Thái Tử Cố Chấp Là Chồng Cũ Của Ta
Chương 36:
Bát Nguyệt Vu Hạ
16/05/2024
◎Vẻ mặt của Cố Trường Tấn lạnh dần, nói: "Kẻ đó đã làm nội tử bị thương."◎
Dung Thư lau người cho Thẩm thị, thay đổi xiêm y sạch sẽ xong xuôi, vừa định tiếp tục xem sổ sách thì nghe thấy Chu ma ma tiến vào nói: "Cô nương, Hầu gia đến rồi ạ."
Sắc mặt của Dung Thư nhàn nhạt, nghiền ngẫm một lát rồi buông sổ sách trong tay xuống, vén rèm đi ra ngoài.
Sau khi nương ngã bệnh, phụ thân ngày nào cũng phải đến Thanh Hành Viện thăm nương, đến rồi cũng không làm gì, chỉ ngồi ở bên giường nhìn nương, không nói một lời.
Cho đến khi Dung Thư thúc giục ông ấy rời đi, Dung Tuần mới vô tri vô giác rời đi.
Hiện giờ sức khỏe của nương ngày một trở nên tốt hơn, rốt cục thì Chu ma ma cũng thu lại vẻ mặt lạnh lẽo ban đầu, lại bắt đầu nở nụ cười. Trong mắt Chu ma ma, chỉ cần ngày nào nương còn là Hầu phu nhân thì ngày đó vẫn không thể trở mặt với Dung Tuần được.
Nhưng Dung Thư thật sự là không tài nào bày ra một bộ mặt cười với ông ấy được. Nàng ra khỏi nội thất, quỳ gối về phía Dung Tuần rồi nói: "Thưa phụ thân, nữ nhi có vài việc muốn thương lượng với phụ thân. Qua hai ngày nữa là tiết Hàn Y. Trước kia, mỗi lần tới tiết Hàn Y đều là do nương đến chủ trì, nhưng trạng thái hiện giờ của nương tất nhiên là không thể làm được việc này nữa. Cho nên, tiết Hàn Y năm nay, Thanh Hành Viện khó lòng lo toan chu toàn được."
Đại Dận xưa nay đều rất coi trọng tiết Hàn Y. Mỗi dịp vừa đến tiết Hàn Y, từ thiên tử cho đến dân chúng, ai ai cũng phải lập đàn tế tổ tiên.
Dân chúng bình thường qua tiết Hàn Y, phần lớn là cắt giấy ngũ sắc làm hàn y để đốt cho tổ tiên. Nhưng những đại gia tộc, nhất là các thế gia huân quý qua tiết Hàn Y thì không thể mất mặt như thế được. Ngoại trừ việc đốt hàn y, còn phải mời người khóc than cho các vong linh, bày hí đài (1) tổ chức yến hội, làm cho càng náo nhiệt, càng có mặt mũi càng tốt.
(1) Hí đài: Sân khấu trình diễn hí kịch, hí khúc.
Mấy năm trước, tiết Hàn Y ở Thừa An hầu phủ đều do nương, vị tôn phụ này, lo liệu. Chi phí tiêu hao vào đó tất nhiên cũng là một tay Thanh Hành Viện bao trọn.
Nhưng tiết Hàn Y năm nay, Thanh Hành Viện các nàng một đồng cũng sẽ không bỏ ra.
Dung Tuần có chút ngoài ý muốn, đại nữ nhi của ông ấy mấy ngày nay cơ hồ nửa câu cũng không nói với ông ấy. Dung Tuần chưa từng nghĩ rằng, hôm nay nàng lại chủ động thương lượng chuyện này với ông ấy.
Bình thường Dung Tuần không thích quản những việc vặt vãnh, làm sao mà biết được, làm một cái lễ phải hao phí bao nhiêu tài lực và tâm lực, nghe Dung Thư nói vậy bèn gật đầu, bảo rằng: "Tất nhiên nên làm như thế, tiết Hàn Y đã có tổ mẫu và Bùi di nương của con dốc sức rồi, con không cần phải lo lắng nữa."
