Chương 110: Thái Thượng Cảm Ứng Thiên
Đức Thái Thượng Lão Quân- Dịch-Giảng Lão Pháp Sư Tịnh Không
26/07/2021
Các vị đồng học, xin chào mọi người!
Xin mời xem Cảm Ứng Thiên đoạn thứ 98:
“Phận ngoại doanh cầu. Lực thượng thi thiết.” (Cầu mong quá phận. Dốc hết sức bày vẽ, tạo tác). Hai câu này cũng thuộc về phần “điều ác do bất nhân”.
“Phận ngoại” là vượt ngoài bổn phận, nghĩa là mong cầu quá độ. “Lực thượng thi thiết”, “lực” là năng lực của bạn, không lưu giữ lại chút nào, gọi là ép người quá đáng, việc này là sai, hay nói cách khác là không biết khiêm nhường, đây là ý nghĩa tổng quát. Trong tiểu chú nói rất hay, các vị xem qua thì sẽ hiểu rõ. Loại hành vi, tâm thái này đều là tổn phước. Sau khi chúng ta hiểu rõ đạo lý này, nhất định phải giác ngộ.
Con người trong thế gian này thời gian rất ngắn tạm, trăm năm như khảy móng tay, hà tất trong khoảng thời gian ngắn ngủi này không bao dung người khác, mà còn tạo tác hết thảy tội nghiệp, đây là ngu si đến cùng cực. Trong kinh Phật thường hay nói là “kẻ đáng thương xót”. Bậc chính nhân quân tử thì việc gì cũng nhẫn nhường, việc gì cũng lui về sau, nên phước báo nhận được là vô cùng tận. Phàm là kẻ không nhường nhịn người khác đều có tướng bạc phước, những người như vậy chúng ta không nên toan tính hơn thua với họ. Xã hội hiện tại, nếu các vị bình tâm quan sát thì sẽ thấy có những nguy cơ rất lớn đang chờ chực, hơn nữa những nguy cơ này theo sự quan sát của chúng tôi thì không bao lâu nữa chúng sẽ bộc phát.
Mấy tháng trước, tôi xem tạp chí Mộ Tây của Los Angeles, trong đó có một bài “Thống kê tỷ lệ phạm tội của thanh thiếu niên nước Mỹ”, tôi xem mà vô cùng kinh ngạc. Sự việc này nếu không thể cải thiện thì nước Mỹ của hai mươi, ba mươi năm nữa sẽ không thể tưởng tượng ra được nữa. Không những nước Mỹ bị hủy diệt mà thế giới đều sẽ bị hủy diệt, vấn đề đã nghiêm trọng đến cực điểm rồi. Tôi vì sự việc này mà đặc biệt đi đến California một chuyến, tổ chức hai lần tọa đàm trên sóng truyền hình với các lãnh tụ tôn giáo và lãnh tụ xã hội, chủ yếu là thảo luận về vấn đề này. Hiện tại mọi người đều vô cùng lo lắng về vấn đề này, không cách gì để giải quyết. Đây là do vấn đề gì? Là do vấn đề giáo dục, bao gồm cả vấn đề giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường, giáo dục xã hội, cũng bao gồm cả giáo dục tôn giáo. Bốn loại giáo dục này kết hợp lại thì còn có thể cứu vãn, thế nhưng bốn phương diện giáo dục này muốn kết hợp thì lại là một sự việc rất khó. Cho nên tôi đã khẩn cầu các đài truyền hình phải phát sóng nội dung mang tính chánh diện nhiều một chút, dẫn dắt lòng người hướng thiện, công đức sẽ vô lượng. Chủ tịch của đài truyền hình và tổng giám đốc cũng là những người rất hiếm có, họ đã đồng ý, chúng ta sẽ cung cấp những băng đĩa giảng kinh cho họ. Thực tại mà nói cách làm này cũng như là đem muối bỏ biển, chẳng qua chỉ là tận sức đi làm mà thôi, hy vọng xã hội đại chúng đều có thể giác ngộ, đều có thể phản tỉnh, đều có thể quay đầu thì thế giới này mới có thể được cứu.
Tuần trước, cư sĩ Liêu ở Tam Trọng, Đài Bắc đến bên này thăm tôi. Tôi đem những sự việc này nói cho ông nghe, ông nói với tôi, những hành vi phạm tội của thanh thiếu niên Đài Loan nếu đem so sánh với nước Mỹ thì chỉ có nhiều hơn chứ không ít hơn. Cha mẹ dạy bảo con cái, cha mẹ nói một câu thì con cái cãi lại mười câu. Tôi nghe nói đến đây thì cảm thấy vấn đề của Đài Loan nghiêm trọng rồi, nhất định sẽ có tai nạn lớn.
Người ngày nay không đọc sách, những lời chỉ dạy của cổ Thánh tiên Hiền không phải là lời tiên tri, không phải là mê tín. Cổ Thánh tiên Hiền dạy chúng ta muốn quan sát kiết hung họa phước của xã hội thì nhìn từ đâu? Nhìn từ nhân tâm, bạn hãy tỉ mỉ quan sát, họ đang nghĩ điều gì, họ nói cái gì, họ làm điều gì? Nếu là ba thiện nghiệp thì xã hội này tốt, nếu ba nghiệp mà bất thiện thì xã hội này nhất định sẽ có tai nạn, đây không phải là mê tín. Người xưa đã nói, chúng ta đem kinh luận để đối chiếu một chút, sẽ khiến chúng ta có lòng tin kiên định, tin sâu không nghi. Phật ở trong kinh nói với chúng ta: “Y báo tùy theo chánh báo chuyển”. Y báo là hoàn cảnh cuộc sống của chúng ta, gia đình chúng ta, xã hội chúng ta, đất nước của chúng ta, thế giới của chúng ta, đây là hoàn cảnh cuộc sống của chúng ta. Hoàn cảnh tùy theo nhân tâm mà chuyển, tùy theo ý niệm của con người mà chuyển. Tâm niệm thiện thì hoàn cảnh tốt lành, hoàn cảnh là phước. Tâm niệm bất thiện thì là tai, là hung, là họa hại. Cho nên Thánh Hiền thế xuất thế gian, xuất hiện ở thế gian này để làm gì? Xưa nay trong ngoài nước, dường như các Ngài làm cùng một sự việc, đó là dạy học, truyền đạo. Căn nguyên của họa hại là ở đâu? Phật pháp nói rất rõ ràng. Căn nguyên ở tại “ngã kiến”. Danh từ này người thật sự có thể thể hội được không nhiều. Tác dụng của nó là gì? Khởi tác dụng gì? Tự tư tự lợi. Cái này thì mọi người dễ hiểu. Chúng ta ngày nay suy nghĩ xem, người trên toàn thế giới có ai mà không tự tư tự lợi chứ? Có ai mà không dốc sức để theo đuổi danh văn lợi dưỡng, ngũ dục lục trần? Hai câu này là từ trên đây mà nói, “Cầu mong quá phận. Dốc hết sức bày vẽ, tạo tác”, không từ thủ đoạn, lừa gạt cưỡng đoạt, tranh danh đoạt lợi.
Buổi tối hôm qua, cư sĩ Hà Vân ở Bắc Kinh đã đến thăm Singapore. Buổi tối chúng tôi cùng ăn cơm ở Kim Sơn Cát. Kim Sơn Cát là một nhà hàng chay. Ở đó tôi thấy có rất nhiều màn hình ti-vi, tôi nhìn thấy trong ti-vi có một nữ ca sĩ đang hát. Cô ca sĩ đó tôi vừa nhìn thì thấy đó là ma quỷ không phải người. Nghe nói cô ca sĩ này ở bên ngoài khi đi hát bán một vé đến một ngàn Đài tệ. Bạn nói xem vậy mà được sao? Chúng tôi ở nơi này giảng kinh thuyết pháp không bán vé mà người ta không chịu đến, vé xem cô đó một ngàn Đài tệ mà họ tranh giành nhau đi mua, như vậy chúng ta tưởng tượng được người hiện nay trong đầu họ đang nghĩ gì. Thật quá sức tưởng tượng, ma quỷ múa may loạn xạ. Kinh Lăng Nghiêm nói “Tà sư thuyết pháp như Hằng hà sa”, những người nào là tà sư? Tất cả những người này đều là tà sư, họ đã dạy bảo xã hội này như thế nào? Xã hội này làm thế nào không loạn được chứ? Tai nạn triền miên, mỗi ngày một nghiêm trọng hơn, chúng ta hiểu được nó từ đâu mà đến. “Đạo, Đức, Nhân, Nghĩa, Lễ” đều đã bị phế trừ, tận diệt rồi, tương lai của muôn vàn chúng sanh là ở đâu? Nếu bạn hiểu Phật pháp đôi chút thì biết là ở ba đường ác. Những loại tướng này hiện ra là tướng địa ngục, tướng địa ngục hiện tiền rồi, chúng ta còn có thể không giác ngộ hay sao?
Làm thế nào để cứu Phật pháp? Làm thế nào để cứu chúng sanh? Chúng ta thực sự không hiểu rõ, làm thế nào cứu chính mình còn không biết, bạn nói xem có đáng thương hay không? Bắt đầu từ đâu mà cứu đây? Phật ở trong Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh đã nói với chúng ta ba điều là Tịnh Nghiệp Tam Phước. Tầm quan trọng của ba điều này có mấy người biết chứ? Phật nói rất rõ ràng, “Đây là tịnh nghiệp chánh nhân của ba đời chư Phật”. Câu nói này bạn hiểu không? Ba đời là Phật quá khứ, Phật hiện tại, Phật vị lai, hết thảy những người tu hành thành Phật đều là bắt đầu từ nền tảng này. Bất luận là bạn tu pháp môn nào, tông phái nào, Hiển giáo, Mật giáo, Tông môn hay Giáo hạ hết thảy đều lấy việc này làm nền tảng, không có nền tảng này thì bạn nhất định không thể thành tựu. Sự tu hành của chúng ta trước tiên phải cắm rễ ở chỗ này. Sau khi cắm cái gốc này xuống thì bạn mới có thành tựu, bạn dụng công mới đắc lực. Nói lời thành thật thì bạn mới có thể được chư Phật hộ niệm, long thiên thiện thần ủng hộ. Nếu bạn bỏ đi nền tảng này, bất luận là bạn tinh tấn tu học như thế nào đi nữa, chư Phật cũng sẽ không hộ niệm bạn, long thiên thiện thần cũng sẽ không bảo hộ bạn. Vì sao vậy? Vì con đường bạn đi là tà đạo.
