vượt trên họ được?
- Cháu nói rất đúng. Hoạt động của chúng ta hoàn toàn tuỳ thuộc vào tài năng trí tuệ của đôi bên đối địch. Nhưng yếu tố may rủi ở đây có ý nghĩa quyết định. Nhiều mũi tung vào mấy năm trời mà không sao tìm được hướng đột phá. Có nhiều điệp viên chui vào đến một độ sâu nhất định thì dừng lại. Moi được vài thông tin không có giá trị cao. Có mũi loanh quanh thu xếp cơ sở để sống cũng không xong. Tổ chức nghèo không cung cấp nổi nhu cầu tối thiểu, anh em vừa làm vừa hoạt động, hiệu suất rất thấp. Có anh làm ăn phát đạt giàu có, thế là ham sống sợ chết quên luôn nhiệm vụ. Rất nhiều trường hợp, không theo địch, nhưng chẳng còn là ta, dân sự hoá với lý do mất liên lạc. Có nữ điệp viên được đưa vào làm thư ký cho một tên sĩ quan cao cấp, nắm giữ những bí mật chiến lược của Bộ chỉ huy hành quân tác chiến. Cậu vừa vui mừng báo cáo lên trên thì lại đã nghe tin cô gái xinh đẹp đã lấy lẽ tên sĩ quan và từ chối liên hệ với ta. Lúc đầu cậu tưởng cô cần thời gian để tạo kén vững chắc, vì nếu phản bội cô ta đã báo cho địch bắt ngay số anh em trong tổ. Nhưng sau đó thì hay tin cô ta đã có con với gã sĩ quan nọ. Một số bị địch bắt kiên trung không khai báo chịu tù đày. Số không chịu đựng nổi thì cam kết li khai cách mạng rồi mai danh ẩn tích ở một nơi nào đó mong được an thân. Cũng không ít kẻ đầu hàng đầu thú, làm tay sai, hoặc trở thành những quan chức nguỵ quân nguỵ quyền chống lại cách mạng rất quyết liệt... Đã viết thì phải viết hết mới trung thực và khách quan. Liệu cơ quan xét duyệt có chấp nhận cho in? Nếu cho in thì liệu có ích gì cho vấn đề xây dựng tình cảm tư tưởng cho thế hệ sau.
- Thưa cậu cháu nghĩ không viết thành tác phẩm thì cũng cần ghi lại đầy đủ chừng nào hay chừng ấy. Đó là hơi thở của lịch sử, là hiện tình đất nước trong chiền tranh. Di sản tinh thần thì không nhất thiết dành cho mọi người. Có thể mỗi người một nhu cầu. Nếu biết suy ngẫm từng vấn đề để viết lại thì cháu tin là rất có ích cho lớp trẻ. Chúng chỉ thực sự mạnh nếu nhận biết quá khứ đầy đủ chứ không phải dựa trên hình tượng sơn quét kiểu áp phích tuyên truyền. Sự giả tạo chỉ xây nên những hình nhân mà thôi. Cháu và Hai Bền cũng sắp đến tuổi nghỉ hưu rồi. Cháu sẽ về nước hợp tác cùng cậu và anh em cùng thời viết lại tất cả. Cháu mong cậu ghi lại ngay kẻo tuổi tác ngày một cao, biết thế nào được!
- Ý kiến cháu nghe cũng có sức thuyết phục đấy. Cậu phải thử tay nghề rồi mới hứa sau. Nghỉ hưu rồi cháu có ý định về nước không?
- Chị Năm Ngân khuyên cháu nên giữ quốc tịch nhiều nước để đi lại cho tiện. Về hẳn e muốn đi cũng khó. Hơn nữa các cháu cũng đang làm việc học tập ở nước ngoài. Kéo nhau về cả không được. Phương án Năm Ngân xem ra thích hợp hơn cả!
- Nếu cháu định đi về thì cũng cứ đề đạt với tổ chức trước. Nếu cả Bạch Kim cũng về thì có thể xin lại một phần ngôi nhà cũ, hoặc xin trên thu xếp cho một chỗ ở mới. Về ở khách sạn thì chịu sao nổi!
- Đó mới là dự kiến, cháu cần bàn lại với vợ con đã. Khi tổ chức thông báo quyết định nghỉ cháu sẽ đề đạt nguyện vọng sau.
Tôi sống với cậu Đức hơn một tuần thì xin về khách sạn để chuẩn bị ra Huế. Cậu hẹn khi nào ra Hà Nội thì điện cho cậu, cậu sẽ bay ra theo.
- Alô, Thưa cậu cháu đây!... Vâng, cháu được tha rồi. Cũng phải nộp phạt ít tiền nhưng không nhiều lắm. Cháu về chỗ cậu bây giờ liệu có tiện không?... Vâng! Tạm thời cứ như thế!
Tôi quay lại thuê buồng tạm lánh ở khách sạn một hôm cho gián đoạn đạo trình của mình đi. Lúc nào có xe đón tôi sẽ quay lại ở nhà cậu.
Tôi thuê phòng lầu bốn gần ngay phòng Rosanna. Tắm rửa song tôi gọi điện cho nàng.
- A lô! Rosanna còn đấy không?
- Chào McGill! Anh ở đâu đấy? Ôi ngay bên em a? Sao không vào chung phòng với em còn thuê làm gì cho tốn tiền!
- Sợ ngáy to! Ha ha ha!
- Chịu được mà! Chúng ta chẳng đã qua một đêm êm đẹp rồi đó sao? Em có thể sống chung phòng với anh trọn đời.
- Cảm ơn! Em biết cách giễu anh đấy!
- Thật tình mà! Thôi sang đây với em rồi ta đi án tối luôn thể.
- OK!
Thế là tối đó chúng tôi đi ăn với nhau ngay trong quán nhậu của khách sạn. Xong bữa nàng kéo tôi về phòng mình rồi mới hỏi.
- Đêm qua anh ngủ với cô nào?
- Một mình trong phòng tạm giam của Đồn Công an mười sáu!
- Lạy Chúa! - Nàng ôm bụng cười - Chuyện gì xảy ra mà tồi tệ thế Chắc phạm tội săn lùng gái vị thành niên chứ gì? Mấy ông du khách độc thân thường ham trò sextour ở các nước nghèo lắm đấy!
- Anh luôn luôn có bạn tình ở bên dại gì dấn thân vào những trò vô đạo đức, bất hợp pháp!
Tôi tường thuật lại toàn bộ sự vụ tiếp cận trao tài liệu cho lão cha xứ Đồng Thiện cho cô ta nghe.
- Thế mà anh không cho em đi cùng! Biết đâu có chất đàn bà kích thích cha đạo lại chẳng mềm lòng bớt đi tính hung hãn!
- Cũng có khi cả hai đứa mình phải vào nằm chung trong buồng giam đấy!
- Thế thì tuyệt quá! Em đang thèm muốn một vụ sa lưới đầy phiêu lãng như thế! Về Mỹ tường thuật lại chuyện này anh có thể được dân lưu vong tôn vinh là anh hùng siêu đẳng, là chiến sĩ tự do tầm cỡ đấy!
