Quyển 4 - Chương 3: XEN-LUYN KẾT NGÃI
Triệu Huấn
22/04/2014
Tiến sĩ Fitzgerald nguyên là tùy viên văn hóa của sứ quán Hoa Kỳ ở Nam
Việt Nam đầu thập kỷ bảy mươi. Ông được CIA mời cộng tác một số chuyên
đề thuần túy văn hóa: Tinh thần và đạo học của người Việt. Chẳng những
ông giỏi tiếng Việt mà còn thông thạo tiếng Trung Quốc và một số thổ ngữ vùng Đông Nam Á. Chiến tranh kết thúc, ông trở về Mỹ làm chủ nhiệm khoa Văn hóa Đông Dương thuộc đại học đường Houston.
Một bữa Fitzgerlad nhận được cú điện thoại từ Langley mời ông đi nghiên cứu folklore ở Việt Nam . Đây là một công trình bỏ dở từ lâu. Nước Việt Nam thống nhất cho phép ông tiếp cận những thư mục và học giả của cả hai miền để kết thúc công trình ở mức độ hoàn hảo hơn. Mọi chi phí tài chính cho chuyến đi sẽ được CIA đài thọ. Chỉ cần ông phác thảo một chương trình làm việc với những đối tượng cần làm việc gửi đến Việt Nam trước và tự đến cơ quan đại diện Việt Nam ở New York để thương thảo cho chuyến đi. Việt Nam đang muốn bình thường hóa với Mỹ nên họ không thể từ chối một học giả vốn là ngoại giao chuyên nghiệp đã từng hoạt động nhiều năm ở Việt Nam được.
Fitzgerald chấp nhận yêu cầu của CIA và có kèm theo một điều kiện nhỏ hoàn toàn vô hại cho uy tín văn học của ông.
Cơ quan đại diện của SRV ở Liên Hiệp quốc nhận được tấm danh thiếp của Fitzgerald muốn tiếp kiến vị trưởng đoàn Việt Nam . Lời yêu cầu của ông được chấp thuận ngay tức khắc.
Ông tiến sĩ cùng đi với người vợ Mrs Evelyn Fitzgerald đến phòng khách của phòng đại điện. Ông trưởng đoàn vui vẻ đón tiếp họ. Vị khách tự giới thiệu.
- Tôi là nhà nghiên cứu Đông Phương học, hiện là giáo sư chủ nhiệm khoa của Đại học đường Houston . Tôi đã từng sống ở Sài Gòn năm năm. Ngoài tư cách ngoại giao, tôi còn là một chuyên viên nghiên cứu về nền văn hóa và lịch sử của quý quốc. Sau đó tôi về làm cho UNESSCO hai năm trong chuyên đề folklore vùng Đông Nam Á. Giờ đây chiến tranh và hận thù đã thuộc về quá khứ, hai dân tộc ta cần hướng tới tương lai trong một thế giới hữu ái và hòa bình. Tôi mong muốn có một chuyến công du tới quý quốc, được gặp gỡ thảo luận với các họe giả Việt Nam ở lĩnh vực này. Kèm theo đề nghị nhập cảnh, tôi có soạn thảo một chương trình làm việc vấn đề hoàn toàn cá nhân, không lệ thuộc vào mối quan hệ quốc gia, tôi mong được cơ quan đại diện Việt Nam giúp đỡ.
Ông trưởng đoàn thường trực xem qua những yêu cầu của giáo sư Fitzgerald rồi vui vẻ trả lời.
- Thưa ông bà Fitgerald. Về phương diện cá nhân, tôi hoan nghênh ý định tốt đẹp của ông bà muốn đến nghiên cứu nền văn học dân gian của nước tôi. Nhưng tôi vẫn phải thỉnh thị ý kiến trong nước trước. Vì lẽ đây không phải là một chuyến du lịch thông thường mà quý vị còn phải làm việc với giới nghiên cứu. Thứ nữa, cơ quan chúng tôi không làm chức năng của một sứ quán để có thể cấp ngay visa. Nhưng chúng tôi sẽ cố thu xếp cho chuyến đi này để trả lời giáo sư trong vòng một tuần.
- Rất cảm ơn ông trưởng đoàn thường trực. Sai lầm quá khứ đã tạo ra cái hố ngăn cách hai quốc gia. Tôi hy vọng những hoạt động văn hóa sẽ góp phần thu hẹp sự cách biệt để nhanh chóng bình thường hóa mối quan hệ giữa hai nhà nước.
Một tuần sau, yêu cầu của Fitgerald được đáp ứng. Hai vợ chồng vị giáo sư bay đi Paris nhận giấy nhập cảnh vào Việt Nam .
Giáo sư Fitgerald làm việc một tuần ở Hà Nội với các nhà khoa học Việt Nam . ông dành ba ngày cho chặng dừng chân cuối ở Thành phố Hồ Chí Minh. Là người thành thạo tiếng Việt nên các cuộc du ngoạn của ông bà giáo sư không cần có thông dịch đi kèm. Họ đã đến nhiều địa điểm lưu giữ những kỷ niệm xa xưa, qua nhiều tụ điếm thương mại mua đồ kỷ niệm.
Khoảng mười giờ mười lăm phút, họ vào cửa hàng Minerva's Tressure mua một chiếc lọ gốm. Chu Bội Ngọc nhận ra ngay người bạn cũ. Trong khi trao đổi giá cả. Fitzgerald liếc mắt giới thiệu người đàn ông thấp đậm đeo kính đen đứng ngắm chuỗi tràng hạt ở tủ hàng phía trái cửa ra vào là đại diện toàn quyền cho ông Warrens đến gặp Chu để tiến hành mọi cuộc thương lượng và mong ông Chu hợp tác với Warrens.
Khi vợ chồng người Mỹ đi ra, nhân lúc vắng khách Bảy Dĩ mới tiến đến trước mặt Chu Bội Ngọc gật đầu nháy mắt:
- Tiên sinh tin tôi rồi chứ?
- Thưa ông Nobody, tôi không thể tiếp chuyện một kẻ vô danh.
- Xin lỗi, tôi là Lê Minh, nhưng cứ xin gọi tôi là Sáu.
- Hai mươi giờ ngày mốt tôi gặp ông ở 199/6-2B Nguyễn Du, chỉ mình ông thôi.
- Cảm ơn.
Bảy Dĩ sống trên căn gác xép bên bờ sông Sài Gòn được gần hai tháng. Y buộc phải quen dần với cảnh chui rúc thiếu tiện nghi, mất vệ sinh này. Bên trên mái tôn nóng hầm hập. Phía dưới, nước sông ô nhiễm bốc hơi nhiều lúc rất nặng mùi. Tiếng bà già điếc lẩm bẩm suốt ngày. chỉ khi Hai Mây có nhà thì không khí mới vui tươi lên một chút.
- Anh Bảy đau lắm sao?
- Dạ, đau. Mấy bữa tưởng đã tạm ổn. Hôm nay trở trời hay sao mà đôi cẳng nhức quá xá.
- Tội thật. Anh Bảy có cần em xoa bóp hay chườm nóng cho không?
- Dạ, sợ cô Hai mắc việc, chớ có người mát-xa cho chút xíu thì đỡ lắm.
Hai Mây mạnh dạn leo lên gác xép. Bảy Dĩ mặc chiếc quần xà lỏn nằm dài trên chiếu. Hai bắp đùi mập mạp đỏ au như những cặp đùi lực sĩ được tắm nắng và xoa bóp bằng rượu thuốc. Một lớp lông loăn xoăn đen nhánh mỡ màng mọc kín hai cẳng chân. Đôi bàn chân quen đi giày, da mỏng tang với những cái móng hồng hồng sạch sẽ chẳng mang dấu vết gì của cuộc sống dãi nắng dầm mưa nơi đồng ruộng.
Hai Mây đặt đôi bàn tay lên cặp giò bóp nhẹ.
- Được chứ anh Bảy?
- Dạ, được lắm! Cô Hai cứ mạnh tay chút nữa... Thế...
Bảy Dĩ lim dim cặp mắt thưởng thức cái cảm giác đê mê êm dịu mơn trớn trên da thịt. Hai Mây không đẹp và cũng chẳng còn trẻ trung gì, nhưng cái chất đàn bà nổi lên ngồn ngộn trên bộ ngực, trên đôi cánh tay trần. Cặp mắt lá răm khi cười cứ tít đi như một nét mực nho thanh mảnh quệt ngang trên đôi má bầu bầu đỏ au của thị.
Hai Mây cũng xúc động trước cặp giò lực sĩ chẳng có dấu hiệu gì là bệnh tật của người đàn ông xa lạ này. Thực tình cô đã cảm ơn trời phật run rủi để ông khách này dẫn xác đến tá túc ở nhà cô. Hai chưa hiểu rõ Bảy lắm nhưng nghe nói vợ con y di tản cả, y sống cô đơn và tự do thì trong cô cũng nảy sinh một điều mơ ước. Mong sao hai số phận đổ vỡ được ghép lại nối lại với nhau để tạo dựng cuộc sống lứa đôi thì hạnh phúc biết bao. Ý nghĩ đó càng quyến rũ khi Hai Mây được biểu hiện những cử chỉ âu yếm, chăm sóc cho người đàn ông giữa một khung cảnh vắng lặng êm đềm này...
Bỗng Bảy Dĩ quay nghiêng người co con tôm đặt Hai Mây vào tư thế ngồi tròn vo trong lòng y. Mặt cô chín hồng tràn đầy nữ tính. Bảy Dĩ nổi cơn phấn khích luồn cánh tay ôm luôn eo lưng người đàn bà... Hai Mây bỗng dứt khỏi cơn mơ màng. Phản ứng tự vệ đầu tiên là gỡ cánh tay cuồn cuộn bắp thịt của Bảy Dĩ ra.
- Anh thương cưng mà! Nằm xuống đây với anh!
Một cái tát thuận tay trái bất ngờ làm Bảy Dĩ tóe đom đóm mắt. Y rụt vội cánh tay lại. Hai Mây tụt vội xuống thang rồi ôm mặt khóc. Cô vừa tức Bảy Dĩ vì cách tỏ tình quá thô bạo lại vừa hối tiếc vì đã đáp lại bằng một cái tát vượt quá yêu cầu tự vệ.
Ngay lúc đó có tiếng ai gõ cửa. Thà xuất hiện và nhìn cô em họ với cặp mắt nghi ngờ:
- Sao thế cô?
Hai Mây không trả lời chạy thẳng vào buồng ôm mặt nức nở. Thà không hỏi nữa. Y leo lên gác xép thấy Bảy Dĩ ngồi thu lu trên sàn, vẻ mặt chẳng có gì phấn khởi. Chiếc khăn rằn của cô em họ quăng lại trên sàn khiến Thà đoán ra mọi sự tình.