Đây là cái gốc của chánh pháp. Gốc của gốc là gì? “Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng” chính là tám chữ này. Mười phương ba đời hết thảy chư Phật giáo hóa vô lượng vô biên chúng sanh trong pháp giới, là dạy điều gì? Dạy tám chữ này, tám chữ này nếu chúng ta tỉnh lược lại nữa, còn bốn chữ là “hiếu thân tôn sư”, nếu tỉnh lược nữa thì còn hai chữ là “hiếu kính”. Thánh Hiền thế xuất thế gian giáo hóa chính là hai chữ này. Làm được viên mãn hai chữ này thì liền thành Phật. Chúng ta đã đánh mất hai chữ này rồi. Chúng ta bất hiếu với mẹ cha. Nếu hiếu thảo cha mẹ thì bạn sẽ không dám khởi vọng tưởng, sẽ không dám làm việc sai. Vì sao vậy? Vì làm việc sai, khởi vọng tưởng là có lỗi với cha mẹ mình; không thể y giáo phụng hành, là có lỗi với lão sư. Ngày nay chúng tôi nói những lời này vô cùng đau lòng, vô cùng cảm khái. Ngày nay hiếu đạo, sư đạo đều không còn nữa, ngày nay còn ai nghe lời ai vậy? Không ai nghe lời ai cả, đều mong muốn người khác nghe mình. Phổ Hiền Bồ-tát dạy chúng ta hằng thuận chúng sanh, hiện tại thì hoàn toàn ngược lại, là hy vọng chúng sanh hằng thuận mình, chứ mình không thuận chúng sanh. Đây chính là thiên hạ đại loạn, tất cả những tai nạn họa hại đều sẽ đến.
Chỉ có một con đường để giải cứu đó là làm ngược lại. Người thế gian bất hiếu vậy thì ta phải tận hiếu, ta làm cho mọi người xem. Người thế gian bất kính thì ta phải tu kính, làm cho mọi người xem. Đây chính là Phật Bồ-tát tái lai, hiện thân thuyết pháp, nhất định phải là người tái lai mới có thể làm được, không phải người tái lai thì không làm được, họ không có cái trí huệ này, họ cũng không có cái phước đức này, đại trí huệ đại phước đức thì họ mới có thể làm được. Thiện duyên của chúng sanh chín muồi thì mới có những người tái lai, đại thiện tri thức xuất hiện. Nếu chúng sanh không có phước, tạo nghiệp đến khi phải chịu nạn, những người này sẽ thoái ẩn, yêu ma quỷ quái sẽ xuất hiện. Cho nên mọi người phải ghi nhớ câu nói này trong Kinh Lăng Nghiêm, kinh nói thế gian hiện tại của chúng ta, yêu ma quỷ quái như cát sông Hằng. Chúng ta nghe câu này phải bình tâm phản tỉnh, bản thân mình có phải là yêu ma quỷ quái hay không? Việc này rất quan trọng, nếu chính mình là yêu ma quỷ quái thì hãy nhanh chóng quay đầu, quay đầu là bờ. Phật và ma cách nhau chỉ một niệm, một niệm giác thì ma liền thành Phật, một niệm mê thì Phật biến thành ma. Cho nên Đại đức trong Tông môn thường nói “vô Phật diệc vô ma” (không Phật cũng không ma), là sai khác ở một niệm.
Chúng tôi vì đồng học Tịnh Tông đã biên soạn ra cuốn “Quy Tắc Tu Hành Cho Đồng Học Tịnh Tông”, rất quan trọng. Quyển này ít đến nỗi không thể ít hơn được nữa, mức độ thấp nhất rồi. Nếu chúng ta có thể làm được thì đời này nhất định được sanh Tịnh Độ, nhất định được chư Phật hộ niệm, long thiên thiện thần bảo hộ. Chúng ta ở trong thời đại này sẽ không bị nhấn chìm bởi rất nhiều sóng gió, chúng ta có thể giữ mình. Nếu không thể y giáo phụng hành thì nhất định sẽ bị sóng gió của thời đại nhấn chìm, tiền đồ của bạn nhất định sẽ đen tối.
Bất cứ khi nào tôi cũng có thể ra đi, bản thân tôi biết mình sẽ đi về đâu, tiền đồ của tôi là quang minh xán lạn. Thân thể này còn lưu lại thế gian thì toàn tâm toàn lực vì mọi người, giúp đỡ mọi người hiểu được chân tướng sự thật ở ngay trước mắt. Trước mắt rất nhiều nguy hiểm tai nạn, có thể sản sanh hiệu quả hay không là ở đồng tu các vị có sự cảnh giác hay không? Nếu quả nhiên có sự cảnh giác thì bạn có phước, nếu vẫn lơ là mất cảnh giác, tôi đã tận hết trách nhiệm với bạn rồi, bạn tương lai nếu đọa vào ba đường ác thì bạn cũng không thể trách tôi, vì tôi đã nói từ sớm rồi.
Khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác, tôi thường nói phải buông bỏ thành kiến của chính mình. Kiến giải của chính mình, tư tưởng của chính mình đều là tội ác. Kinh Địa Tạng nói “chúng sanh Diêm-phù-đề khởi tâm động niệm không gì không phải là tội”, đây là Phật nói không phải tôi nói. Chúng ta suy nghĩ xem, thật là không sai, phải buông bỏ, hết thảy tùy thuận theo giáo huấn của Phật Bồ-tát, y giáo phụng hành thì chúng ta mới có thể được cứu. Cho nên nhất định phải buông bỏ tự tư tự lợi, buông bỏ danh văn lợi dưỡng, buông bỏ tham sân si mạn, hết thảy đều vì chúng sanh, vì Phật pháp. Nhất định không vì chính mình thì con đường của chúng ta sẽ có lối ra, được giải thoát. Phải giải trừ những quan niệm sai lầm của chúng ta, cách nghĩ sai lầm, cách nhìn sai lầm, lìa khỏi tự tư tự lợi, danh văn lợi dưỡng, ngũ dục lục trần thì thoát ly được lục đạo luân hồi.
**********
Các vị đồng tu, hôm qua là lễ kỷ niệm ba năm ngày mất của Hàn Quán Trưởng, tôi vô cùng cảm ơn rất nhiều đồng tu trong ngoài nước khắp nơi đến đây tham gia lễ tưởng nhớ. Pháp hội đã được cử hành rất viên mãn, ý nghĩa cũng rất sâu sắc, không chỉ là chúng tôi tự mình cảm ơn, mà cũng làm ra để các Đại đức hộ pháp trên toàn thế giới nhìn thấy. Người học Phật bất luận tại gia hay xuất gia nhất định phải tri ân và báo ân, cảm ân đội đức. Bất luận là ai có bất kỳ sự quan tâm yêu thương giúp đỡ nào đối với chúng ta thì chúng ta cả đời không quên, đem hết thảy công đức mà chính mình tu trì được đều hồi hướng cho hết thảy những người đã hộ trì cho chúng ta, những người giúp đỡ ta, đây là tuân theo giáo huấn mà trong kinh luận Phật thường nói với chúng ta.