Lúc này Dung Thư mới nở nụ cười, nói: "Tôn y chính nói rằng, hiện giờ nương phải bình tâm tĩnh khí, không được tức giận quá độ, cũng không được làm gì quá vất vả. Những công chuyện của Hầu phủ, về sau có lẽ là nương cũng không có tâm lực để quản lý được nữa. Đúng rồi, phụ thân, nữ nhi nghe Chu ma ma nói, tiêu vĩ cầm của nương đang ở thư phòng của cha, trước kia khi còn ở Dương Châu phủ cũng có học qua một khúc Thanh tâm chú do Tĩnh Từ sư thái dạy, rất thích hợp để đàn cho nương nghe. Nếu như phụ thân không phiền thì có thể cho người đưa cây tiêu vĩ cầm kia đến Thanh Hành Viện được không ạ?"
Cây đàn mà Dung Thư nói tới kia, Dung Tuần nhớ rõ nó là do đại sư chuyên làm đàn của tiền triều, Ô đại sư làm ra, cực kỳ hiếm lạ. Năm đầu tiên khi mới thành hôn, Thẩm thị biết ông ấy thích đánh đàn nên đã đặt cây đàn đó ở thư phòng.
Chỉ có điều, về sau thì ông ấy đã tặng cây đàn này cho A Vận, trước mắt thì nó đang ở trong Thu Vận Đường.
Dung Tuần suy ngẫm một lát bèn nói: "Cây đàn kia hiện giờ đang ở Thu Vận Đường, ngày mai ta đưa tới đây cho con."
Dung Tuần nói xong, đang định vén rèm vào phòng trong thì Dung Thư vội vàng gọi ông ấy lại: "Phụ thân, còn có một chuyện nữa ạ."
Dung Tuần đang vội vào trong thăm Thẩm thị, trên mặt có thêm một thoáng không kiên nhẫn, vội vàng nói: "Còn có chuyện gì nữa, mau nói đi."
"Trong suốt hai mươi năm nương gả vào Hầu phủ này, vì để duy trì thể diện của Hầu phủ, của hồi môn đã chẳng còn lại bao nhiêu. Trước mắt nương còn cần phải điều dưỡng thân thể, việc tiêu tốn một lượng lớn dược liệu trân quý là không thể tránh khỏi. Chỉ có điều, hiện giờ tư khố của nương trống rỗng, việc này còn phải phiền phụ thân nghĩ ra một biện pháp, nữ nhi thật sự là không có biện pháp nào cả."
Việc này cũng không có gì khó khăn.
Dung Tuần biết, Hà An Đường có không ít dược liệu tốt. Từ sau khi Dung lão phu nhân bị gãy chân, hàng năm đều hao phí không ít tiền bạc, tích lũy được một vài loại dược vật quý hiếm.
"Con cứ viết cho ta một bản liệt kê tên của các loại dược liệu muốn dùng, qua hai ngày nữa chuẩn bị xong rồi ta sẽ sai người đưa tới đây cho." Dung Tuần dừng một chút, lại nói: "Còn có chuyện nào khác nữa không?"
Dung Thư cười nói: "Không có chuyện gì nữa ạ. Chỉ là, con có một nghi vấn, mong phụ thân giải thích nghi hoặc. Qua mấy tháng nữa, nhị muội muội sẽ xuất giá, nương là đích mẫu thế nhưng lại thêm một khoản của hồi môn cho nhị muội muội, tiện đây con muốn hỏi phụ thân một chút, ngày nhị muội muội xuất giá là xuất giá từ Thanh Hành Viện chúng con hay sao?"
Việc này Dung Tuần ngược lại chưa từng nghĩ tới.
Lúc trước Trân Nương không thèm để ý chút nào đối với việc Ô Nhi xuất giá từ nơi nào. Mấy ngày trước Ô Nhi còn hỏi có thể xuất giá từ Thu Vận Đường hay không, ông ấy còn chưa đáp ứng, hôm nay nghe Dung Thư nói như vậy, bỗng dưng lại cảm thấy việc để nàng ta xuất giá từ Thu Vận Đường là một việc cực kỳ không thỏa đáng.