- Sao thế ông Dĩ?
...
Dĩ im lặng. Thà bám vào vai Dĩ lắc mạnh:
- Sao thế? Ông trả lời tôi đi.
Dĩ nhún vai, nháy mắt, nhếch mép cười nửa miệng:
- Chuyện thường tình của đàn ông mà.
- Ông điên rồi! - Thà giận dữ thì thào trong hai hàm răng xít chặt - Ông làm hỏng mọi chuyện mất. Nhà chưa tìm kiếm được, biết nhét ông vào đâu để dung thân bây giờ? Thèm thì ra Thảo cầm viên. Ông giở cái trò đó ra đây là đổ bể hết trọi.
- Tôi cần tình cảm chứ chẳng thèm những con đĩ.
- Không thể tin được ông.
Vài phút sau, hai người đàn ông dẫn nhau đi nhậu. Ngồi sau Honđa, Bảy Dĩ mới nói nhỏ với Thà:
- Tôi cần một cơ sở vững chắc. Không có cái kén nào bảo vệ mình vững chắc bằng chui vào cái kén ái tình!
- Ái tình gì ở đây? Ông chỉ lừa gạt cô Hai để vui chơi chốc lát. Xảy ra chuyện gì thì bà già từ mặt tôi. Tội nghiệp cho bả có mỗi một đứa con gái lại góa bụa.
- Chính vì thế mà bả đang cần một ông con rể!
- Ông định lừa luôn bà già điếc tội nghiệp đó sao?
- Bà đâu có biết. Đó là chuyện riêng giữa tôi và cô Hai. Cô đó đang khoái tôi muốn chết nhưng còn làm cao.
- Ông đã làm gì cô ấy?
- Chưa, chưa làm gì đâu. Tôi không cưỡng bức ai. Hiến dâng cho tôi còn khó. Hai Mây đang đau khổ vì yêu tôi đấy. Tôi cam đoan với cậu, cô đó sẽ quỳ dưới chân tôi mà cầu xin. Tuổi đó thèm đàn ông lắm!
- Ông độc ác lắm. Ông có tình yêu đâu mà cho. Tôi đề nghị ông không được động đến cô gái goá tội nghiệp đó. Trò đùa của ông đầy nguy hiểm đấy.
- Rồi chính cô ta sẽ oán trách cậu cản trở tôi, chứ chẳng trách tôi đâu.
- Để xảy ra hậu qua là ông phải chịu trách nhiệm đấy.
- Anh bạn yên tâm. Mọi chuyện đều sẽ ổn thỏa.
Bảy Dĩ đưa Hai Thà vào một tiệm nhậu. Ăn uống no say, y mới báo tin cho Thà:
- Cha Chu Bội Ngọc hẹn gặp tôi bữa mốt. Lão cho địa chỉ và giờ hẹn, nhưng chỉ được đi một mình. Cậu cần đến đó trước quan sát hiện trường rồi lảng vảng gần đó yểm hộ cho tôi.
- Tôi phải mang theo vũ khí chứ?
- Tất nhiên. Với đôi bàn tay không thì sao cậu địch nổi mấy tay võ Tàu.
- Có phải đi đánh nhau đâu mà tánh chuyện đấm đá. Lão hẹn gặp đó là biểu hiện thiện chí. Ta cũng phải lấy sự chân thành đáp lại. Những cuộc tiếp xúc đầu tiên thường rất nhạy cảm và tế nhị phải cho họ thấy chúng ta trọng chữ tín hơn mạng sống.
Bảy Dĩ ngần ngừ ít phút rồi quyết định:
- Thôi được để tôi đi một mình. Nếu có chuyện chẳng may thì cậu sẽ thay mình báo cáo về Banville.
- Dạ.
...
Đúng hẹn, Bảy Dĩ có mặt 199/6-2B Nguyễn Du. Một chiếc Falcon đen đỗ bên đường. Cánh cửa mở, Chu ngồi trong xe vẫy tay ra hiệu. Dĩ vội nhảy lên xe. Ngay lập tức chiếc Falcon rú ga lăn bánh vút đi.
- Mời ông Bình lại chỗ tôi.
- Dạ.
- Dĩ thấy mình ngồi bên Chu. Ngoài viên tài xế ra, không có vệ sĩ đi kèm. Cuộc tiếp đón ra chiều lịch sự thoải mái chứ không thô bạo như lần Dĩ tiếp kiến Chu.
Nhưng khi xe đi đến đường An Dương Vương, quận Năm thì Chu ghé sát vào tai Dĩ thì thầm:
- Xin lỗi, vì nguyên tắc an ninh cho phép tôi bịt mắt ông trong chốc lát. Khi đến phòng họp, ông sẽ được cởi bỏ.
- Đáng tiếc là ông vẫn chưa tin tôi.
- Tin ông lắm chứ. Không tin sao lại đón tiếp ông? Nguyên tắc vẫn phải là nguyên tắc, không có ngoại lệ đối với bất cứ ai đến bản doanh. Ở hoàn cảnh chúng ta, một sơ suất nhỏ cũng có thể biến thành tai họa. Mong ông thông cảm.
- Tôi xin chấp nhận, ông cứ tự nhiên cho.
Chiếc khăn đen đã buộc qua mắt Dĩ. Ô tô tăng tốc ngoặt phai, rẽ trái... nhiều lần khiến Dĩ hoàn toàn mất định hướng. Nghe tiếng gió ào ào giội vào thành xe, Dĩ đoán ô tô đang đi trong hẻm nhỏ hoặc chui vào một tuy-nen bí mật nào đó. Khi xe dừng lại thì Chu cầm tay Dĩ:
- Mời ông xuống.
Dĩ được Chu dắt xuống xe. Tiếng động cơ rú lên rồi vút đi. Dĩ được dắt bộ kiểu người mù chừng năm phút. Khăn được tháo ra. Dĩ thấy mình đứng giữa một căn phòng khá rộng.
- Xin mời ông ngồi.
Ngoài cái bàn và hai chiếc ghế đối diện, căn phòng không bày biện trang trí một đồ vật gì. Bốn bức tường màu xám, không một khuôn cửa sổ. Trên trần có mấy ngọn đèn. Góc tường gần cửa ra vào duy nhất có mấy hốc tường nhỏ đen ngòm. Có thể là lỗ thông hơi hay máy điều hòa nhiệt độ. Căn phòng buồn tẻ như một cái hộp lập phương úp ngược.
- Salon của ông kỳ dị quá, Chu tiên sinh ạ.
- Không phải sa lon mà là hang ổ. Có khách nào được vào đây? Ông là sứ giả là thượng khách, là người "ngoại đạo" đầu tiên được mời đến "thánh đường".
Chu bấm chiếc nút bên thành ghế. Cánh cửa ra vào lập tức hé mở. Một cô gái trẻ mặc chiếc sơ mi liền váy xẻ bên đùi kiểu Thượng Hải, bưng bộ khay đồ uống bước vào đặt lên bàn. Lão già thân mở rượu rót ra cốc đưa mời Bảy Dĩ.
- Xin chúc sức khỏe ông Bình.
- Chúc đại nhân hạnh phúc, chúc cuộc đàm phán của chúng ta thành công.
Hai người đàn ông chạm cốc cạn chén. Chu ra hiệu cho cô hầu bê khay lui. Cánh cửa tự động đóng lại.
- Thưa Chu đại nhân, như lời giới thiệu của Fitzgerald, tôi được ông Warrens ủy nhiệm đến thưa chuyện với đại nhân. Ngài Phân vụ trưởng Viễn Đông vụ thuộc Cục tình báo Trung ương Hoa Kỳ muốn mời tiên sinh hợp tác.
- Khi đặt mục tiêu này ra, tôi nghĩ rằng ngài Warrens đã dự thảo sẵn phương thức và điều kiện hợp tác. Mong ông Sáu cho tôi được biết những tình tiết ấy.
- Ngài Warrens muốn mua đứt toàn bộ tổ chức gián điệp "Hồi Phong vạn biến" của quý vị. Nó sẽ trở thành lực lượng phối hợp đặc nhiệm của CIA. Viễn Đông vụ sẽ đài thọ mọi chi phí tài chính và kỹ thuật để duy trì hoạt động của nó, phục vụ cho chiến lược lâu dài của Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương.
- Khái niệm "mua đứt toàn bộ" ở đây cũng cần định nghĩa cho chặt chẽ. Bán một tổ chức có hàng ngàn điệp viên đâu có dễ. Về mặt lý thuyết là không thể đưa ba ngàn năm trăm bộ óc hướng vào vị tân chủ. Ngay như mua bộ phận đầu não của nó cũng đã thấy khó khăn rồi. Chỉ cần một nhân vật bất phục tùng là mưu đồ bại lộ hết. Cho nên phương thức tốt nhất, các ngài nên chọn là mua từng người, mua quyền chỉ huy điều khiển chứ không nhất thiết phải mua tất cả mà chi lương. Hiện nay kẻ nào đảm bao tài chính cho nó hoạt động các vị cứ để nguyên. Các ngài nắm được mọi hoạt động của nó. Các ngài chỉ thị cho nó đạt tới những mục tiêu cần thiết. Tôi nghĩ như thế là đủ chứ chẳng cần nắm tới hạ tầng cơ sở từng điệp viên làm gì. Thương mại hóa toàn bộ vấn đề có lợi cho các ngài hơn.
- Ngài Warrens muốn nắm chắc hệ thống tổ chức bộ máy. Vì một chiến lược nhất quán và lâu dài CIA muốn chỉ huy sâu đến hạ tầng cơ sở, trong một số đặc vụ không thông qua khâu trung gian.
- Chiến lược lâu dài đòi hỏi một thời gian lâu dài. Trước mắt thì không thể làm ngay được đâu.
- Hiện tại chỉ chúng tôi mới tha thiết yêu cầu tiên sinh hợp tác. Nhưng xin lỗi, tuổi tiên sinh đã cao, ngài Warrens lo rằng...
- Ha ha ha! - Chu Bội Ngọc cười vui vẻ - ông ta sợ mua phải con ngựa già, nó chết là mất vốn chứ gì? Các vua chúa Trung Hoa bao giờ cũng lo người kế vị nghiệp lớn. Người thừa kế của lão Chu này sẽ thực thi đầy đủ mọi cam kết ghi trong mật ước, các ông đừng lo.
- Và lúc đó tôi lại phải mạo hiểm bắt liên lạc để mặc cả với người kế vị chứ?
