Quyển 4 - Chương 2: TÔI LÀ: "INCONNU"
Triệu Huấn
22/04/2014
Hải cứ Gam-ma hầu như ngừng hoạt động gần một năm nay. Ngoài những cuộc
ra khơi luyện tập luyện tập định kỳ, nó không thực hiện cuộc thâm nhập
nào nữa. Công việc nhàn rỗi, Trương Tấn Hào rất nhớ gia đình. Binh lính
thì vui mừng, không phải dấn thân vào nơi nguy hiểm mà lương bổng tiêu
xài vẫn đầy đủ thì còn mong mỏi gì hơn. Tuy cấp trên có bịt kín những
tin thất thiệt về hai cuộc hành quân trước, nhưng vẫn có những kẽ hở nhỏ loan truyền đến mọi thủy thủ. Họ mong tình hình lắng dịu càng kéo dài
càng tốt.
Những điều Diệu Lan mật báo sau này với Bảy Dĩ về Trương Tấn Hào đều khá tốt đẹp. Những dấu hiệu khả nghi giờ đây chỉ còn là những yếu tố ngẫu nhiên có thể giải thích được. Mấy tấm ảnh, cuốn băng ghi âm chẳng những giải toả mối nghi ngờ đối với Hào, nỗi lo lắng của Diệu Lan mà còn làm cho cả Bảy Dĩ lẫn Warrens yên tâm. Dĩ quyết định lại chọn Hào lái con tàu đổ bộ cho cuộc hành quân của chính y.
Một bữa Hào nhận được lệnh về Banville gặp Bảy Dĩ. Anh tưởng chỉ đi vài ngày không ngờ Bảy Dĩ giữ anh ở đây luôn:
- Anh Hào ạ. Chúng ta là bạn chí cốt, suốt mấy chục năm đã giúp nhau hết mình. Tình chiến hữu không có gì so sánh nổi. Nghĩa vụ của chúng ta đối với Tổ Quốc, với sự nghiệp tự do còn rất nặng nề, chưa thể tìm chốn an thân để mặc quốc dân chết mỏi mòn dưới nền chuyên chế cộng sản. Đã đến lúc đồng bào ta hết chịu nổi chế độ độc tài khủng khiếp đó. Tâm can con người, cỏ cây sông núi, đến sắt thép xi măng cũng nóng rực lên vì phẫn nộ, vì quá tải. Chỉ cần một ngọn lửa là mọi thứ bốc cháy hết trọi. Tiếc là chưa có ai đủ sức nhen nổi ngọn đuốc chánh trị đó.
- Tôi nghe có một lãnh tụ tài ba đang tập hợp lực lượng nổi dậy khắp nơi. Thanh thế nghĩa quân càng mạnh. Vùng kiểm soát cộng sản bị thu nhỏ và một chánh phủ lâm thời đã xuất hiện?
Bảy Dĩ ngạc nhiên về giọng điệu lạc quan của Hào: Niềm tin của viên đại úy thậm chí còn hoang tưởng cực đoan đến ngớ ngẩn. Vì vậy, Dĩ phải kìm bớt lại sợ nó chóng tàn.
- Sự thật thì chưa đáng khích lệ như anh Tư nghĩ đâu. Những chiến sĩ tự do còn gặp rất nhiều khó khăn. Do mở rộng lực lượng ào ạt nên chúng ta không tránh khỏi sơ suất để lọt nhưng phần tử cộng sản vào đội ngũ gây thiệt hại cho một số cơ sở của nghĩa quân. Vì vậy chiến dịch tiếp tế của chúng ta phải tạm hoãn một thời gian. Đến nay tình hình đã tiến triển tốt hơn chúng ta cần nhanh chóng tăng mức độ thâm nhập chi viện cho lực lượng nổi dậy.
- Tôi là quân nhân ít am hiểu chánh trị. Tôi đã phục vụ Hải đội bảy năm nay. Thời gian thấm thoát cũng đã dài gần bằng cả cuộc chiến tranh trước. Thế mà gia đình vẫn li tán, chồng một nơi, vợ con một nẻo. Boss hứa sẽ tạo điều kiện cho tôi đưa vợ con ra, nhưng chưa bao giờ thực hiện được ý nguyện. Thực tình vì quý anh nên tôi mới chịu ký liên tiếp hai hợp đồng. Kỳ này hết hạn, tôi tìm một nghề khác kiếm ăn thôi. Tôi ngán lắm rồi.
- Trời ơi, anh Tư nói gì mà kỳ vậy. Chí nam nhi đã mềm yếu rồi chăng. Tôi khuyên anh nên ký tiếp một hợp đồng nữa. Tổ Quốc đang cần anh. Vả lại trong tình hình suy thoái thất nghiệp hiện nay, anh không tìm ra được một công việc nào có thu hoạch cao như ở đây đâu.
- Thực ra nó chỉ cao khi bước vào các cuộc hành quân. Nhưng lúc ngừng hoạt động, mọi phụ cấp bị cắt hết, đâu có đủ xài anh Bảy?
- Trời, hồi này anh Tư xài hung vậy. Bộ lại thả cho bồ bịch hết trọi chứ gì?
- Từ ngày anh điều Diệu Lan về cũng vui hơn. Nhưng mình đã dùng nó thì cũng phải bao cho con nhỏ cái phần ăn mặc chớ. Anh tính xem liệu có đủ không?
- Diệu Lan phải có nghĩa vụ hầu hạ anh. Chỉ cần cho nó chút xíu thôi. Nghe nói anh còn xả láng bên ngoài nên mới đến nỗi nhẵn túi.
Bảy Dĩ nháy mắt nhún vai, còn Tư Hào mỉm cười tự thú.
- Thiệt tình đôi lúc cô đơn hận đời thì cũng có tìm đến mấy con mèo ở Pandon. Cái món Diệu Lan cứ tái bản mãi cũng ớn... Tôi nhờ anh trình lên Boss, hợp đồng tới có tăng được thu nhập ba chục phần trăm tôi mới ký.
Hào giở giọng vòi vĩnh làm cao khiến Bảy Dĩ phật ý. Nhưng mặt khác, sự sa đoạ của viên đại úy lại làm cho Dĩ yên tâm hơn. Một thuộc hạ phải có lắm tham vọng tiền tài, nhiều nhu cầu vật chất thì mới thúc đẩy họ chiến đấu bạt mạng được. Đòn bẩy cơ bản của chiến tranh tâm lý là: tiền, gái, phụ cấp và du lịch mà. Bảy Dĩ thì thầm vẻ cảm thông.
- Công việc của chúng ta còn chứa đựng yếu tố hy sinh vì đại nghĩa. Trong chuyện này anh có thiệt thòi, tôi biết. Giả sử như vẫn phục vụ Hải quân liên tục đến giờ thì tối thiểu anh cũng mang hàm phó đô đốc. Bảy năm chỉ huy Hải cứ mà lương chưa tăng được hai chục phần trăm là bất hợp lý. Tôi sẽ trình bày vấn đề này để xét lương xứng đáng cho anh. Nhưng trước mắt, anh phải đi với tôi một chuyến. Tôi cần anh, cần tình bạn sinh tử của chúng ta. Gặp thuận lợi, tôi sẽ để anh mang chị và các cháu ra luôn. Chịu chớ?
- Chưa bao giờ từ chối anh. Nhưng khuyên anh không nên mạo hiểm. Con đường thâm nhập bao giờ cũng chứa đựng những hiểm nguy bất chợt. Tôi đi tám chuyến đều thoát, nhưng không có gì đảm bảo cho chuyến thứ chín suôn sẻ. Lúc nào tôi cũng có cảm giác cái chết đang chờ phía trước.
Câu nói buồn buồn của Hào làm cho Dĩ thêm mềm lòng: Nhưng mệnh lệnh của Warrens đâu phải đem ra để bàn. Với lại cái bả vinh quang cũng cám dỗ gã trùm buôn lậu này ghê gớm.
- Tất cả đều do số mệnh định đoạt, anh Hào ạ. Thân phận chúng ta chỉ là hạt cát sông Hằng mà thôi. Anh thoát tám chuyến, tôi đi chuyến đầu phải noi gương dũng cảm của anh. Một mất một còn, có thua có được sợ gì!
- Bao giờ tôi lại được đón anh ra?
- Tôi sẽ có công vụ ít lâu lại ra . Tôi là đặc sứ lưu động, là tàu con thoi của Mr Warrens thôi mà.
- Khi nào khởi hành?
- Cấp bách lắm rồi, nhưng chưa có lịch cụ thể. Mời anh lên đây là để ta chuẩn bị ít ngày. Bữa nào chính thức tôi sẽ thông báo anh sau.
- Dạ.
Hào cũng có phần lo lắng vì chưa có máy phát tín định vị mà cũng chẳng thể thông báo trước N8. Vì vậy mọi hiểm nguy cơ có thể xảy ra. Bảy Dĩ cứ tương tám chuyến đi của anh và hàng mấy chục chuyến của các con tàu khác là qua mắt đối phương. Thực ra ngay chuyến đầu đã bị tóm. Những chuyến sau là làm theo mật ước. Chuyến này vào hải phận Việt Nam nếu bị bắt giữ khám xét thì đối phó ra sao? Anh sẽ khai hết và sau đó nhờ anh Ba Hùng can thiệp xin cho về nhà làm ăn. Chỉ có Bảy Dĩ là chấm hết sự nghiệp ở đây.
Hào biết là Dĩ cũng chưa hoàn toàn tin anh dù Diệu Lan đã cố chuộc lỗi bằng những mật báo tốt đẹp. Riêng chuyện điều anh lên nằm ở Banville tách biệt với hải đội cũng chứng tỏ Dĩ còn cảnh giác. Biết ý như vậy nên Hào không dám đến hòm thư mật bắt liên lạc với Tám. Thậm chí anh còn nằm lì không ra khỏi cửa ngôi biệt thự, suốt ngày ngốn ngấu những cuốn sách đủ loại của Bảy Dĩ xếp trên giá rồi lại nghe âm nhạc, xem tivi.
Ba hôm sau Dĩ đưa Hào đến đại bản doanh của Warrens . Hào nhận ra toà biệt thự trước đây ngài Phân vụ trưởng đã giao nhiệm vụ cho anh chở chuyến hàng đầu tiên. Warrens đã chờ họ ở phòng khách.
- Hello! Hai ông khoẻ mạnh chứ!
- Cảm ơn ngài, tôi vẫn mạnh - Hào đưa tay lên mũ chào kiểu nhà binh.
Ông Phân vụ trưởng đưa bàn tay to lớn ra bắt tay Hào rất chặt:
- Đã lâu lắm chúng ta mới gặp nhau. ông đã lập được nhiều kỳ tích, đặc biệt đã chuyển giúp tôi hai chuyến hàng quan trọng và tuyệt mật. Rất tin tưởng ở lòng trung thành và tính kín đáo của ông. Hôm nay tôi có thể tiết lộ cho ông hay thứ hàng ông mang giúp là hai hòm bạch phiến của các đường dây ma tuý thời ông Thiệu tồn đọng lại. Để lọt thứ này vào tay cộng sản thì cũng nguy hiểm như uranium cho họ vậy. Chúng sẽ tìm cách bán tháo ra thị trường thế giới để thâm nhập nước Mỹ theo nhiều con đường buôn lậu. Cuộc chiến tranh chống ma túy mà Tống thống Reagan phát động cũng quan trọng như mọi cuộc chiến tranh nóng. CIA và FBI là hai đạo quân mũi nhọn trên lĩnh vực này. Vì vậy nhân danh Phân vụ trưởng Viễn Đông vụ, tôi nhiệt liệt chúc mừng chiến công của ông và tri ân ông bằng một phần thưởng danh dự.
Warrens lấy một chiếc hộp nhỏ trên bàn đưa cho Hào. Viên đại úy đứng thẳng người, vẻ mặt trang nghiêm đưa hai tay ra phía trước đỡ chiếc hộp. Sau đó cúi xuống bắt tay ông Phân vụ trưởng rất trịnh trọng:
- Cảm ơn ngài nhiều lắm.
- Hôm nay tôi lại trao cho ông một công vụ mới rất quan trọng. Ông đưa một phái đoàn đặc biệt trở về Việt Nam . Ông Dĩ, vị phụ tá tín cẩn của tôi người bạn thân của ông, cũng là người lãnh đạo cuộc hành quân này. Tôi chúc các ông đến đích an toàn.
- Thưa ngài Warrens , tôi sẽ làm hết sức mình. Nhưng trong vùng biển dữ dội này, tài năng là chưa đủ. Nó còn lệ thuộc quá nhiều vào sự rủi may, vào sự tinh ranh hay ngu ngốc của kẻ thù. Nếu tôi không chết thì chắc phái đoàn phải đến đích an toàn. Nếu tôi chết thì số phận những người còn lại tùy thuộc vào lòng lành của Chúa?
- Tôi nghĩ rằng tài năng, lòng dũng cảm của ông sẽ đảm bảo cho tám mươi phần trăm thắng lợi. Nước Mỹ và các chiến sĩ tự do sẽ không quên công lao của ông.
Sau những lời chúc tụng, tâng bốc xã giao, Warrens dẫn hai người vào bàn tiệc ở phòng bên. Cùng lúc ấy có hai nhân vật mới cùng được mời đến. Ông Phân vụ trưởng giới thiệu với Hào:
- Ông Bửu Khiên, ông Trần Văn Thà là hai thành viên của phái đoàn ông Dĩ trong chuyến đi này.
Hào đến bắt tay từng người. Đó là những bộ mặt lạ nhưng Hào cũng chẳng chú ý đến họ nhiều. Có lẽ vì chuyến đi quan trọng nên Boss mới mở tiệc từng khoản đãi như thế này.
