Quyển 1 - Chương 1183: Di chiếu.
Nguyệt Quan
27/04/2016
Share: MTQ Banlong
Vi Hậu thấy Thượng Quan Uyển Nhi bình tĩnh nhìn nàng, liền hỏi:
- Có ổn không?
- Nương nương như thế không thể được!
Gần như ngay khoảnh khắc đó, Thượng Quan Uyển Nhi từng ở bên cạnh Nữ đế Võ Tắc Thiên được ma luyện gần ba mươi năm đã nghĩ thông suốt những lợi và hại trong đó, chính thế nàng dùng giọng quả quyết bác bỏ quyết định của Vi thị.
Lập Thái tử là chuyện hiển nhiên không có gì tranh luận, Tiếu Vương Lý Trọng Phúc bị giáng chức đến Lĩnh Nam cũng không sao, còn tứ Hoàng tử Lý Trọng Mậu vẫn còn ở tuổi vị thành niên cũng thế, hai người đều là con vợ kế nữa cũng không phải là trưởng tử, hiện giờ trong triều đình một tay gia tộc họ Vi che cả bầu trời, mặc dù không xử lý theo quyết định của Vi Hậu thì kết quả nhất định cũng phù hợp với ý của Vi Hậu, nói cách khác tân Hoàng đế nhất định là Lý Trọng Mậu.
Điều mấu chốt chính là sau khi xác lập Thái tử, Thái tử chỉ là quá độ, một khi đăng cơ, tân Hoàng đế còn vị thành niên nên sau khi lên ngôi phải có người phụ quốc, có người dự chính. Vi Hậu lợi dụng cơ hội này thâu tóm quyền lợi vào trong tay, hoàng tộc Lý Đường lại bị loại ra ngoài.
Bởi thế, đạo “di chiếu" của tiên hoàng Lý Hiển này theo đạo lý xác nhận Vi Hậu chuyên quyền là hợp pháp, mặc dù phe phái Tương Vương có thể phát động chính biến cướp lại quyền lực nhưng bọn họ dù có là thế nào cũng mất đi danh phận đại nghĩa.
Không nên xem thường danh phận đại nghĩa, một quốc gia không thể không nói đến đại nghĩa danh phận, nhất theo tư tưởng Nho giáo, nếu người làm chủ một nước không có đại nghĩa sẽ lãnh đạo khó khăn vô cùng.
Sau khi chính biến Huyền Vũ Môn, Lý Thế Dân đưa ra ý tưởng nghĩ cách can thiệp sử quan, biên tạo ý đồ giết Thái tử Lý Kiến Thành nhằm chứng tỏ mình trong sạch.
Sau khi cuộc chính biến thành công, ông ta không lập tức đăng cơ mà lấy thân phận Thái tử giam lỏng bố mình, giả vờ diễn vở đứa con hiếu thảo, vì nguyên nhân này ông ta cần có danh phận đại nghĩa.
Mặc dù là người có mưu lược kiệt xuất cũng không dám bị người đời lên án, huống chi là Lý Hiển, sau Thần long chính biến thành công, Lý Hiển không tiếc đãi ngộ với Võ Tắc Thiên khá cao, thậm chí còn giữ danh hiệu Hoàng đế cho bà, chỉ cần bà ta thảo chiếu thư truyền ngôi. Nguyên nhân lúc này cũng như vậy.
Lúc ấy Lý Hiển đã nắm quyền, hơn nữa ông vốn là Thái tử của Lý Đường, cũng đã từng làm Hoàng đế, cho dù Võ Tắc Thiên không ban chiếu thư truyền ngôi ông ta cũng không thể đăng cơ sao? Nhưng ông ta vẫn như trước hy vọng "danh chính ngôn thuận" mà lên.
Nếu Uyển Nhi giúp đỡ Vi hậu tạo nên chiếu thư, sẽ tạo một cản trở rất lớn khi nhất phái Tương Vương đoạt lại chính quyền, mặc dù chính biến có thành công, Lý Đán cũng chứng minh bản thân hợp pháp phải tốn khá nhiều công sức.