- Không. Sau khi có được hợp đồng cộng tác với quý vị, tôi sẽ giới thiệu người thay thế thứ nhất, một người tin cẩn, tài năng, đủ tư cách điều hành mọi hoạt động của tổ chức.
- Và lại phải lo giá cả lần nữa.
- Dĩ nhiên. Đó là sự trao quyền từ từ, đầu đi đuôi lọt, tiền nào của ấy. Cái giá ban đầu là cao nhất, sau đó giảm dần.
- Giá ban đầu là bao nhiêu?
- Mười triệu Mỹ kim.
Bảy Dĩ ngạc nhiên vì số tiền đó quá lớn để mua một tên gián điệp. Vả lại sự ủy quyền của Warrens chưa cho phép y ký một hợp đồng to lớn như vậy. Y lúng túng chưa biết nói sao thì Chu Bội Ngọc đã cười khẩy:
- Ông tưởng mười triệu đô-la là to lắm à. Mua cả một thủ lĩnh tình báo nằm sẵn ở vị trí chiến đấu với cái giá không hơn một tháng cầu thủ chuyên nghiệp, có gì làm cho những người Mỹ giàu có phải do dự?
- Thưa đại nhân, đâu chỉ phải chịu cái giá riêng ngài. Cả tổ chức Hồi Phong sẽ làm cho nước Mỹ phá sản.
- Chỉ cần trả cho một thủ lĩnh. Người thứ hai giá bằng hai phần ba người thứ nhất. Người thứ ba bằng hai phần ba người thứ hai. Cứ như thế thì tổng giá trị của tổ chức cũng không lớn hơn 10: (1-2/3) = 10: (1/3) = 30 triệu đô-la. Số tiền đó không bằng giá một chiến đấu cơ siêu thanh hiện đại, thua xa giá bức tranh Le pont de Moret của Sisley. Ngoài công dụng tình báo gián điệp, để phục vụ cho chiến lược toàn cầu, Hồi Phong còn là bộ máy sinh lợi nữa. Cách thu hồi vốn ra sao thì ngài Warrens biết quá đi rồi, kẻ ngu muội này không phải giải thích nữa.
Chu Bội Ngọc nháy mắt nhìn Bảy Dĩ với một nụ cười đầy ý nghĩa.
- Nhưng thưa đại nhân, ngài Warrens không ủy quyền cho tôi ký những hợp đồng quá lớn như vậy.
- Chắc ông ta chưa biết người biết của. Thế cái giá ngài Phân vụ trưởng cho ông được toàn quyền hành động là bao nhiêu?
Bảy Dĩ ấp úng không dám nói. Boss của y dự tính toàn bộ cũng không quá ba triệu đô-la. Vượt quá phải được Langley chuẩn y mới có hiệu lực.
- Thưa đại nhân. Đại nhân định giá không phải để ký kết mà chỉ để thăm dò?
- Để thăm dò? - Chu Bội Ngọc cười - Ừ, thì cứ coi như tồi thăm dò - Thế trong túi các vị có bao nhiêu tiền mà dám gạ mua?
- Nếu cần, một tỉ nước Mỹ cũng chi. Nhưng không cần thì một đô-la cũng phải suy nghĩ.
- Lý thuyết đó nghe cũng hay đấy. Chắc là các ông chưa cần, chỉ đi khảo giá chơi phải không? Thế thì các ông mạo hiểm quá đấy!
- Mối đe doạ không phải chỉ dành riêng cho chúng tôi. Ở phương diện này, tư thế của hai ta như nhau.
- Cái nhận định bậy bạ đó sẽ giết các ông đấy, ông Bình ạ. Quý vị còn gì sau sự kiện Ba Mươi tháng Tư? Quý vị chuẩn bị được những gì cho hậu chiến? Sự nghiệp của các ông biến thành mây khói giống như bản danh sách điệp viên quăng vội vào lò sưởi để Polga kịp leo lên máy bay như F.Seff mô tả trong tập hồi ký của mình!
- Các ông thì có hơn gì họ. Chúng ta đều là lũ chiến bại cả.
- Sao lại chúng ta? Đối tượng tác chiến chủ yếu của chúng tôi thời kỳ đó là ông Thiệu. Cộng sản chỉ đứng hàng thứ yếu. Chúng tôi cũng bị tổn thương nhưng không lớn lắm vì bọn này có tầm nhìn xa hơn các ông.
- Trước đó quý vị tin là cộng sản thắng?
- Tin là họ sẽ thắng điểm chứ chưa nghĩ được là quý vị sẽ nốc ao, là quý vì sẽ liếm thảm.
- Còn các ông thì cũng tan tác như bầy ong mất ong chúa.
- Trước mặt ông là con ong chúa. Chúng tôi vẫn tồn tại và còn mạnh hơn bao giờ hết. - Tôi muốn nói với ông Hứa Vĩnh Thanh, thủ lĩnh tài ba của quý vị cũng phải bỏ của chạy lấy người.
- Tôi khác ông Hứa ở chỗ tôi là tư lệnh của cả quân Trắng lẫn quân Đỏ. Tôi và ông Hứa cộng với ông Vương. Tôi được bà Lee Chou Yan bảo trợ. Một khi được tựa lưng vào một quốc gia hơn một tỉ dân thì tôi khác xa ngài Hứa Vĩnh Thanh chứ. Các ngài chẳng biết người biết của, thế mà đòi đi chiêu mộ hiền sĩ, đi ký kết hợp đồng!!!
Nghe Chu nói, Bảy Dĩ giật mình. Quả là con cá trước mặt y lớn hơn cái nơm y cầm trong tay quá nhiều. Nếu Chu nắm được cả mạng lưới Trắng lẫn mạng lưới Đỏ thì cái giá mười triệu đô-la qua là quá hời. Vì vậy y đành xuống giọng:
- Thưa đại nhân, hôm nay tôi vô cùng hân hạnh được thừa tiếp đại nhân, được nghe những lời nói chí tình thẳng thắn do đó tôi cũng ý thức thêm được nhiều vấn đề trọng đại. Thực lòng ngài Warrens rất ái mộ đại nhân, muốn được đại nhân và chư vị lãnh đạo Hồi Phong hợp tác, muốn nhanh chíng đạt được một hợp đồng toàn diện chứ không phải chỉ để thăm dò. Tuy nhiên chung cuộc vấn đề đã vượt quá tầm vóc của tôi. Tôi phải đệ trình lên thượng cấp để chờ xin ý kiến quyết định cuối cùng.
- Cảm ơn ông đại diện. Xin cho tôi gửi lời thăm sức khoẻ tới ngài Warrens . Tuy chưa quen nhau, chưa hợp tác với nhau, nhưng đã nghe danh tiếng của ngài nhiều. Tôi coi Warrens như một người bạn, một đồng minh tự nhiên, có lợi ích chiến lược song song.
- Tôi hy vọng chúng ta sẽ là chiến hữu của nhau. Không phải là lợi ích song song mà là lợi ích đồng nhất - Tuy chưa là chiến hữu nhưng chúng ta hiện chung một kẻ thù Việt cộng. Chúng ta có những kỳ vọng tự do như nhau và chúng ta cũng có mối đe doạ như nhau. Vì vậy, về phương diện cá nhân, tôi đề nghị chúng ta tuyên thệ bảo vệ an ninh cho mạng sống cửa bạn như mạng sống của mình.
- Dạ, thưa đại nhân, tôi hoàn toàn chấp thuận cao kiến của ngài.
- Đây không có vườn đào để ta làm lễ tạ trời tế đất Nhưng ta vẫn có thể uống máu ăn thề XENLUYN KẾT NGÃI.
Hai người đàn ông xúc động bắt tay nhau chặt chẽ.
Chu Bội Ngọc bấm nút trên tay ghế. Cửa phòng mở, cô hầu gái xuất hiện. Lão già dùng hai bàn tay ra hiệu những mẫu tự dùng cho người câm điếc. Cô gái cúi đầu xuống rồi quay lui. Ít phút sau, thị trở lại hai tay bưng một chiếc mâm đặt một lư trầm hương bốc khói nghi ngút. Một thanh kiếm tuốt trần lấp lánh ánh thép nằm ngang. Một chai rượu Mao Đài và cặp ly nhỏ. Thị đặt mâm ở giữa bàn rồi mở rượu rót ra li. Thị bật lửa hơ lên miệng ly. Ánh lửa hoả thang bùng cháy xanh lè như đôi mắt ma trơi.
Chu Bội Ngọc nâng thanh kiếm lên ngang trán rồi xoay mũi nhọn chích huyết trên đầu ngón tay trỏ. Mấy giọt máu đỏ tươi nhỏ vào cốc rượu hỏa thang xèo xèo tỏa khói. Chu ra hiệu cho Bảy Dĩ đưa bàn tay trái lên miệng cốc rượu thứ hai. Dĩ lúng túng vì cái trò thề thốt man rợ này, nhưng y cũng phải tỏ ra can đảm nhìn những giọt máu nhỏ xuống miệng cốc.
Chu cầm lưỡi kiếm bẻ cong đi đàn hồi mềm mại như chiếc lá. Rồi lưỡi thép lấp loáng như chớp giật gió gào. Lão già múa một bài tuyệt đẹp như những kiếm sĩ tài ba của môn phái Thiếu Lâm. Bảy Dĩ kinh ngạc và thầm phục.
Múa xong Chu đặt kiếm lên bàn, nhấc chén rượu có pha những giọt máu của Dĩ và ra hiệu cho Dĩ cầm lấy cốc kia. Đôi bạn kết ngãi đứng sát bên nhau, mắt hướng vào lư trầm hương bốc khói. Chu Bội Ngọc trịnh trọng lên tiếng trước.
- Tôi là Chu Bội Ngọc sinh năm Bính Thìn tại Hoàn Khẩn, Liễu Châu xin thề trước Thượng đế tối linh, coi ông Lê Bình đứng bên, người có những giọt máu trong ly rượu này là anh em kết ngãi sinh tử có nhau. Chúng tôi sẽ bảo vệ giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh hiểm nguy cũng như trong lúc giàu sang phú quý. Chúng tôi coi mạng sống của bạn như mạng sống của chính mình, vì máu của Lê Bình đã chảy trong tim tôi. Nếu tôi phản bội lời thề thì Thượng đế tối linh sẽ trừng phạt tôi, diều quạ sẽ moi trái tim tội lỗi của tôi đòi lại máu cho người anh em kết ngãi.