Họ ăn uống no say bí tỉ, nghỉ ở đây hai tiếng thì có một máy bay lên thẳng đưa họ đến khinh hạm Polard ngoài khơi vịnh Sima.
Nhớ đến cuộc đổ bộ vào mũi Kim Ngưu trước đây thuyền anh chuyển tải ngoài khơi nên anh yên tâm sẽ chẳng có nguy hiểm gì xảy ra dù không có máy phát tín định vị. Nhưng khi viên thuyền trưởng Polard giới thiệu nhiệm vụ cho anh trên bản đồ hải trình thì kế hoạch chuyến đi rất táo bạo. Khinh hạm Polard đến Bắc quần đảo san hô Scowfell Shool thì hạ thuyền siêu tốc và toán đổ bộ xuống biển. Hào sẽ kẻ một đường thẳng cặp bờ ở phía Nam cửa Lạch Rô chừng bảy cây số. Tàu Polard sẽ dẫn độ vô tuyến và ra đa. Khách lên bờ thì thuyền siêu tốc quay ra hải phận quốc tế gặp khinh hạm ở toạ độ 6201. Hào vừa lái vừa là hiệu thính viên lẫn xạ thủ tự vệ. Thuyền nhỏ, mạn thấp, tốc độ nhanh lại có những phương tiện điện tử tối tân được ra đa dẫn đạo nên dễ luôn lách né tránh các tàu tuần thám.
Hào lĩnh hội toàn bộ chương trình và anh thấy chẳng có chuyện về Sài Gòn đón vợ con. Khi trở lại xen-luyn, anh hỏi lại thì Dĩ trả lời:
- Thực tình tôi cũng không biết được ý định của Boss. Kế hoạch hành quân được phong toa tới phút chót. Ta đành chờ dịp khác vậy. Thật đáng tiếc.
Tàu đến Bắc vùng đảo san hô kinh độ một trăm lẻ sáu, vĩ độ tám trăm hai mươi cách Hòn Khoai vài chục dặm thì có tín hiệu giảm tốc để hạ thủy sà lúp. Lúc đó khoảng không giờ mười lăm phút. Biển lấp lánh màu thiếc long. Trăng mờ, bầu trời dày đặc sương mù, gió thổi ào ào trên boong. Thời tiết tốt đặc biệt thuận lợi cho những ngư thuyền đánh cá thu ngoài lộng.
Khinh hạm dừng hắn lại, tiếng máy không tải nhè nhẹ rung. Viên thuyền trưởng bắt tay từng người trong đoàn đổ bộ. Tất cả ngồi gọn ca-bin chiếc sà lúp tháo móc, khởi động và tách khỏi con tàu mẹ. Hào bật đèn cốp định hướng la bàn với hải đồ từ từ tăng tốc chui vào màn sương đêm dày.
- Anh có thể nghe tôi nói chứ thuyền trưởng - Hào nghe tiếng hiệu thính viên léo nhéo.
- Vâng, tôi nghe rõ.
- Tốt.
Từ đó không còn ngôn ngữ nữa. Không gian chỉ còn chuyển tải những tín hiệu mật mã.
Dưới ánh sáng mờ đục của ngọn đèn ca-bin, Hào nhìn thấy ba bộ mặt hốc hác xám ngoét vì gió biển, vì thức đêm có thể còn vì sợ hãi. Những bộ đồ nghi trang cũng không sao làm họ giống ngư dân hoặc những người nóng dân trên bờ biển được. Đấy là chưa kể bao thứ khác họ mang theo: vũ khí, điện đài họ sẽ bị bắt ngay. Lần này trong tay Hào chẳng có tín hiệu gì để liên lạc với các trạm quan sát trên bờ. Anh đã phải tính đến giải pháp ít tổn thất nhất cho một cuộc đụng độ bất đắc di.
Bảy Dĩ nhổm dậy lần lên ngồi bên Hào.
- Anh nắm chắc địa hình nơi đổ bộ rồi chứ?
- Tôi biết vùng đó nhưng hàng chục năm nay chưa qua. Các cồn cát dễ di chuyển. Con lạch nhỏ không có tàu lớn ra vào chắc không ai nạo vét. Tuy vậy thuyền ta nhỏ ít bị mắc cạn. Khó khăn không phải phía ngoài biển. Tôi lo cho các anh khi lên bờ. Vùng này nhiều đồng lầy, rừng tràm xen dừa nước mọc hoang dã. Ngay ban ngày không có xuồng đi lại còn khó khăn nữa là đêm tối. Sao lần này không có người đón nhỉ.
- Có nhưng không phải ngoài khơi.
- Tín hiệu thế nào?
Một phút im lặng Bảy Dĩ mới nói:
- Anh không phải gặp họ. Đưa chúng tôi đến bờ, anh quay ra ngay. Sau đó chúng tôi tự lo liệu.
- Liệu bao giờ phải đi đón các anh?
- Không hẹn trước, nhưng tôi hy vọng chúng ta sẽ chóng gặp nhau.
...
Đối chiếu bản đồ với trí nhớ cùng với tín hiệu dẫn độ của khinh hạm, Hào quan sát để xác định vị trí đổ bộ. Dưới ánh trăng, anh đã nhận ra một cồn cát nổi nhô ra như cái lưỡi trai màu vàng nhạt, sau đó là rừng cây xanh thẫm, không thấy dấu hiệu làng mạc nào sát bờ nước. Có thể ngư dân sống quần tụ trong vùng cửa lạch. Trước triều cường lên con thuyền nhỏ tiến vào sát được bờ cát. Hào giảm tốc, tiếng máy nhỏ và êm, thuyền dừng lại.
- Các anh xuống đi, đến nơi rồi, lẹ lên. Đây không phải cảng đỗ nên cộng sản hay nghi ngờ khám xét.
Ba tên thâm nhập mang vác nặng nề tụt khỏi mạn thuyền leo lên bờ cát. Bảy Dĩ quay lại bắt tay Hào rồi lặng lẽ theo Thà hướng về phía rừng tràm.
Hào đẩy thuyền quay mũi, nhảy lên tăng lực kẻ một vệt sáng thẳng tắp hướng ra đại dương.
Bảy Dĩ cùng Bửu Khiên và Trần Văn Thà lần vào một khu rừng được chúng tìm chỗ giấu các trang bị bất hợp pháp mang theo. Đây là một vùng thưa dân hẻo lánh được Dĩ lựa chọn làm căn cứ bàn đạp. Trong ba người chỉ có Thà quen thuộc vùng này. Trong chiến tranh, y là sĩ quan phụ tá cho viên tỉnh trưởng Bình Phước. Viên trung uý hai mươi lăm tuổi tốt nghiệp khoá đặc biệt của quân trường Thủ Đức vốn là một sinh viên văn khoa. Y quen biết một người Mỹ, tiến sĩ Fitzgerald, nhân viên của phòng Thông tin Hoa Kỳ. Mối liên hệ đã dẫn y đến một giải thưởng "Tinh thần 1776", tìm hiểu lịch sử nước Mỹ, do cơ quan văn hóa toà đại sứ Hoa Kỳ tổ chức cho dân bản địa. Thà được đi du lịch Washington một tuần không mất tiền. Belực lượng Fitzgerald là người hướng dẫn và Thà đã được hưởng một cuộc tiếp đãi tuyệt vời với mọi khoái cảm tân kỳ về tinh thần và thể xác. Sau này phát biểu cảm tưởng với vài người bạn thân, Thà coi tuần lễ ấy còn thú vị hơn tuần trăng mật.
Fitzgerald đề nghị Thà hợp tác công việc thăm dò dư luận trong giới sinh viên trí thức trước mọi sự kiện nổi bật qua dòng thời sự vốn rất sôi động thời chiến tranh. Đó chỉ là những thống kê con số đơn thuần giúp cho cơ quan thông tin Hoa Kỳ có những định hướng hoạt động hữu hiệu trên các lĩnh vực chính trị, văn hoá, tinh thần, công luận v.v... Thà nhận lời. Từ công việc phỏng vấn thu lượm dư luận đến chỗ tìm hiểu chính kiến cá nhân hoặc chương trình hành động của các tổ chức là một việc không có ranh giới. Fitzgerald thấu hiểu cảnh nghèo khổ của Thà và đã trợ giúp y một cách hào phóng nhưng bí mật.
Nhưng chẳng bao lâu Thà bị lộ mặt trong phong trào sinh viên. Nhiều nhóm đã tẩy chay y khiến cho ông chủ phải chuyển Thà sang môi trường khác. Y được gọi vào quân trường bổ túc lớp đào tạo sĩ quan ngắn hạn để bổ nhiệm làm phụ tá cho tỉnh trưởng Bình Phước. Ở vị trí này, Fitzgerald vẫn có việc làm cho Thà. Đó là theo dõi chính kiến, quan điểm lẫn các mối quan hệ phức tạp của nhóm quan chức quân sự tập quyền lẫn đám dân sự của bộ máy cầm quyền đầu tỉnh. CIA cần cắm vào đây một cái ăng ten nhạy cảm để hoàn thành bức tranh chiến lược chung trên toàn miền Nam .
Sự kiện Ba mươi tháng Tư đã cắt đứt con đường thăng tiến vùn vụt của Thà. Y chuồn về nằm nhờ nhà bà cô điếc trong căn nhà nổi bên bờ sông Sài Gòn. Hồi còn sinh viên, Thà cũng hay đi lại ở nơi đây. Nhưng khi kiếm được đồng tiền thì y quên mất căn nhà sặc mùi nước ô nhiễm. Nay thất thế y đành quay về với cái va li nhỏ lép kẹp. Thà dọn dẹp lại căn gác, xếp lên giá mấy quyển sách có hình Mác-Lênin. Khi có phong trào thanh niên đi xây dựng vùng kinh tế mới, Thà ghi tên mình lên hàng đầu. Vốn là con nhà nghèo, Thà chịu đựng được gian khổ, mở đầu công việc khá tốt đẹp . Y được xếp chân đội trưởng và chẳng bao lâu có mặt trong ban quản trị nông trường. Nhưng cái mô hình tổ chức vội vã đó không đứng vừng được bao lâu Thanh niên bỏ về thành phố gần hết. Thà tuyên bố ai về thì về còn y sẽ ở đây lập nghiệp. Y làm một ngôi nhà, lấy một cô vợ người địa phương, thỉnh thoảng mới về thành phố, tiện thể mua giúp ít đồ cho bà con xung quanh. Sau đó y bỏ vốn ra buôn và chẳng bao lâu phất lên bằng công thức nông thương kết hợp.
Một bữa y về nhà bà cô thì nhận được một lá thư lạ: From Phan Thị Bình 0271 House of Brian Sweet Boston USA . Bình là ai? Y ngần ngừ một phút rồi mới cẩn thận bóc thư ra. Y giật mình nhận ra dấu hiệu quen thuộc: Con ngựa Pegasus in trên góc giấy viết thư mà Fitzgerald thường viết cho y trước đây. Nhưng ở thư này lại là nét bút của một cô gái Việt. Sau những câu thăm hỏi xã giao, cô Phan Thị Bình yêu cầu Thà nối lại quan hệ thư tín nếu như anh còn nghĩ đến những kỷ niệm tốt đẹp của quá khứ.
Tim Thà đập mạnh, y tưởng tượng ra khuôn mặt cô gái không quen biết. Dù cô ta có mặc váy thì trên mép cũng có hàng ria khá rậm, cái mũi gồ, cặp kính đen xẩm màu che giấu đôi mắt xanh và bộ tóc bạch kim óng ánh.
Thà đã hồi âm ngay.
Những thư sau Thà nhận được chỉ thị bằng mực không màu. Có tấm ảnh cô Bình (?) mặc đồ tắm đứng trên bãi biển. Phía sau là mấy người Mỹ, trong đó bộ mặt Fitzerald rất rõ nét; Mối liên hệ được hai bên duy trì dưới quyền hình thức trong suốt năm năm thì có người đến đón Thà vượt biên đi gặp Fitzerald ở Westland .
Cuộc bàn giao tay ba giữa Fitzerald, Warrens và Thà đã diễn ra. Kể từ đó Thà nằm dưới quyền chỉ huy của Viễn Đông vụ và do Bảy Dĩ trực tiếp phụ trách.
Bửu Khiên là một người cao gầy, mới ngoài bốn chục tuổi, đầu hói, khuôn mặt choài xương xương, trán dô, lông mày rậm, cặp mắt sâu trầm tĩnh với cái nhìn u tối. Khiên làm cho CIA từ thời còn là sinh viên Vạn Hạnh. Đã có lần thế phát đi tu, trụ trì ở chùa Linh Diệu. Y đứng sau nhiều phong trào Phật giáo ở chùa Linh Diệu thu lượm tình hình mật báo cho CIA nhiều tin tức quan trọng với độ chính xác cao. Bửu Khiên đã được điều về miền Trung để chống lại những phong trào ly khai trong giới Phật tử Từ Đàm. Giờ đây Khiên được Warrens bổ nhiệm làm thủ lĩnh hệ thống ăng-ten miền Trung. Y có vai trò độc lập với Dĩ. Tuy nhiên trong chuyến đi này, y chỉ là một thành viên phải phục tùng quyền lãnh đạo của Dĩ.
...
Toán thâm nhập mắc võng nằm chờ sáng.
Khi bình minh toả trên mặt biển, chúng xóa dấu vết, ghi nhớ nơi cất giấu khí tài vào sơ đồ và lặng lẽ rút khỏi hiện trường. Ba tên lần theo đường mòn ra thị trấn Bảo Tự rồi đáp xe đò về Sài Gòn. Đến thành phố, Bửu Khiên chia tay đồng bọn biến vào dòng người đông đúc. Bảy Dĩ theo Thà về nhà bà cô trên sông Sài Gòn.
