Chương 23: Sự phản chiếu của yêu và hận
Trương Tiểu Nhàn
11/08/2015
Khi cảm thấy đối phương có tình cảm với mình, thực ra bạn đã có cảm tình với người ấy, khi cảm thấy đối phương ghét bỏ bạn, kỳ thực là bạn cũng đang ghét bỏ anh ta. Kiểu phản chiếu trái ngược như vậy rất thường xuyên xảy ra.
Chúng ta thích gần gũi thân mật với những người quý mến mình. Tại sao chúng ta lại cho rằng đối phương có cảm tình với mình, thậm chí là thích mình nhỉ? Đó là vì chúng ta đã thích người ấy mất rồi.
Lần đầu khi gặp gỡ một người, trong tim cả hai bỗng bùng lên một cảm giác thân thuộc đến lạ kỳ, sau đó, ta thầm nghĩ: “Anh chàng này hình như cũng hơi thích mình thì phải!” Trên thực tế, là chính trái tim ta đang sôi sục ý tình, là chính bạn đang cảm mến người đó.
Thích và yêu, cũng là một dạng phản chiếu. Yêu phải một người không yêu mình, xét cho cùng cũng chỉ là thiểu số, không cảm nhận được tình yêu nhưng vẫn chấp nhận hy sinh vì nó, có thể nói đó là một việc làm khờ khạo, hay cũng có thể nói là vĩ đại vậy.
Khi không thích một ai đó, chúng ta sẽ nói một cách đầy ngạo nghễ: “Lần đầu tiên gặp mặt, tôi đã không thấy thích anh rồi.” Có lẽ, đây chỉ là một cách tự bảo vệ mình, khi trong lòng đã biết rõ đối phương không dành tình cảm cho mình, chúng ta đành phải “Tiên hạ thủ vi cường[9]”.
[9]. Nghĩa là: ra tay trước sẽ giành được lợi thế, trở thành kẻ mạnh.
Đối phương không phải gu của mình, và hình như anh ta lại càng coi thường mình hơn, vậy thì, chúng ta sẽ chớp thời cơ trước: “Tôi cực kỳ coi thường hắn, ghét cay ghét đắng nữa là đằng khác!”
Chúng ta thường không hiểu vì sao bản thân lại vô duyên vô cớ mến thích hoặc thù hận một ai đó. Có lẽ, đó không phải vì không có nguyên nhân, bởi niềm mến thích hay sự thù hận của chúng ta cũng là một dạng phản chiếu. Bạn nhìn thấy thứ gì, bản thân bạn sẽ là điều đó. Yêu thương và thù hận, cũng chính giống như vậy.
Có tình, ăn bùn cũng thỏa
Nhân vật Rebecca trong tác phẩm Trăm năm cô đơn[10] của Garcia Marquez là một cô gái sẵn sàng ăn bùn nếm đất vì tình yêu của mình. Khi đem lòng yêu thương mãnh liệt Arcadio, cô đã ăn bùn đất và vữa đá trên tường nhà một cách tham lam, điên cuồng liếm mút những đầu ngón tay của mình, để khiến cho ngón tay cái của mình trồi cộm vết chai dày.
[10]. Là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nhà văn người Colombia Gabriel Garcia Marquez.
Ngay cả bùn đất cũng dám ăn, lòng sỹ diện đương nhiên cũng chẳng còn quan trọng.
Có lần, một cô gái tâm sự với tôi rằng, cô ấy vẫn đang chờ đợi người bạn trai của mình hồi tâm chuyển ý.
Một buổi tối khi cô ở nhà, anh ta đột nhiên nói:
“Em có cảm thấy giường của anh quá chật chội không?”
Ẩn ý sau câu nói của anh ta rõ ràng là muốn cô ra đi, nhưng cô vẫn vờ như không biết, gượng nói: “Vậy à? Em không cảm thấy như vậy.”
Anh ta dứt khoát: “Chiếc giường này thực sự quá chật, anh muốn được ngủ một mình.”
Cô đành ngậm nuốt nước mắt, thu dọn đồ đạc rồi rời đi.
Anh ta tất nhiên không cảm thấy chiếc giường này quá chật, chỉ là thèm muốn được ngủ cùng một người con gái khác mà thôi.
Sau khi rời khỏi căn nhà kia, cô vẫn bám lấy anh ta, hy vọng một ngày nào đó anh ta sẽ trở về bên cô. Cô khẩn khoản cầu xin anh ta rằng: “Dù cho anh có bao nhiêu người đàn bà đi nữa cũng không quan trọng, chỉ cần để em làm một trong số những người đàn bà của anh thôi…” Thế rồi anh ta vẫn không cần cô nữa, vì sỹ diện của mình, cô dằn lòng bỏ đi.
Vài tháng sau, cô vẫn ngày ngày nhung nhớ, thi thoảng anh ta gọi một cuộc điện thoại là lòng cô lại vui sướng vô bờ. Nhưng dần dần, anh ta cũng chẳng còn gọi nữa.