Hôm qua lớp nghiên cứu Kinh Vô Lượng Thọ của Tịnh Tông Học Hội Đài Nam đã gởi cho tôi một bức thư. Các đồng tu Đài Bắc khi đến gặp tôi cũng nêu ra một số vấn đề. Hiện tại không ít người phản đối việc đọc tụng bản hội tập của ngài Hạ Liên Cư, ở Đài Loan hay ở Trung Quốc đại lục cũng đều có. Họ hỏi tôi: có nên tiếp tục đọc quyển kinh này không? Vấn đề này đối với Tịnh Tông Học Hội của chúng ta mà nói là một sự đả kích rất nghiêm trọng. Cho nên tôi đã nói với họ, chúng tôi có sư thừa, chúng ta đi theo một vị lão sư, học một vị lão sư, chúng ta có lòng tin đối với vị Thầy này hay không? Nếu có lòng tin thì nhất định y theo lời dạy của Thầy, nếu không có lòng tin, mà bạn có lòng tin với một vị nào khác thì bạn hãy học theo vị đó, bạn sẽ có thành tựu. Nếu bạn đi theo vị Thầy mà bạn không có lòng tin thì bạn sẽ không được gì cả. Tôi ở dưới hội của lão sư Lý mười năm, lão sư ngài đã đem pháp bổn này giao cho tôi, muốn tôi hoằng dương pháp môn này, y theo pháp bổn này mà tu học. Quyển sách gốc đó đang nằm ở trên tay tôi đây, những ghi chú trên bìa sách này là chính tay lão sư Lý đã ghi. Đây là bản gốc, những quyển các vị xem là những quyển được phô-tô lại. Những ghi chú nhỏ trên các lề sách này là chính tay lão sư Lý đã ghi. Quyển sách này không ít đồng tu đã xem qua, các vị xem thấy bản in này là vào năm Dân Quốc thứ ba mươi chín, Dương lịch là năm 1950. Quyển sách này là quyển mà năm xưa lão sư đã dùng để giảng và tự tay ghi chú lên nó, đến nay đã vừa đúng năm mươi năm rồi. Tôi đến Đài Trung thân cận với lão sư ngài, đến năm thứ hai thì được giao quyển sách này, vào lúc đó tôi chưa xuất gia, tôi nhìn thấy quyển sách này vô cùng hoan hỉ, liền đọc tụng thọ trì. Vào sinh nhật năm mươi tuổi của Hàn Quán Trưởng, chúng tôi rất muốn phát tâm giảng bộ kinh này để chúc thọ cho bà. Khi đó lão sư Lý đã nói với tôi, Ngài nói duyên vẫn chưa chín muồi, vì sao lại chưa chín muồi vậy? Vì người chưa hiểu Tịnh Tông còn rất nhiều, người hiểu lầm thì quá nhiều, mọi người còn chưa biết Hạ Liên lão cư sĩ, vẫn còn có thành kiến, cho nên họ sẽ phê bình quyển sách này. Ngài nói tuổi của tôi vẫn còn trẻ, kinh nghiệm từng trải còn ít, khó mà chống đỡ nổi, duyên chưa chín muồi. Thế là tôi đành cất giữ quyển sách này lại, nhưng tôi tự mình thường xuyên đọc tụng. Mãi cho đến khi lão sư Lý vãng sanh, tôi liền nghĩ đến quyển sách này ở Đài Trung, các liên hữu vẫn chưa thấy qua. Năm đó là năm 1950, lão sư Lý giảng quyển kinh này ở chùa Pháp Hoa-Đài Trung. Lúc đó hình như vẫn chưa có Liên Xã Đài Trung. Thính chúng chỉ có ba mươi mấy người, trong đó có Chu Bang Đạo và Cam lão cư sĩ ở Los Angeles, trong thính chúng lúc đó có hai vị này. Khi Lý lão sư giảng bộ kinh này tôi không được nghe. Ngài đem những ghi chú này giao lại cho tôi, đã ghi chú lại cho tôi, tôi có thể hoàn toàn hiểu được ý của Ngài. Cho nên sau khi lão sư vãng sanh, tôi liền phát tâm in quyển kinh này ra mười ngàn bản, hồi hướng cho lão sư ngài được tăng cao phẩm vị. Trong mười ngàn quyển đó có hai ngàn quyển là do anh chị em cư sĩ Thôi Vân Anh ở Los Angeles phát tâm in ấn. Tôi thì đảm nhiệm tám ngàn quyển, đây là lần in đầu tiên, in quyển kinh này ra và lưu thông ở Đài Loan. Mọi người đều đã xem thấy rồi, người ở hải ngoại xem thấy cũng đều sanh đại hoan hỉ. Sau đó họ đến tìm tôi nói: “Pháp Sư! Ngài có thể giảng kinh này qua một lần không?” Tôi hiểu được nhân duyên mà lão sư đã nói đến lúc này thì mới chín muồi. Người ta đến tìm tôi mời tôi giảng, ba, bốn lần giảng đầu tiên ở Đài Loan thì tôi giảng dựa trên bản sách gốc này. Về sau vì vô cùng trân quý bản gốc này, nên mới đem nó cất đi, tôi dùng bản in lại để giảng, nên người thấy được bản gốc này càng ngày càng ít.
Tôi đây là có sư thừa. Lão sư của lão sư Lý là Đại sư Ấn Quang và cư sĩ Mai Quang Hy. Lý lão cư sĩ học giáo từ cư sĩ Mai Quang Hy, còn Tịnh Độ là học của Ấn Quang Đại sư, cho nên chúng tôi là học trò chân truyền của Ấn Tổ. Còn Mai Đại sư thì chúng tôi có nguồn gốc pháp mạch từ Ngài, chúng tôi và Ngài có mối quan hệ sư thừa. Cư sĩ Hạ Liên Cư và Mai Quang Hy là cùng một thời đại, hơn nữa họ còn là bạn bè rất thân thiết, là đạo hữu vô cùng thân thiết. Bây giờ chúng ta mới hiểu được các Ngài đều là Bồ-tát hóa thân, không phải người phàm. Sau khi tôi quen biết với lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, mỗi năm đều có cơ hội gặp mặt một, hai lần. Trong một lần nói chuyện, nói đến vấn đề này, tôi đã thảo luận với ông, Hạ lão rốt cuộc là người nào tái lai? Ông chỉ cười mà không đáp, ông nói cơ duyên vẫn chưa chín muồi, không thể nào tuyên bố. Nguyên nhân là gì? Nếu tuyên bố thì người hủy báng sẽ càng nhiều hơn, khiến những người phỉ báng này tạo nghiệp A-tỳ địa ngục, đây là việc mà Phật Bồ-tát quyết định không thể làm. Trong tâm chúng tôi thì rất rõ ràng rất minh bạch, đây là sư thừa. Những lời đồn đại bên ngoài nếu làm chúng tôi động tâm thì uổng công mười năm tôi theo Lý lão sư. Không những là uổng công mà người ta đáp trả bằng một câu nói thì đã đạp tôi xuống A-tỳ địa ngục rồi, nói “Pháp sư Tịnh Không vong ơn bội nghĩa, nghịch thầy phản đạo”. Tôi hoằng pháp lợi sanh bốn mươi năm, chỉ tám chữ này thôi thì đã xóa sạch hết. Bạn nên biết, vong ơn bội nghĩa, nghịch thầy phản đạo là người nào? Là chúng sanh địa ngục? Việc này làm sao có thể dám làm chứ? Lão sư của chúng tôi có phải là tà sư hay không? Không phải! Xã hội đại chúng đã công nhận không phải là tà sư, nếu đã không phải là tà sư, là chân thiện tri thức, mà bạn phản bội thì bạn ngu si rồi, là người bạc phước, không những bạc phước mà bạn không có phước.
Thân cận thiện tri thức khó đến như vậy. Bạn xem Thế Tôn trong Kinh Hoa Nghiêm, phần mở đầu của Tứ Thập Hoa Nghiêm, Thiện Tài Đồng Tử tham phỏng thiện tri thức, bạn xem Đại sư Thanh Lương chú giải. Một người ở trong đời này có thể thân cận thiện tri thức là nhờ vào thiện căn, nhân duyên, phước đức nhiều đời nhiều kiếp, làm gì có chuyện dễ dàng như vậy. Đệ tử truyền pháp của Hạ lão chỉ có một mình lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ. Lý lão sư ở tại Đài Loan hoằng pháp bốn mươi năm, truyền lại bộ kinh này cũng chỉ có một mình tôi. Tôi về sau đã tỉ mỉ suy nghĩ, cái pháp này nếu truyền cho bất kỳ ai cũng không thể phát dương quang đại. Lý lão sư truyền pháp, mọi người cũng biết chúng tôi có ba người, hiện tại ở Đài Trung có cư sĩ Từ Tỉnh Dân và cư sĩ Châu Gia Lân. Không phải là nói họ không có năng lực hoằng dương, mà do họ không có cơ duyên này. Châu cư sĩ và Từ cư sĩ xưa nay không rời khỏi Đài Trung, không giống như tôi đi khắp mọi nơi trên thế giới, đi đến đâu hoằng dương đều thành lập Tịnh Tông Học Hội. Việc thành lập Tịnh Tông Học Hội này là do lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ phó thác. Hoàng Niệm lão vẫn luôn nói với tôi: Tịnh Tông Học Hội là tâm nguyện lớn trong đời của Hạ lão sư, danh xưng đã được nêu ra rồi nhưng vẫn chưa thực hiện. Ông hy vọng tôi thực hiện điều này ở hải ngoại. Cho nên Tịnh Tông Học Hội đầu tiên của chúng tôi đã được thành lập tại Vancouver, Canada. Lần đầu tiên ở đó giảng Kinh Vô Lượng Thọ, mọi người nghe xong rất hoan hỉ, đã phát tâm thành lập Tịnh Tông Học Hội. Hội thứ hai là hội của Dương Nhất Hoa, Tịnh Tông Học Hội Mỹ Quốc, thành lập tại Sunnyvale của California, đến nay tôi nghe nói ở Canada và Mỹ đã có hơn ba mươi hội rồi.