- Anh chỉ cần được em tôn vinh đêm nay thôi! Hãy nổi nhạc lên!
Hai chúng tôi ôm nhau quay vòng nhè nhẹ với nhột giai điệu tăng-gô lả lướt.
Hôm sau tôi lại từ biệt nàng nói là đi về miền đồng bằng một tuần mới quay lại. Nàng hứa sẽ chờ tôi để cùng ra miền Trung.
Tôi thanh toán tiền khách sạn rồi thuê xe ôm luồn lách đến chợ Bến Thành. Đúng bốn giờ chiều tôi có mặt ở điểm hẹn. Hai Bền đã đưa xe đến đón tôi về nhà ông Đức.
Hai cậu cháu ôm nhau cười vui vẻ. Khi ca ba ngồi trong phòng khách uống bia ướp lạnh ông mới hỏi tôi.
- Thế nào? Cháu được vị cha xứ cho một bài học chứ?
- Vâng! Cháu không ngờ vị chăn chiên trẻ trung đó lại tràn đầy tinh thần yêu nước, ý chí cảnh giác cách mạng đến thế!
Ông Đức lắc đầu cười.
- Cháu đến tay không thì làm sao ông ấy nhiệt tình đón tiếp được!
- Hàng đống tài liệu công phu mang từ Mỹ về chứ đâu phải tay không ạ?
- Mật khẩu chẳng có, tín vật cũng không. Đến lá thư giới thiệu của một chức phẩm bề trên cũng không thấy nốt, làm sao ông ấy có thể nồng nhiệt đón tiếp cháu được.
- Mấy thứ đó Liên Minh làm sao có? Chỉ CIA mới phải dùng mật khẩu, tín vật thôi chứ ạ.
Hai Bền bấm tôi.
- Thì cha Trinh là một điệp viên CIA nằm vùng chính hiệu đấy!
- Trời ơi thế mà ông ta đón nhận một sứ giả của Liên Minh bằng cách la lối om xòm rồi giao cho công an trước mặt dân chúng? Như thế có khác gì là nhân viên an ninh chìm của chính quyền không?
Cậu Đức nghiêm mặt nói.
- Từ sau vụ thảm bại của Hoàng Quý Nhân, Vũ Xuân Trinh vô cùng lo sợ. Ông ta phải rất cẩn trọng trong liên lạc móc nối. Cuộc tiếp kiến vô nguyên tắc hôm qua làm cho Trinh nghi ngờ. Ông ta đoán cháu là một trinh sát cộng sản trá hình muốn dò la giương bẫy. Vì thế ông ta liền nộp cháu cho cảnh sát. Làm thế cũng để vinh danh mình trước công chúng, cha không phải là tay sai đế quốc như nhiều lời đồn đại. Thêm nữa đây cũng là cơ hội cho ông ta củng cố cái vỏ bọc bề ngoài thêm vững chắc trước con mắt của nhà cầm quyền.
- Thế trước đây ông ta đã trao ai cho chính quyền chưa?
Hai Bền lắc đầu.
- Chưa! Rất nhiều kiều bào về nước đến viếng thăm. Thường là họ mang đô la làm quà tâm phúc cho xứ đạo. Làm sao cha có thể nộp họ cho cảnh sát. Bạn chỉ đưa tài liệu lại không kèm tiền. Thế có khác gì trao việc mà quên trả công! ông ta quăng bạn vào đồn còn kêu oan nỗi gì!
Cả ba chúng tôi đều cười trước cái lo-gic thị trường thế tục lại ăn nhập khăng khít với đối sách của vị chăn chiên, canh giữ phần hồn đến thế!
Bữa tôi hôm đó Hai Bền đón tôi và ông Đức đến ăn cơm với vợ chồng anh. Chị Năm Ngân đã xin phép ông Đức tổ chức bữa ăn này sao cho thật vui. Chuyện chọn thực đơn thì không khó, nhưng khi mời thực khách thì cứ phải cân nhắc mãi. Cuối cùng thì lãnh đạo cũng đồng tình với ý kiến ông Đức. Cả chủ lẫn khách rút xuống chỉ còn sáu người.
Tôi, ông Đức, vợ chồng Hai Bền, còn hai người nữa là ai tôi hỏi thì Hai Bền lắc đầu không nói.
- Tôi muốn cho anh một niềm vui bất ngờ. Cứ đến rồi anh sẽ biết.
Bảy giờ tối ông Đức lái xe công đưa tôi đến nhà Hai Bền. Chúng tôi phải gửi xe ngoài bến đỗ rồi mới đi bộ vào hẻm. Vợ chồng Hai Bền đã bày biện cỗ bàn xong đang dắt con đứng ngoài sân chờ khách. Thấy chúng tôi anh chị vội ra mở cổng bắt tay đón chào nồng nhiệt.
- Chúng tôi đến sớm mất rồi! - Ông Đức nói.
- Vừa đúng giờ thôi anh Đức ạ! Vợ chồng nhà kia cũng vừa gọi điện đến. Đi đâu kèm đàn bà là hay trang điểm nên chậm đôi chút. Mời hai anh vào nhà.
Chúng tôi vừa ngồi thì có tiếng xe máy đỗ ở cổng. Anh Hai Bền đón vợ chồng khách vào nhà.
Khi họ bước qua khuôn cửa thì tôi giật mình nhận ra Đỗ Thúc Vượng. Đi sau anh là một phụ nụ mặc váy đầm trẻ trung xinh đẹp. Không đợi giới thiệu tôi reo lên.
- Anh Vượng!
- Ôi Phan Quang Nghĩa! Anh về nước bao giờ đấy? - Vượng quay lại phía ngươi đàn bà đi theo - Xin giới thiệu với Nghĩa đây là Lili vợ mình. - Anh nói với chị - Đây là anh Nghĩa bạn cũ, bên Mỹ về chơi
- Rất hân hạnh được biết chị.
Chúng tôi lần lượt bắt tay nhau. Tôi nhợt nhận ra người đàn bà này giống hệt bà quả phụ họ Hoàng, thay chồng làm thủ lĩnh phong trào nghĩa quân quốc nội! Tôi đánh liều hỏi.
- Thưa chị, có phải vừa rồi chị cũng sang Mỹ tham dự Cương lĩnh Arlington không?
Chị cười lúng túng không biết trả lời ra sao thì ông Đức đã nói thay.
- Đúng đấy! Bà Lưu Li vị thủ lĩnh kế vị của nhà ái quốc Hoàng Quý Nhân đấy!
Tôi chưa thực tin nên hỏi lại.
- Vợ thật hay vợ trong màn kịch đấy ạ?
- Vợ thật chứ ạ! - Chị cười và khẳng định - Nhưng chỉ là vợ lẽ thôi. Tôi chung sống với Năm Oăn chừng một năm thì xảy ra vụ đổ bộ ở bãi Kim Ngưu!
Hai Bền và Năm Ngân vội kéo mọi người lại bàn ăn.