Trân nương đã là thê tử kết tóc với ông ấy, Ô Nhi muốn xuất giá thì đương nhiên cũng nên xuất giá từ Thanh Hành Viện.
"Đương nhiên là như thế, nương của con là đích mẫu của Ô Nhi, Ô Nhi đương nhiên là sẽ xuất giá từ Thanh Hành Viện rồi."
Kiếp trước Dung Ô cũng không phải là xuất giá từ Thanh Hành Viện. Nương không thích tranh giành nhi nữ của người khác, lại bởi vì kính nể tác phong làm người của Bùi thượng thư, vô cùng thông cảm cho sự khó xử của Bùi di nương nên đối tượng mà Dung Ô dập đầu kính trà lúc xuất giá là Bùi di nương.
Dung Thư mới không làm như vậy đâu. Nương cho Dung Ô một khoản của hồi môn để cho nàng ta phong phong quang quang gả đến Tưởng gia, Dung Ô dựa vào cái gì lại không dập đầu kính trà?
Nhận được câu trả lời mà nàng muốn, Dung Thư cũng không nói nhiều nữa, phúc thân hành lễ rồi ra khỏi phòng.
Doanh Nguyệt, Doanh Tước đi theo phía sau nàng.
Doanh Tước cực kỳ không cam lòng nói: "Cô nương, việc chủ trì tiết Hàn Y chính là quyền lợi của tôn phụ, làm sao lại có thể nhường cho Thu Vận Đường được chứ?"
Doanh Nguyệt kéo kéo vạt áo của Doanh Tước: "Nhỏ giọng một chút, ngươi cho rằng việc lo liệu tổ chức lễ tế dễ dàng như vậy chắc? Loại chuyện này vừa tốn công tốn sức, làm không khéo lại còn tốn bạc, cần một cái danh tiếng tôn phụ thì có cái tác dụng gì! Cô nương chính là muốn cho vị ở Thu Vận Đường kia tự mình đi kiếm bạc, nếu bà ấy không có bạc thì chắc chắn sẽ đi Hà An Đường tìm lão phu nhân để đòi. Lão phu nhân không phải là thương yêu Bùi di nương lắm hay sao? Để cho lão phu nhân tự mình dùng bạc mà thương người ta đi!"
Khi Dung Tuần trở về Thu Vận Đường đã nhắc tới chuyện lo liệu chuẩn bị tiết Hàn Y với Bùi Vận.
Bùi Vận gật đầu đáp ứng, nói: "Tam lang, phu nhân đến giờ... như thế nào rồi?"
Thẩm thị bị bệnh nguy kịch, bà ấy biết rằng Thanh Hành Viện bên kia tất nhiên là không thích nhìn thấy người của Thu Vận Đường nên cũng không phái người đi, cũng chỉ vào mỗi ngày Dung Tuần trở về mới hỏi một câu.
Dung Tuần vẫn giống như mấy ngày trước, chỉ nói một tiếng: "Bà ấy sẽ không có việc gì."
Bàn tay đang rót trà của Bùi Vận hơi khựng lại một cái.
Ngày mà Thẩm thị xảy ra chuyện, Dung Tuần thất hồn lạc phách trở lại Thu Vận Đường, Bùi Vận hỏi ông ấy xem tình hình của phu nhân như thế nào rồi, Dung Tuần chỉ ngây người ngồi yên một chỗ, lặp đi lặp lại một câu: "Bà ấy sẽ không có việc gì. Thẩm Nhất Trân thì có thể xảy ra chuyện gì được kia chứ?"
Lần đầu tiên trong đời Bùi Vận nhìn thấy biểu cảm như vậy ở trên mặt của Dung Tuần.
Nước trà trong suốt chậm rãi tràn ra khỏi chén trà, Bùi Vận chợt hoàn hồn, vội vàng buông ấm trà xuống, cầm miếng vải bông tới lau.