Hôm qua có một vị là Lý cư sĩ đã đến thăm tôi, ông từ Paris đến, ông đã sống ở Paris hai mươi năm rồi, ông là một ký giả báo chí, hiện tại đã về hưu. Bên đó ông nhiệt tâm hoằng dương Tịnh Độ. Ông đã chuẩn bị thành lập một tổ chức Phật giáo ở nơi đó. Tôi nói vậy ông xây dựng một Tịnh Tông Học Hội thì tốt quá rồi. Ở Pháp, ở Thụy Sĩ, hiện tại ở Tây Ban Nha cũng đã có rồi. Tôi nói ông hãy cố gắng phát triển ở Châu Âu. Hôm qua thầy Ngộ Hạnh cũng có ở đó, tôi đã bảo thầy Ngộ Hạnh đến Úc. Thời kỳ mạt Pháp, chỉ có pháp môn này mới có thể phổ độ chúng sanh. Các vị không tin tưởng nhưng tôi tin tưởng, mãi cho đến khi Phật pháp diệt tận, Phật đã nói, Phật pháp diệt tận thì Kinh Vô Lượng Thọ vẫn sẽ được lưu lại ở thế gian này một trăm năm. Kinh Vô Lượng Thọ là quyển nào vậy? Khẳng định là bản hội tập này. Cho nên Hạ lão cư sĩ vãng sanh, đã nói với lão Hoàng Niệm Tổ, nói với các đồng học, Ngài nói quyển sách này của Ngài tương lai sẽ từ hải ngoại mà truyền vào Trung Quốc, sẽ được truyền bá khắp thế giới. Vào lúc đó Hoàng lão cư sĩ nghe được thì cảm thấy mơ mơ hồ hồ, không thể nghĩ bàn. Quyển sách đó vừa mới được hội tập, in chưa được bao nhiêu quyển, ở Đại Lục tổng cộng chỉ mới in được ba ngàn quyển, ở hải ngoại căn bản là chưa có thì sao có thể từ hải ngoại mà truyền vào Trung Quốc được chứ. Hạ lão đối với sự thay đổi trùng trùng của thế gian này rõ như lòng bàn tay, làm sao Ngài là người thông thường được. Quyển sách này là Hoàng lão cư sĩ mang đến Đài Loan, vào khoảng thời gian năm Dân Quốc thứ ba mươi bảy, ba mươi tám. Về sau giao lại quyển sách này cho Lý lão sư. Lý lão sư vừa nhìn thấy quyển sách này thì liền sanh tâm hoan hỉ, đặc biệt là bài mở đầu rất dài ở phía trước là do lão sư ngài viết, ân tình này vô cùng nặng. Phẩm thứ sáu của bổn kinh này, đây là phẩm quan trọng nhất, là ba người cùng nhau hội tập, gồm Hạ Liên lão cư sĩ, Mai Quang Hy lão cư sĩ, và một vị thông Tông thông Giáo vào thời đó là lão hòa thượng Huệ Minh. Ba người họ đã dùng thời gian ba tháng chuyên tâm hội tập phẩm thứ sáu này thì văn tự của phẩm thứ sáu này mới hoàn thành. Để hoàn thành bản thảo này, ba người đã dùng thời gian ba tháng. Lý lão sư vừa nhìn thấy bổn kinh này liền hoan hỉ, liền giao cho nhà in Thụy Thành in ra một ngàn bản. Lần in đầu tiên chính là quyển sách này, về sau dùng kỹ thuật sắp chữ, chữ viết nhỏ hơn, bản này tôi cũng có, lần in đó cũng in hai ngàn bản, cho nên ở Đài Loan tổng cộng có ba ngàn bản. Lượng lưu thông ít, người gặp được bản này không nhiều. Chúng tôi trong những năm gần đây hoằng dương ở hải ngoại, vì sao lúc mới hoằng dương không ai phê bình, hiện tại lại đến phê bình, hoằng dương được mười mấy năm rồi giờ mới đến phê bình. Các vị thử nghĩ xem người phê bình có dụng ý gì? Việc này tôi không cần nói các vị cũng hiểu được, là muốn nhổ trừ cái gốc hoằng pháp lợi sanh của chúng tôi. Quyển sách này là gốc của chúng tôi, quyển sách này nếu bị phá hủy thì gốc của chúng tôi sẽ bị nhổ trừ, cuộc đời tu học của chúng tôi, bốn mươi mấy năm hoằng pháp sẽ bị nhổ đến tận gốc rễ, thật là lợi hại. Một số đồng tu của chúng ta nếu vô tri đi giúp đỡ họ nhổ cái gốc này thì các vị có biết quả báo trong tương lai là gì hay không? Bộ kinh này được chư Phật hộ niệm, long thiên thiện thần bảo hộ. Ngày nay số người thọ trì bộ kinh điển này ở Trung Quốc rất nhiều, nếu tính luôn các khu vực khác trên toàn thế giới, tôi ước lượng đại khái, người thọ trì bộ kinh này ít nhất cũng khoảng ba trăm triệu người. Nếu không phải chư Phật hộ niệm, long thiên thiện thần ủng hộ thì chắc các vị cũng hiểu được mười năm không thể nào có được thành tựu như vậy, bản thân chúng tôi cũng tưởng tượng không ra. Năm xưa bản thân chúng tôi bước ra làm, nếu có thể có được một trăm ngàn người thọ trì thì chúng tôi đã rất mãn nguyện rồi, làm gì dám nghĩ có nhiều đến như vậy, thật không dám tưởng tượng. Từ việc tôi giảng kinh, các vị cũng thường đến nghe tôi, các vị có thể nhìn thấy tôi giảng bất kỳ bộ kinh điển nào thì pháp duyên cũng không thù thắng bằng khi giảng bộ kinh này. Thính chúng và pháp duyên khi giảng bộ kinh này so với giảng hết thảy kinh khác thì nhiều hơn gấp đôi. Việc này mọi người đều đã nhìn thấy rồi. Nếu tự mình lại tỉ mỉ thể hội, khi chúng tôi giảng bộ kinh này thì từ trường giảng đường so với việc giảng những bộ kinh khác là không như nhau. Ngồi ở giảng đường thì sẽ đặc biệt sanh tâm hoan hỉ. Việc này nếu không phải là chư Phật hộ niệm, long thiên thiện thần bảo hộ thì không thể nào sanh ra loại khí tượng như vậy được. Cho nên chúng tôi có lòng tin đối với Phật, có lòng tin với sư thừa, ai muốn đến gây xích mích, gây ly gián thì trong lòng chúng tôi rất rõ, họ đang dạy chúng tôi nghịch thầy phản đạo, họ đến để dạy chúng tôi vong ân phụ nghĩa, họ kéo chúng tôi ra khỏi Phật đạo rồi đưa chúng tôi đến A-tỳ địa ngục, bạn phải rõ ràng.
Đây là sự việc của năm kia, Hoàng thái thái ở San Jose gọi điện cho tôi, bà hỏi tôi bà có bị đọa địa ngục hay không? Tôi trả lời bà, tôi nói bà hãy tự mình đọc quyển Phát Khởi Bồ-tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh vài lần thì sẽ rõ thôi, việc này không cần phải đi hỏi người khác. Hoàng thái thái chỉ là một người tiêu biểu, còn rất nhiều đồng học khác phải nên phản tỉnh. Hiện tại mọi người đều biết tần suất tai nạn của thế gian đang tăng lên, mỗi năm đều nhiều hơn, mỗi lần đều nghiêm trọng hơn. Tai nạn từ đâu mà đến vậy? Tâm con người bất thiện, lời nói bất thiện, hành vi bất thiện, trái ngược với pháp tánh, trái nghịch với giáo huấn của Thánh Hiền, tùy thuận phiền não tập khí của chính mình, nên đã tạo thành thiên tai nhân họa. Ngày tận thế mà các tôn giáo của phương Tây đã nói có khả năng phát sinh hay không? Rất có thể. Có phát sinh hay không đều ở một niệm.
Mấy ngày trước tôi nghe các đồng học nói với tôi, sau khi liên bang Xô Viết sụp đổ đến hiện tại có một phần bí mật đã bị vạch trần. Trong đó có một hạng mục nói là, ba mươi năm trước Liên Xô đã bố trí một số vũ khí hạt nhân ở tại Cuba, dùng để chống lại Mỹ. Số vũ khí hạt nhân đó vào thời điểm đó được tính toán trong mười phút có thể giết chết tám mươi triệu dân của nước Mỹ, chiếm một phần ba số lượng nhân khẩu của nước Mỹ, chỉ cần mười phút thôi. Hiện tại số vũ khí này còn tiến bộ vượt bậc hơn so với lúc trước rất nhiều, hiện tại thì chỉ cần một phút. Cho nên chiến tranh ngày nay, để hủy diệt cả thế giới này đại khái chỉ cần mười phút là đủ, cho nên nhà tiên tri Nostradamus đã dự báo là sau tai nạn thì thế giới chỉ còn lại bảy trăm triệu người. Hay nói cách khác, hiện tại là gần bảy tỷ người thì trong mười người sẽ chết hết chín người, hơn nữa những người sống sót, ông đã hình dung rất hay, khi đó người sống sẽ rất ngưỡng mộ người chết, những tai nạn mà người sống sẽ trải qua thì khổ không bằng chết. Đó là ngày tàn của thế giới, ngày tàn của thế giới chỉ ở trong một niệm, chỉ cần một ý niệm sai lầm thì sẽ bộc phát loại chiến tranh này, trong vài giờ đồng hồ thì thế giới đã bị hủy diệt rồi, chúng ta cũng hiểu được.
Cho nên sống trong thế giới ngày nay không nên sợ chết, vì biết bất cứ lúc nào cũng có thể chết, cách chết như thế nào thì không cần phải lo, một lòng phải nghĩ đến sau khi chết rồi thì ta sẽ đi về đâu. Nếu ta có chỗ tốt hơn để đi vậy thì tự tại rồi, một chút lo sợ cũng không có. Chúng ta y chiếu theo bộ Kinh Vô Lượng Thọ này thì chúng ta sẽ đi đến thế giới Tây Phương Cực Lạc. Ngày nay chúng ta niệm Phật, phải tin sâu nguyện thiết, tín và nguyện của chúng ta chưa đủ, không có sự mong muốn chân thành và khẩn thiết, mong muốn chân thành khẩn thiết là từ đâu mà khởi? Từ hiểu thấu triệt đối với cảnh giới lý luận của Tịnh Tông thì bạn mới có chân tín thiết nguyện. Ngày nay đa số người học Phật tuy có tín nguyện, nhưng không đạt, không đủ độ sâu, không đủ độ sâu là do nghe kinh quá ít. Cho nên chúng tôi ngày ngày đều giảng kinh, thế nhưng dù ngày ngày giảng kinh, ngày ngày khuyên bảo mọi người mà hiệu quả của chúng tôi vẫn vô cùng nhỏ và yếu, vẫn không chống lại được việc người khác ở bên tai bạn nói bóng gió vài câu thì lòng tin của bạn đã dao động rồi. Bạn nói xem có đáng thương hay không? Đây là tự mình chân thật không có thiện căn, không có phước đức. Người có thiện căn phước đức sâu dày thì nhất định sẽ không bị lay động. Hi vọng các đồng tu phải chăm chỉ, phải nỗ lực, phải lưu ý, thời gian không còn nữa rồi, hãy một lòng hướng về thế giới Cực Lạc. Đối với Kinh Vô Lượng Thọ mà tâm không thể sanh khởi được, vậy thì nhất định phải dùng Đại Kinh. Đại Kinh là gì? Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Bát Nhã, Pháp Tướng, Duy Thức, các điển tịch này phân lượng rất lớn. Bạn nghiên cứu một cách thấu triệt thì bạn sẽ tin sâu không nghi đối với kinh này. Tuy bạn có năng lực để đọc tụng những bộ kinh lớn này, nhưng để có cơ duyên gặp được thiện tri thức giúp bạn hiểu được những kinh luận này thì không phải là việc dễ dàng. Đó là một nhân duyên đặc biệt thù thắng.