Y giới thiệu với bà cô và cô em họ: anh Bảy trên nông trường về trọ ít bữa để trị bệnh. Cái gia đình bé nhỏ này đốn tiếp Dĩ rất nhiệt tình. Thà quay lại vùng Rạch Câu đào bới các thứ chôn giấu bí mật chuyển về khu kinh tế Nguyễn Chí Thanh. Chúng lên máy và bắt liên lạc được với Banville. Dĩ báo cáo cuộc hành quân đã tới đích tốt đẹp.
Công việc đầu tiên của Dĩ là phải tạo được chỗ đứng vững chắc. Nơi trú ngụ hiện nay chỉ là tạm thời. Y chưa dám quay về ngôi nhà đầy đủ tiện nghi của mình. Từ ngày ra đi, Dĩ đã viết thư về cho vợ độ mươi lần. Sau khi biết tin đứa con gái dị tật ung thư đi mổ bị tử vong, y có ý định đón Khánh Chi vượt biển. Trong cuộc sống lưu vong, Dĩ đã chung đụng với nhiều người đàn bà, cả Việt lẫn Tàu, cả Mã Lai lẫn Thái, nhưng không chịu lấy ai. Người vợ cũ vẫn còn ràng buộc y bằng sợi dây đạo lý tinh thần lẫn tài chính. Trong ngôi nhà y vẫn còn bí mật chôn cất một khối Héroine khá lớn mà chưa có điều kiện chuyển cho Warrens . Dù sao thì vợ y cũng phải nhường cho khối hàng cao giá này đi trước.
Bây giờ y phải chui rúc trên gác xép căn nhà mái tôn nóng như hun, bên cạnh một bà già vừa điếc vừa lắm lời. May mà còn có Hai Mây, cô con gái duy nhất ngoài ba mươi tuổi vốn là vợ goá của một lính biệt động quân, luôn luôn quan tâm giúp đỡ y.
- Anh Bảy đau sao?
- Tui đau khớp. Mình không quen công việc đồng ruộng, nay lội bùn, độc khí thấm vào trong cốt tủy. Tôi phải về đây nhờ mấy thày lang danh tiếng thăm bịnh cắt thuốc cho may ra có khỏi.
- Tội thiệt. Vắng anh, chị Bảy và xắp nhỏ hẳn cũng cực lắm.
- Dạ, má con nó di tản hết trọi. Tôi đi tập kết hai chục năm trở về thì bả đã trả nhà cho chủ mà đi mất rồi. Tôi phải đi khu kinh tế mới lập nghiệp. May mà gặp cậu Thà, anh em bồ bịch kết ngãi để đỡ cái phần tình cảm trống trơn đó cô Hai à.
Nghe qua cái hoàn cảnh đáng thương của người đàn ông, Hai Mây cũng thấy xúc động, ái ngại thay cho số phận một kiếp người.
- Đã bịnh tật lại cô đơn thì cực lắm đó. Anh Bảy cứ ở đây trị bệnh cho lành. Hãy cảm thông cho má em. Bả tuy nghèo khổ, đôi lúc cũng hay rày la em, nhưng thiệt lòng bao giờ cũng quý khách. Anh Bảy cần gì em sẽ hết sức giúp đỡ.
- Cảm ơn cô Hai, chỉ phiền cô Hai chỗ ăn nghỉ. Bệnh này chữa lai rai chưa biết khi nào khỏi. Có ít bạc tôi muốn gửi cô Hai cầm giúp lo cho bữa ăn hàng ngày. Sau này thiếu tôi đưa tiếp.
Số tiền lớn làm cho Hai Mây phải sừng sốt.
- Trời! Sao anh Bảy đưa nhiều quá xá. Ăn uống đạm bạc có hết là bao. Vả lại anh Bảy thỉnh thoảng mới ăn một bữa mà sao đưa nhiều vậy. Còn phải dành tiền mà thuốc thang chứ.
- Cô Hai cứ nhận cho. Sống độc thân, tôi cũng dành dụm được chút đỉnh. Còn cả cái đồng hồ và đôi cà rá nữa, tôi muốn gửi cô Hai cầm giúp. Nêu bệnh sớm khỏi thì cô Hai thối lại. Chẳng may phải ở lâu thì nhờ cô Hai bán hộ để thêm vào thuốc thang.
Hai Mây mủi lòng trước cảnh ngộ và tính thực thà cởi mở của người đàn ông cô đơn. Từ bữa đó, sau giờ đi làm, cô lo cơm nước hầu hạ Bảy Dĩ rất chu đáo. Cô giặt giũ là ủi quần áo, trải giường mắc mùng, thu dọn chỗ ăn nằm y như chăm sóc như chồng vậy. Hai Mây còn thấy vui vui trong sự tận tụy của mình. Thực ra Dĩ chỉ ăn uống qua quýt. Khi Thà về thì cả hai kéo nhau đi nhậu nhẹt ngoài tiệm. Cho nên sự cự ngụ của Dĩ không gây ra điều phiền toái gì trong gia đình bà cô điếc.
- Anh Bảy coi ở đây có được không? - Thà hỏi.
- Trú tạm thì được chứ đâu có làm việc nổi. Ta phải kiếm lấy vài ba địa điểm nữa. Chỗ này dành làm dự bị khi bị bố ráp thất thế.
- Điện đài để chỗ tôi chưa ổn lắm. Con vợ tôi đâu đã phải là người của chúng ta. Giấu ngoài rừng mỗi bữa làm việc phải đào bới ngụy trang che nắng chống mưa cực lắm.
- Hoạt động bất hợp pháp thì phải xa vợ con, tốt nhất là chưa lấy. Trót lấy thì phải biến vợ thành chiến hữu.
- Sau sự cố đổ bể. Một chín bảy lăm tôi bi quan hận đời lấy đại đi cho qua chuyện. Ai dè nhận được liên lạc mới thấy rằng mình tính nước cờ sai. Sự nghiệp của mình đâu phải đã chấm hết.
- Dù thế nào thì cậu cũng phải giữ mối quan hệ gia đình cho tốt. Trước mắt vẫn là cái kén tốt cho cậu náu mình. Bằng mọi cách phải tìm được một thứ giấy tờ hợp pháp để mua lấy căn nhà riêng.
- Anh chi tiền, em sẽ mua và cho anh thuê với cái lốt cán bộ tập kết nghỉ hưu ở miền Bắc quay về quê hương sống lốt phần đời còn lại. Như vậy có được không?
- Được.
- Trong khi chờ đợi, xin anh Bảy ở tạm chỗ bà cô em. Tuy bà khó tính hơi nói nhiều nhưng cũng có điều hay là "mọi chuyện đều bỏ ngoài tai". Như vậy có lợi cho công việc bí mật của ta.
Mục tiêu đầu tiên của Bảy Dĩ đặt ra là thăm dò, móc nối với Chu Bội Ngọc. Đây là một ván bài lớn nhằm tước đoạt hẳn phương tiện thâm nhập của ông bạn đồng minh chiến lược tự nhiên ở vùng Đông Nam Á.
Chỉ thị của Warrens là phải mua bằng được Chu Bội Ngọc. Không mua nổi thì phải triệt chứ không thể để Bắc Kinh độc chiếm địa bàn quan trọng bậc nhất này. Mặc dù đã có những mối liên hệ mạnh mẽ với Trung Quốc nhưng Mỹ vẫn chủ trương kiềm chế ảnh hưởng của quốc gia vĩ đại này xuống phía Nam . Đó là chính sách hai mặt được áp dụng trong nhiều thập kỷ tới.
Một buổi sáng Chu Bội Ngọc thất xuất hiện trước quầy hàng một người đàn ông thấp đậm, mập mạp nhưng lanh lẹ. Khuôn mặt bự nhẵn nhụi không râu. Cặp mắt nhỏ bé giảo hoạt nấp sau tròng kính đen gọng vàng. Nhìn trước sau thấy vắng vẻ, người khách lạ đặt bàn tay to bự lên quầy hàng hỏi nhỏ:
- Cảm phiền tiên sinh xem giúp chiếc nhẫn này đáng giá bao nhiêu?
Chu Bội Ngọc nheo mắt quan sát kỹ lưỡng rồi trả lời bình thản:
- Nhẫn vàng tây giá chẳng đáng bao nhiêu mà lại khó bán.
- Còn cái mặt. Giá trị của loại améthyste này cũng chẳng lớn lắm. Nó được giá cũng chỉ ở trình độ gia công.
- Thì ngài cứ xem kỹ cho; chẳng lẽ chiếc mặt ngọc màu tím của tôi lại không được coi là bảo vật hay sao?
- Xin ông tháo ra cho, tôi phải xem kỹ thì mới trả lời chính xác được.
Người khách tháo ra đưa cho lão già. Chu Bội Ngọc đưa sát vào bóng đèn rồi dùng kính lúp soi đi soi lại. Lão đã nhận ra chính cái nhẫn lão trao đổi với cô gái lai Mỹ cách đây không lâu. Chữ "Hồi Phong vạn biến" rất tinh vi hiện rõ nét dưới thấu kính hội tụ. Lão mỉm cười:
- Tất cả cũng không vượt cái giá hai chỉ vàng mười.
- Cảm ơn tiên sinh. Tôi nghĩ là ngài chưa nói đúng giá trị đích thực của nó.
Vừa nói, người khách vừa lấy lại chiếc nhẫn đeo vào ngón tay mình. Y mới chỉ đặt cho mình nhiệm vụ thăm dò. Ngoài tín vật quan trọng này ra, y chưa nắm được mật khẩu liên lạc để phá vỡ khoảng cách cảnh giác của lão già. Ngần ngừ ít phút, người khách đảo mắt xung quanh rồi thì thầm:
- Hôm nay ngài chưa muốn tiếp tôi, tôi hiểu. Nhưng tôi hy vọng chúng ta còn gặp nhau nhiều. Xin chào tiên sinh.
Nói rồi Bảy Dĩ đi thẳng làm cho Chu hơi lúng túng. Nhưng lão lại mỉm cười một mình. Sự thận trọng cũng chẳng thừa. Chuyện đương đầu với hai nhân viên hải quan cùng cái tẩu hình đầu lâu đã làm cho lão cảnh giác hơn. Lỡ cơ quan an ninh thu được cái nhẫn và biết rõ vai trò của nó từ tay cô gái lai Mỹ đó thì sao? Chu không vội vồ mồi cũng phải. Còn nếu chiếc nhẫn đi thoát về đến "trung tâm" nay quay trở lại thì người cầm nó phải là nhân vật quan trọng, Chu có nghĩa vụ phải đón tiếp. Nếu cần người khách lạ ắt phải quay lại. Cũng nên để cho thượng cấp biết được cái hoàn cảnh khắc nghiệt của đám đàn em phải đương đầu chứ!
Đêm hôm đó Chu Bội Ngọc điện hỏi Vương Phúc Đạt xem có cử ai về bắt liên lạc với y không? Hai hôm sau y nhận được điện trả lời: "Trung tâm chưa cử ai đi. Hãy cảnh giác với tên khiêu khích. Cần nhanh chóng vô hiệu hoá nó".
Chu Bội Ngọc thất đảm vì tin tức này. Như vậy có nghĩa là vật báu đã lọt ra ngoài tổ chức. Nếu hắn là một tên an ninh cộng sản thì số mệnh lão đã được định đoạt. Còn tên khiêu khích thuộc cơ quan tình báo khác gì cuộc hiểm nguy cũng không nhỏ. Ấy là có kẻ nắm được mã số sinh tử của đời y để thao túng, để mặc cả. Làm sao thoát ra khỏi tình trạng bế tắc này? Vô hiệu hoá tên khiêu khích có nghĩa là phải thủ nó đi. Nhưng giết nó cũng phải đảm bảo an ninh cho mình. Nếu không sẽ trở thành cuộc tự sát tập thể. Chu Bội Ngọc cho vệ sĩ không rời mắt khỏi nơi lão ở cũng như làm việc. Phái người theo dõi tìm kiếm xem tên khiêu khích đó là ai. Bẵng đi một thời gian dài không có chuyện gì xảy ra. Tính cảnh giác sơ mòn đi, Chu Bội Ngọc hơi yên tâm và trở lại cuộc sống bình thường.
Một buổi tối Chu đến salon của một họa sĩ để tán gẫu thăm dò mối hàng, gần mười giờ khuya mới cáo lui. Khi vừa bước ra khỏi cửa đã thấy con người thấp béo bữa nọ xuất hiện. Y vui vẻ mời lão đi chơi. Tên vệ sĩ của Chu định can thiệp thì đã thấy hai kẻ lạ mặt khác cản lại. Trong tình thế bị động Chu Bội Ngọc đành làm theo lời mời của kẻ lạ mặt chui vào khoang sau một chiến 404 đỗ bên đường. Dĩ ngồi kề bên và người lái rú máy phóng xe không thèm quay mặt lại. Xe chạy được một đoạn xa, cuộc đối thoại bắt đầu.
- Xin ông hãy bình tĩnh vì tôi muốn luôn luôn là bạn ông trong bất cứ hoàn cảnh nào chúng ta cũng phái đồng minh của nhau, vì chúng ta có kẻ thù chung là Việt Cộng. Lần trước tôi đến yết kiến làm ông bất ngờ. Hôm nay toi bỏ mặt nạ ra để tiếp chuyện ông cho tự nhiên hơn. Tổ chức "Hồi Phong vạn biến" của quý vị đã bị bán đứng cho Trung cộng. Chủ mới của ông, bà Lee Chou Yan là một người cộng sản. Bà ta nắm một thế lực tài chính lớn ở hải ngoại và được mệnh danh là nhà tỷ phú Đỏ. Như vậy là các ông đã quy thuận cộng sản vội vã và quá sớm với một cái giá rẻ mạt. Cuộc chiến đấu đã bao năm của ông coi như vô ích. Ngay Hồng Kông, Ma Cao có trở về với lục địa cũng phải kèm theo điều kiện được giữ nguyên trạng trong năm mươi năm. Còn các ông thì không được một giờ để phát biểu chính kiến mình.