Tôi nói: “Em không cảm thấy một kẻ lấy lý do giường quá chật để buông lời chia tay thực sự rất đớn hèn hay sao? Đó không phải một người đàn ông tốt, em nên trân trọng lòng tự tôn của mình, đừng tìm đến anh ta nữa.”
Ai ngờ cô ấy trả lời: “Trước kia em cũng từng nghĩ vậy, nhưng chỉ vài tháng sau em lại thấy lòng tự tôn của mình cũng chẳng quan trọng đến thế.”
Đủ rồi, cô ấy có thể đi ăn bùn được rồi.
Em đừng đợi anh nữa
Khi bạn hỏi một người rằng: “Anh có yêu em không”, hoặc “Anh yêu em hay yêu cô ấy”, và nhận được câu trả lời: “Hãy cho anh một chút thời gian nhé.” Vậy thì thực ra, anh ấy đã cho bạn câu trả lời rồi.
Một cô gái kể lại với tôi, chàng trai kia bảo trong vòng một tuần sẽ gọi điện cho cô ấy, hôm nay đã là thời hạn cuối, nhưng anh ấy vẫn chưa tìm đến cô. Anh ấy vốn đã đồng ý sẽ nói cho cô quyết định sau cùng của mình. Bởi, anh ta cần phải lựa chọn giữa cô và người bạn gái cũ.
Cô ấy nói: “Anh ấy không gọi điện thoại đến, liệu có phải là là đã chọn cô gái kia rồi không?”
Cô gái ơi, em quả là ngốc nghếch. Một tuần trước, khi nói rằng “cho anh một tuần để suy nghĩ nhé”, anh ta đã lựa chọn người con gái khác rồi. Anh ta nói cần một chút thời gian, là vì anh ta không thể thốt ra hai chữ “chia tay” mà thôi.
Khi em yêu ai đó, sao có thể có thời hạn? Sao em có thể bảo rằng: “Chủ nhật tuần này em sẽ gọi cho anh, đến lúc đó em sẽ có câu trả lời của riêng mình.” Chỉ khi không thể dành tình cảm cho ai đó, em mới tìm cách kéo dài thời gian như vậy.
Bất luận câu nói đó được thốt ra như thế nào, và dù cho anh ta có nói “vài ngày nữa anh sẽ tìm đến em” hay là “em hãy đợi điện thoại của anh nhé”, ý nghĩa của chúng vẫn chỉ là một. Anh ta biết rõ rằng khi bản thân đưa ra một thời hạn, em sẽ từng giờ từng phút ngóng chờ trong ưu tư khắc khoải. Em sẽ nhớ anh ta đến cuồng dại, nhưng anh ta vẫn mặc nhiên để em khổ sở đợi chờ. Anh ta nỡ để mặc em chờ đợi và chịu đủ giày vò, vậy thì khác gì anh ta nói rằng: “Em đừng đợi anh nữa.”
Chúng ta thích gần gũi thân mật với những người quý mến mình. Tại sao chúng ta lại cho rằng đối phương có cảm tình với mình, thậm chí là thích mình nhỉ? Đó là vì chúng ta đã thích người ấy mất rồi.
Lần đầu khi gặp gỡ một người, trong tim cả hai bỗng bùng lên một cảm giác thân thuộc đến lạ kỳ, sau đó, ta thầm nghĩ: “Anh chàng này hình như cũng hơi thích mình thì phải!” Trên thực tế, là chính trái tim ta đang sôi sục ý tình, là chính bạn đang cảm mến người đó.
Thích và yêu, cũng là một dạng phản chiếu. Yêu phải một người không yêu mình, xét cho cùng cũng chỉ là thiểu số, không cảm nhận được tình yêu nhưng vẫn chấp nhận hy sinh vì nó, có thể nói đó là một việc làm khờ khạo, hay cũng có thể nói là vĩ đại vậy.
Khi không thích một ai đó, chúng ta sẽ nói một cách đầy ngạo nghễ: “Lần đầu tiên gặp mặt, tôi đã không thấy thích anh rồi.” Có lẽ, đây chỉ là một cách tự bảo vệ mình, khi trong lòng đã biết rõ đối phương không dành tình cảm cho mình, chúng ta đành phải “Tiên hạ thủ vi cường[9]”.
[9]. Nghĩa là: ra tay trước sẽ giành được lợi thế, trở thành kẻ mạnh.
Đối phương không phải gu của mình, và hình như anh ta lại càng coi thường mình hơn, vậy thì, chúng ta sẽ chớp thời cơ trước: “Tôi cực kỳ coi thường hắn, ghét cay ghét đắng nữa là đằng khác!”
Chúng ta thường không hiểu vì sao bản thân lại vô duyên vô cớ mến thích hoặc thù hận một ai đó. Có lẽ, đó không phải vì không có nguyên nhân, bởi niềm mến thích hay sự thù hận của chúng ta cũng là một dạng phản chiếu. Bạn nhìn thấy thứ gì, bản thân bạn sẽ là điều đó. Yêu thương và thù hận, cũng chính giống như vậy.