Đến lượt Dĩ, y lúng túng không sao đọc trôi chảy những câu ước lệ khuôn sáo đó. Nhưng cái không khí thiêng liêng do Chu tạo ra khiến y rất xúc động. Khi xưng tên, y đã buột miệng nhận mình là Lê Văn Dĩ, còn năm sinh thì chỉ nhớ năm tây 1935, tuổi lợn gì đó. Cuối cùng thì y cũng thề thốt xong. Cả hai quay mặt lại với nhau chạm cốc rồi cùng uống cạn ly rượu có pha máu người tanh lợm đó. Dĩ cũng bắt chước Chu quăng ly xuống sàn vỡ tan rồi nắm tay giơ lên hét lớn:
- Xin thề!
Hai ông bạn ôm ghì lấy nhau hôn lấy hôn để.
- Thưa đại nhân. Đệ sinh sau đẻ muộn, sức mọn tài hèn xin tôn tiên sinh là đại ca - Bảy Dĩ khiêm tốn nói.
- Cảm ơn hiền đệ. Về tình cảm chúng ta là anh em. Nhưng về mặt công vụ thì trên ra trên, dưới ra dưới. Bây giờ tôi mở tiệc chiêu đãi hiền đệ.
Bữa nhậu đầy sơn hào hải vị được những đầu bếp Tàu số dách nấu rất công phu nhưng chỉ có hai người thù tiếp nhau. Cô hầu bàn câm điếc đứng túc trực phục vụ.
Khi ra về, Bảy Dĩ vẫn phải tuân theo lệnh bịt mắt. Chu cho hay là ngay người của Hồi Phong đến đại bản doanh làm việc cũng phải chấp hành quy định trên. Khi chiếc khăn trên mắt tuột ra thì Dĩ thấy xe đang chạy trên đường Trần Hưng Đạo.
- Tôi đưa hiền đệ về cái gác xép trên bờ Bến Nghé nhé.
- Dạ khỏi cần, đến Bưu điện cho đệ xuống.
Dĩ kinh ngạc không hiểu tại sao lão già biết rõ hang ổ của y.
- Đại ca nghĩ là đệ ở bờ sông à?
- Hiền đệ ở đấy không tốt đâu. Tiện nghi thiếu thốn, kém vệ sinh - Chu không trả lời trực tiếp vào câu hỏi - Khi nào ký xong hợp đồng, tôi sẽ lo chỗ ở cho hiền đệ... À mà cái điện đài đặt ở khu kinh tế Nguyễn Chí Thanh là không ổn rồi. Nơi ấy hẻo lánh, mỗi lần phát tín nó nổi bật như ngọn lửa loé giữa cánh đồng. Cộng sản Capter được dễ dàng và nhanh chóng lần ra tâm phát đóng. Phải trà trộn vào những khu vực nhiều đài phát thì mới dễ ngụy trang. Tình anh em tôi biểu thiệt cho chú hay kẻo sau này gặp tai biến có hối cũng chẳng kịp.
Những lời nói của Chu như tia X xuyến thấu tâm can Bảy Dĩ làm cho y vừa hoảng sợ vừa bái phục. Y đành thừa nhận vấn đề như một tội phạm bị bắt quả tang.
- Cảm ơn những lời chỉ bảo của đại ca. Tiểu đệ sẽ nhanh chóng thay đổi phương thức hoạt động cho thích hợp với tình hình.
Đến cửa Bưu điện thành phố thì Dĩ xuống xe lẩn vào đám đông. Chiếc Toyota rú máy đưa lão già về phía đường Lê lợi.
Cuộc hội kiến tiến một bước quan trọng, hé mở một khả năng hợp tác rộng lớn hướng tới mục tiêu đoạn mại, nhưng Bảy Dĩ vẫn thấy lo lắng. Mặc dù đã có cái trò Xenluyn kết ngãi, thề thốt thiêng liêng và man rợ nhưng Chu đã đẩy Dĩ vào một tình thế rất kẹt. Bằng mọi cách Dĩ phải kết thúc, thuyết phục Warrens ký kết được cái hợp đồng quá đắt đỏ này. Chắc gì ông Phân vụ trưởng chịu nghe. Hơn nữa cái sáng kiến thu phục tổ chức gián điệp người Hoa này lại do chính Bảy Dĩ đề xuất. Nếu Warrens nghi ngờ Dĩ có chấm mút gì trong vụ áp phe này thì mối quan hệ thày trò sẽ suy giảm.
Cắn bút mãi Dĩ mới nặn ra được bản báo cáo trong đó y khéo léo đề cao tổ chức của Chu và nhấn mạnh vào cái quyền lực mới lão vừa được giao là chỉ huy cả mạng lưới Tàu Đỏ ở phía Nam Việt Nam. Thực ông Dĩ chưa đánh giá cao cái mạng Đỏ mỏng dính mới được căng ra sau tháng Năm năm 1975. Nhưng nếu kiểm soát được toàn bộ ý đồ thầm kín của ông bạn "đồng minh chiến lược" thì cũng là điều đáng hấp dẫn đối với Warrens .
Dĩ tin là chưa hề có phúc đáp nhanh chóng của Warrens , chương trình này đã vượt quá tầm vóc của Viễn Đông vụ. Nhưng bộ óc điện tử Langley mới đủ sức phán quyết tối hậu. Sau khi chuyển bức mật điện đã mã hóa cho Thà đánh đi, còn y leo lên gác xép lăn ra ngủ. Y cần một khoảng thư giãn sau mấy ngày thần kinh căng thẳng.
Đến bữa, Hai Mây gọi Dĩ xuống ăn cơm nhưng y cáo mệt không ăn. Từ hôm Mây cho gã đàn ông thô bạo này một cái tát, quan hệ giữa hai người có chiều hướng suy đồi. Họ ít chuyện trò với nhau. Nhiều lần Hai Mây đon đả muốn làm lành nhưng Bảy Dĩ lảng tránh. Nhiều bữa y bỏ cơm đi ăn tiệm. Quần áo cũng đưa giặt ủi ngoài cửa hàng luôn. Chỉ có giờ ngủ là y chưa tránh được căn gác xép nóng hầm hập đó thôi. Khoảng cách giữa hai người ngày một xa khiến Hai Mây vừa buồn vừa ân hận. Thực lòng cô ta cũng thích Dĩ. Nếu y khéo léo một chút thì có thể cô đã buông thả cho y rồi. Bữa cơm chỉ có hai má con ăn cũng chẳng thấy ngon. Dĩ cứ nằm như tuyệt thực trên gác xép. Cô thấy thương hắn và như thấy mình có lỗi vì quá tay làm tàng với người đàn ông thiếu thốn tình cảm đang tàn héo trong hoàn cảnh cô đơn bất tận... Nghĩ vậy, nước mắt cô ứa ra.
Ăn uống dọn dẹp xong, chờ má đi nằm, cô mới len lén đánh bạo leo lên thang gác. Cô thấy Dĩ mặc mỗi chiếc quần xà lon nằm trong mùng vắt tay lên trán.
- Anh Bảy đau sao mà bỏ ăn liền mấy bữa vậy?
Nghe tiếng Mây, Dĩ vội vàng đóng kịch ngay. Y rên khe khẽ và nói với cái giọng mệt tưởng đứt hơi:
- Ôi, tôi đau quá... tôi chết mất!
- Anh thấy đói chưa? Em phần cơm, chờ anh xuống ăn đó.
- Đau thế này làm sao nuốt nổi. Cô Hai cứ mặc tôi.
Hai Mây mạnh dạn lần đến nem nép ngồi vào đúng cái chỗ bữa trước cô ngồi.
- Vẫn đau hai cẳng à?
Dĩ không nói gì nằm quay mặt vào trong khẽ rên.
- Anh Bảy giận Mây hay sao đó?
- Tôi đâu dám giận cô Hai. Chỉ giận mình là quá yêu mà để xảy ra thất thố với cô Hai. Nỗi đau đó còn hành hạ tôi gấp trăm lần bịnh tật.
- Thực lòng em cũng chẳng muốn xử tệ với anh Bảy. Nhưng bữa đó anh Bảy làm dữ em sợ quá nên đã lỡ tay... mong anh Bảy tha lỗi cho em.
Hai Mây vén màn xoa nhẹ bàn tay lên vai trần vạm vỡ của người đàn ông. Dĩ cảm nhận được trái tim yếu đuối của cô gái goá. Lần này hắn cố kiềm chế tính "háu ăn" mà chỉ nhẹ nhàng nắm lấy bàn tay cô Hai vuốt ve dịu dàng, vừa vuốt vừa thăm dò phản ứng. Khi hắn xoay người lại thì bắt gặp cặp mắt đê mê đờ đẫn của Hai Mây. Cô nhận ra hơi rượu sặc sụa từ miệng người đàn ông bốc lên. Mây hỏi như trách:
- Anh Bảy uống rượu à?
- Từ xưa tui đâu có nghiền thứ này. Mấy bữa nay mới mượn li giải sầu.
Y không ngờ câu nói giả dối ấy lại tác động mạnh mẽ đến tình cảm Hai Mây. Cô ứa nước mắt sụt sùi khóc.
- Số phận tôi thật chẳng ra gì. Đi làm cách mạng gần ba chục năm, khi đất nước thống nhất hy vọng được về đoàn tụ... thì vợ con lại đi di tản cả, không biết phương trời nào để nối lại dây liên lạc. Anh em khuyên tôi quên quá khứ đi, tìm một người đàn bà khác làm bồ làm bạn, chứ chẳng lẽ chịu cô đơn suốt đời sao. Tình cờ đến nhờ má đây lại gặp được cô Hai tâm hồn bỗng mến thương xúc động. Không ngờ lại bị cô Hai khước từ một cách tàn nhẫn...
Hai Mây bỗng khóc nức nở.
- Nhưng anh Bay đâu có giãi bày tâm sự với em. Chưa hiểu nhau mà anh Bảy đã vội vàng ép liễu nài hoa thì làm sao em giữ được bình tĩnh.
- Xin lỗi, Mây hãy thông cảm cho anh. Chỉ có tình yêu mới biện hộ nổi cho những cử chỉ đam mê cuồng nhiệt đó. Anh hy vọng dù chỉ trong khoảnh khắc, được gửi trái tim đau khổ của mình vào vòng tay dịu dàng của em, sau đó có chết anh cũng hoàn toàn thỏa nguyện.
Bằng những câu tán dóc nửa đời nửa mộng đó, Dĩ đã kéo được Hai Mây gục đầu vào ngực mình rồi sau đó tự lột xác dần tấm thân nóng hổi dục vọng lên thân hình chắc mập như con gấu của Bảy Dĩ... Tiếng ngáy của bà già điếc, tiếng trận mưa chiều xối trên mái tôn đã làm lu mờ những âm thanh dữ dội của cuộc vong thân trên căn gác xép ọp ẹp.