Còn Thượng Quan Uyển Nhi thì cũng vẫn mang tiếng là bè đảng của Vi thị, mặc dù người khác biết nàng bất đắc dĩ nhưng cũng không tha thứ cho nàng, trong chính trị không cần biết ngươi có nổi khổ gì, ngươi làm gì, ngươi tính toán thế nào?
Đương nhiên Uyển Nhi không chịu viết một chiếu thư truyền ngôi như vậy, nàng lấy lại bình tĩnh, cố gắng duy trì bình tĩnh, không để Vi Hậu thấy trong mắt nàng có điều gì khác thường.
Uyển Nhi cố gắng đóng giả bộ dạng hết lòng lo lắng cho Vi Hậu, nhẹ nhàng nhăn mày trầm ngâm nói:
- Nương nương, hiện giờ chỉ có thể lập Tứ Hoàng tử Trọng Mậu làm Thái tử thôi, chuyện này Uyển Nhi không có ý kiến, tuy nhiên nương nương nhiếp chính thì...
Ánh mắt Vi Hậu đột nhiên mãnh liệt, trậm giọng nói:
- Như thế nào?
Uyển Nhi như không nhìn thấy ánh mắt uy hiếp của Vi Hậu, thản nhiên đáp:
- Uyển Nhi nghĩ hành động này không ổn lắm! Mặc dù Tứ Hoàng tử đang ở tuổi thành niên nhưng cũng không phải là Người không rành thế sự, năm nay Người đã mười lăm tuổi, qua ba năm là có thể tự mình chấp chính.
Hơn nữa với tuổi này của Tứ Hoàng tử có thể phán đoán được chuyện quốc gia đại sự, cho nên chiếu theo quy củ chỉ cần có đại thần phụ chính là được, nếu nương nương lấy thân phận Hoàng thái hậu nhiếp chính, chỉ sợ sẽ khiến người trong thiên hạ nghi kỵ.
Vi Hậu lướt nhẹ qua nói:
- Giang sơn này là của chúng ta, đại sự Hoàng đế, thân là Hoàng hậu ai gia có trách nhiệm thay nó gánh lấy, dù trong khắp thiên hạ mọi người có nghi kỵ ai gia thế nào, nhưng do Thái tử tuổi còn nhỏ, nếu xảy ra biến cố gì ai gia xuống dưới cửu tuyền sao có thể gặp mặt tiên đế.
Uyển Nhi dịu dàng nói:
- Nương nương lo lắng cũng đúng, không phải Uyển Nhi không nghĩ đến chuyện này, tuy nhiên tiên đế đột nhiên chết đi, từ xưa đến nay nếu là quân chủ đột tử luôn luôn bị những kẻ hiểu chuyện truyền đi những tin đồn không hay.
Nếu Hoàng hậu cố ý nhiếp chính, có thế đoán được trong dân gian đồn Hoàng hậu như thế nào rồi. Nếu chúng ta có thể làm cho nương nương có thể chưởng lý quốc chính mà người trong thiên hạ không có lời nào để nói chẳng phải toàn mỹ hơn sao?
Vi Hậu đổi giận thành vui nói:
- Ai gia biết ngươi nhất định có biện pháp, nói mau.
Uyển Nhi nói:
- Nương nương, ngươi xem thế nào, Uyển Nhi sẽ tạo nên di chiếu của tiên hoàng lập Tứ Hoàng tử làm Thiên tử, nương nương ngài thì khi lâm triều nghe báo cáo và quyết định sự việc....
Vi Hậu vừa nghe định nói gì nhưng Uyển Nhi đã cướp lời nói:
- Nương nương, tuy khi nghe báo cáo và quyết định sự việc, nhưng vì Thiên tử còn trẻ, lại là người con có hiếu, trong triều lai có Tông Sở Khách, Vi Ôn, Vi An Thạch, Vi Cự Nguyên là những Tể tướng đối với nương nương trung thành và tận tậm, mọi chuyện không phải do nương nương người định đoạt sao? Nương nương người cần gì cái danh nhiếp chính này, trong thiên hạ không có ai cười chê nương nương chuyên quyền, đồng thời có năng lực thực hiện nguyện vọng mà tiên đế giao cho, cớ sao người không làm thế?