Dung Tuần đè bàn tay của bà ấy lại, nói: "Không cần phải vội làm những việc này, bà cứ đi nghỉ đi, ta đi Hà An Đường một chuyến. Đúng rồi, cây tiêu vĩ cầm kia, ngày mai ta sẽ sai người đưa đến Thanh Hành Viện. Chiêu Chiêu muốn đàn Thanh tâm chú cho nương của nó để tận lòng hiếu thảo, âm sắc của cây tiêu vĩ cầm kia là thích hợp nhất. Chờ qua một thời gian, ta lại sai người đem tới cho bà một cây đàn khác."
Bùi Vận thích đánh đàn, nhiều năm như vậy vẫn luôn dùng cây tiêu vĩ cầm kia.
Cầm khí này cũng giống như thú cưng vậy, dùng lâu cũng sẽ có tình cảm. Dung Tuần cũng biết rằng bà ấy rất yêu cây đàn này, bà ấy chưa bao giờ nghĩ tới có một ngày, ông ấy sẽ tặng cây đàn này đi.
Chỉ có điều, vào thời này khắc này, bà ấy lại không thể nói không được.
Bởi vì cây đàn đó, từ trước đến giờ, đều không phải là của bà ấy.
Bùi Vận chậm rãi rũ mi mắt xuống, ngay cả nước trà trên bàn đã trở nên lạnh lẽo từ bao giờ cũng không biết.
Hai ngày sau là tiết Hàn Y. Sáng sớm, Dung Thư thức dậy lấy giấy ngũ sắc để làm quần áo giấy.
Ở Hà An Đường bên kia, trời chưa sáng đã bắt đầu 'lanh canh leng keng' ầm ĩ cả lên. Doanh Tước đi qua ngó một cái, nói là bên ngoài đã mời người đến khóc tế vong linh rồi.
Lễ tế bên đó tất nhiên là cúng tế tổ tiên Dung gia, Dung Thư không muốn đi, khép cánh cửa Thanh Hành Viện lại một chút, vẫn ở chỗ này cắt áo giấy cho ngoại tổ phụ.
Dung Thư chưa từng gặp qua ngoại tổ phụ, lúc nàng sinh ra, ngoại tổ phụ đã qua đời rồi.
Nhưng tên của nàng là do ngoại tổ phụ đặt cho nàng, nói cho được bỏ được có nghĩa là vừa biết trả giá, biết cho đi, nhưng cũng phải biết buông bỏ, biết hy sinh, làm được như vậy mới có thể sống một cuộc sống thoải mái.
Có đôi khi, Dung Thư ngẫm nghĩ, những lời này của ngoại tổ phụ có lẽ là nói cho nương nghe.
Làm xong áo giấy thì cũng sắp qua buổi trưa rồi.
Doanh Tước trở về nhà một chuyến, lúc trở về từ hậu tráo phòng, sắc mặt vô cùng hoảng hốt, nói: "Cô nương ơi, Đông Hoa Môn bên kia xảy ra chuyện lớn rồi!"
...
Đường lớn phía bắc của Đông Hoa Môn.
Mấy ngàn con thiết kỵ ào ào chạy tới, thiết giáp đầy mình, tiếng vó ngựa vang động đất trời.
Người dẫn đầu đội mũ cánh phượng, eo thắt đai lưng dài, đến cửa lớn của Đông Xưởng bèn ghìm ngựa thu roi, hét lớn một tiếng, nói: "Ta là thống lĩnh của Kim Ngô Vệ, Tạ Hổ Thân, nay phụng mệnh của hoàng thượng, đặc biệt tới bình loạn!"
Mấy nghìn Kim Ngô vệ mặc khôi giáp vừa tới, dân chúng bị lửa giận làm cho mụ mị đầu óc nhất thời cả kinh, nghe xong những lời của Tạ Hổ Thân, chợt tỉnh táo lại, lập tức ném đống sắt vụn trên tay đi, rào rào quỳ rạp đầy đất.
Hơn vạn dân chúng vừa quỳ xuống, gần hai mươi thi thể ở dưới chân bậc thềm kia, thảm không nỡ nhìn, cứ vậy mà bại lộ trong mắt mọi người.