Bảy Dĩ không ngờ người đàn bà không son phấn, không nước hoa, mộc mạc trong bộ đồ bình dân lại gây được cho y cái khoái cảm mạnh mẽ vượt xa những cô gái thơm phức như quả táo, lộng lẫy như bà hoàng trong các hộp đêm sang trọng đắt tiền, trăm ngàn đổ một...
Một bữa Fitzgerlad nhận được cú điện thoại từ Langley mời ông đi nghiên cứu folklore ở Việt Nam . Đây là một công trình bỏ dở từ lâu. Nước Việt Nam thống nhất cho phép ông tiếp cận những thư mục và học giả của cả hai miền để kết thúc công trình ở mức độ hoàn hảo hơn. Mọi chi phí tài chính cho chuyến đi sẽ được CIA đài thọ. Chỉ cần ông phác thảo một chương trình làm việc với những đối tượng cần làm việc gửi đến Việt Nam trước và tự đến cơ quan đại diện Việt Nam ở New York để thương thảo cho chuyến đi. Việt Nam đang muốn bình thường hóa với Mỹ nên họ không thể từ chối một học giả vốn là ngoại giao chuyên nghiệp đã từng hoạt động nhiều năm ở Việt Nam được.
Fitzgerald chấp nhận yêu cầu của CIA và có kèm theo một điều kiện nhỏ hoàn toàn vô hại cho uy tín văn học của ông.
Cơ quan đại diện của SRV ở Liên Hiệp quốc nhận được tấm danh thiếp của Fitzgerald muốn tiếp kiến vị trưởng đoàn Việt Nam . Lời yêu cầu của ông được chấp thuận ngay tức khắc.
Ông tiến sĩ cùng đi với người vợ Mrs Evelyn Fitzgerald đến phòng khách của phòng đại điện. Ông trưởng đoàn vui vẻ đón tiếp họ. Vị khách tự giới thiệu.
- Tôi là nhà nghiên cứu Đông Phương học, hiện là giáo sư chủ nhiệm khoa của Đại học đường Houston . Tôi đã từng sống ở Sài Gòn năm năm. Ngoài tư cách ngoại giao, tôi còn là một chuyên viên nghiên cứu về nền văn hóa và lịch sử của quý quốc. Sau đó tôi về làm cho UNESSCO hai năm trong chuyên đề folklore vùng Đông Nam Á. Giờ đây chiến tranh và hận thù đã thuộc về quá khứ, hai dân tộc ta cần hướng tới tương lai trong một thế giới hữu ái và hòa bình. Tôi mong muốn có một chuyến công du tới quý quốc, được gặp gỡ thảo luận với các họe giả Việt Nam ở lĩnh vực này. Kèm theo đề nghị nhập cảnh, tôi có soạn thảo một chương trình làm việc vấn đề hoàn toàn cá nhân, không lệ thuộc vào mối quan hệ quốc gia, tôi mong được cơ quan đại diện Việt Nam giúp đỡ.
Ông trưởng đoàn thường trực xem qua những yêu cầu của giáo sư Fitzgerald rồi vui vẻ trả lời.
- Thưa ông bà Fitgerald. Về phương diện cá nhân, tôi hoan nghênh ý định tốt đẹp của ông bà muốn đến nghiên cứu nền văn học dân gian của nước tôi. Nhưng tôi vẫn phải thỉnh thị ý kiến trong nước trước. Vì lẽ đây không phải là một chuyến du lịch thông thường mà quý vị còn phải làm việc với giới nghiên cứu. Thứ nữa, cơ quan chúng tôi không làm chức năng của một sứ quán để có thể cấp ngay visa. Nhưng chúng tôi sẽ cố thu xếp cho chuyến đi này để trả lời giáo sư trong vòng một tuần.
- Rất cảm ơn ông trưởng đoàn thường trực. Sai lầm quá khứ đã tạo ra cái hố ngăn cách hai quốc gia. Tôi hy vọng những hoạt động văn hóa sẽ góp phần thu hẹp sự cách biệt để nhanh chóng bình thường hóa mối quan hệ giữa hai nhà nước.
Một tuần sau, yêu cầu của Fitgerald được đáp ứng. Hai vợ chồng vị giáo sư bay đi Paris nhận giấy nhập cảnh vào Việt Nam .
Giáo sư Fitgerald làm việc một tuần ở Hà Nội với các nhà khoa học Việt Nam . ông dành ba ngày cho chặng dừng chân cuối ở Thành phố Hồ Chí Minh. Là người thành thạo tiếng Việt nên các cuộc du ngoạn của ông bà giáo sư không cần có thông dịch đi kèm. Họ đã đến nhiều địa điểm lưu giữ những kỷ niệm xa xưa, qua nhiều tụ điếm thương mại mua đồ kỷ niệm.
Khoảng mười giờ mười lăm phút, họ vào cửa hàng Minerva's Tressure mua một chiếc lọ gốm. Chu Bội Ngọc nhận ra ngay người bạn cũ. Trong khi trao đổi giá cả. Fitzgerald liếc mắt giới thiệu người đàn ông thấp đậm đeo kính đen đứng ngắm chuỗi tràng hạt ở tủ hàng phía trái cửa ra vào là đại diện toàn quyền cho ông Warrens đến gặp Chu để tiến hành mọi cuộc thương lượng và mong ông Chu hợp tác với Warrens.
Khi vợ chồng người Mỹ đi ra, nhân lúc vắng khách Bảy Dĩ mới tiến đến trước mặt Chu Bội Ngọc gật đầu nháy mắt:
- Tiên sinh tin tôi rồi chứ?
- Thưa ông Nobody, tôi không thể tiếp chuyện một kẻ vô danh.
- Xin lỗi, tôi là Lê Minh, nhưng cứ xin gọi tôi là Sáu.
- Hai mươi giờ ngày mốt tôi gặp ông ở 199/6-2B Nguyễn Du, chỉ mình ông thôi.
- Cảm ơn.
Bảy Dĩ sống trên căn gác xép bên bờ sông Sài Gòn được gần hai tháng. Y buộc phải quen dần với cảnh chui rúc thiếu tiện nghi, mất vệ sinh này. Bên trên mái tôn nóng hầm hập. Phía dưới, nước sông ô nhiễm bốc hơi nhiều lúc rất nặng mùi. Tiếng bà già điếc lẩm bẩm suốt ngày. chỉ khi Hai Mây có nhà thì không khí mới vui tươi lên một chút.
- Anh Bảy đau lắm sao?
- Dạ, đau. Mấy bữa tưởng đã tạm ổn. Hôm nay trở trời hay sao mà đôi cẳng nhức quá xá.
- Tội thật. Anh Bảy có cần em xoa bóp hay chườm nóng cho không?
- Dạ, sợ cô Hai mắc việc, chớ có người mát-xa cho chút xíu thì đỡ lắm.
Hai Mây mạnh dạn leo lên gác xép. Bảy Dĩ mặc chiếc quần xà lỏn nằm dài trên chiếu. Hai bắp đùi mập mạp đỏ au như những cặp đùi lực sĩ được tắm nắng và xoa bóp bằng rượu thuốc. Một lớp lông loăn xoăn đen nhánh mỡ màng mọc kín hai cẳng chân. Đôi bàn chân quen đi giày, da mỏng tang với những cái móng hồng hồng sạch sẽ chẳng mang dấu vết gì của cuộc sống dãi nắng dầm mưa nơi đồng ruộng.
Hai Mây đặt đôi bàn tay lên cặp giò bóp nhẹ.
- Được chứ anh Bảy?
- Dạ, được lắm! Cô Hai cứ mạnh tay chút nữa... Thế...
Bảy Dĩ lim dim cặp mắt thưởng thức cái cảm giác đê mê êm dịu mơn trớn trên da thịt. Hai Mây không đẹp và cũng chẳng còn trẻ trung gì, nhưng cái chất đàn bà nổi lên ngồn ngộn trên bộ ngực, trên đôi cánh tay trần. Cặp mắt lá răm khi cười cứ tít đi như một nét mực nho thanh mảnh quệt ngang trên đôi má bầu bầu đỏ au của thị.
Hai Mây cũng xúc động trước cặp giò lực sĩ chẳng có dấu hiệu gì là bệnh tật của người đàn ông xa lạ này. Thực tình cô đã cảm ơn trời phật run rủi để ông khách này dẫn xác đến tá túc ở nhà cô. Hai chưa hiểu rõ Bảy lắm nhưng nghe nói vợ con y di tản cả, y sống cô đơn và tự do thì trong cô cũng nảy sinh một điều mơ ước. Mong sao hai số phận đổ vỡ được ghép lại nối lại với nhau để tạo dựng cuộc sống lứa đôi thì hạnh phúc biết bao. Ý nghĩ đó càng quyến rũ khi Hai Mây được biểu hiện những cử chỉ âu yếm, chăm sóc cho người đàn ông giữa một khung cảnh vắng lặng êm đềm này...
Bỗng Bảy Dĩ quay nghiêng người co con tôm đặt Hai Mây vào tư thế ngồi tròn vo trong lòng y. Mặt cô chín hồng tràn đầy nữ tính. Bảy Dĩ nổi cơn phấn khích luồn cánh tay ôm luôn eo lưng người đàn bà... Hai Mây bỗng dứt khỏi cơn mơ màng. Phản ứng tự vệ đầu tiên là gỡ cánh tay cuồn cuộn bắp thịt của Bảy Dĩ ra.
- Anh thương cưng mà! Nằm xuống đây với anh!
Một cái tát thuận tay trái bất ngờ làm Bảy Dĩ tóe đom đóm mắt. Y rụt vội cánh tay lại. Hai Mây tụt vội xuống thang rồi ôm mặt khóc. Cô vừa tức Bảy Dĩ vì cách tỏ tình quá thô bạo lại vừa hối tiếc vì đã đáp lại bằng một cái tát vượt quá yêu cầu tự vệ.
Ngay lúc đó có tiếng ai gõ cửa. Thà xuất hiện và nhìn cô em họ với cặp mắt nghi ngờ:
- Sao thế cô?
Hai Mây không trả lời chạy thẳng vào buồng ôm mặt nức nở. Thà không hỏi nữa. Y leo lên gác xép thấy Bảy Dĩ ngồi thu lu trên sàn, vẻ mặt chẳng có gì phấn khởi. Chiếc khăn rằn của cô em họ quăng lại trên sàn khiến Thà đoán ra mọi sự tình.
- Sao thế ông Dĩ?
...
Dĩ im lặng. Thà bám vào vai Dĩ lắc mạnh:
- Sao thế? Ông trả lời tôi đi.