- Những chuyện này đâu có liên quan đến tôi. Tôi chỉ là một nhà buôn, một người sưu tập các tác giả nghệ thuật phi chính trị. Ông lầm địa chỉ rồi.
Người lạ mặt cười:
- Tin tức tình báo cũng là tác phẩm nghệ thuật. Nó là những mang màu bí hiểm trong bức tranh chiến lược toàn cầu của những thế lực đối địch. Xin ông hãy bỏ cái mặt nạ xuống như tôi đã làm, chúng ta có thể thành thực cởi mở với nhau vì lợi ích chung và không có gì nguy hiểm mà ông phải lo sợ. Tôi nhắc lại, chúng ta là những người cùng hội cùng thuyền chứ không phải là thù nghịch, phải dựa vào nhau, phải bảo vệ nhau thì mới sống được ở đất này.
- Thực tình tôi không hiểu ông muốn gì ở tôi . Từ xưa đến nay tôi vẫn sống yên ổn bằng buôn bán qua mọi thể chế chánh trị. Tôi không bị ai đe doạ cả. Bây giờ đã cao tuổi tôi không mong cầu gì hơn sự bình yên để chờ ngày sang thế giới bên kia. Ông hãy tin những điều tôi nói.
Người đối thoại không còn giữ được vẻ mềm lòng nữa:
- Như vậy là tôi đã không tự bộc lộ hết vai trò của mình. Còn ông thì khăng khăng giấu mặt. Thế là không nghĩa hiệp đâu Chu tiên sinh ạ.
- Đến phút này tôi cũng chẳng biết ông là ai, từ đâu đến, ông yêu càu gì ở tôi mà chỉ toàn thấy ông nói nào là bộc lộ hết, nào là bỏ mặt nạ ra. Làm sao tôi hiểu nổi những ngôn từ quái quỷ ấy!
Người lạ mặt câm bặt, chẳng có thứ ngôn ngữ tối thiểu để nói với Chu Bôi Ngọc. Trong nghề tình báo, nếu chưa đưa ra được mật khẩu liên lạc thì khó lòng cạy được miệng đối thủ không bao giờ họ chịu bắt lời.
Một lần nữa y lại hé chiếc nhẫn ra trước mắt lão già.
- Thứ này chưa đủ để ông tin sao?
- Thưa ông, đây là cái mặt nạ ạ?
Câu hỏi ra chiều ngớ ngẩn của lão già khiến kẻ lạ mặt tức giận nhưng vẫn phải cố kiềm chế.
- Ông đừng vờ vẫn nữa. Tôi nhận lệnh của cấp trên đến đây nối liên lạc với ông, ông không chịu tiếp ạ?
- Trời ơi! Cấp trên là ai mới được chứ? Tôi đâu quen cấp trên của ông?
- Ông biết ông Hứa Vĩnh Thanh chứ?
- Một nửa số người Hoa ở đất Sài Thành này biết ông Hứa.
- Ông Hứa cử tôi đến gặp ông.
- Thế mà báo Hương Cảng Tân Văn lại đăng cáo phó ông Hứa Vĩnh Thanh tạ thế ngày 12 tháng 5. Thật bịa đặt ngu ngốc hết chỗ nói.
Lão già liếc mắt nhìn kẻ đối thoại với nụ cười chế nhạo.
- Đúng thế. Nhưng trước khi chết ông trao cho tôi chiếc nhẫn và bảo tôi đến gặp ông Chu Bội Ngọc.
- Chắc sắp chết, ông ấy mê sảng đó thôi. Khi khoẻ mạnh ông ấy có biết tôi là ai đâu.
- Không thể có quá một ông Chu Bội Ngọc chủ tiện Minerva's Treasure.
- Cũng chẳng có quá một Hứa Vĩnh Thanh tái thế để ông ta trao cho ông cái công việc ngớ ngẩn thế này.
Trong óc kẻ đối thoại thoáng hiện hai giải pháp. Có thể đe doạ Chu Bội Ngọc để lão tự bộc lộ. Nhưng sau đó thì khó xây dựng được tình cảm trong công tác. Đó là mục tiêu tối thượng cần phải đạt của cuộc hành quân này. Không thể thiết lập mối quan hệ tốt trên cơ sở đe doạ. Cách thứ hai là thuyết phục lối kéo lão. Cách này chậm chạp nhưng được đâu chắc đấy.
- Thưa ông Chu. Sự thực thì không có chuyện giao nhiệm vụ vì ông Hứa đã mất quyền chỉ huy mạng lưới điệp viên của ông ta từ cách đây bảy tháng. Dưới sức ép của Lee Chou Yan và Vương Phúc Đạt, ông ta phải nhượng lại toàn bộ quyền chỉ huy Hồi Phong cho bà tỷ phú Đỏ. Nhưng ngay sau khi trao đổi quyền trượng và mật mã. Lee Chou Yan đã xô ông ta xuống vực thẳm của sự phá sản tài chính. Hứa Vĩnh Thanh uất ức mà qua đời. Tôi đã chứng kiến cảnh "Từ Hải chết đứng" đó - Người lạ mặt rút trong túi ra tấm ảnh tang lễ rồi bấm đèn pin cho Chu Bội Ngọc xem - Trước giây phút lâm chung, ông Hứa Vĩnh Thanh trao cho tôi tín vật duy nhất là chiếc nhẫn này để tôi có thể gặp ông bàn bạc một việc tối quan trọng. Trong tình trạng bán đứng tổ chức cho Lee Chou Yan, ông Hứa chẳng còn biết mật khẩu mới để liên lạc với ông nữa. Do đó chúng ta "bất đồng ngôn ngữ tình báo" với nhau. Nhưng chúng ta không phải là bọn câm điếc, chúng ta có những linh cảm thiên bẩm để thông hiểu được nhau. Tôi hy vọng ông đồng cảm với tôi và chúng ta tìm ra tiếng nói chung. Ông có nghe tôi nói không đấy?
Người lạ mặt nhìn Chu thăm dò. Chiếc xe 404 vẫn chạy chậm chạp trong phố đông.
- Xin ông cứ nói những điều ông muốn nói.
- Cuộc bán nhượng này chưa tham khảo ý kiến tiên sinh và chắc chắn là không đếm xỉa gì đến quyền lợi của đàn em. Ông Thanh vô cùng ân hận về việc làm này. Đem thân về với triều đình. Hàng thần lơ láo phận mình ra sao. Chi bằng cứ gươm đàn nửa gánh non sông một chèo hay hơn. Nếu cực chẳng đã phải bán mình thì cũng phải tìm nơi mà bán. Đằng này ông Hứa đã làm lẫn đẩy cả tố chức Hồi Phong cho Mụ tú bà Lee Yan Chou cho tên Mã Giám Sinh Vương Phúc Đạt. Liệu họ có đủ tài lực để đảm bao quyền lợi lâu dài cho ông và đồng nghiệp của ông hay không?
Người lạ mặt lại liếc nhìn Chu dò xét thái độ lão già dưới ánh sáng lấp loáng của những ngọn đèn đường dọi vào.
- Ông nghe rõ tôi nói đấy chứ?
- Vâng, tôi nghe rõ.
- Mụ tỉ phú dù sao vẫn là một tên cộng sản. Và các ông trước sau vẫn là bọn tư sản phan động cần phải lột da. Không ai tin vào một đường lối ổn định ở cái xứ sở đại loạn này. Ngay như các đồng chí cách mạng cốt tử với nhau họ cũng cắn xé nhau đến chết để tranh giành quyền lực nữa là đối với mấy tên gián điệp ba lần thay thày đổi chủ như các ông. Vì vậy tồi muốn gặp ông với lời khuyên là hãy xé bỏ hiệp đồng với họ. Các ông cần một ông chủ mới, một Mạnh Thường Quân luôn luôn trung thành với mọi cam kết, một ông bầu hào phóng đảm bảo cho các ông nguồn thu nhập dài, ổn định và cao giá nhất.
Mặt Chu Bội Ngọc vẫn lạnh như tiền nhìn thang phía trước.
- Ông hiểu tôi nói gì chứ?
- Có điếu quan trọng nhất là tôi không hiểu đang nghe ai nói.
- "Ha ha ha! Tôi? - Người lạ mặt bật cười vui vẻ - Tôi là: Inconnu"! Là "Nobody"! - Tên tôi là "không ai cả". Nhưng tôi có thể giúp ông và những thám tử kiêu hùng của Hồi Phong thoát khỏi cuộc khủng hoảng về tổ chức hiện nay.
Chu mỉm cười chế giễu:
- Chắc ông có ngựa truy phong, có quân dưới trướng vốn dòng kiện nhi thì ông mới ra tay tháo cũi sổ lồng như chơi dễ dàng như vậy?
- Không, tôi chỉ có một thứ thôi, thưa tiên sinh. Nhất pháp bảo, đó là đồng đô-la. Có đô-la thì sẽ có ngựa truy phong, có quân dưới trướng, có rambo, có tàu con thoi, có bom hạch tâm... có tất!
- Đến phút này ông mới thực sự trút bỏ cái mặt nạ thứ nhất của mình. Chẳng biết bên trong còn đeo mấy chiếc nữa?
- Hết rồi thưa Chu tiên sinh! Lần trong lần ngoài đều lột ra hết mà ông chưa chịu tin. Như thế là không lịch sự đâu xếnh xắng ạ!
- Ông gọi đích danh tôi, lão Chu Bội Ngọc, chủ tiệm Kim hoàn Minerva's Treasure, là tay chân của Hứa Vĩnh Thanh, là thủ lĩnh của Hồi Phong vạn biến. Thế mà ông cứ đòi tôi bỏ mặt nạ ra. Tôi không hiểu ông biện luận theo cái lô-gích nào. Ông không tin về sự hiểu biết của ông về tôi hay ông định mớm cung tôi khai đúng cái điều ông định vu khống để ghi âm lại phục vụ cho những mưu đồ bí mật khác?
- Không, không. Tôi không nghi ngờ gì về sự hiểu biết của tôi về ông. Tôi cũng không định mớm cung ông mà chỉ muốn chúng ta cởi mở với nhau thôi. Tôi đã nói hết về mình rồi và rất muốn ông tự thổ lộ. Kẻ lạ mặt nháy mắt cười - Giống như tình yêu trai gái, cần có sự đồng cảm, có ngôn ngữ chung, có xướng họa, có sự thú nhận của cả hai trái tim!
- Thưa ông "Inconnu", ông đã thấy một cô gái đứng đắn nào lại hiến dâng trái tim cho một anh chàng "Nobody" chưa? Đến như Sở Khanh cũng còn có một cái tên để ba hoa "Nàng đã biết đến ta chăng, bể trầm luân lấp cho bằng mới thôi". Còn ông "Inconnu" thì chẳng có gì đảm bảo cho những lời hoa mỹ rỗng tuếch của ông ta.
- Cái nhẫn!
- Một người chết không thể đảm bảo gì cho những người sống.
- Ông đòi hỏi một cái gì thêm nữa?
- Lúc này tôi đang ngồi trong xe của ông. Kèm bên sườn là hai họng súng lạnh ngắt, tôi chẳng thể đòi hỏi gì được ở các ông. Nhưng tôi coi cuộc tỏ tình này là không lành mạnh. Ông cần phải thay đổi cách nói chuyện. Cần chấm dứt cái trò vô bổ hôm nay.
- Ông vui lòng cho tôi một buổi hẹn gặp khác. Tôi sẽ đi người không và một mình.
Sau mấy phút suy nghĩ, Chu Bội Ngọc hỏi:
- Cấp trên của ông tên là gì?
- Warrens , Phân vụ trưởng Viễn Đông vụ CIA.
- To quá. Ông này chưa tòng nhiệm ở Việt Nam .
- Edmon. Boss? Tom Hardy? Clark? Thomspon? Fistzcald? Hick?
- Fitzgerald có thể vào Việt Nam bằng con đường hợp pháp. Tôi biết ông ta và chỉ có ông ta mới đủ tư cách giới thiệu ông với tôi. Đó là điều kiện tiên quyết. Sau đó mọi cuộc gặp gỡ mới có ích. Ông có thể đưa tôi về nhà được rồi chứ?
- Vâng, tôi sẽ tiễn tiên sinh đến đường Bạch Đằng. Ngài chịu khó đi bộ một đoạn cho khỏe gân.
Nhưng Chu đâu có phải đi bộ.
Khi chiếc 404 vừa đỗ, Chu bước ra bắt tay người lạ mặt thì có một chiếc Volga vượt lên đỗ chặn ngay phía trước. Một chiếc Toyota gí mõm sát đuôi chiếc 404. Tay lái xe Volga mở cửa mời Chu lên. Chiếc xe rú máy vọt đi thì chiếc Toyota , có lẽ là xe hộ vệ cũng quay mõm vượt khỏi chiếc 404 phóng đi.
Ông "Personne" kinh ngạc trố mắt nhìn theo.
Chu Bội Ngọc đâu có dễ dàng để cho Bảy Dĩ bắt cóc! Chính lão đã chủ động nhảy vào bẫy để tìm hiểu đối phương. Khi cuộc đối thoại diễn ra trên chiếc 404 thì đằng trước, đằng sau đều có xe chở lũ vệ sĩ của Chu kèm bám ở một cự ly thích hợp. Khi biết chắc thủ lĩnh an toàn, chúng mới bỏ chiếc 404 và biến mất.