Vi Hậu vì không có được sự khôn khéo trong suy nghĩ về chính trị như Uyển Nhi, chỉ cần thực sự nắm quyền có danh chính hay không cũng không sao, đó chỉ là hư danh mà thôi, vì hư danh mà cuộn mình trong cơn bão dư luận thì thật sự không khôn ngoan chút nào.
Nghĩ đến đây Vi Hậu gật gật đầu nhưng lại không nói gì, Uyển Nhi yên lặng quan sát thần sắc của nàng ta, thấy nàng ta có ý đồng lòng trong lòng không khỏi mừng thầm, nên lại nói tiếp:
- Uyển Nhi nghĩ, di chiếu còn nên đề cập do Tương Vương phụ chính.
Vi Hậu nghe nói thế chẳng khác nào như mèo bị giẫm đuôi, lập tức biến sắc lớn tiếng thét lên:
- Không được! Tuyệt đối không thể được! Thượng Quan Uyển Nhi, mục đích của ngươi là gì, chẳng lẽ trong lòng ngươi có tâm địa khác sao?
Trên điện, những võ sĩ đứng hầu nghe Vi Hậu lớn tiếng quát lập tức hướng cặp mắt đằng đằng sát khí nhìn Uyển Nhi, Uyển Nhi vội la lớn:
- Nương nương, dù cho Tương Vương làm phụ chính, nhưng trong triều chẳng lẽ còn sợ ông ta có đường sống sao?
- Điều đó cũng không được.
Vi Hậu phẫn nộ nói:
- Tương Vương dựa vào công trạng kiêu ngạo, cấu kết với đám người Trương Giản Chi làm việc xấu, mơ ước đoạt vị, nếu tiên đế không niệm tình cảm đã sớm trị tội chết hắn rồi. Hiện giờ đã rất vất vả mới có thể khiến hắn giao lại binh quyền, ra khỏi triều đình, sao ngươi lại muốn ai gia mời hắn về chứ?
Uyển Nhi khẩn thiết nói:
- Nương nương, Uyển Nhi đề nghị mời Tương Vương về triều đình, để Tướng quốc Tương Vương đích thân phụ chính không phải vì Tương Vương mà chính vì nương nương ngài....Ngài muốn như khi Võ hậu xưng đế, tàn sát hoàng tộc, trung thần Lý Đường khắp nơi, tạo nên một cơn mưa máu nữa sao?
Lúc này Hoàng tử còn trẻ, trọng thần trong triều đều là dòng họ Vi thị ngài nắm quyền, nương nương ngài lại muốn dự chính, người trong thiên hạ sẽ nghĩ thế nào đây? Tuyệt nhiên họ sẽ không cho phép tái xuất một Tắc Thiên hoàng đế thứ hai, một khi có một Đại tướng nơi biên cương hoặc con cháu tôn thất sẽ lấy đó làm cớ mưu phản.....
Về phương diện chính trị Vi hậu thực sự thiếu kiến thức, nàng ta nghiêm túc suy nghĩ một lúc cảm thấy những lời của Uyển Nhi nói cũng có đạo lý. Vi thị quật khởi trong thời gian ngắn nếu nàng biểu hiện quá nhanh chỉ sợ người trong thiên hạ náo loạn.
Năm đó Từ Kính Nghiệp ở Dương Châu khởi binh phản Võ, khi đó Võ Tắc Thiên còn chưa xưng đế, bà ta lấy thân phận Hoàng hậu thống trị thiên hạ trong nhiều năm, lại lấy thân phận Hoàng hậu khiến vua bù nhìn Lý Đán hạ chiếu, lúc này mới bình ổn phản loạn.