- Thôi vào bữa đi rồi lai rai chuyện trò đến bao giờ cũng được.
Chúng tôi quây quần quanh bàn tiệc. Hai Bền rót sâm-banh, mọi người nâng cốc.
- Chúc sức khoẻ tướng Đức, vị chỉ huy của chúng ta!
- Chúc tình bạn chiến đấu trung thành dũng cảm của các chiến sĩ Tình báo Việt Nam!
- Chúc cho chiến công và thắng lợi!
Lúc này tướng Đức mới lần lượt giới thiệu lại từng nhân vật và mối quan hệ xưa cũ của sáu người với nhau. Quan hệ đa phương, song phương, một chiều trong công tác. Quan hệ họ hàng thân tộc quan hệ đối lập ý thức hệ, lý tưởng rồi chuyển hoá thành bè bạn và đồng chí, tình yêu... Tất cả đã diễn ra trong suốt bốn chục năm trời. Ai cũng muốn nhân dịp này cởi mở tâm hồn để nhìn rõ nhau hơn, đồng cảm, thông hiểu, thương yêu quý trọng nhau hơn.
Lili xúc động nhắc lại.
- Em là người đến sau. Em không ngờ mối quan hệ của chúng ta lại chồng chéo, phức tạp và kì lạ đến thế. Người ta nói số phận của chúng sinh được Thượng Đế an bài. Nhưng với chúng ta ngồi đây thì sự an bài quả là một tác phẩm nghệ thuật được cấu trúc rất độc đáo và cũng hoàn toàn ngẫu hứng. Em không ngờ chị Hứa Quế Lan vợ anh Vượng lại bỏ chồng để lấy Hoàng Quý Nhân, nhưng lại ngoại tình, có con với Price. Lúc hoạn nạn, Quý Nhân lợi dụng tình yêu khờ dại của em để biến em thành con chó canh nhà. Chị Năm Ngân đã cứu em ra khỏi cơn ác mộng của thứ chất độc thần kinh "Giấc mộng Hằng Nga". Em bán bức tranh "Chiếu Bạc" và chiếc tẩu "Đầu Lâu" cho cụ Chu Bội Ngọc nào ngờ nó lại trôi nổi đến tay Jimi và anh Vượng. Các anh đi tìm hang ổ của Hoàng Quý Nhân lại dẫn đến cuộc tình tốt đẹp của em và anh Vượng. Em cũng không ngờ anh Vượng lại là người chứng kiến Hoàng Quý Nhân bắn anh Nghĩa, và may sao chính anh Vượng lại cứu sống được anh. Rồi anh Vượng lại là thông gia với chị Quế Lan nhưng không với anh Vượng hay Hoàng Quý Nhân là Price, một nhà báo Mỹ em đã từng theo dõi! Hôm nay được ngồi bên nhau ở đây, em nguyện suốt đời giữ mãi bức tranh đẹp này cho muôn đời con cháu. Xin nâng cốc chúc cho sự trung thành vĩnh viễn của chúng ta!
Mọi người vui vẻ lần lượt chạm cốc nhau. Vượng nói.
- Chúng tôi không là cha mẹ của Jimy. Nhưng cháu là máu thịt của Hứa Quế Lan nên xin anh Nghĩa coi vợ chồng tôi như thông gia!
- Nhất định thế rồi! Cháu Jimy luôn luôn coi ba Vượng như cha đẻ của mình!
Tôi bắt tay chặt Đỗ Thúc Vượng và Lili.
- Hôm gặp chị tham gia Đại hội Arlington tôi chưa biết là người thân nên chẳng dám mời về CaLi thăm gia đình chúng tôi.
Ông Đức cười.
- Về nguyên tắc là chưa được phép. Anh Vượng cùng đi với vợ nhưng vẫn chỉ đóng vai phụ tá chứ đã được nhận là phu quân đâu!
- Ôi cả anh Vượng cùng đi nữa a? Sao không thấy anh xuất hiện ở hội nghị lần nào?
- Tôi không phải là đại biểu! Tôi chỉ đứng sau hậu trường để chuẩn bị văn bản cho quả phụ Hoàng Quý Nhân thôi!
Chị Năm Ngân cười.
- Nhưng tối lại chung phòng với phu nhân thì lộ hết vai diễn mất!
- Đâu có được - Vượng thanh minh - Phải nghiêm chỉnh như sếp với phụ tá. Mọi thú vui khác đều phải kiêng khem!
Lili che miệng cười.
- Có vài lần... hôn lậu, nhưng cũng vội vàng như kẻ cắp vậy!
Mọi người cười ồ. Ông Đức nói.
- Lần đầu thì phải cố đề cao danh giá cái vai trò bà quả phụ. Khi đã tạo được uy tín rồi thì lần sau đi có thể công bố đã tái giá với chính khách tự do Đỗ Thúc Vượng được rồi. Khi ấy có đến thăm cố tri, luật sư Phan Quang Ân thì cũng là chuyện bình thường không sợ ai nhòm ngó nữa.
Cuộc nhậu nhẹt chuyện trò đến mười giờ khuya thì kết thúc. Anh Vượng hẹn trước khi tôi về Mỹ sẽ tập trung tại nhà anh để tiệc tùng đưa tiễn lần nữa. Nhưng ông Đức đã giành lấy vai trò này.
- Tập trung ở nhà tôi thì nhiều ý nghĩa hơn. Vừa là tiễn cháu, vừa tiễn cậu về hưu, vừa mừng có nhà mới! Địa chỉ của vợ chồng anh Vượng cần phải kín đáo hơn. Những cuộc tụ tập có thể bị người của Warrens đánh dấu đấy!
- Vâng chúng tôi hiểu - Vượng đồng tình - Mỗi lần đi đâu vợ chồng tôi đều quan sát để tránh những cái đuôi. Làm ăn lâu dài với Warrens là không thể khinh xuất được!
Đây là lần đầu tiên trong đời hai cậu cháu tôi có cơ hội sống trong căn nhà riêng để có thể chuyện trò tâm tình thoải mái.
Tôi nhớ lần trước sau ngày Sài Gòn giải phóng cậu Đức cũng có điều tôi về khu quân doanh Bộ Tổng tham mưu để vận hành máy tính, nhưng thực chất là để cậu giao nhiệm vụ xuất ngoại. Lần đó chúng tôi bận bàn công việc cho một chuyến đi dài. Đến nay thấm thoắt đã mười tám năm trôi qua, cũng gần bằng thời gian tôi lên đường chống Mỹ. Gộp lại hai thời kỳ là xấp xỉ bốn chục năm? Tóc cậu tôi đã bạc trắng, da mặt đã điểm những vết mồi, mắt đeo kính viễn số bốn, dáng đi đã hơi đổ về phía trước, chân tay lòng khòng chậm chạp, nổi bật lên cái mệt mỏi của người già. Còn tôi thì cũng đã gần sáu mươi, cái tuổi cần được nghỉ ngơi rồi.