Dù đã quen với xác chết nhưng khi Tạ Hổ Thân nhìn thấy những thi thể rời rạc đó cũng không khỏi giật mình.
Khi hoàng thượng phái hắn xuất binh đã ra lệnh rất rõ ràng là không được chọc giận dân chúng thêm nữa.
Thế nhưng, lúc nhìn thấy một màn có thể nói là thảm thiết này, hắn nhất thời lại không biết nên xử lý những dân chúng này như thế nào.
Nếu chỉ có ba - năm người dân thường thì dễ nói, cứ thẳng tay bắt người ném vào đại lao là được. Nhưng thứ mà hắn phải đối mặt là sự phẫn nộ của hơn vạn dân chúng, nói sao đi chăng nữa cũng không thể bắt giam hết hơn vạn người này vào đại lao được.
Tạ Hổ Thân cực kỳ khó xử, khải giáp uy phong lẫm liệt trên người tựa hồ không còn uy phong nữa.
Khóe mắt hắn thoáng nhìn thấy một bóng người màu xanh, đột nhiên nảy ra được kế hay, vô cùng dũng mãnh, nói: "Cố đại nhân có thể nói cho bổn tướng biết, vừa rồi đến tột cùng là đã xảy ra chuyện gì hay không?"
Cố Trường Tấn đi ra từ cây hòe cổ ở một bên, chắp tay cúi chào rồi nói: "Một khắc trước, Hình bộ nhận được tin tức nói rằng hàng vạn dân chúng đến Đông Hoa Môn thỉnh nguyện, nghiêm trị phiên dịch (2) của Đông Xưởng vì đã bức chết Chung Tuyết Nhạn. Hạ quan liền phụng mệnh Đại tư khấu đến đây thị sát. Lúc đó Chưởng hình thiên hộ Hồ Uy không nghe những lời tường thuật của dân chúng đã rút đao chỉ về phía họ. Dân chúng vì muốn tự bảo vệ mình, bị bức tới mức bất đắc dĩ mới động thủ với Hồ Thiên Hộ."
(2) Phiên dịch: Còn được gọi là "phiên tử", vốn là sai dịch phục vụ cho xưởng cơ quan trung ương của triều Minh (được phân thành Đông Xưởng và Tây Xưởng) và Cẩm Y vệ, thi hành những việc như do thám, lùng bắt và dụng hình tra khảo.
Dung Thư lau người cho Thẩm thị, thay đổi xiêm y sạch sẽ xong xuôi, vừa định tiếp tục xem sổ sách thì nghe thấy Chu ma ma tiến vào nói: "Cô nương, Hầu gia đến rồi ạ."
Sắc mặt của Dung Thư nhàn nhạt, nghiền ngẫm một lát rồi buông sổ sách trong tay xuống, vén rèm đi ra ngoài.
Sau khi nương ngã bệnh, phụ thân ngày nào cũng phải đến Thanh Hành Viện thăm nương, đến rồi cũng không làm gì, chỉ ngồi ở bên giường nhìn nương, không nói một lời.
Cho đến khi Dung Thư thúc giục ông ấy rời đi, Dung Tuần mới vô tri vô giác rời đi.
Hiện giờ sức khỏe của nương ngày một trở nên tốt hơn, rốt cục thì Chu ma ma cũng thu lại vẻ mặt lạnh lẽo ban đầu, lại bắt đầu nở nụ cười. Trong mắt Chu ma ma, chỉ cần ngày nào nương còn là Hầu phu nhân thì ngày đó vẫn không thể trở mặt với Dung Tuần được.
Nhưng Dung Thư thật sự là không tài nào bày ra một bộ mặt cười với ông ấy được. Nàng ra khỏi nội thất, quỳ gối về phía Dung Tuần rồi nói: "Thưa phụ thân, nữ nhi có vài việc muốn thương lượng với phụ thân. Qua hai ngày nữa là tiết Hàn Y. Trước kia, mỗi lần tới tiết Hàn Y đều là do nương đến chủ trì, nhưng trạng thái hiện giờ của nương tất nhiên là không thể làm được việc này nữa. Cho nên, tiết Hàn Y năm nay, Thanh Hành Viện khó lòng lo toan chu toàn được."