Có tình, ăn bùn cũng thỏa
Nhân vật Rebecca trong tác phẩm Trăm năm cô đơn[10] của Garcia Marquez là một cô gái sẵn sàng ăn bùn nếm đất vì tình yêu của mình. Khi đem lòng yêu thương mãnh liệt Arcadio, cô đã ăn bùn đất và vữa đá trên tường nhà một cách tham lam, điên cuồng liếm mút những đầu ngón tay của mình, để khiến cho ngón tay cái của mình trồi cộm vết chai dày.
[10]. Là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nhà văn người Colombia Gabriel Garcia Marquez.
Ngay cả bùn đất cũng dám ăn, lòng sỹ diện đương nhiên cũng chẳng còn quan trọng.
Có lần, một cô gái tâm sự với tôi rằng, cô ấy vẫn đang chờ đợi người bạn trai của mình hồi tâm chuyển ý.
Một buổi tối khi cô ở nhà, anh ta đột nhiên nói:
“Em có cảm thấy giường của anh quá chật chội không?”
Ẩn ý sau câu nói của anh ta rõ ràng là muốn cô ra đi, nhưng cô vẫn vờ như không biết, gượng nói: “Vậy à? Em không cảm thấy như vậy.”
Anh ta dứt khoát: “Chiếc giường này thực sự quá chật, anh muốn được ngủ một mình.”
Cô đành ngậm nuốt nước mắt, thu dọn đồ đạc rồi rời đi.
Anh ta tất nhiên không cảm thấy chiếc giường này quá chật, chỉ là thèm muốn được ngủ cùng một người con gái khác mà thôi.
Sau khi rời khỏi căn nhà kia, cô vẫn bám lấy anh ta, hy vọng một ngày nào đó anh ta sẽ trở về bên cô. Cô khẩn khoản cầu xin anh ta rằng: “Dù cho anh có bao nhiêu người đàn bà đi nữa cũng không quan trọng, chỉ cần để em làm một trong số những người đàn bà của anh thôi…” Thế rồi anh ta vẫn không cần cô nữa, vì sỹ diện của mình, cô dằn lòng bỏ đi.
Vài tháng sau, cô vẫn ngày ngày nhung nhớ, thi thoảng anh ta gọi một cuộc điện thoại là lòng cô lại vui sướng vô bờ. Nhưng dần dần, anh ta cũng chẳng còn gọi nữa.
Tôi nói: “Em không cảm thấy một kẻ lấy lý do giường quá chật để buông lời chia tay thực sự rất đớn hèn hay sao? Đó không phải một người đàn ông tốt, em nên trân trọng lòng tự tôn của mình, đừng tìm đến anh ta nữa.”
Ai ngờ cô ấy trả lời: “Trước kia em cũng từng nghĩ vậy, nhưng chỉ vài tháng sau em lại thấy lòng tự tôn của mình cũng chẳng quan trọng đến thế.”
Đủ rồi, cô ấy có thể đi ăn bùn được rồi.
Em đừng đợi anh nữa
Khi bạn hỏi một người rằng: “Anh có yêu em không”, hoặc “Anh yêu em hay yêu cô ấy”, và nhận được câu trả lời: “Hãy cho anh một chút thời gian nhé.” Vậy thì thực ra, anh ấy đã cho bạn câu trả lời rồi.
Một cô gái kể lại với tôi, chàng trai kia bảo trong vòng một tuần sẽ gọi điện cho cô ấy, hôm nay đã là thời hạn cuối, nhưng anh ấy vẫn chưa tìm đến cô. Anh ấy vốn đã đồng ý sẽ nói cho cô quyết định sau cùng của mình. Bởi, anh ta cần phải lựa chọn giữa cô và người bạn gái cũ.
Cô ấy nói: “Anh ấy không gọi điện thoại đến, liệu có phải là là đã chọn cô gái kia rồi không?”
Cô gái ơi, em quả là ngốc nghếch. Một tuần trước, khi nói rằng “cho anh một tuần để suy nghĩ nhé”, anh ta đã lựa chọn người con gái khác rồi. Anh ta nói cần một chút thời gian, là vì anh ta không thể thốt ra hai chữ “chia tay” mà thôi.
Khi em yêu ai đó, sao có thể có thời hạn? Sao em có thể bảo rằng: “Chủ nhật tuần này em sẽ gọi cho anh, đến lúc đó em sẽ có câu trả lời của riêng mình.” Chỉ khi không thể dành tình cảm cho ai đó, em mới tìm cách kéo dài thời gian như vậy.
Bất luận câu nói đó được thốt ra như thế nào, và dù cho anh ta có nói “vài ngày nữa anh sẽ tìm đến em” hay là “em hãy đợi điện thoại của anh nhé”, ý nghĩa của chúng vẫn chỉ là một. Anh ta biết rõ rằng khi bản thân đưa ra một thời hạn, em sẽ từng giờ từng phút ngóng chờ trong ưu tư khắc khoải. Em sẽ nhớ anh ta đến cuồng dại, nhưng anh ta vẫn mặc nhiên để em khổ sở đợi chờ. Anh ta nỡ để mặc em chờ đợi và chịu đủ giày vò, vậy thì khác gì anh ta nói rằng: “Em đừng đợi anh nữa.”
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.