Được rồi, hôm nay thời gian đã hết, chúng tôi xin giảng đến đây thôi. A Di Đà Phật!
Xin mời xem Cảm Ứng Thiên đoạn thứ 98:
“Phận ngoại doanh cầu. Lực thượng thi thiết.” (Cầu mong quá phận. Dốc hết sức bày vẽ, tạo tác). Hai câu này cũng thuộc về phần “điều ác do bất nhân”.
“Phận ngoại” là vượt ngoài bổn phận, nghĩa là mong cầu quá độ. “Lực thượng thi thiết”, “lực” là năng lực của bạn, không lưu giữ lại chút nào, gọi là ép người quá đáng, việc này là sai, hay nói cách khác là không biết khiêm nhường, đây là ý nghĩa tổng quát. Trong tiểu chú nói rất hay, các vị xem qua thì sẽ hiểu rõ. Loại hành vi, tâm thái này đều là tổn phước. Sau khi chúng ta hiểu rõ đạo lý này, nhất định phải giác ngộ.
Con người trong thế gian này thời gian rất ngắn tạm, trăm năm như khảy móng tay, hà tất trong khoảng thời gian ngắn ngủi này không bao dung người khác, mà còn tạo tác hết thảy tội nghiệp, đây là ngu si đến cùng cực. Trong kinh Phật thường hay nói là “kẻ đáng thương xót”. Bậc chính nhân quân tử thì việc gì cũng nhẫn nhường, việc gì cũng lui về sau, nên phước báo nhận được là vô cùng tận. Phàm là kẻ không nhường nhịn người khác đều có tướng bạc phước, những người như vậy chúng ta không nên toan tính hơn thua với họ. Xã hội hiện tại, nếu các vị bình tâm quan sát thì sẽ thấy có những nguy cơ rất lớn đang chờ chực, hơn nữa những nguy cơ này theo sự quan sát của chúng tôi thì không bao lâu nữa chúng sẽ bộc phát.
Mấy tháng trước, tôi xem tạp chí Mộ Tây của Los Angeles, trong đó có một bài “Thống kê tỷ lệ phạm tội của thanh thiếu niên nước Mỹ”, tôi xem mà vô cùng kinh ngạc. Sự việc này nếu không thể cải thiện thì nước Mỹ của hai mươi, ba mươi năm nữa sẽ không thể tưởng tượng ra được nữa. Không những nước Mỹ bị hủy diệt mà thế giới đều sẽ bị hủy diệt, vấn đề đã nghiêm trọng đến cực điểm rồi. Tôi vì sự việc này mà đặc biệt đi đến California một chuyến, tổ chức hai lần tọa đàm trên sóng truyền hình với các lãnh tụ tôn giáo và lãnh tụ xã hội, chủ yếu là thảo luận về vấn đề này. Hiện tại mọi người đều vô cùng lo lắng về vấn đề này, không cách gì để giải quyết. Đây là do vấn đề gì? Là do vấn đề giáo dục, bao gồm cả vấn đề giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường, giáo dục xã hội, cũng bao gồm cả giáo dục tôn giáo. Bốn loại giáo dục này kết hợp lại thì còn có thể cứu vãn, thế nhưng bốn phương diện giáo dục này muốn kết hợp thì lại là một sự việc rất khó. Cho nên tôi đã khẩn cầu các đài truyền hình phải phát sóng nội dung mang tính chánh diện nhiều một chút, dẫn dắt lòng người hướng thiện, công đức sẽ vô lượng. Chủ tịch của đài truyền hình và tổng giám đốc cũng là những người rất hiếm có, họ đã đồng ý, chúng ta sẽ cung cấp những băng đĩa giảng kinh cho họ. Thực tại mà nói cách làm này cũng như là đem muối bỏ biển, chẳng qua chỉ là tận sức đi làm mà thôi, hy vọng xã hội đại chúng đều có thể giác ngộ, đều có thể phản tỉnh, đều có thể quay đầu thì thế giới này mới có thể được cứu.
Tuần trước, cư sĩ Liêu ở Tam Trọng, Đài Bắc đến bên này thăm tôi. Tôi đem những sự việc này nói cho ông nghe, ông nói với tôi, những hành vi phạm tội của thanh thiếu niên Đài Loan nếu đem so sánh với nước Mỹ thì chỉ có nhiều hơn chứ không ít hơn. Cha mẹ dạy bảo con cái, cha mẹ nói một câu thì con cái cãi lại mười câu. Tôi nghe nói đến đây thì cảm thấy vấn đề của Đài Loan nghiêm trọng rồi, nhất định sẽ có tai nạn lớn.
Người ngày nay không đọc sách, những lời chỉ dạy của cổ Thánh tiên Hiền không phải là lời tiên tri, không phải là mê tín. Cổ Thánh tiên Hiền dạy chúng ta muốn quan sát kiết hung họa phước của xã hội thì nhìn từ đâu? Nhìn từ nhân tâm, bạn hãy tỉ mỉ quan sát, họ đang nghĩ điều gì, họ nói cái gì, họ làm điều gì? Nếu là ba thiện nghiệp thì xã hội này tốt, nếu ba nghiệp mà bất thiện thì xã hội này nhất định sẽ có tai nạn, đây không phải là mê tín. Người xưa đã nói, chúng ta đem kinh luận để đối chiếu một chút, sẽ khiến chúng ta có lòng tin kiên định, tin sâu không nghi. Phật ở trong kinh nói với chúng ta: “Y báo tùy theo chánh báo chuyển”. Y báo là hoàn cảnh cuộc sống của chúng ta, gia đình chúng ta, xã hội chúng ta, đất nước của chúng ta, thế giới của chúng ta, đây là hoàn cảnh cuộc sống của chúng ta. Hoàn cảnh tùy theo nhân tâm mà chuyển, tùy theo ý niệm của con người mà chuyển. Tâm niệm thiện thì hoàn cảnh tốt lành, hoàn cảnh là phước. Tâm niệm bất thiện thì là tai, là hung, là họa hại. Cho nên Thánh Hiền thế xuất thế gian, xuất hiện ở thế gian này để làm gì? Xưa nay trong ngoài nước, dường như các Ngài làm cùng một sự việc, đó là dạy học, truyền đạo. Căn nguyên của họa hại là ở đâu? Phật pháp nói rất rõ ràng. Căn nguyên ở tại “ngã kiến”. Danh từ này người thật sự có thể thể hội được không nhiều. Tác dụng của nó là gì? Khởi tác dụng gì? Tự tư tự lợi. Cái này thì mọi người dễ hiểu. Chúng ta ngày nay suy nghĩ xem, người trên toàn thế giới có ai mà không tự tư tự lợi chứ? Có ai mà không dốc sức để theo đuổi danh văn lợi dưỡng, ngũ dục lục trần? Hai câu này là từ trên đây mà nói, “Cầu mong quá phận. Dốc hết sức bày vẽ, tạo tác”, không từ thủ đoạn, lừa gạt cưỡng đoạt, tranh danh đoạt lợi.
Buổi tối hôm qua, cư sĩ Hà Vân ở Bắc Kinh đã đến thăm Singapore. Buổi tối chúng tôi cùng ăn cơm ở Kim Sơn Cát. Kim Sơn Cát là một nhà hàng chay. Ở đó tôi thấy có rất nhiều màn hình ti-vi, tôi nhìn thấy trong ti-vi có một nữ ca sĩ đang hát. Cô ca sĩ đó tôi vừa nhìn thì thấy đó là ma quỷ không phải người. Nghe nói cô ca sĩ này ở bên ngoài khi đi hát bán một vé đến một ngàn Đài tệ. Bạn nói xem vậy mà được sao? Chúng tôi ở nơi này giảng kinh thuyết pháp không bán vé mà người ta không chịu đến, vé xem cô đó một ngàn Đài tệ mà họ tranh giành nhau đi mua, như vậy chúng ta tưởng tượng được người hiện nay trong đầu họ đang nghĩ gì. Thật quá sức tưởng tượng, ma quỷ múa may loạn xạ. Kinh Lăng Nghiêm nói “Tà sư thuyết pháp như Hằng hà sa”, những người nào là tà sư? Tất cả những người này đều là tà sư, họ đã dạy bảo xã hội này như thế nào? Xã hội này làm thế nào không loạn được chứ? Tai nạn triền miên, mỗi ngày một nghiêm trọng hơn, chúng ta hiểu được nó từ đâu mà đến. “Đạo, Đức, Nhân, Nghĩa, Lễ” đều đã bị phế trừ, tận diệt rồi, tương lai của muôn vàn chúng sanh là ở đâu? Nếu bạn hiểu Phật pháp đôi chút thì biết là ở ba đường ác. Những loại tướng này hiện ra là tướng địa ngục, tướng địa ngục hiện tiền rồi, chúng ta còn có thể không giác ngộ hay sao?
Làm thế nào để cứu Phật pháp? Làm thế nào để cứu chúng sanh? Chúng ta thực sự không hiểu rõ, làm thế nào cứu chính mình còn không biết, bạn nói xem có đáng thương hay không? Bắt đầu từ đâu mà cứu đây? Phật ở trong Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh đã nói với chúng ta ba điều là Tịnh Nghiệp Tam Phước. Tầm quan trọng của ba điều này có mấy người biết chứ? Phật nói rất rõ ràng, “Đây là tịnh nghiệp chánh nhân của ba đời chư Phật”. Câu nói này bạn hiểu không? Ba đời là Phật quá khứ, Phật hiện tại, Phật vị lai, hết thảy những người tu hành thành Phật đều là bắt đầu từ nền tảng này. Bất luận là bạn tu pháp môn nào, tông phái nào, Hiển giáo, Mật giáo, Tông môn hay Giáo hạ hết thảy đều lấy việc này làm nền tảng, không có nền tảng này thì bạn nhất định không thể thành tựu. Sự tu hành của chúng ta trước tiên phải cắm rễ ở chỗ này. Sau khi cắm cái gốc này xuống thì bạn mới có thành tựu, bạn dụng công mới đắc lực. Nói lời thành thật thì bạn mới có thể được chư Phật hộ niệm, long thiên thiện thần ủng hộ. Nếu bạn bỏ đi nền tảng này, bất luận là bạn tinh tấn tu học như thế nào đi nữa, chư Phật cũng sẽ không hộ niệm bạn, long thiên thiện thần cũng sẽ không bảo hộ bạn. Vì sao vậy? Vì con đường bạn đi là tà đạo.