Đại Dận xưa nay đều rất coi trọng tiết Hàn Y. Mỗi dịp vừa đến tiết Hàn Y, từ thiên tử cho đến dân chúng, ai ai cũng phải lập đàn tế tổ tiên.
Dân chúng bình thường qua tiết Hàn Y, phần lớn là cắt giấy ngũ sắc làm hàn y để đốt cho tổ tiên. Nhưng những đại gia tộc, nhất là các thế gia huân quý qua tiết Hàn Y thì không thể mất mặt như thế được. Ngoại trừ việc đốt hàn y, còn phải mời người khóc than cho các vong linh, bày hí đài (1) tổ chức yến hội, làm cho càng náo nhiệt, càng có mặt mũi càng tốt.
(1) Hí đài: Sân khấu trình diễn hí kịch, hí khúc.
Mấy năm trước, tiết Hàn Y ở Thừa An hầu phủ đều do nương, vị tôn phụ này, lo liệu. Chi phí tiêu hao vào đó tất nhiên cũng là một tay Thanh Hành Viện bao trọn.
Nhưng tiết Hàn Y năm nay, Thanh Hành Viện các nàng một đồng cũng sẽ không bỏ ra.
Dung Tuần có chút ngoài ý muốn, đại nữ nhi của ông ấy mấy ngày nay cơ hồ nửa câu cũng không nói với ông ấy. Dung Tuần chưa từng nghĩ rằng, hôm nay nàng lại chủ động thương lượng chuyện này với ông ấy.
Bình thường Dung Tuần không thích quản những việc vặt vãnh, làm sao mà biết được, làm một cái lễ phải hao phí bao nhiêu tài lực và tâm lực, nghe Dung Thư nói vậy bèn gật đầu, bảo rằng: "Tất nhiên nên làm như thế, tiết Hàn Y đã có tổ mẫu và Bùi di nương của con dốc sức rồi, con không cần phải lo lắng nữa."
Lúc này Dung Thư mới nở nụ cười, nói: "Tôn y chính nói rằng, hiện giờ nương phải bình tâm tĩnh khí, không được tức giận quá độ, cũng không được làm gì quá vất vả. Những công chuyện của Hầu phủ, về sau có lẽ là nương cũng không có tâm lực để quản lý được nữa. Đúng rồi, phụ thân, nữ nhi nghe Chu ma ma nói, tiêu vĩ cầm của nương đang ở thư phòng của cha, trước kia khi còn ở Dương Châu phủ cũng có học qua một khúc Thanh tâm chú do Tĩnh Từ sư thái dạy, rất thích hợp để đàn cho nương nghe. Nếu như phụ thân không phiền thì có thể cho người đưa cây tiêu vĩ cầm kia đến Thanh Hành Viện được không ạ?"
Cây đàn mà Dung Thư nói tới kia, Dung Tuần nhớ rõ nó là do đại sư chuyên làm đàn của tiền triều, Ô đại sư làm ra, cực kỳ hiếm lạ. Năm đầu tiên khi mới thành hôn, Thẩm thị biết ông ấy thích đánh đàn nên đã đặt cây đàn đó ở thư phòng.
Chỉ có điều, về sau thì ông ấy đã tặng cây đàn này cho A Vận, trước mắt thì nó đang ở trong Thu Vận Đường.
Dung Tuần suy ngẫm một lát bèn nói: "Cây đàn kia hiện giờ đang ở Thu Vận Đường, ngày mai ta đưa tới đây cho con."
Dung Tuần nói xong, đang định vén rèm vào phòng trong thì Dung Thư vội vàng gọi ông ấy lại: "Phụ thân, còn có một chuyện nữa ạ."
Dung Tuần đang vội vào trong thăm Thẩm thị, trên mặt có thêm một thoáng không kiên nhẫn, vội vàng nói: "Còn có chuyện gì nữa, mau nói đi."