Bảy Dĩ về đến hang ổ vẫn còn toát mồ hôi thầm phục Chu Bội Ngọc. Lão quả là cao tay và đáng bậc sư phụ. Nhưng dù sao cuộc gặp gỡ cũng đã đạt được một kết quả nhất định. Mặt bằng đó còn quá thấp so với mục tiêu nhưng nó là mặt bằng cơ bản để xây dựng sự tín nhiệm và khả năng hợp tác lâu dài.
Những điều Diệu Lan mật báo sau này với Bảy Dĩ về Trương Tấn Hào đều khá tốt đẹp. Những dấu hiệu khả nghi giờ đây chỉ còn là những yếu tố ngẫu nhiên có thể giải thích được. Mấy tấm ảnh, cuốn băng ghi âm chẳng những giải toả mối nghi ngờ đối với Hào, nỗi lo lắng của Diệu Lan mà còn làm cho cả Bảy Dĩ lẫn Warrens yên tâm. Dĩ quyết định lại chọn Hào lái con tàu đổ bộ cho cuộc hành quân của chính y.
Một bữa Hào nhận được lệnh về Banville gặp Bảy Dĩ. Anh tưởng chỉ đi vài ngày không ngờ Bảy Dĩ giữ anh ở đây luôn:
- Anh Hào ạ. Chúng ta là bạn chí cốt, suốt mấy chục năm đã giúp nhau hết mình. Tình chiến hữu không có gì so sánh nổi. Nghĩa vụ của chúng ta đối với Tổ Quốc, với sự nghiệp tự do còn rất nặng nề, chưa thể tìm chốn an thân để mặc quốc dân chết mỏi mòn dưới nền chuyên chế cộng sản. Đã đến lúc đồng bào ta hết chịu nổi chế độ độc tài khủng khiếp đó. Tâm can con người, cỏ cây sông núi, đến sắt thép xi măng cũng nóng rực lên vì phẫn nộ, vì quá tải. Chỉ cần một ngọn lửa là mọi thứ bốc cháy hết trọi. Tiếc là chưa có ai đủ sức nhen nổi ngọn đuốc chánh trị đó.
- Tôi nghe có một lãnh tụ tài ba đang tập hợp lực lượng nổi dậy khắp nơi. Thanh thế nghĩa quân càng mạnh. Vùng kiểm soát cộng sản bị thu nhỏ và một chánh phủ lâm thời đã xuất hiện?
Bảy Dĩ ngạc nhiên về giọng điệu lạc quan của Hào: Niềm tin của viên đại úy thậm chí còn hoang tưởng cực đoan đến ngớ ngẩn. Vì vậy, Dĩ phải kìm bớt lại sợ nó chóng tàn.
- Sự thật thì chưa đáng khích lệ như anh Tư nghĩ đâu. Những chiến sĩ tự do còn gặp rất nhiều khó khăn. Do mở rộng lực lượng ào ạt nên chúng ta không tránh khỏi sơ suất để lọt nhưng phần tử cộng sản vào đội ngũ gây thiệt hại cho một số cơ sở của nghĩa quân. Vì vậy chiến dịch tiếp tế của chúng ta phải tạm hoãn một thời gian. Đến nay tình hình đã tiến triển tốt hơn chúng ta cần nhanh chóng tăng mức độ thâm nhập chi viện cho lực lượng nổi dậy.
- Tôi là quân nhân ít am hiểu chánh trị. Tôi đã phục vụ Hải đội bảy năm nay. Thời gian thấm thoát cũng đã dài gần bằng cả cuộc chiến tranh trước. Thế mà gia đình vẫn li tán, chồng một nơi, vợ con một nẻo. Boss hứa sẽ tạo điều kiện cho tôi đưa vợ con ra, nhưng chưa bao giờ thực hiện được ý nguyện. Thực tình vì quý anh nên tôi mới chịu ký liên tiếp hai hợp đồng. Kỳ này hết hạn, tôi tìm một nghề khác kiếm ăn thôi. Tôi ngán lắm rồi.
- Trời ơi, anh Tư nói gì mà kỳ vậy. Chí nam nhi đã mềm yếu rồi chăng. Tôi khuyên anh nên ký tiếp một hợp đồng nữa. Tổ Quốc đang cần anh. Vả lại trong tình hình suy thoái thất nghiệp hiện nay, anh không tìm ra được một công việc nào có thu hoạch cao như ở đây đâu.
- Thực ra nó chỉ cao khi bước vào các cuộc hành quân. Nhưng lúc ngừng hoạt động, mọi phụ cấp bị cắt hết, đâu có đủ xài anh Bảy?
- Trời, hồi này anh Tư xài hung vậy. Bộ lại thả cho bồ bịch hết trọi chứ gì?
- Từ ngày anh điều Diệu Lan về cũng vui hơn. Nhưng mình đã dùng nó thì cũng phải bao cho con nhỏ cái phần ăn mặc chớ. Anh tính xem liệu có đủ không?
- Diệu Lan phải có nghĩa vụ hầu hạ anh. Chỉ cần cho nó chút xíu thôi. Nghe nói anh còn xả láng bên ngoài nên mới đến nỗi nhẵn túi.
Bảy Dĩ nháy mắt nhún vai, còn Tư Hào mỉm cười tự thú.
- Thiệt tình đôi lúc cô đơn hận đời thì cũng có tìm đến mấy con mèo ở Pandon. Cái món Diệu Lan cứ tái bản mãi cũng ớn... Tôi nhờ anh trình lên Boss, hợp đồng tới có tăng được thu nhập ba chục phần trăm tôi mới ký.
Hào giở giọng vòi vĩnh làm cao khiến Bảy Dĩ phật ý. Nhưng mặt khác, sự sa đoạ của viên đại úy lại làm cho Dĩ yên tâm hơn. Một thuộc hạ phải có lắm tham vọng tiền tài, nhiều nhu cầu vật chất thì mới thúc đẩy họ chiến đấu bạt mạng được. Đòn bẩy cơ bản của chiến tranh tâm lý là: tiền, gái, phụ cấp và du lịch mà. Bảy Dĩ thì thầm vẻ cảm thông.
- Công việc của chúng ta còn chứa đựng yếu tố hy sinh vì đại nghĩa. Trong chuyện này anh có thiệt thòi, tôi biết. Giả sử như vẫn phục vụ Hải quân liên tục đến giờ thì tối thiểu anh cũng mang hàm phó đô đốc. Bảy năm chỉ huy Hải cứ mà lương chưa tăng được hai chục phần trăm là bất hợp lý. Tôi sẽ trình bày vấn đề này để xét lương xứng đáng cho anh. Nhưng trước mắt, anh phải đi với tôi một chuyến. Tôi cần anh, cần tình bạn sinh tử của chúng ta. Gặp thuận lợi, tôi sẽ để anh mang chị và các cháu ra luôn. Chịu chớ?
- Chưa bao giờ từ chối anh. Nhưng khuyên anh không nên mạo hiểm. Con đường thâm nhập bao giờ cũng chứa đựng những hiểm nguy bất chợt. Tôi đi tám chuyến đều thoát, nhưng không có gì đảm bảo cho chuyến thứ chín suôn sẻ. Lúc nào tôi cũng có cảm giác cái chết đang chờ phía trước.
Câu nói buồn buồn của Hào làm cho Dĩ thêm mềm lòng: Nhưng mệnh lệnh của Warrens đâu phải đem ra để bàn. Với lại cái bả vinh quang cũng cám dỗ gã trùm buôn lậu này ghê gớm.
- Tất cả đều do số mệnh định đoạt, anh Hào ạ. Thân phận chúng ta chỉ là hạt cát sông Hằng mà thôi. Anh thoát tám chuyến, tôi đi chuyến đầu phải noi gương dũng cảm của anh. Một mất một còn, có thua có được sợ gì!
- Bao giờ tôi lại được đón anh ra?
- Tôi sẽ có công vụ ít lâu lại ra . Tôi là đặc sứ lưu động, là tàu con thoi của Mr Warrens thôi mà.
- Khi nào khởi hành?
- Cấp bách lắm rồi, nhưng chưa có lịch cụ thể. Mời anh lên đây là để ta chuẩn bị ít ngày. Bữa nào chính thức tôi sẽ thông báo anh sau.
- Dạ.
Hào cũng có phần lo lắng vì chưa có máy phát tín định vị mà cũng chẳng thể thông báo trước N8. Vì vậy mọi hiểm nguy cơ có thể xảy ra. Bảy Dĩ cứ tương tám chuyến đi của anh và hàng mấy chục chuyến của các con tàu khác là qua mắt đối phương. Thực ra ngay chuyến đầu đã bị tóm. Những chuyến sau là làm theo mật ước. Chuyến này vào hải phận Việt Nam nếu bị bắt giữ khám xét thì đối phó ra sao? Anh sẽ khai hết và sau đó nhờ anh Ba Hùng can thiệp xin cho về nhà làm ăn. Chỉ có Bảy Dĩ là chấm hết sự nghiệp ở đây.
Hào biết là Dĩ cũng chưa hoàn toàn tin anh dù Diệu Lan đã cố chuộc lỗi bằng những mật báo tốt đẹp. Riêng chuyện điều anh lên nằm ở Banville tách biệt với hải đội cũng chứng tỏ Dĩ còn cảnh giác. Biết ý như vậy nên Hào không dám đến hòm thư mật bắt liên lạc với Tám. Thậm chí anh còn nằm lì không ra khỏi cửa ngôi biệt thự, suốt ngày ngốn ngấu những cuốn sách đủ loại của Bảy Dĩ xếp trên giá rồi lại nghe âm nhạc, xem tivi.
Ba hôm sau Dĩ đưa Hào đến đại bản doanh của Warrens . Hào nhận ra toà biệt thự trước đây ngài Phân vụ trưởng đã giao nhiệm vụ cho anh chở chuyến hàng đầu tiên. Warrens đã chờ họ ở phòng khách.
- Hello! Hai ông khoẻ mạnh chứ!
- Cảm ơn ngài, tôi vẫn mạnh - Hào đưa tay lên mũ chào kiểu nhà binh.
Ông Phân vụ trưởng đưa bàn tay to lớn ra bắt tay Hào rất chặt:
- Đã lâu lắm chúng ta mới gặp nhau. ông đã lập được nhiều kỳ tích, đặc biệt đã chuyển giúp tôi hai chuyến hàng quan trọng và tuyệt mật. Rất tin tưởng ở lòng trung thành và tính kín đáo của ông. Hôm nay tôi có thể tiết lộ cho ông hay thứ hàng ông mang giúp là hai hòm bạch phiến của các đường dây ma tuý thời ông Thiệu tồn đọng lại. Để lọt thứ này vào tay cộng sản thì cũng nguy hiểm như uranium cho họ vậy. Chúng sẽ tìm cách bán tháo ra thị trường thế giới để thâm nhập nước Mỹ theo nhiều con đường buôn lậu. Cuộc chiến tranh chống ma túy mà Tống thống Reagan phát động cũng quan trọng như mọi cuộc chiến tranh nóng. CIA và FBI là hai đạo quân mũi nhọn trên lĩnh vực này. Vì vậy nhân danh Phân vụ trưởng Viễn Đông vụ, tôi nhiệt liệt chúc mừng chiến công của ông và tri ân ông bằng một phần thưởng danh dự.
Warrens lấy một chiếc hộp nhỏ trên bàn đưa cho Hào. Viên đại úy đứng thẳng người, vẻ mặt trang nghiêm đưa hai tay ra phía trước đỡ chiếc hộp. Sau đó cúi xuống bắt tay ông Phân vụ trưởng rất trịnh trọng:
- Cảm ơn ngài nhiều lắm.
- Hôm nay tôi lại trao cho ông một công vụ mới rất quan trọng. Ông đưa một phái đoàn đặc biệt trở về Việt Nam . Ông Dĩ, vị phụ tá tín cẩn của tôi người bạn thân của ông, cũng là người lãnh đạo cuộc hành quân này. Tôi chúc các ông đến đích an toàn.
- Thưa ngài Warrens , tôi sẽ làm hết sức mình. Nhưng trong vùng biển dữ dội này, tài năng là chưa đủ. Nó còn lệ thuộc quá nhiều vào sự rủi may, vào sự tinh ranh hay ngu ngốc của kẻ thù. Nếu tôi không chết thì chắc phái đoàn phải đến đích an toàn. Nếu tôi chết thì số phận những người còn lại tùy thuộc vào lòng lành của Chúa?
- Tôi nghĩ rằng tài năng, lòng dũng cảm của ông sẽ đảm bảo cho tám mươi phần trăm thắng lợi. Nước Mỹ và các chiến sĩ tự do sẽ không quên công lao của ông.
Sau những lời chúc tụng, tâng bốc xã giao, Warrens dẫn hai người vào bàn tiệc ở phòng bên. Cùng lúc ấy có hai nhân vật mới cùng được mời đến. Ông Phân vụ trưởng giới thiệu với Hào:
- Ông Bửu Khiên, ông Trần Văn Thà là hai thành viên của phái đoàn ông Dĩ trong chuyến đi này.
Hào đến bắt tay từng người. Đó là những bộ mặt lạ nhưng Hào cũng chẳng chú ý đến họ nhiều. Có lẽ vì chuyến đi quan trọng nên Boss mới mở tiệc từng khoản đãi như thế này.
Họ ăn uống no say bí tỉ, nghỉ ở đây hai tiếng thì có một máy bay lên thẳng đưa họ đến khinh hạm Polard ngoài khơi vịnh Sima.