Dĩ nhún vai, nháy mắt, nhếch mép cười nửa miệng:
- Chuyện thường tình của đàn ông mà.
- Ông điên rồi! - Thà giận dữ thì thào trong hai hàm răng xít chặt - Ông làm hỏng mọi chuyện mất. Nhà chưa tìm kiếm được, biết nhét ông vào đâu để dung thân bây giờ? Thèm thì ra Thảo cầm viên. Ông giở cái trò đó ra đây là đổ bể hết trọi.
- Tôi cần tình cảm chứ chẳng thèm những con đĩ.
- Không thể tin được ông.
Vài phút sau, hai người đàn ông dẫn nhau đi nhậu. Ngồi sau Honđa, Bảy Dĩ mới nói nhỏ với Thà:
- Tôi cần một cơ sở vững chắc. Không có cái kén nào bảo vệ mình vững chắc bằng chui vào cái kén ái tình!
- Ái tình gì ở đây? Ông chỉ lừa gạt cô Hai để vui chơi chốc lát. Xảy ra chuyện gì thì bà già từ mặt tôi. Tội nghiệp cho bả có mỗi một đứa con gái lại góa bụa.
- Chính vì thế mà bả đang cần một ông con rể!
- Ông định lừa luôn bà già điếc tội nghiệp đó sao?
- Bà đâu có biết. Đó là chuyện riêng giữa tôi và cô Hai. Cô đó đang khoái tôi muốn chết nhưng còn làm cao.
- Ông đã làm gì cô ấy?
- Chưa, chưa làm gì đâu. Tôi không cưỡng bức ai. Hiến dâng cho tôi còn khó. Hai Mây đang đau khổ vì yêu tôi đấy. Tôi cam đoan với cậu, cô đó sẽ quỳ dưới chân tôi mà cầu xin. Tuổi đó thèm đàn ông lắm!
- Ông độc ác lắm. Ông có tình yêu đâu mà cho. Tôi đề nghị ông không được động đến cô gái goá tội nghiệp đó. Trò đùa của ông đầy nguy hiểm đấy.
- Rồi chính cô ta sẽ oán trách cậu cản trở tôi, chứ chẳng trách tôi đâu.
- Để xảy ra hậu qua là ông phải chịu trách nhiệm đấy.
- Anh bạn yên tâm. Mọi chuyện đều sẽ ổn thỏa.
Bảy Dĩ đưa Hai Thà vào một tiệm nhậu. Ăn uống no say, y mới báo tin cho Thà:
- Cha Chu Bội Ngọc hẹn gặp tôi bữa mốt. Lão cho địa chỉ và giờ hẹn, nhưng chỉ được đi một mình. Cậu cần đến đó trước quan sát hiện trường rồi lảng vảng gần đó yểm hộ cho tôi.
- Tôi phải mang theo vũ khí chứ?
- Tất nhiên. Với đôi bàn tay không thì sao cậu địch nổi mấy tay võ Tàu.
- Có phải đi đánh nhau đâu mà tánh chuyện đấm đá. Lão hẹn gặp đó là biểu hiện thiện chí. Ta cũng phải lấy sự chân thành đáp lại. Những cuộc tiếp xúc đầu tiên thường rất nhạy cảm và tế nhị phải cho họ thấy chúng ta trọng chữ tín hơn mạng sống.
Bảy Dĩ ngần ngừ ít phút rồi quyết định:
- Thôi được để tôi đi một mình. Nếu có chuyện chẳng may thì cậu sẽ thay mình báo cáo về Banville.
- Dạ.
...
Đúng hẹn, Bảy Dĩ có mặt 199/6-2B Nguyễn Du. Một chiếc Falcon đen đỗ bên đường. Cánh cửa mở, Chu ngồi trong xe vẫy tay ra hiệu. Dĩ vội nhảy lên xe. Ngay lập tức chiếc Falcon rú ga lăn bánh vút đi.
- Mời ông Bình lại chỗ tôi.
- Dạ.
- Dĩ thấy mình ngồi bên Chu. Ngoài viên tài xế ra, không có vệ sĩ đi kèm. Cuộc tiếp đón ra chiều lịch sự thoải mái chứ không thô bạo như lần Dĩ tiếp kiến Chu.
Nhưng khi xe đi đến đường An Dương Vương, quận Năm thì Chu ghé sát vào tai Dĩ thì thầm:
- Xin lỗi, vì nguyên tắc an ninh cho phép tôi bịt mắt ông trong chốc lát. Khi đến phòng họp, ông sẽ được cởi bỏ.
- Đáng tiếc là ông vẫn chưa tin tôi.
- Tin ông lắm chứ. Không tin sao lại đón tiếp ông? Nguyên tắc vẫn phải là nguyên tắc, không có ngoại lệ đối với bất cứ ai đến bản doanh. Ở hoàn cảnh chúng ta, một sơ suất nhỏ cũng có thể biến thành tai họa. Mong ông thông cảm.
- Tôi xin chấp nhận, ông cứ tự nhiên cho.
Chiếc khăn đen đã buộc qua mắt Dĩ. Ô tô tăng tốc ngoặt phai, rẽ trái... nhiều lần khiến Dĩ hoàn toàn mất định hướng. Nghe tiếng gió ào ào giội vào thành xe, Dĩ đoán ô tô đang đi trong hẻm nhỏ hoặc chui vào một tuy-nen bí mật nào đó. Khi xe dừng lại thì Chu cầm tay Dĩ:
- Mời ông xuống.
Dĩ được Chu dắt xuống xe. Tiếng động cơ rú lên rồi vút đi. Dĩ được dắt bộ kiểu người mù chừng năm phút. Khăn được tháo ra. Dĩ thấy mình đứng giữa một căn phòng khá rộng.
- Xin mời ông ngồi.
Ngoài cái bàn và hai chiếc ghế đối diện, căn phòng không bày biện trang trí một đồ vật gì. Bốn bức tường màu xám, không một khuôn cửa sổ. Trên trần có mấy ngọn đèn. Góc tường gần cửa ra vào duy nhất có mấy hốc tường nhỏ đen ngòm. Có thể là lỗ thông hơi hay máy điều hòa nhiệt độ. Căn phòng buồn tẻ như một cái hộp lập phương úp ngược.
- Salon của ông kỳ dị quá, Chu tiên sinh ạ.
- Không phải sa lon mà là hang ổ. Có khách nào được vào đây? Ông là sứ giả là thượng khách, là người "ngoại đạo" đầu tiên được mời đến "thánh đường".
Chu bấm chiếc nút bên thành ghế. Cánh cửa ra vào lập tức hé mở. Một cô gái trẻ mặc chiếc sơ mi liền váy xẻ bên đùi kiểu Thượng Hải, bưng bộ khay đồ uống bước vào đặt lên bàn. Lão già thân mở rượu rót ra cốc đưa mời Bảy Dĩ.
- Xin chúc sức khỏe ông Bình.
- Chúc đại nhân hạnh phúc, chúc cuộc đàm phán của chúng ta thành công.
Hai người đàn ông chạm cốc cạn chén. Chu ra hiệu cho cô hầu bê khay lui. Cánh cửa tự động đóng lại.
- Thưa Chu đại nhân, như lời giới thiệu của Fitzgerald, tôi được ông Warrens ủy nhiệm đến thưa chuyện với đại nhân. Ngài Phân vụ trưởng Viễn Đông vụ thuộc Cục tình báo Trung ương Hoa Kỳ muốn mời tiên sinh hợp tác.
- Khi đặt mục tiêu này ra, tôi nghĩ rằng ngài Warrens đã dự thảo sẵn phương thức và điều kiện hợp tác. Mong ông Sáu cho tôi được biết những tình tiết ấy.
- Ngài Warrens muốn mua đứt toàn bộ tổ chức gián điệp "Hồi Phong vạn biến" của quý vị. Nó sẽ trở thành lực lượng phối hợp đặc nhiệm của CIA. Viễn Đông vụ sẽ đài thọ mọi chi phí tài chính và kỹ thuật để duy trì hoạt động của nó, phục vụ cho chiến lược lâu dài của Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương.
- Khái niệm "mua đứt toàn bộ" ở đây cũng cần định nghĩa cho chặt chẽ. Bán một tổ chức có hàng ngàn điệp viên đâu có dễ. Về mặt lý thuyết là không thể đưa ba ngàn năm trăm bộ óc hướng vào vị tân chủ. Ngay như mua bộ phận đầu não của nó cũng đã thấy khó khăn rồi. Chỉ cần một nhân vật bất phục tùng là mưu đồ bại lộ hết. Cho nên phương thức tốt nhất, các ngài nên chọn là mua từng người, mua quyền chỉ huy điều khiển chứ không nhất thiết phải mua tất cả mà chi lương. Hiện nay kẻ nào đảm bao tài chính cho nó hoạt động các vị cứ để nguyên. Các ngài nắm được mọi hoạt động của nó. Các ngài chỉ thị cho nó đạt tới những mục tiêu cần thiết. Tôi nghĩ như thế là đủ chứ chẳng cần nắm tới hạ tầng cơ sở từng điệp viên làm gì. Thương mại hóa toàn bộ vấn đề có lợi cho các ngài hơn.
- Ngài Warrens muốn nắm chắc hệ thống tổ chức bộ máy. Vì một chiến lược nhất quán và lâu dài CIA muốn chỉ huy sâu đến hạ tầng cơ sở, trong một số đặc vụ không thông qua khâu trung gian.
- Chiến lược lâu dài đòi hỏi một thời gian lâu dài. Trước mắt thì không thể làm ngay được đâu.
- Hiện tại chỉ chúng tôi mới tha thiết yêu cầu tiên sinh hợp tác. Nhưng xin lỗi, tuổi tiên sinh đã cao, ngài Warrens lo rằng...
- Ha ha ha! - Chu Bội Ngọc cười vui vẻ - ông ta sợ mua phải con ngựa già, nó chết là mất vốn chứ gì? Các vua chúa Trung Hoa bao giờ cũng lo người kế vị nghiệp lớn. Người thừa kế của lão Chu này sẽ thực thi đầy đủ mọi cam kết ghi trong mật ước, các ông đừng lo.
- Và lúc đó tôi lại phải mạo hiểm bắt liên lạc để mặc cả với người kế vị chứ?
- Không. Sau khi có được hợp đồng cộng tác với quý vị, tôi sẽ giới thiệu người thay thế thứ nhất, một người tin cẩn, tài năng, đủ tư cách điều hành mọi hoạt động của tổ chức.
- Và lại phải lo giá cả lần nữa.
- Dĩ nhiên. Đó là sự trao quyền từ từ, đầu đi đuôi lọt, tiền nào của ấy. Cái giá ban đầu là cao nhất, sau đó giảm dần.