"Trong suốt hai mươi năm nương gả vào Hầu phủ này, vì để duy trì thể diện của Hầu phủ, của hồi môn đã chẳng còn lại bao nhiêu. Trước mắt nương còn cần phải điều dưỡng thân thể, việc tiêu tốn một lượng lớn dược liệu trân quý là không thể tránh khỏi. Chỉ có điều, hiện giờ tư khố của nương trống rỗng, việc này còn phải phiền phụ thân nghĩ ra một biện pháp, nữ nhi thật sự là không có biện pháp nào cả."
Việc này cũng không có gì khó khăn.
Dung Tuần biết, Hà An Đường có không ít dược liệu tốt. Từ sau khi Dung lão phu nhân bị gãy chân, hàng năm đều hao phí không ít tiền bạc, tích lũy được một vài loại dược vật quý hiếm.
"Con cứ viết cho ta một bản liệt kê tên của các loại dược liệu muốn dùng, qua hai ngày nữa chuẩn bị xong rồi ta sẽ sai người đưa tới đây cho." Dung Tuần dừng một chút, lại nói: "Còn có chuyện nào khác nữa không?"
Dung Thư cười nói: "Không có chuyện gì nữa ạ. Chỉ là, con có một nghi vấn, mong phụ thân giải thích nghi hoặc. Qua mấy tháng nữa, nhị muội muội sẽ xuất giá, nương là đích mẫu thế nhưng lại thêm một khoản của hồi môn cho nhị muội muội, tiện đây con muốn hỏi phụ thân một chút, ngày nhị muội muội xuất giá là xuất giá từ Thanh Hành Viện chúng con hay sao?"
Việc này Dung Tuần ngược lại chưa từng nghĩ tới.
Lúc trước Trân Nương không thèm để ý chút nào đối với việc Ô Nhi xuất giá từ nơi nào. Mấy ngày trước Ô Nhi còn hỏi có thể xuất giá từ Thu Vận Đường hay không, ông ấy còn chưa đáp ứng, hôm nay nghe Dung Thư nói như vậy, bỗng dưng lại cảm thấy việc để nàng ta xuất giá từ Thu Vận Đường là một việc cực kỳ không thỏa đáng.
Trân nương đã là thê tử kết tóc với ông ấy, Ô Nhi muốn xuất giá thì đương nhiên cũng nên xuất giá từ Thanh Hành Viện.
"Đương nhiên là như thế, nương của con là đích mẫu của Ô Nhi, Ô Nhi đương nhiên là sẽ xuất giá từ Thanh Hành Viện rồi."
Kiếp trước Dung Ô cũng không phải là xuất giá từ Thanh Hành Viện. Nương không thích tranh giành nhi nữ của người khác, lại bởi vì kính nể tác phong làm người của Bùi thượng thư, vô cùng thông cảm cho sự khó xử của Bùi di nương nên đối tượng mà Dung Ô dập đầu kính trà lúc xuất giá là Bùi di nương.
Dung Thư mới không làm như vậy đâu. Nương cho Dung Ô một khoản của hồi môn để cho nàng ta phong phong quang quang gả đến Tưởng gia, Dung Ô dựa vào cái gì lại không dập đầu kính trà?
Nhận được câu trả lời mà nàng muốn, Dung Thư cũng không nói nhiều nữa, phúc thân hành lễ rồi ra khỏi phòng.
Doanh Nguyệt, Doanh Tước đi theo phía sau nàng.
Doanh Tước cực kỳ không cam lòng nói: "Cô nương, việc chủ trì tiết Hàn Y chính là quyền lợi của tôn phụ, làm sao lại có thể nhường cho Thu Vận Đường được chứ?"