Nhớ đến cuộc đổ bộ vào mũi Kim Ngưu trước đây thuyền anh chuyển tải ngoài khơi nên anh yên tâm sẽ chẳng có nguy hiểm gì xảy ra dù không có máy phát tín định vị. Nhưng khi viên thuyền trưởng Polard giới thiệu nhiệm vụ cho anh trên bản đồ hải trình thì kế hoạch chuyến đi rất táo bạo. Khinh hạm Polard đến Bắc quần đảo san hô Scowfell Shool thì hạ thuyền siêu tốc và toán đổ bộ xuống biển. Hào sẽ kẻ một đường thẳng cặp bờ ở phía Nam cửa Lạch Rô chừng bảy cây số. Tàu Polard sẽ dẫn độ vô tuyến và ra đa. Khách lên bờ thì thuyền siêu tốc quay ra hải phận quốc tế gặp khinh hạm ở toạ độ 6201. Hào vừa lái vừa là hiệu thính viên lẫn xạ thủ tự vệ. Thuyền nhỏ, mạn thấp, tốc độ nhanh lại có những phương tiện điện tử tối tân được ra đa dẫn đạo nên dễ luôn lách né tránh các tàu tuần thám.
Hào lĩnh hội toàn bộ chương trình và anh thấy chẳng có chuyện về Sài Gòn đón vợ con. Khi trở lại xen-luyn, anh hỏi lại thì Dĩ trả lời:
- Thực tình tôi cũng không biết được ý định của Boss. Kế hoạch hành quân được phong toa tới phút chót. Ta đành chờ dịp khác vậy. Thật đáng tiếc.
Tàu đến Bắc vùng đảo san hô kinh độ một trăm lẻ sáu, vĩ độ tám trăm hai mươi cách Hòn Khoai vài chục dặm thì có tín hiệu giảm tốc để hạ thủy sà lúp. Lúc đó khoảng không giờ mười lăm phút. Biển lấp lánh màu thiếc long. Trăng mờ, bầu trời dày đặc sương mù, gió thổi ào ào trên boong. Thời tiết tốt đặc biệt thuận lợi cho những ngư thuyền đánh cá thu ngoài lộng.
Khinh hạm dừng hắn lại, tiếng máy không tải nhè nhẹ rung. Viên thuyền trưởng bắt tay từng người trong đoàn đổ bộ. Tất cả ngồi gọn ca-bin chiếc sà lúp tháo móc, khởi động và tách khỏi con tàu mẹ. Hào bật đèn cốp định hướng la bàn với hải đồ từ từ tăng tốc chui vào màn sương đêm dày.
- Anh có thể nghe tôi nói chứ thuyền trưởng - Hào nghe tiếng hiệu thính viên léo nhéo.
- Vâng, tôi nghe rõ.
- Tốt.
Từ đó không còn ngôn ngữ nữa. Không gian chỉ còn chuyển tải những tín hiệu mật mã.
Dưới ánh sáng mờ đục của ngọn đèn ca-bin, Hào nhìn thấy ba bộ mặt hốc hác xám ngoét vì gió biển, vì thức đêm có thể còn vì sợ hãi. Những bộ đồ nghi trang cũng không sao làm họ giống ngư dân hoặc những người nóng dân trên bờ biển được. Đấy là chưa kể bao thứ khác họ mang theo: vũ khí, điện đài họ sẽ bị bắt ngay. Lần này trong tay Hào chẳng có tín hiệu gì để liên lạc với các trạm quan sát trên bờ. Anh đã phải tính đến giải pháp ít tổn thất nhất cho một cuộc đụng độ bất đắc di.
Bảy Dĩ nhổm dậy lần lên ngồi bên Hào.
- Anh nắm chắc địa hình nơi đổ bộ rồi chứ?
- Tôi biết vùng đó nhưng hàng chục năm nay chưa qua. Các cồn cát dễ di chuyển. Con lạch nhỏ không có tàu lớn ra vào chắc không ai nạo vét. Tuy vậy thuyền ta nhỏ ít bị mắc cạn. Khó khăn không phải phía ngoài biển. Tôi lo cho các anh khi lên bờ. Vùng này nhiều đồng lầy, rừng tràm xen dừa nước mọc hoang dã. Ngay ban ngày không có xuồng đi lại còn khó khăn nữa là đêm tối. Sao lần này không có người đón nhỉ.
- Có nhưng không phải ngoài khơi.
- Tín hiệu thế nào?
Một phút im lặng Bảy Dĩ mới nói:
- Anh không phải gặp họ. Đưa chúng tôi đến bờ, anh quay ra ngay. Sau đó chúng tôi tự lo liệu.
- Liệu bao giờ phải đi đón các anh?
- Không hẹn trước, nhưng tôi hy vọng chúng ta sẽ chóng gặp nhau.
...
Đối chiếu bản đồ với trí nhớ cùng với tín hiệu dẫn độ của khinh hạm, Hào quan sát để xác định vị trí đổ bộ. Dưới ánh trăng, anh đã nhận ra một cồn cát nổi nhô ra như cái lưỡi trai màu vàng nhạt, sau đó là rừng cây xanh thẫm, không thấy dấu hiệu làng mạc nào sát bờ nước. Có thể ngư dân sống quần tụ trong vùng cửa lạch. Trước triều cường lên con thuyền nhỏ tiến vào sát được bờ cát. Hào giảm tốc, tiếng máy nhỏ và êm, thuyền dừng lại.
- Các anh xuống đi, đến nơi rồi, lẹ lên. Đây không phải cảng đỗ nên cộng sản hay nghi ngờ khám xét.
Ba tên thâm nhập mang vác nặng nề tụt khỏi mạn thuyền leo lên bờ cát. Bảy Dĩ quay lại bắt tay Hào rồi lặng lẽ theo Thà hướng về phía rừng tràm.
Hào đẩy thuyền quay mũi, nhảy lên tăng lực kẻ một vệt sáng thẳng tắp hướng ra đại dương.
Bảy Dĩ cùng Bửu Khiên và Trần Văn Thà lần vào một khu rừng được chúng tìm chỗ giấu các trang bị bất hợp pháp mang theo. Đây là một vùng thưa dân hẻo lánh được Dĩ lựa chọn làm căn cứ bàn đạp. Trong ba người chỉ có Thà quen thuộc vùng này. Trong chiến tranh, y là sĩ quan phụ tá cho viên tỉnh trưởng Bình Phước. Viên trung uý hai mươi lăm tuổi tốt nghiệp khoá đặc biệt của quân trường Thủ Đức vốn là một sinh viên văn khoa. Y quen biết một người Mỹ, tiến sĩ Fitzgerald, nhân viên của phòng Thông tin Hoa Kỳ. Mối liên hệ đã dẫn y đến một giải thưởng "Tinh thần 1776", tìm hiểu lịch sử nước Mỹ, do cơ quan văn hóa toà đại sứ Hoa Kỳ tổ chức cho dân bản địa. Thà được đi du lịch Washington một tuần không mất tiền. Belực lượng Fitzgerald là người hướng dẫn và Thà đã được hưởng một cuộc tiếp đãi tuyệt vời với mọi khoái cảm tân kỳ về tinh thần và thể xác. Sau này phát biểu cảm tưởng với vài người bạn thân, Thà coi tuần lễ ấy còn thú vị hơn tuần trăng mật.
Fitzgerald đề nghị Thà hợp tác công việc thăm dò dư luận trong giới sinh viên trí thức trước mọi sự kiện nổi bật qua dòng thời sự vốn rất sôi động thời chiến tranh. Đó chỉ là những thống kê con số đơn thuần giúp cho cơ quan thông tin Hoa Kỳ có những định hướng hoạt động hữu hiệu trên các lĩnh vực chính trị, văn hoá, tinh thần, công luận v.v... Thà nhận lời. Từ công việc phỏng vấn thu lượm dư luận đến chỗ tìm hiểu chính kiến cá nhân hoặc chương trình hành động của các tổ chức là một việc không có ranh giới. Fitzgerald thấu hiểu cảnh nghèo khổ của Thà và đã trợ giúp y một cách hào phóng nhưng bí mật.
Nhưng chẳng bao lâu Thà bị lộ mặt trong phong trào sinh viên. Nhiều nhóm đã tẩy chay y khiến cho ông chủ phải chuyển Thà sang môi trường khác. Y được gọi vào quân trường bổ túc lớp đào tạo sĩ quan ngắn hạn để bổ nhiệm làm phụ tá cho tỉnh trưởng Bình Phước. Ở vị trí này, Fitzgerald vẫn có việc làm cho Thà. Đó là theo dõi chính kiến, quan điểm lẫn các mối quan hệ phức tạp của nhóm quan chức quân sự tập quyền lẫn đám dân sự của bộ máy cầm quyền đầu tỉnh. CIA cần cắm vào đây một cái ăng ten nhạy cảm để hoàn thành bức tranh chiến lược chung trên toàn miền Nam .
Sự kiện Ba mươi tháng Tư đã cắt đứt con đường thăng tiến vùn vụt của Thà. Y chuồn về nằm nhờ nhà bà cô điếc trong căn nhà nổi bên bờ sông Sài Gòn. Hồi còn sinh viên, Thà cũng hay đi lại ở nơi đây. Nhưng khi kiếm được đồng tiền thì y quên mất căn nhà sặc mùi nước ô nhiễm. Nay thất thế y đành quay về với cái va li nhỏ lép kẹp. Thà dọn dẹp lại căn gác, xếp lên giá mấy quyển sách có hình Mác-Lênin. Khi có phong trào thanh niên đi xây dựng vùng kinh tế mới, Thà ghi tên mình lên hàng đầu. Vốn là con nhà nghèo, Thà chịu đựng được gian khổ, mở đầu công việc khá tốt đẹp . Y được xếp chân đội trưởng và chẳng bao lâu có mặt trong ban quản trị nông trường. Nhưng cái mô hình tổ chức vội vã đó không đứng vừng được bao lâu Thanh niên bỏ về thành phố gần hết. Thà tuyên bố ai về thì về còn y sẽ ở đây lập nghiệp. Y làm một ngôi nhà, lấy một cô vợ người địa phương, thỉnh thoảng mới về thành phố, tiện thể mua giúp ít đồ cho bà con xung quanh. Sau đó y bỏ vốn ra buôn và chẳng bao lâu phất lên bằng công thức nông thương kết hợp.
Một bữa y về nhà bà cô thì nhận được một lá thư lạ: From Phan Thị Bình 0271 House of Brian Sweet Boston USA . Bình là ai? Y ngần ngừ một phút rồi mới cẩn thận bóc thư ra. Y giật mình nhận ra dấu hiệu quen thuộc: Con ngựa Pegasus in trên góc giấy viết thư mà Fitzgerald thường viết cho y trước đây. Nhưng ở thư này lại là nét bút của một cô gái Việt. Sau những câu thăm hỏi xã giao, cô Phan Thị Bình yêu cầu Thà nối lại quan hệ thư tín nếu như anh còn nghĩ đến những kỷ niệm tốt đẹp của quá khứ.
Tim Thà đập mạnh, y tưởng tượng ra khuôn mặt cô gái không quen biết. Dù cô ta có mặc váy thì trên mép cũng có hàng ria khá rậm, cái mũi gồ, cặp kính đen xẩm màu che giấu đôi mắt xanh và bộ tóc bạch kim óng ánh.
Thà đã hồi âm ngay.
Những thư sau Thà nhận được chỉ thị bằng mực không màu. Có tấm ảnh cô Bình (?) mặc đồ tắm đứng trên bãi biển. Phía sau là mấy người Mỹ, trong đó bộ mặt Fitzerald rất rõ nét; Mối liên hệ được hai bên duy trì dưới quyền hình thức trong suốt năm năm thì có người đến đón Thà vượt biên đi gặp Fitzerald ở Westland .
Cuộc bàn giao tay ba giữa Fitzerald, Warrens và Thà đã diễn ra. Kể từ đó Thà nằm dưới quyền chỉ huy của Viễn Đông vụ và do Bảy Dĩ trực tiếp phụ trách.
Bửu Khiên là một người cao gầy, mới ngoài bốn chục tuổi, đầu hói, khuôn mặt choài xương xương, trán dô, lông mày rậm, cặp mắt sâu trầm tĩnh với cái nhìn u tối. Khiên làm cho CIA từ thời còn là sinh viên Vạn Hạnh. Đã có lần thế phát đi tu, trụ trì ở chùa Linh Diệu. Y đứng sau nhiều phong trào Phật giáo ở chùa Linh Diệu thu lượm tình hình mật báo cho CIA nhiều tin tức quan trọng với độ chính xác cao. Bửu Khiên đã được điều về miền Trung để chống lại những phong trào ly khai trong giới Phật tử Từ Đàm. Giờ đây Khiên được Warrens bổ nhiệm làm thủ lĩnh hệ thống ăng-ten miền Trung. Y có vai trò độc lập với Dĩ. Tuy nhiên trong chuyến đi này, y chỉ là một thành viên phải phục tùng quyền lãnh đạo của Dĩ.
...
Toán thâm nhập mắc võng nằm chờ sáng.
Khi bình minh toả trên mặt biển, chúng xóa dấu vết, ghi nhớ nơi cất giấu khí tài vào sơ đồ và lặng lẽ rút khỏi hiện trường. Ba tên lần theo đường mòn ra thị trấn Bảo Tự rồi đáp xe đò về Sài Gòn. Đến thành phố, Bửu Khiên chia tay đồng bọn biến vào dòng người đông đúc. Bảy Dĩ theo Thà về nhà bà cô trên sông Sài Gòn.
Y giới thiệu với bà cô và cô em họ: anh Bảy trên nông trường về trọ ít bữa để trị bệnh. Cái gia đình bé nhỏ này đốn tiếp Dĩ rất nhiệt tình. Thà quay lại vùng Rạch Câu đào bới các thứ chôn giấu bí mật chuyển về khu kinh tế Nguyễn Chí Thanh. Chúng lên máy và bắt liên lạc được với Banville. Dĩ báo cáo cuộc hành quân đã tới đích tốt đẹp.