Lúc này nếu một vị Đại tướng nơi biên cương làm phản chỉ sợ cũng không dễ đối phó như vậy nữa, nếu để cho Tương Vương làm hữu danh vô thực phụ chính Vương, trước an lòng thiên hạ, sau có thể tiếp tục lợi dụng ấu chúa lệnh cho chư hầu, thời gian ba năm chẳng phải đủ để khiến thiên hạ nằm trong tay người nhà Vi thị sao?
Nghĩ đến đây rốt cuộc Vi hậu cũng đón nhận ý kiến của Uyển Nhi, chậm rãi nói:
- Như vậy....cứ làm như thế đi, khi trời vừa sáng, quan lại thượng triều rồi, ngươi hãy mau chóng viết thánh chỉ không được chậm trễ.
...............................
Sáng sớm tinh mơ, khi những tia nắng đầu tiên bắt đầu chiếu rọi thành Trường An, tiếng trống Đoan môn vang lên, Hoàng đế băng hà cũng không ảnh hưởng đến tiếng trống ti chuyển động. Tông Sở Khách cưỡi tuấn mã hùng dũng chạy như bay vào thành, lưng áo mồ hôi ướt sũng.
Canh ba đêm qua Lý Hiển đã băng hà, đầu tiên Vi hậu sai người cầm hổ phù điều binh, lệnh Vi Ôn điều cấm quân Bắc Môn bảo hộ cung thành, chuyện thứ hai chính là cho người thông báo cho Tông Sở Khách, Vi Cự Nguyên, hai vị tướng lĩnh gần cung thành nhất tiến đến Nam Nha.
Thần Long chính biến là lúc Tương Vương Lý Đán giận dữ xông đến Nam Nha, tiếp nhận binh quyền vẫn còn khá mới mẻ, lúc này cũng không thể nào giẫm lên vết xe đổ, nên nàng ta lập tức lệnh Tông Sở Khách và Vi Sở Nguyên đến trước khống chế cấm quân Nam Nha.
Tông Sở Khách trong lúc đang ngủ mơ bị người đánh thức, vừa nghe tin Hoàng đế băng hà cũng đã quá sợ hãi, khẩn trương bò dậy, mặc áo choàng liền chạy ra cửa phủ, khi y đến Nam Nha đã là canh bốn, khi sắc trời còn tờ mờ y đã bận rộn an bài thỏa đáng.
Chạy tới Nam Nha khống chế cấm quân, Tông Sở Khách liền nghĩ đến mấy kế sách giải quyết thế nào cho tốt, y sai người vào cung bẩm báo Vi hậu, những lời Vi hậu nói với Thượng Quan Uyển Nhi, trên cơ bản chính điều trần của Tông Sở Khách.
Nhưng trong lòng Tông Sở Khách không yên lòng chuyện trong cung, bên này vừa mới an bài thỏa đáng y liền lập tức chạy vào cung thành nhanh như bay, khi đến nơi cung thành, cũng là lúc Ngọ môn rộng mở, văn võ bá quan nối đuôi nhau vào cung, đạp trên ánh mặt trời hướng triều dương đến Kim Thủy Kiều.
Sự việc đêm qua văn võ bá quan không ai biết gì cả, đến sáng nay khi đến cung thành bọn họ mới phát hiện đại quân tập hợp đề phòng nghiêm khắc và cửa Ngọ môn mở rộng, trong cung năm bước một nhóm, mười bước một trạm canh, Phi Kỵ, Vạn Kỵ ai cũng đằng đằng sát khí.
Trong lòng nhóm quan viên này đều run sợ, không hiểu trong triều đình xảy ra chuyện đại sự gì, từ khi Thần Long chính biến đến nay cục diện luôn trong thế bất an, bọn họ không biết trong chốc lát nữa đây khi lên Kim điện có thay đổi Hoàng đế hay không.
Tông Sở Khách vốn định đến hoàng cung gặp mặt Vi hậu hỏi xem giải quyết như thế đã thỏa đáng chưa, nhưng khi y chạy đến Thái Cực Môn đã thấy văn võ bá quan đi vào Thái Cực điện, không biết làm thế nào chỉ biết nhanh chóng đuổi theo.