Đây là cái gốc của chánh pháp. Gốc của gốc là gì? “Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng” chính là tám chữ này. Mười phương ba đời hết thảy chư Phật giáo hóa vô lượng vô biên chúng sanh trong pháp giới, là dạy điều gì? Dạy tám chữ này, tám chữ này nếu chúng ta tỉnh lược lại nữa, còn bốn chữ là “hiếu thân tôn sư”, nếu tỉnh lược nữa thì còn hai chữ là “hiếu kính”. Thánh Hiền thế xuất thế gian giáo hóa chính là hai chữ này. Làm được viên mãn hai chữ này thì liền thành Phật. Chúng ta đã đánh mất hai chữ này rồi. Chúng ta bất hiếu với mẹ cha. Nếu hiếu thảo cha mẹ thì bạn sẽ không dám khởi vọng tưởng, sẽ không dám làm việc sai. Vì sao vậy? Vì làm việc sai, khởi vọng tưởng là có lỗi với cha mẹ mình; không thể y giáo phụng hành, là có lỗi với lão sư. Ngày nay chúng tôi nói những lời này vô cùng đau lòng, vô cùng cảm khái. Ngày nay hiếu đạo, sư đạo đều không còn nữa, ngày nay còn ai nghe lời ai vậy? Không ai nghe lời ai cả, đều mong muốn người khác nghe mình. Phổ Hiền Bồ-tát dạy chúng ta hằng thuận chúng sanh, hiện tại thì hoàn toàn ngược lại, là hy vọng chúng sanh hằng thuận mình, chứ mình không thuận chúng sanh. Đây chính là thiên hạ đại loạn, tất cả những tai nạn họa hại đều sẽ đến.
Chỉ có một con đường để giải cứu đó là làm ngược lại. Người thế gian bất hiếu vậy thì ta phải tận hiếu, ta làm cho mọi người xem. Người thế gian bất kính thì ta phải tu kính, làm cho mọi người xem. Đây chính là Phật Bồ-tát tái lai, hiện thân thuyết pháp, nhất định phải là người tái lai mới có thể làm được, không phải người tái lai thì không làm được, họ không có cái trí huệ này, họ cũng không có cái phước đức này, đại trí huệ đại phước đức thì họ mới có thể làm được. Thiện duyên của chúng sanh chín muồi thì mới có những người tái lai, đại thiện tri thức xuất hiện. Nếu chúng sanh không có phước, tạo nghiệp đến khi phải chịu nạn, những người này sẽ thoái ẩn, yêu ma quỷ quái sẽ xuất hiện. Cho nên mọi người phải ghi nhớ câu nói này trong Kinh Lăng Nghiêm, kinh nói thế gian hiện tại của chúng ta, yêu ma quỷ quái như cát sông Hằng. Chúng ta nghe câu này phải bình tâm phản tỉnh, bản thân mình có phải là yêu ma quỷ quái hay không? Việc này rất quan trọng, nếu chính mình là yêu ma quỷ quái thì hãy nhanh chóng quay đầu, quay đầu là bờ. Phật và ma cách nhau chỉ một niệm, một niệm giác thì ma liền thành Phật, một niệm mê thì Phật biến thành ma. Cho nên Đại đức trong Tông môn thường nói “vô Phật diệc vô ma” (không Phật cũng không ma), là sai khác ở một niệm.
Chúng tôi vì đồng học Tịnh Tông đã biên soạn ra cuốn “Quy Tắc Tu Hành Cho Đồng Học Tịnh Tông”, rất quan trọng. Quyển này ít đến nỗi không thể ít hơn được nữa, mức độ thấp nhất rồi. Nếu chúng ta có thể làm được thì đời này nhất định được sanh Tịnh Độ, nhất định được chư Phật hộ niệm, long thiên thiện thần bảo hộ. Chúng ta ở trong thời đại này sẽ không bị nhấn chìm bởi rất nhiều sóng gió, chúng ta có thể giữ mình. Nếu không thể y giáo phụng hành thì nhất định sẽ bị sóng gió của thời đại nhấn chìm, tiền đồ của bạn nhất định sẽ đen tối.
Bất cứ khi nào tôi cũng có thể ra đi, bản thân tôi biết mình sẽ đi về đâu, tiền đồ của tôi là quang minh xán lạn. Thân thể này còn lưu lại thế gian thì toàn tâm toàn lực vì mọi người, giúp đỡ mọi người hiểu được chân tướng sự thật ở ngay trước mắt. Trước mắt rất nhiều nguy hiểm tai nạn, có thể sản sanh hiệu quả hay không là ở đồng tu các vị có sự cảnh giác hay không? Nếu quả nhiên có sự cảnh giác thì bạn có phước, nếu vẫn lơ là mất cảnh giác, tôi đã tận hết trách nhiệm với bạn rồi, bạn tương lai nếu đọa vào ba đường ác thì bạn cũng không thể trách tôi, vì tôi đã nói từ sớm rồi.
Khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác, tôi thường nói phải buông bỏ thành kiến của chính mình. Kiến giải của chính mình, tư tưởng của chính mình đều là tội ác. Kinh Địa Tạng nói “chúng sanh Diêm-phù-đề khởi tâm động niệm không gì không phải là tội”, đây là Phật nói không phải tôi nói. Chúng ta suy nghĩ xem, thật là không sai, phải buông bỏ, hết thảy tùy thuận theo giáo huấn của Phật Bồ-tát, y giáo phụng hành thì chúng ta mới có thể được cứu. Cho nên nhất định phải buông bỏ tự tư tự lợi, buông bỏ danh văn lợi dưỡng, buông bỏ tham sân si mạn, hết thảy đều vì chúng sanh, vì Phật pháp. Nhất định không vì chính mình thì con đường của chúng ta sẽ có lối ra, được giải thoát. Phải giải trừ những quan niệm sai lầm của chúng ta, cách nghĩ sai lầm, cách nhìn sai lầm, lìa khỏi tự tư tự lợi, danh văn lợi dưỡng, ngũ dục lục trần thì thoát ly được lục đạo luân hồi.
**********
Các vị đồng tu, hôm qua là lễ kỷ niệm ba năm ngày mất của Hàn Quán Trưởng, tôi vô cùng cảm ơn rất nhiều đồng tu trong ngoài nước khắp nơi đến đây tham gia lễ tưởng nhớ. Pháp hội đã được cử hành rất viên mãn, ý nghĩa cũng rất sâu sắc, không chỉ là chúng tôi tự mình cảm ơn, mà cũng làm ra để các Đại đức hộ pháp trên toàn thế giới nhìn thấy. Người học Phật bất luận tại gia hay xuất gia nhất định phải tri ân và báo ân, cảm ân đội đức. Bất luận là ai có bất kỳ sự quan tâm yêu thương giúp đỡ nào đối với chúng ta thì chúng ta cả đời không quên, đem hết thảy công đức mà chính mình tu trì được đều hồi hướng cho hết thảy những người đã hộ trì cho chúng ta, những người giúp đỡ ta, đây là tuân theo giáo huấn mà trong kinh luận Phật thường nói với chúng ta.