Dù đã làm việc dưới quyền cậu gần bốn chục năm nhưng tôi chẳng biết nổi một chi tiết nào về cậu. Không phải vì là vị tướng tình báo, cậu phải giấu kín tung tích với cả cháu mình. Cái chính là cả hai đều chưa bao giờ có được những giờ phút thanh thản để tâm sự. Mãi đến bữa nay tôi mới được nghe về cuộc đời riêng tư của cậu rõ ràng hơn.
Cậu vốn là con trưởng của một gia đình nông dân nghèo ở Duy Tiên. Thuở nhỏ được cha mẹ cho theo học chữ nho một thày đồ có tiếng trong làng. Cậu thông minh mẫn cảm học một biết hai, mới mười hai tuổi mà đã thông hiểu Đại học, Luận Ngữ, Mạnh Tử, Trung Dung... Giá như nền Hán học còn thịnh đạt thì chuyện anh Tú cậu Cử, ông Cống quan Nghè đối với cậu chẳng phải cái đích không thể với tới. Tuy nhiên bút lông đã đến thời mạt vận, cậu phải quay sang bút sắt. Ở lĩnh vực mới mẻ này cậu cũng tỏ ra xuất sắc, chẳng thua kém ai. Nhưng nhà cậu nghèo không có đủ tiền cho cậu ra khỏi luỹ tre xanh. Thấy tiếc cho một cậu bé thông minh hiếu học, thày đồ đã ngỏ ý phụ giúp gạo tiền cho cậu lên tỉnh học. Năm 1944 cậu đỗ "đip-lôm". Bằng cấp đó đủ cho cậu xin làm sở tư hoặc thi vào công sở để có một chức vụ nho nhỏ kiếm tiền trả nghĩa thày đồ, và giúp đỡ gia đình.
Nhưng cậu đã giác ngộ cách mạng, lên chiến khu, diệt Pháp chống Nhật.
Năm 1945 cách mạng tháng Tám thành công, cậu về thăm nhà với tư cách một cán bộ Việt Minh! Cậu vẫn nghèo chẳng có gì trả nghĩa cụ đồ, người thày đồng thời là người tài trợ cho cậu suốt mười một năm theo Tây học. Gia đình bàn hay là cậu xin làm rể thày, vừa là để tỏ tri ân đáp nghĩa, vừa là biểu hiện lòng tôn kính ông bà đồ, tỏ tình yêu thương tới cô Sâm, con gái út của thày.
Lúc đó cô Sâm mới tròn mười sáu tuổi, nhưng phổng phao đậm đà, mặt hoa da phấn. Cậu Đức nhìn qua đã thấy bằng lòng. Việc mai mối hỏi xin tiến hành thuận lợi. Vốn có cảm tình sâu sắc với cậu học trò ngoan, nay lại thành rể hiền thì vui vẻ thuận tình ngay. Còn cô Sâm khi cha mẹ hỏi ý thì đỏ mặt chạy biến vào trong buồng, gục mặt xuống gồi không nói không rằng. Bà mẹ theo vào gặng hỏi thì chỉ thấy con gái "Ấm ứ" "Không biết", "Mặc kệ"! Thế là câu chuyện coi như xong.
Đến ngày cưới, động phòng đêm tân hôn cậu mợ mới nói chuyện với nhau. Cậu nói mợ chỉ nghe và đáp lại bằng nụ cười hay tín hiệu lắc, gật!
Đôi vợ chồng trẻ sống bên nhau được năm ngày thì cậu lại lên tỉnh công tác, thỉnh thoảng cũng thì thụt đi về nhưng phương tiện rất khó khăn. Cậu phải đi xe hoả về ga Đồng Văn rồi cuốc bộ hàng chục cây số về nhà. Nhưng những ngày thanh bình qua đi rất nhanh. Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, cậu chiến đấu trong lòng thủ đô và sau đó rút ra vùng đồng bằng hữu ngạn. Những năm 1947-1948, khi nào có dịp đi công tác cậu cũng tạt qua nhà thăm người vợ trẻ. Năm 1948 mợ Sâm có mang thì năm 1949 Pháp mở cuộc tấn công đánh chiếm vùng đồng bằng hữu ngạn. Mợ Sâm sinh đứa con trai đầu lòng trong hoàn cảnh vô cùng vất vả. Nhờ mẹ cha họ hàng đùm bọc nên mới được an toàn. Câu Đức hoàn toàn mất liên lạc với gia đình trong hậu địch. Mãi khi hoà bình về thăm nhà cậu mới biết mình đã có con.
Cậu về Hà Nội công tác nhưng không sao đón được vợ con ra. Chính sách hộ khẩu thời ấy rất cứng nhắc. Chỉ chồng theo vợ chứ vợ theo chồng thì rất khó. Cậu lại không có nhà cửa ngoài thành phố, cứ giường cá nhân cơm tập thể mà sống. Thêm nữa cậu lại là người gương mẫu nên chỉ trông chờ chính sách Nhà nước lo cho, chứ không bao giờ tận dụng khẩu hiệu "Nhất biết nhì quen, tam quyền tứ chế..." để đưa "lậu" vợ con ra Hà Nội.
Năm 1960 mợ sinh đứa con trai thứ hai. Nuôi đến ba tuổi thì lẫm chẫm ngã xuống ao khi mẹ đi làm vắng. Nghe tin con chết cậu Đức vô cùng thương tiếc, bực tức nhưng không dám trách ai. Mẹ đi làm công điểm phải gửi con cho bà. Một đàn cháu nội ngoài bốn đứa chơi với nhau, bà còn phải nuôi lợn chăn gà, việc nhà việc bếp. Nhãng đi một phút, đứa lớn mải chơi bỏ quên đứa bé là xảy ra tai hoạ rồi!
Thằng Phúc con lớn của cậu mười hai tuổi học trường làng, nhưng cũng phải rau cám cơm nước, chăn bò giúp đỡ mẹ. Mỗi năm lên một lớp đấy nhưng không thực chất. Lên lớp vì là học trò ngoan, vì điểm hạnh kiểm, vì chính sách con bộ đội chứ không phải vì học giỏi. Cậu Đức mỗi lần về chủ nhật thì vội vàng, chớp nhoáng. Kiểm tra sách vở, điểm bài tập của con thi tỏ ra thất vọng nhung thời gian quá ngắn cũng chẳng giúp nó được gì. Còn mợ Sâm thì hết lời khen con ngoan ngoãn, thương mẹ kính thày, yêu bạn, chăm chỉ lao động đoàn kết được với mọi người... Cậu cũng thấy được an ủi phần nào. Thời nay người ta trọng đức hơn tài Chữ tài liền với chữ tai một vần. Nó học kém thì sau này bổ túc, bồi dưỡng thêm. Nhưng đã láo lếu hư hỏng mà thêm tài thì chỉ gây đau khổ cho gia đình xã hội thôi.
Khi vào cấp ba phải đạp xe lên trường huyện thì Phúc hoàn toàn ngại ngùng nhụt chí. Một hôm nó nói với mẹ.