Vi Hậu thấy Thượng Quan Uyển Nhi bình tĩnh nhìn nàng, liền hỏi:
- Có ổn không?
- Nương nương như thế không thể được!
Gần như ngay khoảnh khắc đó, Thượng Quan Uyển Nhi từng ở bên cạnh Nữ đế Võ Tắc Thiên được ma luyện gần ba mươi năm đã nghĩ thông suốt những lợi và hại trong đó, chính thế nàng dùng giọng quả quyết bác bỏ quyết định của Vi thị.
Lập Thái tử là chuyện hiển nhiên không có gì tranh luận, Tiếu Vương Lý Trọng Phúc bị giáng chức đến Lĩnh Nam cũng không sao, còn tứ Hoàng tử Lý Trọng Mậu vẫn còn ở tuổi vị thành niên cũng thế, hai người đều là con vợ kế nữa cũng không phải là trưởng tử, hiện giờ trong triều đình một tay gia tộc họ Vi che cả bầu trời, mặc dù không xử lý theo quyết định của Vi Hậu thì kết quả nhất định cũng phù hợp với ý của Vi Hậu, nói cách khác tân Hoàng đế nhất định là Lý Trọng Mậu.
Điều mấu chốt chính là sau khi xác lập Thái tử, Thái tử chỉ là quá độ, một khi đăng cơ, tân Hoàng đế còn vị thành niên nên sau khi lên ngôi phải có người phụ quốc, có người dự chính. Vi Hậu lợi dụng cơ hội này thâu tóm quyền lợi vào trong tay, hoàng tộc Lý Đường lại bị loại ra ngoài.
Bởi thế, đạo “di chiếu" của tiên hoàng Lý Hiển này theo đạo lý xác nhận Vi Hậu chuyên quyền là hợp pháp, mặc dù phe phái Tương Vương có thể phát động chính biến cướp lại quyền lực nhưng bọn họ dù có là thế nào cũng mất đi danh phận đại nghĩa.
Không nên xem thường danh phận đại nghĩa, một quốc gia không thể không nói đến đại nghĩa danh phận, nhất theo tư tưởng Nho giáo, nếu người làm chủ một nước không có đại nghĩa sẽ lãnh đạo khó khăn vô cùng.
Sau khi chính biến Huyền Vũ Môn, Lý Thế Dân đưa ra ý tưởng nghĩ cách can thiệp sử quan, biên tạo ý đồ giết Thái tử Lý Kiến Thành nhằm chứng tỏ mình trong sạch.
Sau khi cuộc chính biến thành công, ông ta không lập tức đăng cơ mà lấy thân phận Thái tử giam lỏng bố mình, giả vờ diễn vở đứa con hiếu thảo, vì nguyên nhân này ông ta cần có danh phận đại nghĩa.
Mặc dù là người có mưu lược kiệt xuất cũng không dám bị người đời lên án, huống chi là Lý Hiển, sau Thần long chính biến thành công, Lý Hiển không tiếc đãi ngộ với Võ Tắc Thiên khá cao, thậm chí còn giữ danh hiệu Hoàng đế cho bà, chỉ cần bà ta thảo chiếu thư truyền ngôi. Nguyên nhân lúc này cũng như vậy.
Lúc ấy Lý Hiển đã nắm quyền, hơn nữa ông vốn là Thái tử của Lý Đường, cũng đã từng làm Hoàng đế, cho dù Võ Tắc Thiên không ban chiếu thư truyền ngôi ông ta cũng không thể đăng cơ sao? Nhưng ông ta vẫn như trước hy vọng "danh chính ngôn thuận" mà lên.
Nếu Uyển Nhi giúp đỡ Vi hậu tạo nên chiếu thư, sẽ tạo một cản trở rất lớn khi nhất phái Tương Vương đoạt lại chính quyền, mặc dù chính biến có thành công, Lý Đán cũng chứng minh bản thân hợp pháp phải tốn khá nhiều công sức.