Hôm qua lớp nghiên cứu Kinh Vô Lượng Thọ của Tịnh Tông Học Hội Đài Nam đã gởi cho tôi một bức thư. Các đồng tu Đài Bắc khi đến gặp tôi cũng nêu ra một số vấn đề. Hiện tại không ít người phản đối việc đọc tụng bản hội tập của ngài Hạ Liên Cư, ở Đài Loan hay ở Trung Quốc đại lục cũng đều có. Họ hỏi tôi: có nên tiếp tục đọc quyển kinh này không? Vấn đề này đối với Tịnh Tông Học Hội của chúng ta mà nói là một sự đả kích rất nghiêm trọng. Cho nên tôi đã nói với họ, chúng tôi có sư thừa, chúng ta đi theo một vị lão sư, học một vị lão sư, chúng ta có lòng tin đối với vị Thầy này hay không? Nếu có lòng tin thì nhất định y theo lời dạy của Thầy, nếu không có lòng tin, mà bạn có lòng tin với một vị nào khác thì bạn hãy học theo vị đó, bạn sẽ có thành tựu. Nếu bạn đi theo vị Thầy mà bạn không có lòng tin thì bạn sẽ không được gì cả. Tôi ở dưới hội của lão sư Lý mười năm, lão sư ngài đã đem pháp bổn này giao cho tôi, muốn tôi hoằng dương pháp môn này, y theo pháp bổn này mà tu học. Quyển sách gốc đó đang nằm ở trên tay tôi đây, những ghi chú trên bìa sách này là chính tay lão sư Lý đã ghi. Đây là bản gốc, những quyển các vị xem là những quyển được phô-tô lại. Những ghi chú nhỏ trên các lề sách này là chính tay lão sư Lý đã ghi. Quyển sách này không ít đồng tu đã xem qua, các vị xem thấy bản in này là vào năm Dân Quốc thứ ba mươi chín, Dương lịch là năm 1950. Quyển sách này là quyển mà năm xưa lão sư đã dùng để giảng và tự tay ghi chú lên nó, đến nay đã vừa đúng năm mươi năm rồi. Tôi đến Đài Trung thân cận với lão sư ngài, đến năm thứ hai thì được giao quyển sách này, vào lúc đó tôi chưa xuất gia, tôi nhìn thấy quyển sách này vô cùng hoan hỉ, liền đọc tụng thọ trì. Vào sinh nhật năm mươi tuổi của Hàn Quán Trưởng, chúng tôi rất muốn phát tâm giảng bộ kinh này để chúc thọ cho bà. Khi đó lão sư Lý đã nói với tôi, Ngài nói duyên vẫn chưa chín muồi, vì sao lại chưa chín muồi vậy? Vì người chưa hiểu Tịnh Tông còn rất nhiều, người hiểu lầm thì quá nhiều, mọi người còn chưa biết Hạ Liên lão cư sĩ, vẫn còn có thành kiến, cho nên họ sẽ phê bình quyển sách này. Ngài nói tuổi của tôi vẫn còn trẻ, kinh nghiệm từng trải còn ít, khó mà chống đỡ nổi, duyên chưa chín muồi. Thế là tôi đành cất giữ quyển sách này lại, nhưng tôi tự mình thường xuyên đọc tụng. Mãi cho đến khi lão sư Lý vãng sanh, tôi liền nghĩ đến quyển sách này ở Đài Trung, các liên hữu vẫn chưa thấy qua. Năm đó là năm 1950, lão sư Lý giảng quyển kinh này ở chùa Pháp Hoa-Đài Trung. Lúc đó hình như vẫn chưa có Liên Xã Đài Trung. Thính chúng chỉ có ba mươi mấy người, trong đó có Chu Bang Đạo và Cam lão cư sĩ ở Los Angeles, trong thính chúng lúc đó có hai vị này. Khi Lý lão sư giảng bộ kinh này tôi không được nghe. Ngài đem những ghi chú này giao lại cho tôi, đã ghi chú lại cho tôi, tôi có thể hoàn toàn hiểu được ý của Ngài. Cho nên sau khi lão sư vãng sanh, tôi liền phát tâm in quyển kinh này ra mười ngàn bản, hồi hướng cho lão sư ngài được tăng cao phẩm vị. Trong mười ngàn quyển đó có hai ngàn quyển là do anh chị em cư sĩ Thôi Vân Anh ở Los Angeles phát tâm in ấn. Tôi thì đảm nhiệm tám ngàn quyển, đây là lần in đầu tiên, in quyển kinh này ra và lưu thông ở Đài Loan. Mọi người đều đã xem thấy rồi, người ở hải ngoại xem thấy cũng đều sanh đại hoan hỉ. Sau đó họ đến tìm tôi nói: “Pháp Sư! Ngài có thể giảng kinh này qua một lần không?” Tôi hiểu được nhân duyên mà lão sư đã nói đến lúc này thì mới chín muồi. Người ta đến tìm tôi mời tôi giảng, ba, bốn lần giảng đầu tiên ở Đài Loan thì tôi giảng dựa trên bản sách gốc này. Về sau vì vô cùng trân quý bản gốc này, nên mới đem nó cất đi, tôi dùng bản in lại để giảng, nên người thấy được bản gốc này càng ngày càng ít.
Tôi đây là có sư thừa. Lão sư của lão sư Lý là Đại sư Ấn Quang và cư sĩ Mai Quang Hy. Lý lão cư sĩ học giáo từ cư sĩ Mai Quang Hy, còn Tịnh Độ là học của Ấn Quang Đại sư, cho nên chúng tôi là học trò chân truyền của Ấn Tổ. Còn Mai Đại sư thì chúng tôi có nguồn gốc pháp mạch từ Ngài, chúng tôi và Ngài có mối quan hệ sư thừa. Cư sĩ Hạ Liên Cư và Mai Quang Hy là cùng một thời đại, hơn nữa họ còn là bạn bè rất thân thiết, là đạo hữu vô cùng thân thiết. Bây giờ chúng ta mới hiểu được các Ngài đều là Bồ-tát hóa thân, không phải người phàm. Sau khi tôi quen biết với lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, mỗi năm đều có cơ hội gặp mặt một, hai lần. Trong một lần nói chuyện, nói đến vấn đề này, tôi đã thảo luận với ông, Hạ lão rốt cuộc là người nào tái lai? Ông chỉ cười mà không đáp, ông nói cơ duyên vẫn chưa chín muồi, không thể nào tuyên bố. Nguyên nhân là gì? Nếu tuyên bố thì người hủy báng sẽ càng nhiều hơn, khiến những người phỉ báng này tạo nghiệp A-tỳ địa ngục, đây là việc mà Phật Bồ-tát quyết định không thể làm. Trong tâm chúng tôi thì rất rõ ràng rất minh bạch, đây là sư thừa. Những lời đồn đại bên ngoài nếu làm chúng tôi động tâm thì uổng công mười năm tôi theo Lý lão sư. Không những là uổng công mà người ta đáp trả bằng một câu nói thì đã đạp tôi xuống A-tỳ địa ngục rồi, nói “Pháp sư Tịnh Không vong ơn bội nghĩa, nghịch thầy phản đạo”. Tôi hoằng pháp lợi sanh bốn mươi năm, chỉ tám chữ này thôi thì đã xóa sạch hết. Bạn nên biết, vong ơn bội nghĩa, nghịch thầy phản đạo là người nào? Là chúng sanh địa ngục? Việc này làm sao có thể dám làm chứ? Lão sư của chúng tôi có phải là tà sư hay không? Không phải! Xã hội đại chúng đã công nhận không phải là tà sư, nếu đã không phải là tà sư, là chân thiện tri thức, mà bạn phản bội thì bạn ngu si rồi, là người bạc phước, không những bạc phước mà bạn không có phước.
Thân cận thiện tri thức khó đến như vậy. Bạn xem Thế Tôn trong Kinh Hoa Nghiêm, phần mở đầu của Tứ Thập Hoa Nghiêm, Thiện Tài Đồng Tử tham phỏng thiện tri thức, bạn xem Đại sư Thanh Lương chú giải. Một người ở trong đời này có thể thân cận thiện tri thức là nhờ vào thiện căn, nhân duyên, phước đức nhiều đời nhiều kiếp, làm gì có chuyện dễ dàng như vậy. Đệ tử truyền pháp của Hạ lão chỉ có một mình lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ. Lý lão sư ở tại Đài Loan hoằng pháp bốn mươi năm, truyền lại bộ kinh này cũng chỉ có một mình tôi. Tôi về sau đã tỉ mỉ suy nghĩ, cái pháp này nếu truyền cho bất kỳ ai cũng không thể phát dương quang đại. Lý lão sư truyền pháp, mọi người cũng biết chúng tôi có ba người, hiện tại ở Đài Trung có cư sĩ Từ Tỉnh Dân và cư sĩ Châu Gia Lân. Không phải là nói họ không có năng lực hoằng dương, mà do họ không có cơ duyên này. Châu cư sĩ và Từ cư sĩ xưa nay không rời khỏi Đài Trung, không giống như tôi đi khắp mọi nơi trên thế giới, đi đến đâu hoằng dương đều thành lập Tịnh Tông Học Hội. Việc thành lập Tịnh Tông Học Hội này là do lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ phó thác. Hoàng Niệm lão vẫn luôn nói với tôi: Tịnh Tông Học Hội là tâm nguyện lớn trong đời của Hạ lão sư, danh xưng đã được nêu ra rồi nhưng vẫn chưa thực hiện. Ông hy vọng tôi thực hiện điều này ở hải ngoại. Cho nên Tịnh Tông Học Hội đầu tiên của chúng tôi đã được thành lập tại Vancouver, Canada. Lần đầu tiên ở đó giảng Kinh Vô Lượng Thọ, mọi người nghe xong rất hoan hỉ, đã phát tâm thành lập Tịnh Tông Học Hội. Hội thứ hai là hội của Dương Nhất Hoa, Tịnh Tông Học Hội Mỹ Quốc, thành lập tại Sunnyvale của California, đến nay tôi nghe nói ở Canada và Mỹ đã có hơn ba mươi hội rồi.