Công việc đầu tiên của Dĩ là phải tạo được chỗ đứng vững chắc. Nơi trú ngụ hiện nay chỉ là tạm thời. Y chưa dám quay về ngôi nhà đầy đủ tiện nghi của mình. Từ ngày ra đi, Dĩ đã viết thư về cho vợ độ mươi lần. Sau khi biết tin đứa con gái dị tật ung thư đi mổ bị tử vong, y có ý định đón Khánh Chi vượt biển. Trong cuộc sống lưu vong, Dĩ đã chung đụng với nhiều người đàn bà, cả Việt lẫn Tàu, cả Mã Lai lẫn Thái, nhưng không chịu lấy ai. Người vợ cũ vẫn còn ràng buộc y bằng sợi dây đạo lý tinh thần lẫn tài chính. Trong ngôi nhà y vẫn còn bí mật chôn cất một khối Héroine khá lớn mà chưa có điều kiện chuyển cho Warrens . Dù sao thì vợ y cũng phải nhường cho khối hàng cao giá này đi trước.
Bây giờ y phải chui rúc trên gác xép căn nhà mái tôn nóng như hun, bên cạnh một bà già vừa điếc vừa lắm lời. May mà còn có Hai Mây, cô con gái duy nhất ngoài ba mươi tuổi vốn là vợ goá của một lính biệt động quân, luôn luôn quan tâm giúp đỡ y.
- Anh Bảy đau sao?
- Tui đau khớp. Mình không quen công việc đồng ruộng, nay lội bùn, độc khí thấm vào trong cốt tủy. Tôi phải về đây nhờ mấy thày lang danh tiếng thăm bịnh cắt thuốc cho may ra có khỏi.
- Tội thiệt. Vắng anh, chị Bảy và xắp nhỏ hẳn cũng cực lắm.
- Dạ, má con nó di tản hết trọi. Tôi đi tập kết hai chục năm trở về thì bả đã trả nhà cho chủ mà đi mất rồi. Tôi phải đi khu kinh tế mới lập nghiệp. May mà gặp cậu Thà, anh em bồ bịch kết ngãi để đỡ cái phần tình cảm trống trơn đó cô Hai à.
Nghe qua cái hoàn cảnh đáng thương của người đàn ông, Hai Mây cũng thấy xúc động, ái ngại thay cho số phận một kiếp người.
- Đã bịnh tật lại cô đơn thì cực lắm đó. Anh Bảy cứ ở đây trị bệnh cho lành. Hãy cảm thông cho má em. Bả tuy nghèo khổ, đôi lúc cũng hay rày la em, nhưng thiệt lòng bao giờ cũng quý khách. Anh Bảy cần gì em sẽ hết sức giúp đỡ.
- Cảm ơn cô Hai, chỉ phiền cô Hai chỗ ăn nghỉ. Bệnh này chữa lai rai chưa biết khi nào khỏi. Có ít bạc tôi muốn gửi cô Hai cầm giúp lo cho bữa ăn hàng ngày. Sau này thiếu tôi đưa tiếp.
Số tiền lớn làm cho Hai Mây phải sừng sốt.
- Trời! Sao anh Bảy đưa nhiều quá xá. Ăn uống đạm bạc có hết là bao. Vả lại anh Bảy thỉnh thoảng mới ăn một bữa mà sao đưa nhiều vậy. Còn phải dành tiền mà thuốc thang chứ.
- Cô Hai cứ nhận cho. Sống độc thân, tôi cũng dành dụm được chút đỉnh. Còn cả cái đồng hồ và đôi cà rá nữa, tôi muốn gửi cô Hai cầm giúp. Nêu bệnh sớm khỏi thì cô Hai thối lại. Chẳng may phải ở lâu thì nhờ cô Hai bán hộ để thêm vào thuốc thang.
Hai Mây mủi lòng trước cảnh ngộ và tính thực thà cởi mở của người đàn ông cô đơn. Từ bữa đó, sau giờ đi làm, cô lo cơm nước hầu hạ Bảy Dĩ rất chu đáo. Cô giặt giũ là ủi quần áo, trải giường mắc mùng, thu dọn chỗ ăn nằm y như chăm sóc như chồng vậy. Hai Mây còn thấy vui vui trong sự tận tụy của mình. Thực ra Dĩ chỉ ăn uống qua quýt. Khi Thà về thì cả hai kéo nhau đi nhậu nhẹt ngoài tiệm. Cho nên sự cự ngụ của Dĩ không gây ra điều phiền toái gì trong gia đình bà cô điếc.
- Anh Bảy coi ở đây có được không? - Thà hỏi.
- Trú tạm thì được chứ đâu có làm việc nổi. Ta phải kiếm lấy vài ba địa điểm nữa. Chỗ này dành làm dự bị khi bị bố ráp thất thế.
- Điện đài để chỗ tôi chưa ổn lắm. Con vợ tôi đâu đã phải là người của chúng ta. Giấu ngoài rừng mỗi bữa làm việc phải đào bới ngụy trang che nắng chống mưa cực lắm.
- Hoạt động bất hợp pháp thì phải xa vợ con, tốt nhất là chưa lấy. Trót lấy thì phải biến vợ thành chiến hữu.
- Sau sự cố đổ bể. Một chín bảy lăm tôi bi quan hận đời lấy đại đi cho qua chuyện. Ai dè nhận được liên lạc mới thấy rằng mình tính nước cờ sai. Sự nghiệp của mình đâu phải đã chấm hết.
- Dù thế nào thì cậu cũng phải giữ mối quan hệ gia đình cho tốt. Trước mắt vẫn là cái kén tốt cho cậu náu mình. Bằng mọi cách phải tìm được một thứ giấy tờ hợp pháp để mua lấy căn nhà riêng.
- Anh chi tiền, em sẽ mua và cho anh thuê với cái lốt cán bộ tập kết nghỉ hưu ở miền Bắc quay về quê hương sống lốt phần đời còn lại. Như vậy có được không?
- Được.
- Trong khi chờ đợi, xin anh Bảy ở tạm chỗ bà cô em. Tuy bà khó tính hơi nói nhiều nhưng cũng có điều hay là "mọi chuyện đều bỏ ngoài tai". Như vậy có lợi cho công việc bí mật của ta.
Mục tiêu đầu tiên của Bảy Dĩ đặt ra là thăm dò, móc nối với Chu Bội Ngọc. Đây là một ván bài lớn nhằm tước đoạt hẳn phương tiện thâm nhập của ông bạn đồng minh chiến lược tự nhiên ở vùng Đông Nam Á.
Chỉ thị của Warrens là phải mua bằng được Chu Bội Ngọc. Không mua nổi thì phải triệt chứ không thể để Bắc Kinh độc chiếm địa bàn quan trọng bậc nhất này. Mặc dù đã có những mối liên hệ mạnh mẽ với Trung Quốc nhưng Mỹ vẫn chủ trương kiềm chế ảnh hưởng của quốc gia vĩ đại này xuống phía Nam . Đó là chính sách hai mặt được áp dụng trong nhiều thập kỷ tới.
Một buổi sáng Chu Bội Ngọc thất xuất hiện trước quầy hàng một người đàn ông thấp đậm, mập mạp nhưng lanh lẹ. Khuôn mặt bự nhẵn nhụi không râu. Cặp mắt nhỏ bé giảo hoạt nấp sau tròng kính đen gọng vàng. Nhìn trước sau thấy vắng vẻ, người khách lạ đặt bàn tay to bự lên quầy hàng hỏi nhỏ:
- Cảm phiền tiên sinh xem giúp chiếc nhẫn này đáng giá bao nhiêu?
Chu Bội Ngọc nheo mắt quan sát kỹ lưỡng rồi trả lời bình thản:
- Nhẫn vàng tây giá chẳng đáng bao nhiêu mà lại khó bán.
- Còn cái mặt. Giá trị của loại améthyste này cũng chẳng lớn lắm. Nó được giá cũng chỉ ở trình độ gia công.
- Thì ngài cứ xem kỹ cho; chẳng lẽ chiếc mặt ngọc màu tím của tôi lại không được coi là bảo vật hay sao?
- Xin ông tháo ra cho, tôi phải xem kỹ thì mới trả lời chính xác được.
Người khách tháo ra đưa cho lão già. Chu Bội Ngọc đưa sát vào bóng đèn rồi dùng kính lúp soi đi soi lại. Lão đã nhận ra chính cái nhẫn lão trao đổi với cô gái lai Mỹ cách đây không lâu. Chữ "Hồi Phong vạn biến" rất tinh vi hiện rõ nét dưới thấu kính hội tụ. Lão mỉm cười:
- Tất cả cũng không vượt cái giá hai chỉ vàng mười.
- Cảm ơn tiên sinh. Tôi nghĩ là ngài chưa nói đúng giá trị đích thực của nó.
Vừa nói, người khách vừa lấy lại chiếc nhẫn đeo vào ngón tay mình. Y mới chỉ đặt cho mình nhiệm vụ thăm dò. Ngoài tín vật quan trọng này ra, y chưa nắm được mật khẩu liên lạc để phá vỡ khoảng cách cảnh giác của lão già. Ngần ngừ ít phút, người khách đảo mắt xung quanh rồi thì thầm:
- Hôm nay ngài chưa muốn tiếp tôi, tôi hiểu. Nhưng tôi hy vọng chúng ta còn gặp nhau nhiều. Xin chào tiên sinh.
Nói rồi Bảy Dĩ đi thẳng làm cho Chu hơi lúng túng. Nhưng lão lại mỉm cười một mình. Sự thận trọng cũng chẳng thừa. Chuyện đương đầu với hai nhân viên hải quan cùng cái tẩu hình đầu lâu đã làm cho lão cảnh giác hơn. Lỡ cơ quan an ninh thu được cái nhẫn và biết rõ vai trò của nó từ tay cô gái lai Mỹ đó thì sao? Chu không vội vồ mồi cũng phải. Còn nếu chiếc nhẫn đi thoát về đến "trung tâm" nay quay trở lại thì người cầm nó phải là nhân vật quan trọng, Chu có nghĩa vụ phải đón tiếp. Nếu cần người khách lạ ắt phải quay lại. Cũng nên để cho thượng cấp biết được cái hoàn cảnh khắc nghiệt của đám đàn em phải đương đầu chứ!
Đêm hôm đó Chu Bội Ngọc điện hỏi Vương Phúc Đạt xem có cử ai về bắt liên lạc với y không? Hai hôm sau y nhận được điện trả lời: "Trung tâm chưa cử ai đi. Hãy cảnh giác với tên khiêu khích. Cần nhanh chóng vô hiệu hoá nó".
Chu Bội Ngọc thất đảm vì tin tức này. Như vậy có nghĩa là vật báu đã lọt ra ngoài tổ chức. Nếu hắn là một tên an ninh cộng sản thì số mệnh lão đã được định đoạt. Còn tên khiêu khích thuộc cơ quan tình báo khác gì cuộc hiểm nguy cũng không nhỏ. Ấy là có kẻ nắm được mã số sinh tử của đời y để thao túng, để mặc cả. Làm sao thoát ra khỏi tình trạng bế tắc này? Vô hiệu hoá tên khiêu khích có nghĩa là phải thủ nó đi. Nhưng giết nó cũng phải đảm bảo an ninh cho mình. Nếu không sẽ trở thành cuộc tự sát tập thể. Chu Bội Ngọc cho vệ sĩ không rời mắt khỏi nơi lão ở cũng như làm việc. Phái người theo dõi tìm kiếm xem tên khiêu khích đó là ai. Bẵng đi một thời gian dài không có chuyện gì xảy ra. Tính cảnh giác sơ mòn đi, Chu Bội Ngọc hơi yên tâm và trở lại cuộc sống bình thường.
Một buổi tối Chu đến salon của một họa sĩ để tán gẫu thăm dò mối hàng, gần mười giờ khuya mới cáo lui. Khi vừa bước ra khỏi cửa đã thấy con người thấp béo bữa nọ xuất hiện. Y vui vẻ mời lão đi chơi. Tên vệ sĩ của Chu định can thiệp thì đã thấy hai kẻ lạ mặt khác cản lại. Trong tình thế bị động Chu Bội Ngọc đành làm theo lời mời của kẻ lạ mặt chui vào khoang sau một chiến 404 đỗ bên đường. Dĩ ngồi kề bên và người lái rú máy phóng xe không thèm quay mặt lại. Xe chạy được một đoạn xa, cuộc đối thoại bắt đầu.
- Xin ông hãy bình tĩnh vì tôi muốn luôn luôn là bạn ông trong bất cứ hoàn cảnh nào chúng ta cũng phái đồng minh của nhau, vì chúng ta có kẻ thù chung là Việt Cộng. Lần trước tôi đến yết kiến làm ông bất ngờ. Hôm nay toi bỏ mặt nạ ra để tiếp chuyện ông cho tự nhiên hơn. Tổ chức "Hồi Phong vạn biến" của quý vị đã bị bán đứng cho Trung cộng. Chủ mới của ông, bà Lee Chou Yan là một người cộng sản. Bà ta nắm một thế lực tài chính lớn ở hải ngoại và được mệnh danh là nhà tỷ phú Đỏ. Như vậy là các ông đã quy thuận cộng sản vội vã và quá sớm với một cái giá rẻ mạt. Cuộc chiến đấu đã bao năm của ông coi như vô ích. Ngay Hồng Kông, Ma Cao có trở về với lục địa cũng phải kèm theo điều kiện được giữ nguyên trạng trong năm mươi năm. Còn các ông thì không được một giờ để phát biểu chính kiến mình.