- Con đi học để mình mẹ ở nhà lo toan vất vả thì con chẳng đang tâm chút nào. Con định thôi học ở nhà lao động với mẹ lại tốt hơn.
- Sao con lại suy nghĩ lẩn thẩn thế? Mẹ nuôi có mình con, lại có thêm lương của bố, nhà mình có thiếu thốn gì mà con phai bỏ học.
- Chương trình ngày một khó, học đau đầu con ngại lắm!
- Trời ơi! Sao bố con hiếu học như thế mà con thì lại sợ học. Nếu con ở nhà thì mẹ cũng chẳng sung sướng gì, mà bố con sẽ buồn bực lắm đấy. Muốn gì thì cũng phải xong cấp ba thì bố mới xin cho đi "thoát li" phấn đấu làm cán bộ được. Từ nay mọi việc nhà để mẹ lo. Con chỉ chú tâm vào bài vở thôi.
Thằng Phúc miễn cưỡng nghe lời nhưng nó chưa thực sự tự tin lắm.
Rồi một bữa mợ Sâm nói với cậu.
- Anh phải lo cho tương lai thằng Phúc đi thì vừa. Có mỗi một mống chứ nhiều nhặn gì cho cam. Để nó lại là nông dân chân lấm tay bùn thì cực lắm. Hết cấp ba anh xin cho nó vào làm cơ quan nhà nước cũng được. Cán bộ như anh có nhiều người nể.
Cậu Đức thở dài.
- Anh quen toàn giới nhà binh! Xin đi bộ đội thì có khó gì đâu. Nếu nó học tốt anh có thể xin cho con đi học sĩ quan, lấy binh làm nghiệp cũng được.
Nhưng thằng Phúc chưa hết lớp chín thì cậu Đức được lệnh đi B. Cậu được nghỉ phép nửa tháng và chuyển sổ lương về nhà cho vợ. Mợ rất buồn vì chiến tranh đang lan ra cả miền Bắc. Đi B dài là không hẹn ngày về. Đeo ba lô cóc, chồng đi vợ khóc. Mợ thương cậu vô cùng. Những ngày gần nhau họ muốn có thêm đứa con. Dư một chút đề phòng tổn thất còn hơn mất trắng! Tuổi mợ lúc đó mới ngoài ba mươi, còn khoẻ, có thể đảm đương nuôi thêm đứa nữa. Chờ sau chiến tranh già rồi, muốn đẻ cũng không được.
Cậu lên đường vào Nam được một tháng thì mợ biết rằng những cố gắng suốt thời kì nghỉ phép cũng "đổ sông đổ biển" hết!
Mợ không phải đi dân công hoả tuyến nhưng được tham gia lao động công ích hậu phương. Công việc ưu tiên đó là tập trung đào kênh sáu, một công trình thuỷ lợi trọng điểm của huyện. Làm việc được vài hôm thì mợ bị cảm nắng. Mợ lên gặp viên y tá lưu động để xin thuốc uống. Anh ta chừng ngoài ba mươi tuổi, mặc áo blu trắng toát ngồi trong lán mơ màng rít thuốc lào. Thấy bệnh nhân nữ anh ta đón tiếp nhiệt tình. Mợ khai nhức đầu, sổ mũi và ho. Anh bảo nằm lên giường để khám rồi mới cho thuốc. Anh nghe lưng, nghe bụng nắn bụng nắn eo.
"- Tim phổi bình thường, dạ dày co bóp tốt, gan mật không có vấn đề gì. Hay nhớ chồng muốn xin nghỉ vài bữa chứ gì?".
Anh ta cười chớt nhả làm mợ đỏ mặt thanh minh.
"- Chồng vừa đi B, có nhớ cũng chịu. Nước non gì mà về".
"- Anh ấy đi lâu chưa?".
"- Mới tháng trước. Nghỉ phép được nửa tháng thì lên đường".
"- Hay là ốm nghén đấy? Để tôi khám kĩ lại cho? Nếu qua có mang thì phải bố trí việc khác chứ không thể để đi vác đất được!".
Nói rồi viên y tá liền tìm hiểu các cơ phận dễ biểu trưng cho hiện tượng mang thai.. Mặc dù biết thừa là mình vừa có kinh nhưng mợ cứ mặc cho hắn khám. Nếu hắn lầm lẫn thì lại đỡ phải làm việc cực nhọc giữa trời mưa nắng. Hắn nhìn mợ bằng cặp mắt đờ đẫn ướt đẫm ham muốn. Cuối cùng hắn nhận xét.
"- Lưỡng quyền cao, lông mày dựng, môi trên vêu, yết hầu nhô, vú cứng, âm vật nhô cao chứng tỏ cô đã có mang. Mai chuyển về nấu bếp!".
Mợ mỉm cười cảm ơn. Gã y tá liền cho uống viên thuốc cảm rồi lấy dầu xoa cho mợ.
"- Cảm nắng là phải trong uống ngoài xoa, trên chà dưới xát, toát mồ hôi cho khí độc thoát ra mới chóng khỏi".
Mợ chịu cho gã thực hành mọi biện pháp trị liệu. Mắt mợ Sâm nhắm nghiền, môi hơi rung, rên lên nhè nhẹ, và cảm thấy một sức mạnh trần tục trườn lên người... Chiếc lều bạt có cắm lá cờ chữ thập đỏ như rung động dưới bóng tre bên bờ kênh...
Hết đợt dân công thuỷ lợi thì mợ mới cảm thấy lời viên y tá đoán bệnh là rất đúng! Mợ có mang thật chứ không còn phải vờ nữa. Mợ lo lắng không biết giải quyết ra sao. Mợ thăm dò địa chỉ tìm gặp bằng được người tình để than thở và yêu cầu phá thai giúp. Gã cười và trấn an.
- Không việc gì phải phá. Đã chửa thì cứ khoe khắp làng rồi đẻ đái đàng hoàng sợ gì? Chênh lệch một tháng là chuyện thường khó mà phát hiện được. Hơn nữa chồng em đi B biết bao giờ về. Chiến tranh biết thế nào được, có khi không về, hoặc về cũng không sao nhớ được ngày tháng nữa. Hãy giữ lấy đứa con của chúng ta.
Mợ nghe gã về khoe khắp họ hàng nội ngoại. Mợ sinh ra bé gái đặt tên là Nam để kỉ niệm chuyến đi của chồng. Ai cũng mừng cho sự may mắn của mợ Sâm. Đứa bé hay ăn chóng lớn, giống rnẹ nên rất xinh xắn.
Hoà bình thống nhất rồi cậu về nhà mới biết mình có thêm đứa con gái. Cậu vui mừng xúc động ôm con ứa nước mắt. Cả hai đứa cậu đều bất ngờ.