Hôm qua có một vị là Lý cư sĩ đã đến thăm tôi, ông từ Paris đến, ông đã sống ở Paris hai mươi năm rồi, ông là một ký giả báo chí, hiện tại đã về hưu. Bên đó ông nhiệt tâm hoằng dương Tịnh Độ. Ông đã chuẩn bị thành lập một tổ chức Phật giáo ở nơi đó. Tôi nói vậy ông xây dựng một Tịnh Tông Học Hội thì tốt quá rồi. Ở Pháp, ở Thụy Sĩ, hiện tại ở Tây Ban Nha cũng đã có rồi. Tôi nói ông hãy cố gắng phát triển ở Châu Âu. Hôm qua thầy Ngộ Hạnh cũng có ở đó, tôi đã bảo thầy Ngộ Hạnh đến Úc. Thời kỳ mạt Pháp, chỉ có pháp môn này mới có thể phổ độ chúng sanh. Các vị không tin tưởng nhưng tôi tin tưởng, mãi cho đến khi Phật pháp diệt tận, Phật đã nói, Phật pháp diệt tận thì Kinh Vô Lượng Thọ vẫn sẽ được lưu lại ở thế gian này một trăm năm. Kinh Vô Lượng Thọ là quyển nào vậy? Khẳng định là bản hội tập này. Cho nên Hạ lão cư sĩ vãng sanh, đã nói với lão Hoàng Niệm Tổ, nói với các đồng học, Ngài nói quyển sách này của Ngài tương lai sẽ từ hải ngoại mà truyền vào Trung Quốc, sẽ được truyền bá khắp thế giới. Vào lúc đó Hoàng lão cư sĩ nghe được thì cảm thấy mơ mơ hồ hồ, không thể nghĩ bàn. Quyển sách đó vừa mới được hội tập, in chưa được bao nhiêu quyển, ở Đại Lục tổng cộng chỉ mới in được ba ngàn quyển, ở hải ngoại căn bản là chưa có thì sao có thể từ hải ngoại mà truyền vào Trung Quốc được chứ. Hạ lão đối với sự thay đổi trùng trùng của thế gian này rõ như lòng bàn tay, làm sao Ngài là người thông thường được. Quyển sách này là Hoàng lão cư sĩ mang đến Đài Loan, vào khoảng thời gian năm Dân Quốc thứ ba mươi bảy, ba mươi tám. Về sau giao lại quyển sách này cho Lý lão sư. Lý lão sư vừa nhìn thấy quyển sách này thì liền sanh tâm hoan hỉ, đặc biệt là bài mở đầu rất dài ở phía trước là do lão sư ngài viết, ân tình này vô cùng nặng. Phẩm thứ sáu của bổn kinh này, đây là phẩm quan trọng nhất, là ba người cùng nhau hội tập, gồm Hạ Liên lão cư sĩ, Mai Quang Hy lão cư sĩ, và một vị thông Tông thông Giáo vào thời đó là lão hòa thượng Huệ Minh. Ba người họ đã dùng thời gian ba tháng chuyên tâm hội tập phẩm thứ sáu này thì văn tự của phẩm thứ sáu này mới hoàn thành. Để hoàn thành bản thảo này, ba người đã dùng thời gian ba tháng. Lý lão sư vừa nhìn thấy bổn kinh này liền hoan hỉ, liền giao cho nhà in Thụy Thành in ra một ngàn bản. Lần in đầu tiên chính là quyển sách này, về sau dùng kỹ thuật sắp chữ, chữ viết nhỏ hơn, bản này tôi cũng có, lần in đó cũng in hai ngàn bản, cho nên ở Đài Loan tổng cộng có ba ngàn bản. Lượng lưu thông ít, người gặp được bản này không nhiều. Chúng tôi trong những năm gần đây hoằng dương ở hải ngoại, vì sao lúc mới hoằng dương không ai phê bình, hiện tại lại đến phê bình, hoằng dương được mười mấy năm rồi giờ mới đến phê bình. Các vị thử nghĩ xem người phê bình có dụng ý gì? Việc này tôi không cần nói các vị cũng hiểu được, là muốn nhổ trừ cái gốc hoằng pháp lợi sanh của chúng tôi. Quyển sách này là gốc của chúng tôi, quyển sách này nếu bị phá hủy thì gốc của chúng tôi sẽ bị nhổ trừ, cuộc đời tu học của chúng tôi, bốn mươi mấy năm hoằng pháp sẽ bị nhổ đến tận gốc rễ, thật là lợi hại. Một số đồng tu của chúng ta nếu vô tri đi giúp đỡ họ nhổ cái gốc này thì các vị có biết quả báo trong tương lai là gì hay không? Bộ kinh này được chư Phật hộ niệm, long thiên thiện thần bảo hộ. Ngày nay số người thọ trì bộ kinh điển này ở Trung Quốc rất nhiều, nếu tính luôn các khu vực khác trên toàn thế giới, tôi ước lượng đại khái, người thọ trì bộ kinh này ít nhất cũng khoảng ba trăm triệu người. Nếu không phải chư Phật hộ niệm, long thiên thiện thần ủng hộ thì chắc các vị cũng hiểu được mười năm không thể nào có được thành tựu như vậy, bản thân chúng tôi cũng tưởng tượng không ra. Năm xưa bản thân chúng tôi bước ra làm, nếu có thể có được một trăm ngàn người thọ trì thì chúng tôi đã rất mãn nguyện rồi, làm gì dám nghĩ có nhiều đến như vậy, thật không dám tưởng tượng. Từ việc tôi giảng kinh, các vị cũng thường đến nghe tôi, các vị có thể nhìn thấy tôi giảng bất kỳ bộ kinh điển nào thì pháp duyên cũng không thù thắng bằng khi giảng bộ kinh này. Thính chúng và pháp duyên khi giảng bộ kinh này so với giảng hết thảy kinh khác thì nhiều hơn gấp đôi. Việc này mọi người đều đã nhìn thấy rồi. Nếu tự mình lại tỉ mỉ thể hội, khi chúng tôi giảng bộ kinh này thì từ trường giảng đường so với việc giảng những bộ kinh khác là không như nhau. Ngồi ở giảng đường thì sẽ đặc biệt sanh tâm hoan hỉ. Việc này nếu không phải là chư Phật hộ niệm, long thiên thiện thần bảo hộ thì không thể nào sanh ra loại khí tượng như vậy được. Cho nên chúng tôi có lòng tin đối với Phật, có lòng tin với sư thừa, ai muốn đến gây xích mích, gây ly gián thì trong lòng chúng tôi rất rõ, họ đang dạy chúng tôi nghịch thầy phản đạo, họ đến để dạy chúng tôi vong ân phụ nghĩa, họ kéo chúng tôi ra khỏi Phật đạo rồi đưa chúng tôi đến A-tỳ địa ngục, bạn phải rõ ràng.
Đây là sự việc của năm kia, Hoàng thái thái ở San Jose gọi điện cho tôi, bà hỏi tôi bà có bị đọa địa ngục hay không? Tôi trả lời bà, tôi nói bà hãy tự mình đọc quyển Phát Khởi Bồ-tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh vài lần thì sẽ rõ thôi, việc này không cần phải đi hỏi người khác. Hoàng thái thái chỉ là một người tiêu biểu, còn rất nhiều đồng học khác phải nên phản tỉnh. Hiện tại mọi người đều biết tần suất tai nạn của thế gian đang tăng lên, mỗi năm đều nhiều hơn, mỗi lần đều nghiêm trọng hơn. Tai nạn từ đâu mà đến vậy? Tâm con người bất thiện, lời nói bất thiện, hành vi bất thiện, trái ngược với pháp tánh, trái nghịch với giáo huấn của Thánh Hiền, tùy thuận phiền não tập khí của chính mình, nên đã tạo thành thiên tai nhân họa. Ngày tận thế mà các tôn giáo của phương Tây đã nói có khả năng phát sinh hay không? Rất có thể. Có phát sinh hay không đều ở một niệm.
Mấy ngày trước tôi nghe các đồng học nói với tôi, sau khi liên bang Xô Viết sụp đổ đến hiện tại có một phần bí mật đã bị vạch trần. Trong đó có một hạng mục nói là, ba mươi năm trước Liên Xô đã bố trí một số vũ khí hạt nhân ở tại Cuba, dùng để chống lại Mỹ. Số vũ khí hạt nhân đó vào thời điểm đó được tính toán trong mười phút có thể giết chết tám mươi triệu dân của nước Mỹ, chiếm một phần ba số lượng nhân khẩu của nước Mỹ, chỉ cần mười phút thôi. Hiện tại số vũ khí này còn tiến bộ vượt bậc hơn so với lúc trước rất nhiều, hiện tại thì chỉ cần một phút. Cho nên chiến tranh ngày nay, để hủy diệt cả thế giới này đại khái chỉ cần mười phút là đủ, cho nên nhà tiên tri Nostradamus đã dự báo là sau tai nạn thì thế giới chỉ còn lại bảy trăm triệu người. Hay nói cách khác, hiện tại là gần bảy tỷ người thì trong mười người sẽ chết hết chín người, hơn nữa những người sống sót, ông đã hình dung rất hay, khi đó người sống sẽ rất ngưỡng mộ người chết, những tai nạn mà người sống sẽ trải qua thì khổ không bằng chết. Đó là ngày tàn của thế giới, ngày tàn của thế giới chỉ ở trong một niệm, chỉ cần một ý niệm sai lầm thì sẽ bộc phát loại chiến tranh này, trong vài giờ đồng hồ thì thế giới đã bị hủy diệt rồi, chúng ta cũng hiểu được.
Cho nên sống trong thế giới ngày nay không nên sợ chết, vì biết bất cứ lúc nào cũng có thể chết, cách chết như thế nào thì không cần phải lo, một lòng phải nghĩ đến sau khi chết rồi thì ta sẽ đi về đâu. Nếu ta có chỗ tốt hơn để đi vậy thì tự tại rồi, một chút lo sợ cũng không có. Chúng ta y chiếu theo bộ Kinh Vô Lượng Thọ này thì chúng ta sẽ đi đến thế giới Tây Phương Cực Lạc. Ngày nay chúng ta niệm Phật, phải tin sâu nguyện thiết, tín và nguyện của chúng ta chưa đủ, không có sự mong muốn chân thành và khẩn thiết, mong muốn chân thành khẩn thiết là từ đâu mà khởi? Từ hiểu thấu triệt đối với cảnh giới lý luận của Tịnh Tông thì bạn mới có chân tín thiết nguyện. Ngày nay đa số người học Phật tuy có tín nguyện, nhưng không đạt, không đủ độ sâu, không đủ độ sâu là do nghe kinh quá ít. Cho nên chúng tôi ngày ngày đều giảng kinh, thế nhưng dù ngày ngày giảng kinh, ngày ngày khuyên bảo mọi người mà hiệu quả của chúng tôi vẫn vô cùng nhỏ và yếu, vẫn không chống lại được việc người khác ở bên tai bạn nói bóng gió vài câu thì lòng tin của bạn đã dao động rồi. Bạn nói xem có đáng thương hay không? Đây là tự mình chân thật không có thiện căn, không có phước đức. Người có thiện căn phước đức sâu dày thì nhất định sẽ không bị lay động. Hi vọng các đồng tu phải chăm chỉ, phải nỗ lực, phải lưu ý, thời gian không còn nữa rồi, hãy một lòng hướng về thế giới Cực Lạc. Đối với Kinh Vô Lượng Thọ mà tâm không thể sanh khởi được, vậy thì nhất định phải dùng Đại Kinh. Đại Kinh là gì? Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Bát Nhã, Pháp Tướng, Duy Thức, các điển tịch này phân lượng rất lớn. Bạn nghiên cứu một cách thấu triệt thì bạn sẽ tin sâu không nghi đối với kinh này. Tuy bạn có năng lực để đọc tụng những bộ kinh lớn này, nhưng để có cơ duyên gặp được thiện tri thức giúp bạn hiểu được những kinh luận này thì không phải là việc dễ dàng. Đó là một nhân duyên đặc biệt thù thắng.
Được rồi, hôm nay thời gian đã hết, chúng tôi xin giảng đến đây thôi. A Di Đà Phật!
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.