- Những chuyện này đâu có liên quan đến tôi. Tôi chỉ là một nhà buôn, một người sưu tập các tác giả nghệ thuật phi chính trị. Ông lầm địa chỉ rồi.
Người lạ mặt cười:
- Tin tức tình báo cũng là tác phẩm nghệ thuật. Nó là những mang màu bí hiểm trong bức tranh chiến lược toàn cầu của những thế lực đối địch. Xin ông hãy bỏ cái mặt nạ xuống như tôi đã làm, chúng ta có thể thành thực cởi mở với nhau vì lợi ích chung và không có gì nguy hiểm mà ông phải lo sợ. Tôi nhắc lại, chúng ta là những người cùng hội cùng thuyền chứ không phải là thù nghịch, phải dựa vào nhau, phải bảo vệ nhau thì mới sống được ở đất này.
- Thực tình tôi không hiểu ông muốn gì ở tôi . Từ xưa đến nay tôi vẫn sống yên ổn bằng buôn bán qua mọi thể chế chánh trị. Tôi không bị ai đe doạ cả. Bây giờ đã cao tuổi tôi không mong cầu gì hơn sự bình yên để chờ ngày sang thế giới bên kia. Ông hãy tin những điều tôi nói.
Người đối thoại không còn giữ được vẻ mềm lòng nữa:
- Như vậy là tôi đã không tự bộc lộ hết vai trò của mình. Còn ông thì khăng khăng giấu mặt. Thế là không nghĩa hiệp đâu Chu tiên sinh ạ.
- Đến phút này tôi cũng chẳng biết ông là ai, từ đâu đến, ông yêu càu gì ở tôi mà chỉ toàn thấy ông nói nào là bộc lộ hết, nào là bỏ mặt nạ ra. Làm sao tôi hiểu nổi những ngôn từ quái quỷ ấy!
Người lạ mặt câm bặt, chẳng có thứ ngôn ngữ tối thiểu để nói với Chu Bôi Ngọc. Trong nghề tình báo, nếu chưa đưa ra được mật khẩu liên lạc thì khó lòng cạy được miệng đối thủ không bao giờ họ chịu bắt lời.
Một lần nữa y lại hé chiếc nhẫn ra trước mắt lão già.
- Thứ này chưa đủ để ông tin sao?
- Thưa ông, đây là cái mặt nạ ạ?
Câu hỏi ra chiều ngớ ngẩn của lão già khiến kẻ lạ mặt tức giận nhưng vẫn phải cố kiềm chế.
- Ông đừng vờ vẫn nữa. Tôi nhận lệnh của cấp trên đến đây nối liên lạc với ông, ông không chịu tiếp ạ?
- Trời ơi! Cấp trên là ai mới được chứ? Tôi đâu quen cấp trên của ông?
- Ông biết ông Hứa Vĩnh Thanh chứ?
- Một nửa số người Hoa ở đất Sài Thành này biết ông Hứa.
- Ông Hứa cử tôi đến gặp ông.
- Thế mà báo Hương Cảng Tân Văn lại đăng cáo phó ông Hứa Vĩnh Thanh tạ thế ngày 12 tháng 5. Thật bịa đặt ngu ngốc hết chỗ nói.
Lão già liếc mắt nhìn kẻ đối thoại với nụ cười chế nhạo.
- Đúng thế. Nhưng trước khi chết ông trao cho tôi chiếc nhẫn và bảo tôi đến gặp ông Chu Bội Ngọc.
- Chắc sắp chết, ông ấy mê sảng đó thôi. Khi khoẻ mạnh ông ấy có biết tôi là ai đâu.
- Không thể có quá một ông Chu Bội Ngọc chủ tiện Minerva's Treasure.
- Cũng chẳng có quá một Hứa Vĩnh Thanh tái thế để ông ta trao cho ông cái công việc ngớ ngẩn thế này.
Trong óc kẻ đối thoại thoáng hiện hai giải pháp. Có thể đe doạ Chu Bội Ngọc để lão tự bộc lộ. Nhưng sau đó thì khó xây dựng được tình cảm trong công tác. Đó là mục tiêu tối thượng cần phải đạt của cuộc hành quân này. Không thể thiết lập mối quan hệ tốt trên cơ sở đe doạ. Cách thứ hai là thuyết phục lối kéo lão. Cách này chậm chạp nhưng được đâu chắc đấy.
- Thưa ông Chu. Sự thực thì không có chuyện giao nhiệm vụ vì ông Hứa đã mất quyền chỉ huy mạng lưới điệp viên của ông ta từ cách đây bảy tháng. Dưới sức ép của Lee Chou Yan và Vương Phúc Đạt, ông ta phải nhượng lại toàn bộ quyền chỉ huy Hồi Phong cho bà tỷ phú Đỏ. Nhưng ngay sau khi trao đổi quyền trượng và mật mã. Lee Chou Yan đã xô ông ta xuống vực thẳm của sự phá sản tài chính. Hứa Vĩnh Thanh uất ức mà qua đời. Tôi đã chứng kiến cảnh "Từ Hải chết đứng" đó - Người lạ mặt rút trong túi ra tấm ảnh tang lễ rồi bấm đèn pin cho Chu Bội Ngọc xem - Trước giây phút lâm chung, ông Hứa Vĩnh Thanh trao cho tôi tín vật duy nhất là chiếc nhẫn này để tôi có thể gặp ông bàn bạc một việc tối quan trọng. Trong tình trạng bán đứng tổ chức cho Lee Chou Yan, ông Hứa chẳng còn biết mật khẩu mới để liên lạc với ông nữa. Do đó chúng ta "bất đồng ngôn ngữ tình báo" với nhau. Nhưng chúng ta không phải là bọn câm điếc, chúng ta có những linh cảm thiên bẩm để thông hiểu được nhau. Tôi hy vọng ông đồng cảm với tôi và chúng ta tìm ra tiếng nói chung. Ông có nghe tôi nói không đấy?
Người lạ mặt nhìn Chu thăm dò. Chiếc xe 404 vẫn chạy chậm chạp trong phố đông.
- Xin ông cứ nói những điều ông muốn nói.
- Cuộc bán nhượng này chưa tham khảo ý kiến tiên sinh và chắc chắn là không đếm xỉa gì đến quyền lợi của đàn em. Ông Thanh vô cùng ân hận về việc làm này. Đem thân về với triều đình. Hàng thần lơ láo phận mình ra sao. Chi bằng cứ gươm đàn nửa gánh non sông một chèo hay hơn. Nếu cực chẳng đã phải bán mình thì cũng phải tìm nơi mà bán. Đằng này ông Hứa đã làm lẫn đẩy cả tố chức Hồi Phong cho Mụ tú bà Lee Yan Chou cho tên Mã Giám Sinh Vương Phúc Đạt. Liệu họ có đủ tài lực để đảm bao quyền lợi lâu dài cho ông và đồng nghiệp của ông hay không?
Người lạ mặt lại liếc nhìn Chu dò xét thái độ lão già dưới ánh sáng lấp loáng của những ngọn đèn đường dọi vào.
- Ông nghe rõ tôi nói đấy chứ?
- Vâng, tôi nghe rõ.
- Mụ tỉ phú dù sao vẫn là một tên cộng sản. Và các ông trước sau vẫn là bọn tư sản phan động cần phải lột da. Không ai tin vào một đường lối ổn định ở cái xứ sở đại loạn này. Ngay như các đồng chí cách mạng cốt tử với nhau họ cũng cắn xé nhau đến chết để tranh giành quyền lực nữa là đối với mấy tên gián điệp ba lần thay thày đổi chủ như các ông. Vì vậy tồi muốn gặp ông với lời khuyên là hãy xé bỏ hiệp đồng với họ. Các ông cần một ông chủ mới, một Mạnh Thường Quân luôn luôn trung thành với mọi cam kết, một ông bầu hào phóng đảm bảo cho các ông nguồn thu nhập dài, ổn định và cao giá nhất.
Mặt Chu Bội Ngọc vẫn lạnh như tiền nhìn thang phía trước.
- Ông hiểu tôi nói gì chứ?
- Có điếu quan trọng nhất là tôi không hiểu đang nghe ai nói.
- "Ha ha ha! Tôi? - Người lạ mặt bật cười vui vẻ - Tôi là: Inconnu"! Là "Nobody"! - Tên tôi là "không ai cả". Nhưng tôi có thể giúp ông và những thám tử kiêu hùng của Hồi Phong thoát khỏi cuộc khủng hoảng về tổ chức hiện nay.
Chu mỉm cười chế giễu:
- Chắc ông có ngựa truy phong, có quân dưới trướng vốn dòng kiện nhi thì ông mới ra tay tháo cũi sổ lồng như chơi dễ dàng như vậy?
- Không, tôi chỉ có một thứ thôi, thưa tiên sinh. Nhất pháp bảo, đó là đồng đô-la. Có đô-la thì sẽ có ngựa truy phong, có quân dưới trướng, có rambo, có tàu con thoi, có bom hạch tâm... có tất!
- Đến phút này ông mới thực sự trút bỏ cái mặt nạ thứ nhất của mình. Chẳng biết bên trong còn đeo mấy chiếc nữa?
- Hết rồi thưa Chu tiên sinh! Lần trong lần ngoài đều lột ra hết mà ông chưa chịu tin. Như thế là không lịch sự đâu xếnh xắng ạ!
- Ông gọi đích danh tôi, lão Chu Bội Ngọc, chủ tiệm Kim hoàn Minerva's Treasure, là tay chân của Hứa Vĩnh Thanh, là thủ lĩnh của Hồi Phong vạn biến. Thế mà ông cứ đòi tôi bỏ mặt nạ ra. Tôi không hiểu ông biện luận theo cái lô-gích nào. Ông không tin về sự hiểu biết của ông về tôi hay ông định mớm cung tôi khai đúng cái điều ông định vu khống để ghi âm lại phục vụ cho những mưu đồ bí mật khác?
- Không, không. Tôi không nghi ngờ gì về sự hiểu biết của tôi về ông. Tôi cũng không định mớm cung ông mà chỉ muốn chúng ta cởi mở với nhau thôi. Tôi đã nói hết về mình rồi và rất muốn ông tự thổ lộ. Kẻ lạ mặt nháy mắt cười - Giống như tình yêu trai gái, cần có sự đồng cảm, có ngôn ngữ chung, có xướng họa, có sự thú nhận của cả hai trái tim!
- Thưa ông "Inconnu", ông đã thấy một cô gái đứng đắn nào lại hiến dâng trái tim cho một anh chàng "Nobody" chưa? Đến như Sở Khanh cũng còn có một cái tên để ba hoa "Nàng đã biết đến ta chăng, bể trầm luân lấp cho bằng mới thôi". Còn ông "Inconnu" thì chẳng có gì đảm bảo cho những lời hoa mỹ rỗng tuếch của ông ta.
- Cái nhẫn!
- Một người chết không thể đảm bảo gì cho những người sống.
- Ông đòi hỏi một cái gì thêm nữa?
- Lúc này tôi đang ngồi trong xe của ông. Kèm bên sườn là hai họng súng lạnh ngắt, tôi chẳng thể đòi hỏi gì được ở các ông. Nhưng tôi coi cuộc tỏ tình này là không lành mạnh. Ông cần phải thay đổi cách nói chuyện. Cần chấm dứt cái trò vô bổ hôm nay.
- Ông vui lòng cho tôi một buổi hẹn gặp khác. Tôi sẽ đi người không và một mình.
Sau mấy phút suy nghĩ, Chu Bội Ngọc hỏi:
- Cấp trên của ông tên là gì?
- Warrens , Phân vụ trưởng Viễn Đông vụ CIA.
- To quá. Ông này chưa tòng nhiệm ở Việt Nam .
- Edmon. Boss? Tom Hardy? Clark? Thomspon? Fistzcald? Hick?
- Fitzgerald có thể vào Việt Nam bằng con đường hợp pháp. Tôi biết ông ta và chỉ có ông ta mới đủ tư cách giới thiệu ông với tôi. Đó là điều kiện tiên quyết. Sau đó mọi cuộc gặp gỡ mới có ích. Ông có thể đưa tôi về nhà được rồi chứ?
- Vâng, tôi sẽ tiễn tiên sinh đến đường Bạch Đằng. Ngài chịu khó đi bộ một đoạn cho khỏe gân.
Nhưng Chu đâu có phải đi bộ.
Khi chiếc 404 vừa đỗ, Chu bước ra bắt tay người lạ mặt thì có một chiếc Volga vượt lên đỗ chặn ngay phía trước. Một chiếc Toyota gí mõm sát đuôi chiếc 404. Tay lái xe Volga mở cửa mời Chu lên. Chiếc xe rú máy vọt đi thì chiếc Toyota , có lẽ là xe hộ vệ cũng quay mõm vượt khỏi chiếc 404 phóng đi.
Ông "Personne" kinh ngạc trố mắt nhìn theo.
Chu Bội Ngọc đâu có dễ dàng để cho Bảy Dĩ bắt cóc! Chính lão đã chủ động nhảy vào bẫy để tìm hiểu đối phương. Khi cuộc đối thoại diễn ra trên chiếc 404 thì đằng trước, đằng sau đều có xe chở lũ vệ sĩ của Chu kèm bám ở một cự ly thích hợp. Khi biết chắc thủ lĩnh an toàn, chúng mới bỏ chiếc 404 và biến mất.
Bảy Dĩ về đến hang ổ vẫn còn toát mồ hôi thầm phục Chu Bội Ngọc. Lão quả là cao tay và đáng bậc sư phụ. Nhưng dù sao cuộc gặp gỡ cũng đã đạt được một kết quả nhất định. Mặt bằng đó còn quá thấp so với mục tiêu nhưng nó là mặt bằng cơ bản để xây dựng sự tín nhiệm và khả năng hợp tác lâu dài.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.