Bố đã về nhưng con thì còn lâu hơn nữa. Thằng Phúc tốt nghiệp phổ thông thì được gọi đi bộ đội. Năm 1968, chiến tranh đang ngân lên nhưng cung bậc khốc liệt. Biết hiểm nguy nhưng Phúc rất thích thú. Nó được vĩnh biệt bài vở để bước vào cuộc chiến đấu. Chỉ ở đây nó mới có cơ biểu hiện hết mình. Lính mới nhưng nó đã vào Khe Sanh, Đường Chín - Nam Lào. Quảng Trị 1972 và sau đó chuyên vào Tây Nguyên để tham gia chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh vĩ đại. Nó chiến đấu dũng cảm, không thương tích, bệnh tật gì. Nó biểu hiện hết sức mạnh trước kẻ thù, nhưng lại rất khiêm nhường trước đồng đội. Khi đi là lính, lúc xuất ngũ trở về cũng vẫn là lính. Không ai chú ý để nâng đỡ, chiếu cố thậm chí đối xử bình đẳng để chuyển nó theo con đường đào tạo sĩ quan. Khi ở nhà muốn thoát khỏi nông thôn để bay nhảy bốn phương, thoát cảnh chân lấm tay bùn. Nhưng qua cuộc chiến thì nó lại rất nhớ nhà thương mẹ, thương em muốn về quê hương bằng được.
Phúc phục viên, làm ruộng như mọi nông dân khác. Chiếc mũ cối, bộ quân phục cũ, quần xắn trên khoeo, suốt ngày bì bõm ngoài đồng. Có mấy sào ruộng khoán mình Phúc đảm nhiệm. Cậu để mẹ ở nhà lo việc vặt cho em gái đi học. Con người tốt nết đó được dân làng yêu quý, các cô gái mến mộ. Ông Đức không còn lo xin việc cho con nửa. "Dĩ nông vi bản", cậu con trai đã thay cha kế nghiệp gia tiên. Năm 1975 cậu mợ cưới vợ cho con. Nàng dâu là một cô thôn nữ khoẻ mạnh, tháo vát, nhưng đanh đá lắm lời. Cô cai quản công việc nhà chồng, vai trò mợ Sâm chỉ còn là "ăn theo". Cô áp chế anh chồng hiền lành và đôi lúc còn đá thúng đụng nia, bóng gió hỗn hào với ca mẹ chồng nữa. May mà còn đứa con gái học giỏi, chăm ngoan nên mợ Sâm cũng phần nào được an ủi.
Nghe cậu Đức tâm sự tôi thắc mắc.
- Chuyện mợ Sâm ngoại tình kín như bưng tại sao cậu biết tường tận đến thế được?
- Sĩ quan tình báo mà không biết mình bị "cắm sừng" thì từ nhiệm đi cho rồi! - Cậu cười khà khà - Cậu khám phá ra chuyện này cũng rất tình cờ thôi. Một lần nghỉ phép cậu chuẩn bị hồ sơ thi vào cấp ba cho con thì thấy ngày cậu đi B với ngày khai sinh của con cách nhau mười tháng rưỡi! Cậu vô tình hỏi mợ.
"- Liệu khi khai sinh cho Phương Nam em có ghi nhầm ngày không?".
Nét mặt mợ Sâm bỗng tái mét, chân tay run run, giọng lắp bắp nói không ra tiếng.
"- Anh... anh nghi ngờ em à?".
Nói rồi mợ ôm mặt khóc oà. May mà lúc đó các con đều vắng nhà. Cậu ôm lấy vai mợ xiết chặt và thì thầm.
"- Là vì thấy có sự chênh lệch, anh sợ em ghi nhầm thôi. Anh đâu có nghi em?".
Mợ nức nở hồi lâu rồi mới thành thực thú nhận.
"- Anh nghi em là đúng thôi. Khai sinh ghi đúng đấy. Em có tội, em cố giấu anh, nhưng càng giấu thì lòng em càng day dứt, không yên. Nay thì em xin lỗi anh, em trót lỡ làng với người khác. Con Phương Nam không phải là giọt máu của anh đâu. Anh xử tội thế nào em cũng phải chịu".
Nghe vợ nói cậu bàng hoàng xúc động, cậu muốn tất cả nổ tung để xoá sạch thực tại. Tiếng vợ khóc thút thít càng làm cậu bực tức muốn phát điên lên. Nhưng cậu kiềm chế không nói gì. Mọi ngôn từ lúc này đều có thể gây thảm hoạ. Cậu cứ im lặng thế suốt hai ngày trời. Cả nhà đều ngạc nhiên. Lũ con tưởng cậu ốm, còn mợ thì vô cùng lo lắng, suốt ngày quanh quẩn cơm cháo phục vụ cậu. Bà đoán lời phán quyết của chồng chắc sẽ khủng khiếp lắm. Chồng bỏ, con trai thất vọng và nhục nhã, con dâu khinh khi và lên mặt, con gái mặc cảm đau khổ và hổ thẹn. Họ hàng xa lánh, làng xóm chê cười... Đợi lúc vắng các con mợ mới nêu ra giải pháp.
"- Tội của nhưng người đàn bà như em thời xưa thì đáng voi giày ngựa xéo hay nhẹ ra cũng cạo trọc bôi vôi, thả bè trôi sông. Nay thì vì hoàn cảnh chiến tranh xa chồng biền biệt cũng có giây phút yếu mềm giữ mình không nổi. Nếu không tha thứ nổi thì xin anh cứ li dị. Anh làm đơn em kí, hoặc sợ ảnh hưởng đến uy tín cán bộ thì để em làm đơn anh ký. Lý do thì xin anh thống nhất với em là chúng ta là vợ chồng tảo hôn, lấy nhau do cha mẹ sắp đặt chứ không vì tình yêu. Nay thấy không thể chung sống thì xin tự nguyện chia tay, con trai theo bố con gái theo mẹ. Xin anh thương con Nam vô tội và côi cút mà giấu cho em chuyện ngoại tình nhục nhã đó!".
Thực lòng cậu cũng rất thương bé Phương Nam. Con bé ngoan ngoãn hiếu thảo và vô tội. Nay nếu chuyện vỡ lở thì không biết nó sẽ đau khổ đến bao giờ và tới mức nào? Cậu bình tĩnh nói.
"- Em định giải quyết thế anh thấy cũng có thể chấp nhận. Nhưng trước khi thực hiện anh muốn Sâm kể lại rõ ràng câu chuyện cho anh nghe đã. Biết đâu ta lại tìm được cách chia tay khác tốt hơn!".
Và thế là mợ Sâm đã tường thuật lại tất cả mọi chuyện trên. Cậu hỏi.
"- Thế em còn lẵng nhẵng đi lại với thằng cha y tá nhân tình đó đến bao giờ?".
"- Tất cả chỉ có bốn lần thôi. Sau đó thì anh ta được gọi nhập ngũ và đã hy sinh ở chiến trường Trị Thiên năm 1972".
"- Em theo dõi tin tức hắn kĩ hơn là chờ tin anh!"
"- Ôi sao anh lại nghĩ thế? Người làng trên xã dưới, có chuyện gì mà không biết."