Còn Thượng Quan Uyển Nhi thì cũng vẫn mang tiếng là bè đảng của Vi thị, mặc dù người khác biết nàng bất đắc dĩ nhưng cũng không tha thứ cho nàng, trong chính trị không cần biết ngươi có nổi khổ gì, ngươi làm gì, ngươi tính toán thế nào?
Đương nhiên Uyển Nhi không chịu viết một chiếu thư truyền ngôi như vậy, nàng lấy lại bình tĩnh, cố gắng duy trì bình tĩnh, không để Vi Hậu thấy trong mắt nàng có điều gì khác thường.
Uyển Nhi cố gắng đóng giả bộ dạng hết lòng lo lắng cho Vi Hậu, nhẹ nhàng nhăn mày trầm ngâm nói:
- Nương nương, hiện giờ chỉ có thể lập Tứ Hoàng tử Trọng Mậu làm Thái tử thôi, chuyện này Uyển Nhi không có ý kiến, tuy nhiên nương nương nhiếp chính thì...
Ánh mắt Vi Hậu đột nhiên mãnh liệt, trậm giọng nói:
- Như thế nào?
Uyển Nhi như không nhìn thấy ánh mắt uy hiếp của Vi Hậu, thản nhiên đáp:
- Uyển Nhi nghĩ hành động này không ổn lắm! Mặc dù Tứ Hoàng tử đang ở tuổi thành niên nhưng cũng không phải là Người không rành thế sự, năm nay Người đã mười lăm tuổi, qua ba năm là có thể tự mình chấp chính.
Hơn nữa với tuổi này của Tứ Hoàng tử có thể phán đoán được chuyện quốc gia đại sự, cho nên chiếu theo quy củ chỉ cần có đại thần phụ chính là được, nếu nương nương lấy thân phận Hoàng thái hậu nhiếp chính, chỉ sợ sẽ khiến người trong thiên hạ nghi kỵ.
Vi Hậu lướt nhẹ qua nói:
- Giang sơn này là của chúng ta, đại sự Hoàng đế, thân là Hoàng hậu ai gia có trách nhiệm thay nó gánh lấy, dù trong khắp thiên hạ mọi người có nghi kỵ ai gia thế nào, nhưng do Thái tử tuổi còn nhỏ, nếu xảy ra biến cố gì ai gia xuống dưới cửu tuyền sao có thể gặp mặt tiên đế.
Uyển Nhi dịu dàng nói:
- Nương nương lo lắng cũng đúng, không phải Uyển Nhi không nghĩ đến chuyện này, tuy nhiên tiên đế đột nhiên chết đi, từ xưa đến nay nếu là quân chủ đột tử luôn luôn bị những kẻ hiểu chuyện truyền đi những tin đồn không hay.
Nếu Hoàng hậu cố ý nhiếp chính, có thế đoán được trong dân gian đồn Hoàng hậu như thế nào rồi. Nếu chúng ta có thể làm cho nương nương có thể chưởng lý quốc chính mà người trong thiên hạ không có lời nào để nói chẳng phải toàn mỹ hơn sao?
Vi Hậu đổi giận thành vui nói:
- Ai gia biết ngươi nhất định có biện pháp, nói mau.
Uyển Nhi nói:
- Nương nương, ngươi xem thế nào, Uyển Nhi sẽ tạo nên di chiếu của tiên hoàng lập Tứ Hoàng tử làm Thiên tử, nương nương ngài thì khi lâm triều nghe báo cáo và quyết định sự việc....
Vi Hậu vừa nghe định nói gì nhưng Uyển Nhi đã cướp lời nói:
- Nương nương, tuy khi nghe báo cáo và quyết định sự việc, nhưng vì Thiên tử còn trẻ, lại là người con có hiếu, trong triều lai có Tông Sở Khách, Vi Ôn, Vi An Thạch, Vi Cự Nguyên là những Tể tướng đối với nương nương trung thành và tận tậm, mọi chuyện không phải do nương nương người định đoạt sao? Nương nương người cần gì cái danh nhiếp chính này, trong thiên hạ không có ai cười chê nương nương chuyên quyền, đồng thời có năng lực thực hiện nguyện vọng mà tiên đế giao cho, cớ sao người không làm thế?