- Giá ban đầu là bao nhiêu?
- Mười triệu Mỹ kim.
Bảy Dĩ ngạc nhiên vì số tiền đó quá lớn để mua một tên gián điệp. Vả lại sự ủy quyền của Warrens chưa cho phép y ký một hợp đồng to lớn như vậy. Y lúng túng chưa biết nói sao thì Chu Bội Ngọc đã cười khẩy:
- Ông tưởng mười triệu đô-la là to lắm à. Mua cả một thủ lĩnh tình báo nằm sẵn ở vị trí chiến đấu với cái giá không hơn một tháng cầu thủ chuyên nghiệp, có gì làm cho những người Mỹ giàu có phải do dự?
- Thưa đại nhân, đâu chỉ phải chịu cái giá riêng ngài. Cả tổ chức Hồi Phong sẽ làm cho nước Mỹ phá sản.
- Chỉ cần trả cho một thủ lĩnh. Người thứ hai giá bằng hai phần ba người thứ nhất. Người thứ ba bằng hai phần ba người thứ hai. Cứ như thế thì tổng giá trị của tổ chức cũng không lớn hơn 10: (1-2/3) = 10: (1/3) = 30 triệu đô-la. Số tiền đó không bằng giá một chiến đấu cơ siêu thanh hiện đại, thua xa giá bức tranh Le pont de Moret của Sisley. Ngoài công dụng tình báo gián điệp, để phục vụ cho chiến lược toàn cầu, Hồi Phong còn là bộ máy sinh lợi nữa. Cách thu hồi vốn ra sao thì ngài Warrens biết quá đi rồi, kẻ ngu muội này không phải giải thích nữa.
Chu Bội Ngọc nháy mắt nhìn Bảy Dĩ với một nụ cười đầy ý nghĩa.
- Nhưng thưa đại nhân, ngài Warrens không ủy quyền cho tôi ký những hợp đồng quá lớn như vậy.
- Chắc ông ta chưa biết người biết của. Thế cái giá ngài Phân vụ trưởng cho ông được toàn quyền hành động là bao nhiêu?
Bảy Dĩ ấp úng không dám nói. Boss của y dự tính toàn bộ cũng không quá ba triệu đô-la. Vượt quá phải được Langley chuẩn y mới có hiệu lực.
- Thưa đại nhân. Đại nhân định giá không phải để ký kết mà chỉ để thăm dò?
- Để thăm dò? - Chu Bội Ngọc cười - Ừ, thì cứ coi như tồi thăm dò - Thế trong túi các vị có bao nhiêu tiền mà dám gạ mua?
- Nếu cần, một tỉ nước Mỹ cũng chi. Nhưng không cần thì một đô-la cũng phải suy nghĩ.
- Lý thuyết đó nghe cũng hay đấy. Chắc là các ông chưa cần, chỉ đi khảo giá chơi phải không? Thế thì các ông mạo hiểm quá đấy!
- Mối đe doạ không phải chỉ dành riêng cho chúng tôi. Ở phương diện này, tư thế của hai ta như nhau.
- Cái nhận định bậy bạ đó sẽ giết các ông đấy, ông Bình ạ. Quý vị còn gì sau sự kiện Ba Mươi tháng Tư? Quý vị chuẩn bị được những gì cho hậu chiến? Sự nghiệp của các ông biến thành mây khói giống như bản danh sách điệp viên quăng vội vào lò sưởi để Polga kịp leo lên máy bay như F.Seff mô tả trong tập hồi ký của mình!
- Các ông thì có hơn gì họ. Chúng ta đều là lũ chiến bại cả.
- Sao lại chúng ta? Đối tượng tác chiến chủ yếu của chúng tôi thời kỳ đó là ông Thiệu. Cộng sản chỉ đứng hàng thứ yếu. Chúng tôi cũng bị tổn thương nhưng không lớn lắm vì bọn này có tầm nhìn xa hơn các ông.
- Trước đó quý vị tin là cộng sản thắng?
- Tin là họ sẽ thắng điểm chứ chưa nghĩ được là quý vị sẽ nốc ao, là quý vì sẽ liếm thảm.
- Còn các ông thì cũng tan tác như bầy ong mất ong chúa.
- Trước mặt ông là con ong chúa. Chúng tôi vẫn tồn tại và còn mạnh hơn bao giờ hết. - Tôi muốn nói với ông Hứa Vĩnh Thanh, thủ lĩnh tài ba của quý vị cũng phải bỏ của chạy lấy người.
- Tôi khác ông Hứa ở chỗ tôi là tư lệnh của cả quân Trắng lẫn quân Đỏ. Tôi và ông Hứa cộng với ông Vương. Tôi được bà Lee Chou Yan bảo trợ. Một khi được tựa lưng vào một quốc gia hơn một tỉ dân thì tôi khác xa ngài Hứa Vĩnh Thanh chứ. Các ngài chẳng biết người biết của, thế mà đòi đi chiêu mộ hiền sĩ, đi ký kết hợp đồng!!!
Nghe Chu nói, Bảy Dĩ giật mình. Quả là con cá trước mặt y lớn hơn cái nơm y cầm trong tay quá nhiều. Nếu Chu nắm được cả mạng lưới Trắng lẫn mạng lưới Đỏ thì cái giá mười triệu đô-la qua là quá hời. Vì vậy y đành xuống giọng:
- Thưa đại nhân, hôm nay tôi vô cùng hân hạnh được thừa tiếp đại nhân, được nghe những lời nói chí tình thẳng thắn do đó tôi cũng ý thức thêm được nhiều vấn đề trọng đại. Thực lòng ngài Warrens rất ái mộ đại nhân, muốn được đại nhân và chư vị lãnh đạo Hồi Phong hợp tác, muốn nhanh chíng đạt được một hợp đồng toàn diện chứ không phải chỉ để thăm dò. Tuy nhiên chung cuộc vấn đề đã vượt quá tầm vóc của tôi. Tôi phải đệ trình lên thượng cấp để chờ xin ý kiến quyết định cuối cùng.
- Cảm ơn ông đại diện. Xin cho tôi gửi lời thăm sức khoẻ tới ngài Warrens . Tuy chưa quen nhau, chưa hợp tác với nhau, nhưng đã nghe danh tiếng của ngài nhiều. Tôi coi Warrens như một người bạn, một đồng minh tự nhiên, có lợi ích chiến lược song song.
- Tôi hy vọng chúng ta sẽ là chiến hữu của nhau. Không phải là lợi ích song song mà là lợi ích đồng nhất - Tuy chưa là chiến hữu nhưng chúng ta hiện chung một kẻ thù Việt cộng. Chúng ta có những kỳ vọng tự do như nhau và chúng ta cũng có mối đe doạ như nhau. Vì vậy, về phương diện cá nhân, tôi đề nghị chúng ta tuyên thệ bảo vệ an ninh cho mạng sống cửa bạn như mạng sống của mình.
- Dạ, thưa đại nhân, tôi hoàn toàn chấp thuận cao kiến của ngài.
- Đây không có vườn đào để ta làm lễ tạ trời tế đất Nhưng ta vẫn có thể uống máu ăn thề XENLUYN KẾT NGÃI.
Hai người đàn ông xúc động bắt tay nhau chặt chẽ.
Chu Bội Ngọc bấm nút trên tay ghế. Cửa phòng mở, cô hầu gái xuất hiện. Lão già dùng hai bàn tay ra hiệu những mẫu tự dùng cho người câm điếc. Cô gái cúi đầu xuống rồi quay lui. Ít phút sau, thị trở lại hai tay bưng một chiếc mâm đặt một lư trầm hương bốc khói nghi ngút. Một thanh kiếm tuốt trần lấp lánh ánh thép nằm ngang. Một chai rượu Mao Đài và cặp ly nhỏ. Thị đặt mâm ở giữa bàn rồi mở rượu rót ra li. Thị bật lửa hơ lên miệng ly. Ánh lửa hoả thang bùng cháy xanh lè như đôi mắt ma trơi.
Chu Bội Ngọc nâng thanh kiếm lên ngang trán rồi xoay mũi nhọn chích huyết trên đầu ngón tay trỏ. Mấy giọt máu đỏ tươi nhỏ vào cốc rượu hỏa thang xèo xèo tỏa khói. Chu ra hiệu cho Bảy Dĩ đưa bàn tay trái lên miệng cốc rượu thứ hai. Dĩ lúng túng vì cái trò thề thốt man rợ này, nhưng y cũng phải tỏ ra can đảm nhìn những giọt máu nhỏ xuống miệng cốc.
Chu cầm lưỡi kiếm bẻ cong đi đàn hồi mềm mại như chiếc lá. Rồi lưỡi thép lấp loáng như chớp giật gió gào. Lão già múa một bài tuyệt đẹp như những kiếm sĩ tài ba của môn phái Thiếu Lâm. Bảy Dĩ kinh ngạc và thầm phục.
Múa xong Chu đặt kiếm lên bàn, nhấc chén rượu có pha những giọt máu của Dĩ và ra hiệu cho Dĩ cầm lấy cốc kia. Đôi bạn kết ngãi đứng sát bên nhau, mắt hướng vào lư trầm hương bốc khói. Chu Bội Ngọc trịnh trọng lên tiếng trước.
- Tôi là Chu Bội Ngọc sinh năm Bính Thìn tại Hoàn Khẩn, Liễu Châu xin thề trước Thượng đế tối linh, coi ông Lê Bình đứng bên, người có những giọt máu trong ly rượu này là anh em kết ngãi sinh tử có nhau. Chúng tôi sẽ bảo vệ giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh hiểm nguy cũng như trong lúc giàu sang phú quý. Chúng tôi coi mạng sống của bạn như mạng sống của chính mình, vì máu của Lê Bình đã chảy trong tim tôi. Nếu tôi phản bội lời thề thì Thượng đế tối linh sẽ trừng phạt tôi, diều quạ sẽ moi trái tim tội lỗi của tôi đòi lại máu cho người anh em kết ngãi.
Đến lượt Dĩ, y lúng túng không sao đọc trôi chảy những câu ước lệ khuôn sáo đó. Nhưng cái không khí thiêng liêng do Chu tạo ra khiến y rất xúc động. Khi xưng tên, y đã buột miệng nhận mình là Lê Văn Dĩ, còn năm sinh thì chỉ nhớ năm tây 1935, tuổi lợn gì đó. Cuối cùng thì y cũng thề thốt xong. Cả hai quay mặt lại với nhau chạm cốc rồi cùng uống cạn ly rượu có pha máu người tanh lợm đó. Dĩ cũng bắt chước Chu quăng ly xuống sàn vỡ tan rồi nắm tay giơ lên hét lớn:
- Xin thề!