"- Cũng không sao. Hắn là cha của bé Phương Nam, em chú ý đến cũng là hợp tình thôi. Nghe câu chuyện em kể anh giận lắm. Giá chúng mình còn trẻ thì ta li dị, người lấy vợ kẻ lấy chồng cũng dễ thôi. Nhưng hai ta đều đã cứng tuổi, tan đàn xẻ nghé chỉ thêm khổ con cái thôi. Anh tha tội cho em và cho chuyện này vào quên lãng. Được chứ!".
"- Em xin cảm ơn tấm lòng cao thượng của anh. Tội em quá lớn, sợ mỗi lần nhớ đến anh lại khinh ghét dày vò em thì tội lắm. Em không thể lấy chồng được nữa, nhưng anh thì muốn gái tơ còn có cô lấy. Anh nghĩ kĩ đi kẻo rồi lại hối tiếc!".
Quả là sau này đôi lúc cậu cũng có hối tiếc. Giá cứ li dị đi thì thế nào cậu cũng kiếm được một cô hộ khẩu thành thị. Bám vào đó thì chắc chắn xin được nhà cửa đàng hoàng như mọi cán bộ cao cấp khác. Nhưng ngày đó thì cậu đã thực sự mềm lòng. Đối với cậu tình yêu không phải là tất cả. Cậu lấy mợ Sâm còn là để trả nghĩa thày, người đã dạy mình thời thơ bé và chu cấp tiền bạc cho mình học hành đến tuổi trưởng thành. Nói là tảo hôn nhưng thực lòng lúc cưới cậu rất yêu Sâm. Vợ chồng xa nhau trong hoàn cảnh chiến tranh, có lúc rảnh rỗi công việc, thư giãn tâm hồn cậu đều nhớ đến mợ. Nay vợ có lỗi lớn nhưng nếu biết kìm nén thì vẫn có thể tha được. Cố chấp rồi đùng đùng phá bỏ mọi thứ thì có thể chỉ riêng mình được siêu thoát nhưng vợ con gia đình thì tan nát, khổ đau suốt lượt. Vì vậy cậu đã nói vui cho vợ an lòng:
"- Đúng là nhân cơ hội em có lỗi anh li dị đi rồi kiếm cô vợ trẻ thì cũng khoái đấy. Nhưng anh còn có trách nhiệm với thày mẹ với các con, với cả em nữa. Thày mất rồi, giả sử em chưa lấy anh mà bị chửa hoang, thì anh cũng không thể bỏ mặc em được. Nay em lại là vợ anh, anh toàn quyền giải quyết vấn đề. Sự việc mới chỉ hai chúng mình biết, tay bạn tình của em đã mất, vậy thì anh che chắn cho em rất dễ dàng. Nói cho vui là em mới "cắm sừng" anh bốn lần. Sừng mới nhu nhú nên đội chiếc mũ cối lên là chẳng ai nhìn thấy. Thế thì dại gì làm toáng lên cho xấu mặt cả nhà. Anh hứa sẽ cùng em giữ kín chuyện này. Bé Phương Nam cũng có quyền được biết để hướng về cội nguồn huyết hệ. Song trước mắt con còn nhỏ, không nên để nó bị tổn thương. Khi nó có nghề nghiệp, chồng con ta sẽ lựa lúc thuận lợi công bố dần cho con. Như vậy là cách làm hợp lẽ nhất!".
Và thế là cậu mợ lại sống hoà thuận với nhau như xưa. Đôi lúc cậu lại căn vặn lại chuyện cũ buộc mợ phải nói lại. Mợ trách cậu là không chịu cho quá khứ an bài. Cậu nói là cậu vẫn tức nên thỉnh thoảng muốn bắt vợ kể lại để hành hạ chơi. Nhưng khi thấy mợ phải ra trước vành móng ngựa của lương tâm thì cậu lại thấy thương và tìm lời an ủi. Cả hai cứ phải vật lộn trong cái vòng luẩn quẩn thế mà sống, mà gắn kết với nhau.
Tôi hỏi.
- Nay cậu được nghỉ hưu. Cậu định về Bắc với mợ hay ở lại trong này?
- Cậu đã xin được mua ngôi nhà này theo giá thanh lí nên định đưa mợ vào. Vợ chồng Phúc đã thiết lập được cơ sở vững chắc ở quê. Nó phải ở lại kế nghiệp nghề nông của tổ phụ, thờ phụng gia tiên hương khói mồ mả. Phương Nam đi lao động bên Đức đã lấy chồng và nhập cư bên đó. Cậu định đưa đứa con nhỏ nhà Phúc vào nuôi dạy gây dựng trong này cho nó thì mới hi vọng kéo được mợ vào theo.
- Lần này ra Bắc cậu đưa cháu về thăm mợ nhé. Cháu sẽ thuyết phục mợ vào với cậu. Hai ông bà già sống cách nhau mấy ngàn cây số, ốm đau trái gió trở trời lấy ai chăm sóc cho nhau.
Cậu Đức cười.
- Bà ấy tưởng cậu về hưu không ai quản nên muốn cậu sống tự do. Thuê cô hầu gái hay kiếm bồ bịch nhân tình lăng nhăng cũng thoải mái hơn. Nhưng tuổi cậu đâu còn những ham muốn đó. Già sống cô đơn khổ lắm. Về làng cũng được nhưng cậu rất sợ phải đối đầu với một cô nàng dâu đanh đá lắm điều...
Những đêm tâm sự tôi mới hiểu số phận cậu mình cũng không êm đềm phẳng lặng. Nhưng cậu vẫn còn giữ được những giá trí tinh thần của người xưa, coi trọng nhân nghĩa, phúc hậu bao dung độ lượng. Nhưng thêm vào đó có tình thần dân chủ tự do, bình đẳng, bác ái của phương Tây nên phong cách ứng xử với mọi sự cố đều ổn thoả.
Một bữa hai cậu cháu bàn về những thú chơi của tuổi già, cậu Đức nói nhiều đến cây cảnh, ngư điểu cầm thú, chim muông. Nhà có vườn rộng hàng trăm mét. Ông bà già, đứa cháu nho, vừa làm vừa chơi, sống giữa thành phố đôi khi cũng ra tiền. Tôi đồng ý với cậu nhưng xin bổ sung thêm.
- Bây giờ nghỉ hưu có thời gian rảnh cậu nên viết lấy cuốn hồi ký. Cháu thấy các tướng lĩnh, chính khách coi đây là công viện đầy hứng thú. Có khi họ còn kiếm được những khoản nhuận bút khổng lồ nữa đây! Cậu biết rất nhiều chuyện chưa bao giờ công bố. Nếu được viết ra, công chúng sẽ tìm đọc đấy!
- Nghề của chúng mình có rất nhiều thứ còn nằm im trong lưu trữ. Có điều nó phải đợi ba chục năm sau mới được phép viết ra.
- Cậu hãy viết những chuyện ba mươi năm về trước.