Vi Hậu vì không có được sự khôn khéo trong suy nghĩ về chính trị như Uyển Nhi, chỉ cần thực sự nắm quyền có danh chính hay không cũng không sao, đó chỉ là hư danh mà thôi, vì hư danh mà cuộn mình trong cơn bão dư luận thì thật sự không khôn ngoan chút nào.
Nghĩ đến đây Vi Hậu gật gật đầu nhưng lại không nói gì, Uyển Nhi yên lặng quan sát thần sắc của nàng ta, thấy nàng ta có ý đồng lòng trong lòng không khỏi mừng thầm, nên lại nói tiếp:
- Uyển Nhi nghĩ, di chiếu còn nên đề cập do Tương Vương phụ chính.
Vi Hậu nghe nói thế chẳng khác nào như mèo bị giẫm đuôi, lập tức biến sắc lớn tiếng thét lên:
- Không được! Tuyệt đối không thể được! Thượng Quan Uyển Nhi, mục đích của ngươi là gì, chẳng lẽ trong lòng ngươi có tâm địa khác sao?
Trên điện, những võ sĩ đứng hầu nghe Vi Hậu lớn tiếng quát lập tức hướng cặp mắt đằng đằng sát khí nhìn Uyển Nhi, Uyển Nhi vội la lớn:
- Nương nương, dù cho Tương Vương làm phụ chính, nhưng trong triều chẳng lẽ còn sợ ông ta có đường sống sao?
- Điều đó cũng không được.
Vi Hậu phẫn nộ nói:
- Tương Vương dựa vào công trạng kiêu ngạo, cấu kết với đám người Trương Giản Chi làm việc xấu, mơ ước đoạt vị, nếu tiên đế không niệm tình cảm đã sớm trị tội chết hắn rồi. Hiện giờ đã rất vất vả mới có thể khiến hắn giao lại binh quyền, ra khỏi triều đình, sao ngươi lại muốn ai gia mời hắn về chứ?
Uyển Nhi khẩn thiết nói:
- Nương nương, Uyển Nhi đề nghị mời Tương Vương về triều đình, để Tướng quốc Tương Vương đích thân phụ chính không phải vì Tương Vương mà chính vì nương nương ngài....Ngài muốn như khi Võ hậu xưng đế, tàn sát hoàng tộc, trung thần Lý Đường khắp nơi, tạo nên một cơn mưa máu nữa sao?
Lúc này Hoàng tử còn trẻ, trọng thần trong triều đều là dòng họ Vi thị ngài nắm quyền, nương nương ngài lại muốn dự chính, người trong thiên hạ sẽ nghĩ thế nào đây? Tuyệt nhiên họ sẽ không cho phép tái xuất một Tắc Thiên hoàng đế thứ hai, một khi có một Đại tướng nơi biên cương hoặc con cháu tôn thất sẽ lấy đó làm cớ mưu phản.....
Về phương diện chính trị Vi hậu thực sự thiếu kiến thức, nàng ta nghiêm túc suy nghĩ một lúc cảm thấy những lời của Uyển Nhi nói cũng có đạo lý. Vi thị quật khởi trong thời gian ngắn nếu nàng biểu hiện quá nhanh chỉ sợ người trong thiên hạ náo loạn.
Năm đó Từ Kính Nghiệp ở Dương Châu khởi binh phản Võ, khi đó Võ Tắc Thiên còn chưa xưng đế, bà ta lấy thân phận Hoàng hậu thống trị thiên hạ trong nhiều năm, lại lấy thân phận Hoàng hậu khiến vua bù nhìn Lý Đán hạ chiếu, lúc này mới bình ổn phản loạn.