Hai ông bạn ôm ghì lấy nhau hôn lấy hôn để.
- Thưa đại nhân. Đệ sinh sau đẻ muộn, sức mọn tài hèn xin tôn tiên sinh là đại ca - Bảy Dĩ khiêm tốn nói.
- Cảm ơn hiền đệ. Về tình cảm chúng ta là anh em. Nhưng về mặt công vụ thì trên ra trên, dưới ra dưới. Bây giờ tôi mở tiệc chiêu đãi hiền đệ.
Bữa nhậu đầy sơn hào hải vị được những đầu bếp Tàu số dách nấu rất công phu nhưng chỉ có hai người thù tiếp nhau. Cô hầu bàn câm điếc đứng túc trực phục vụ.
Khi ra về, Bảy Dĩ vẫn phải tuân theo lệnh bịt mắt. Chu cho hay là ngay người của Hồi Phong đến đại bản doanh làm việc cũng phải chấp hành quy định trên. Khi chiếc khăn trên mắt tuột ra thì Dĩ thấy xe đang chạy trên đường Trần Hưng Đạo.
- Tôi đưa hiền đệ về cái gác xép trên bờ Bến Nghé nhé.
- Dạ khỏi cần, đến Bưu điện cho đệ xuống.
Dĩ kinh ngạc không hiểu tại sao lão già biết rõ hang ổ của y.
- Đại ca nghĩ là đệ ở bờ sông à?
- Hiền đệ ở đấy không tốt đâu. Tiện nghi thiếu thốn, kém vệ sinh - Chu không trả lời trực tiếp vào câu hỏi - Khi nào ký xong hợp đồng, tôi sẽ lo chỗ ở cho hiền đệ... À mà cái điện đài đặt ở khu kinh tế Nguyễn Chí Thanh là không ổn rồi. Nơi ấy hẻo lánh, mỗi lần phát tín nó nổi bật như ngọn lửa loé giữa cánh đồng. Cộng sản Capter được dễ dàng và nhanh chóng lần ra tâm phát đóng. Phải trà trộn vào những khu vực nhiều đài phát thì mới dễ ngụy trang. Tình anh em tôi biểu thiệt cho chú hay kẻo sau này gặp tai biến có hối cũng chẳng kịp.
Những lời nói của Chu như tia X xuyến thấu tâm can Bảy Dĩ làm cho y vừa hoảng sợ vừa bái phục. Y đành thừa nhận vấn đề như một tội phạm bị bắt quả tang.
- Cảm ơn những lời chỉ bảo của đại ca. Tiểu đệ sẽ nhanh chóng thay đổi phương thức hoạt động cho thích hợp với tình hình.
Đến cửa Bưu điện thành phố thì Dĩ xuống xe lẩn vào đám đông. Chiếc Toyota rú máy đưa lão già về phía đường Lê lợi.
Cuộc hội kiến tiến một bước quan trọng, hé mở một khả năng hợp tác rộng lớn hướng tới mục tiêu đoạn mại, nhưng Bảy Dĩ vẫn thấy lo lắng. Mặc dù đã có cái trò Xenluyn kết ngãi, thề thốt thiêng liêng và man rợ nhưng Chu đã đẩy Dĩ vào một tình thế rất kẹt. Bằng mọi cách Dĩ phải kết thúc, thuyết phục Warrens ký kết được cái hợp đồng quá đắt đỏ này. Chắc gì ông Phân vụ trưởng chịu nghe. Hơn nữa cái sáng kiến thu phục tổ chức gián điệp người Hoa này lại do chính Bảy Dĩ đề xuất. Nếu Warrens nghi ngờ Dĩ có chấm mút gì trong vụ áp phe này thì mối quan hệ thày trò sẽ suy giảm.
Cắn bút mãi Dĩ mới nặn ra được bản báo cáo trong đó y khéo léo đề cao tổ chức của Chu và nhấn mạnh vào cái quyền lực mới lão vừa được giao là chỉ huy cả mạng lưới Tàu Đỏ ở phía Nam Việt Nam. Thực ông Dĩ chưa đánh giá cao cái mạng Đỏ mỏng dính mới được căng ra sau tháng Năm năm 1975. Nhưng nếu kiểm soát được toàn bộ ý đồ thầm kín của ông bạn "đồng minh chiến lược" thì cũng là điều đáng hấp dẫn đối với Warrens .
Dĩ tin là chưa hề có phúc đáp nhanh chóng của Warrens , chương trình này đã vượt quá tầm vóc của Viễn Đông vụ. Nhưng bộ óc điện tử Langley mới đủ sức phán quyết tối hậu. Sau khi chuyển bức mật điện đã mã hóa cho Thà đánh đi, còn y leo lên gác xép lăn ra ngủ. Y cần một khoảng thư giãn sau mấy ngày thần kinh căng thẳng.
Đến bữa, Hai Mây gọi Dĩ xuống ăn cơm nhưng y cáo mệt không ăn. Từ hôm Mây cho gã đàn ông thô bạo này một cái tát, quan hệ giữa hai người có chiều hướng suy đồi. Họ ít chuyện trò với nhau. Nhiều lần Hai Mây đon đả muốn làm lành nhưng Bảy Dĩ lảng tránh. Nhiều bữa y bỏ cơm đi ăn tiệm. Quần áo cũng đưa giặt ủi ngoài cửa hàng luôn. Chỉ có giờ ngủ là y chưa tránh được căn gác xép nóng hầm hập đó thôi. Khoảng cách giữa hai người ngày một xa khiến Hai Mây vừa buồn vừa ân hận. Thực lòng cô ta cũng thích Dĩ. Nếu y khéo léo một chút thì có thể cô đã buông thả cho y rồi. Bữa cơm chỉ có hai má con ăn cũng chẳng thấy ngon. Dĩ cứ nằm như tuyệt thực trên gác xép. Cô thấy thương hắn và như thấy mình có lỗi vì quá tay làm tàng với người đàn ông thiếu thốn tình cảm đang tàn héo trong hoàn cảnh cô đơn bất tận... Nghĩ vậy, nước mắt cô ứa ra.
Ăn uống dọn dẹp xong, chờ má đi nằm, cô mới len lén đánh bạo leo lên thang gác. Cô thấy Dĩ mặc mỗi chiếc quần xà lon nằm trong mùng vắt tay lên trán.
- Anh Bảy đau sao mà bỏ ăn liền mấy bữa vậy?
Nghe tiếng Mây, Dĩ vội vàng đóng kịch ngay. Y rên khe khẽ và nói với cái giọng mệt tưởng đứt hơi:
- Ôi, tôi đau quá... tôi chết mất!
- Anh thấy đói chưa? Em phần cơm, chờ anh xuống ăn đó.
- Đau thế này làm sao nuốt nổi. Cô Hai cứ mặc tôi.
Hai Mây mạnh dạn lần đến nem nép ngồi vào đúng cái chỗ bữa trước cô ngồi.
- Vẫn đau hai cẳng à?
Dĩ không nói gì nằm quay mặt vào trong khẽ rên.
- Anh Bảy giận Mây hay sao đó?
- Tôi đâu dám giận cô Hai. Chỉ giận mình là quá yêu mà để xảy ra thất thố với cô Hai. Nỗi đau đó còn hành hạ tôi gấp trăm lần bịnh tật.
- Thực lòng em cũng chẳng muốn xử tệ với anh Bảy. Nhưng bữa đó anh Bảy làm dữ em sợ quá nên đã lỡ tay... mong anh Bảy tha lỗi cho em.
Hai Mây vén màn xoa nhẹ bàn tay lên vai trần vạm vỡ của người đàn ông. Dĩ cảm nhận được trái tim yếu đuối của cô gái goá. Lần này hắn cố kiềm chế tính "háu ăn" mà chỉ nhẹ nhàng nắm lấy bàn tay cô Hai vuốt ve dịu dàng, vừa vuốt vừa thăm dò phản ứng. Khi hắn xoay người lại thì bắt gặp cặp mắt đê mê đờ đẫn của Hai Mây. Cô nhận ra hơi rượu sặc sụa từ miệng người đàn ông bốc lên. Mây hỏi như trách:
- Anh Bảy uống rượu à?
- Từ xưa tui đâu có nghiền thứ này. Mấy bữa nay mới mượn li giải sầu.
Y không ngờ câu nói giả dối ấy lại tác động mạnh mẽ đến tình cảm Hai Mây. Cô ứa nước mắt sụt sùi khóc.
- Số phận tôi thật chẳng ra gì. Đi làm cách mạng gần ba chục năm, khi đất nước thống nhất hy vọng được về đoàn tụ... thì vợ con lại đi di tản cả, không biết phương trời nào để nối lại dây liên lạc. Anh em khuyên tôi quên quá khứ đi, tìm một người đàn bà khác làm bồ làm bạn, chứ chẳng lẽ chịu cô đơn suốt đời sao. Tình cờ đến nhờ má đây lại gặp được cô Hai tâm hồn bỗng mến thương xúc động. Không ngờ lại bị cô Hai khước từ một cách tàn nhẫn...
Hai Mây bỗng khóc nức nở.
- Nhưng anh Bay đâu có giãi bày tâm sự với em. Chưa hiểu nhau mà anh Bảy đã vội vàng ép liễu nài hoa thì làm sao em giữ được bình tĩnh.
- Xin lỗi, Mây hãy thông cảm cho anh. Chỉ có tình yêu mới biện hộ nổi cho những cử chỉ đam mê cuồng nhiệt đó. Anh hy vọng dù chỉ trong khoảnh khắc, được gửi trái tim đau khổ của mình vào vòng tay dịu dàng của em, sau đó có chết anh cũng hoàn toàn thỏa nguyện.
Bằng những câu tán dóc nửa đời nửa mộng đó, Dĩ đã kéo được Hai Mây gục đầu vào ngực mình rồi sau đó tự lột xác dần tấm thân nóng hổi dục vọng lên thân hình chắc mập như con gấu của Bảy Dĩ... Tiếng ngáy của bà già điếc, tiếng trận mưa chiều xối trên mái tôn đã làm lu mờ những âm thanh dữ dội của cuộc vong thân trên căn gác xép ọp ẹp.
Bảy Dĩ không ngờ người đàn bà không son phấn, không nước hoa, mộc mạc trong bộ đồ bình dân lại gây được cho y cái khoái cảm mạnh mẽ vượt xa những cô gái thơm phức như quả táo, lộng lẫy như bà hoàng trong các hộp đêm sang trọng đắt tiền, trăm ngàn đổ một...
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.