- Lúc đó cương vị của cậu chưa có gì đặc sắc. Một phần quan trọng đã được người tiền nhiệm công bố rồi. Hơn nữa một tác phẩm hồi kí nó cũng phải giàu chất văn học. Nó đòi hỏi một khả năng cấu trúc chứ không phải một kho sự kiện. Tác phẩm là toà lâu đài chứ không phải đống nguyên liệu dù nhưng nguyên liệu đó bằng vàng ròng. Nhiều người đầy vốn sống lắm kiến thức nhưng không sao viết nổi một cuốn truyện. Từ nho cậu có quen viết lách đâu. Vì vậy giờ đây không dám mơ tới một tập sách. Có lẽ chi có cây canh chim muông là thích hợp thôi.
Tôi cổ vũ cậu.
- Có thể vấn đề khởi đầu đặt ra không tới mức là viết một tác phẩm vàn học. Cậu hãy coi đây là một bản nháp nhớ đâu viết đấy. Dù chưa hoặc không xuất bản thì đống tư liệu đó cũng là vàng, nó giúp ích nhiều cho con cháu sau này. Đó là một di sản tinh thần của cả một cuộc đời chiến đấu. Thứ đó nếu không ghi chép lại nó sẽ rơi vào quên lãng, và thực sự biến khỏi nhân gian, không "bảo toàn khối lượng" giống như những giá trị vật chất. Cây cỏ chim muông, nhiều người có thể chơi. Nhưng hồi ký của nhưng vị tướng tình báo thì rất ít.
Cậu Đức trầm tư suy ngẫm ít phút rồi buồn rầu nói.
- Nghề nào thì cũng có thắng bại, buồn vui, vinh quang và mất mát. Trong đời hoạt động cậu đã từng tung hàng trăm mũi tiến công vào lòng địch, nhưng xác xuất trúng đích thì rất thấp. Mũi thành công trót lọt như cháu và Hai Bền là rất hiếm đấy! Chúng ta là tình báo cách mạng. Giá trị tinh thần là bảo đảm lớn nhất cho động cơ hành động. Kẻ địch hơn ta thứ vũ khí lợi hại là tiền. Chúng có thể tung ra không những để mua được tin tức mà còn thao túng cả lương tri, đạo lí lẫn tham vọng con người. Vì thế trên mặt trận này ta gặp nhiều thất bại, chỉ đơn giản vì thiếu khả năng tài chính thôi.
Tôi ngạc nhiên và cũng rất tự hào vì sự đánh giá của cậu về chúng tôi.
- Thưa cậu cháu hoạt động độc lập nên không thể nhìn xuyên suốt tình hình chung. Song dù có chính xác như pháo binh thì xác xuất trúng đích cùng lắm cũng chỉ vài ba chục phần trăm là cao. Ngành ta làm sao có thể vượt trên họ được?
- Cháu nói rất đúng. Hoạt động của chúng ta hoàn toàn tuỳ thuộc vào tài năng trí tuệ của đôi bên đối địch. Nhưng yếu tố may rủi ở đây có ý nghĩa quyết định. Nhiều mũi tung vào mấy năm trời mà không sao tìm được hướng đột phá. Có nhiều điệp viên chui vào đến một độ sâu nhất định thì dừng lại. Moi được vài thông tin không có giá trị cao. Có mũi loanh quanh thu xếp cơ sở để sống cũng không xong. Tổ chức nghèo không cung cấp nổi nhu cầu tối thiểu, anh em vừa làm vừa hoạt động, hiệu suất rất thấp. Có anh làm ăn phát đạt giàu có, thế là ham sống sợ chết quên luôn nhiệm vụ. Rất nhiều trường hợp, không theo địch, nhưng chẳng còn là ta, dân sự hoá với lý do mất liên lạc. Có nữ điệp viên được đưa vào làm thư ký cho một tên sĩ quan cao cấp, nắm giữ những bí mật chiến lược của Bộ chỉ huy hành quân tác chiến. Cậu vừa vui mừng báo cáo lên trên thì lại đã nghe tin cô gái xinh đẹp đã lấy lẽ tên sĩ quan và từ chối liên hệ với ta. Lúc đầu cậu tưởng cô cần thời gian để tạo kén vững chắc, vì nếu phản bội cô ta đã báo cho địch bắt ngay số anh em trong tổ. Nhưng sau đó thì hay tin cô ta đã có con với gã sĩ quan nọ. Một số bị địch bắt kiên trung không khai báo chịu tù đày. Số không chịu đựng nổi thì cam kết li khai cách mạng rồi mai danh ẩn tích ở một nơi nào đó mong được an thân. Cũng không ít kẻ đầu hàng đầu thú, làm tay sai, hoặc trở thành những quan chức nguỵ quân nguỵ quyền chống lại cách mạng rất quyết liệt... Đã viết thì phải viết hết mới trung thực và khách quan. Liệu cơ quan xét duyệt có chấp nhận cho in? Nếu cho in thì liệu có ích gì cho vấn đề xây dựng tình cảm tư tưởng cho thế hệ sau.
- Thưa cậu cháu nghĩ không viết thành tác phẩm thì cũng cần ghi lại đầy đủ chừng nào hay chừng ấy. Đó là hơi thở của lịch sử, là hiện tình đất nước trong chiền tranh. Di sản tinh thần thì không nhất thiết dành cho mọi người. Có thể mỗi người một nhu cầu. Nếu biết suy ngẫm từng vấn đề để viết lại thì cháu tin là rất có ích cho lớp trẻ. Chúng chỉ thực sự mạnh nếu nhận biết quá khứ đầy đủ chứ không phải dựa trên hình tượng sơn quét kiểu áp phích tuyên truyền. Sự giả tạo chỉ xây nên những hình nhân mà thôi. Cháu và Hai Bền cũng sắp đến tuổi nghỉ hưu rồi. Cháu sẽ về nước hợp tác cùng cậu và anh em cùng thời viết lại tất cả. Cháu mong cậu ghi lại ngay kẻo tuổi tác ngày một cao, biết thế nào được!
- Ý kiến cháu nghe cũng có sức thuyết phục đấy. Cậu phải thử tay nghề rồi mới hứa sau. Nghỉ hưu rồi cháu có ý định về nước không?
- Chị Năm Ngân khuyên cháu nên giữ quốc tịch nhiều nước để đi lại cho tiện. Về hẳn e muốn đi cũng khó. Hơn nữa các cháu cũng đang làm việc học tập ở nước ngoài. Kéo nhau về cả không được. Phương án Năm Ngân xem ra thích hợp hơn cả!
- Nếu cháu định đi về thì cũng cứ đề đạt với tổ chức trước. Nếu cả Bạch Kim cũng về thì có thể xin lại một phần ngôi nhà cũ, hoặc xin trên thu xếp cho một chỗ ở mới. Về ở khách sạn thì chịu sao nổi!
- Đó mới là dự kiến, cháu cần bàn lại với vợ con đã. Khi tổ chức thông báo quyết định nghỉ cháu sẽ đề đạt nguyện vọng sau.
Tôi sống với cậu Đức hơn một tuần thì xin về khách sạn để chuẩn bị ra Huế. Cậu hẹn khi nào ra Hà Nội thì điện cho cậu, cậu sẽ bay ra theo.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.