Lúc này nếu một vị Đại tướng nơi biên cương làm phản chỉ sợ cũng không dễ đối phó như vậy nữa, nếu để cho Tương Vương làm hữu danh vô thực phụ chính Vương, trước an lòng thiên hạ, sau có thể tiếp tục lợi dụng ấu chúa lệnh cho chư hầu, thời gian ba năm chẳng phải đủ để khiến thiên hạ nằm trong tay người nhà Vi thị sao?
Nghĩ đến đây rốt cuộc Vi hậu cũng đón nhận ý kiến của Uyển Nhi, chậm rãi nói:
- Như vậy....cứ làm như thế đi, khi trời vừa sáng, quan lại thượng triều rồi, ngươi hãy mau chóng viết thánh chỉ không được chậm trễ.
...............................
Sáng sớm tinh mơ, khi những tia nắng đầu tiên bắt đầu chiếu rọi thành Trường An, tiếng trống Đoan môn vang lên, Hoàng đế băng hà cũng không ảnh hưởng đến tiếng trống ti chuyển động. Tông Sở Khách cưỡi tuấn mã hùng dũng chạy như bay vào thành, lưng áo mồ hôi ướt sũng.
Canh ba đêm qua Lý Hiển đã băng hà, đầu tiên Vi hậu sai người cầm hổ phù điều binh, lệnh Vi Ôn điều cấm quân Bắc Môn bảo hộ cung thành, chuyện thứ hai chính là cho người thông báo cho Tông Sở Khách, Vi Cự Nguyên, hai vị tướng lĩnh gần cung thành nhất tiến đến Nam Nha.
Thần Long chính biến là lúc Tương Vương Lý Đán giận dữ xông đến Nam Nha, tiếp nhận binh quyền vẫn còn khá mới mẻ, lúc này cũng không thể nào giẫm lên vết xe đổ, nên nàng ta lập tức lệnh Tông Sở Khách và Vi Sở Nguyên đến trước khống chế cấm quân Nam Nha.
Tông Sở Khách trong lúc đang ngủ mơ bị người đánh thức, vừa nghe tin Hoàng đế băng hà cũng đã quá sợ hãi, khẩn trương bò dậy, mặc áo choàng liền chạy ra cửa phủ, khi y đến Nam Nha đã là canh bốn, khi sắc trời còn tờ mờ y đã bận rộn an bài thỏa đáng.
Chạy tới Nam Nha khống chế cấm quân, Tông Sở Khách liền nghĩ đến mấy kế sách giải quyết thế nào cho tốt, y sai người vào cung bẩm báo Vi hậu, những lời Vi hậu nói với Thượng Quan Uyển Nhi, trên cơ bản chính điều trần của Tông Sở Khách.
Nhưng trong lòng Tông Sở Khách không yên lòng chuyện trong cung, bên này vừa mới an bài thỏa đáng y liền lập tức chạy vào cung thành nhanh như bay, khi đến nơi cung thành, cũng là lúc Ngọ môn rộng mở, văn võ bá quan nối đuôi nhau vào cung, đạp trên ánh mặt trời hướng triều dương đến Kim Thủy Kiều.
Sự việc đêm qua văn võ bá quan không ai biết gì cả, đến sáng nay khi đến cung thành bọn họ mới phát hiện đại quân tập hợp đề phòng nghiêm khắc và cửa Ngọ môn mở rộng, trong cung năm bước một nhóm, mười bước một trạm canh, Phi Kỵ, Vạn Kỵ ai cũng đằng đằng sát khí.
Trong lòng nhóm quan viên này đều run sợ, không hiểu trong triều đình xảy ra chuyện đại sự gì, từ khi Thần Long chính biến đến nay cục diện luôn trong thế bất an, bọn họ không biết trong chốc lát nữa đây khi lên Kim điện có thay đổi Hoàng đế hay không.
Tông Sở Khách vốn định đến hoàng cung gặp mặt Vi hậu hỏi xem giải quyết như thế đã thỏa đáng chưa, nhưng khi y chạy đến Thái Cực Môn đã thấy văn võ bá quan đi vào Thái Cực điện, không biết làm thế nào chỉ biết nhanh chóng đuổi theo.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.