Doanh Nguyệt kéo kéo vạt áo của Doanh Tước: "Nhỏ giọng một chút, ngươi cho rằng việc lo liệu tổ chức lễ tế dễ dàng như vậy chắc? Loại chuyện này vừa tốn công tốn sức, làm không khéo lại còn tốn bạc, cần một cái danh tiếng tôn phụ thì có cái tác dụng gì! Cô nương chính là muốn cho vị ở Thu Vận Đường kia tự mình đi kiếm bạc, nếu bà ấy không có bạc thì chắc chắn sẽ đi Hà An Đường tìm lão phu nhân để đòi. Lão phu nhân không phải là thương yêu Bùi di nương lắm hay sao? Để cho lão phu nhân tự mình dùng bạc mà thương người ta đi!"
Khi Dung Tuần trở về Thu Vận Đường đã nhắc tới chuyện lo liệu chuẩn bị tiết Hàn Y với Bùi Vận.
Bùi Vận gật đầu đáp ứng, nói: "Tam lang, phu nhân đến giờ... như thế nào rồi?"
Thẩm thị bị bệnh nguy kịch, bà ấy biết rằng Thanh Hành Viện bên kia tất nhiên là không thích nhìn thấy người của Thu Vận Đường nên cũng không phái người đi, cũng chỉ vào mỗi ngày Dung Tuần trở về mới hỏi một câu.
Dung Tuần vẫn giống như mấy ngày trước, chỉ nói một tiếng: "Bà ấy sẽ không có việc gì."
Bàn tay đang rót trà của Bùi Vận hơi khựng lại một cái.
Ngày mà Thẩm thị xảy ra chuyện, Dung Tuần thất hồn lạc phách trở lại Thu Vận Đường, Bùi Vận hỏi ông ấy xem tình hình của phu nhân như thế nào rồi, Dung Tuần chỉ ngây người ngồi yên một chỗ, lặp đi lặp lại một câu: "Bà ấy sẽ không có việc gì. Thẩm Nhất Trân thì có thể xảy ra chuyện gì được kia chứ?"
Lần đầu tiên trong đời Bùi Vận nhìn thấy biểu cảm như vậy ở trên mặt của Dung Tuần.
Nước trà trong suốt chậm rãi tràn ra khỏi chén trà, Bùi Vận chợt hoàn hồn, vội vàng buông ấm trà xuống, cầm miếng vải bông tới lau.
Dung Tuần đè bàn tay của bà ấy lại, nói: "Không cần phải vội làm những việc này, bà cứ đi nghỉ đi, ta đi Hà An Đường một chuyến. Đúng rồi, cây tiêu vĩ cầm kia, ngày mai ta sẽ sai người đưa đến Thanh Hành Viện. Chiêu Chiêu muốn đàn Thanh tâm chú cho nương của nó để tận lòng hiếu thảo, âm sắc của cây tiêu vĩ cầm kia là thích hợp nhất. Chờ qua một thời gian, ta lại sai người đem tới cho bà một cây đàn khác."
Bùi Vận thích đánh đàn, nhiều năm như vậy vẫn luôn dùng cây tiêu vĩ cầm kia.
Cầm khí này cũng giống như thú cưng vậy, dùng lâu cũng sẽ có tình cảm. Dung Tuần cũng biết rằng bà ấy rất yêu cây đàn này, bà ấy chưa bao giờ nghĩ tới có một ngày, ông ấy sẽ tặng cây đàn này đi.
Chỉ có điều, vào thời này khắc này, bà ấy lại không thể nói không được.
Bởi vì cây đàn đó, từ trước đến giờ, đều không phải là của bà ấy.
Bùi Vận chậm rãi rũ mi mắt xuống, ngay cả nước trà trên bàn đã trở nên lạnh lẽo từ bao giờ cũng không biết.
Hai ngày sau là tiết Hàn Y. Sáng sớm, Dung Thư thức dậy lấy giấy ngũ sắc để làm quần áo giấy.
Ở Hà An Đường bên kia, trời chưa sáng đã bắt đầu 'lanh canh leng keng' ầm ĩ cả lên. Doanh Tước đi qua ngó một cái, nói là bên ngoài đã mời người đến khóc tế vong linh rồi.
Lễ tế bên đó tất nhiên là cúng tế tổ tiên Dung gia, Dung Thư không muốn đi, khép cánh cửa Thanh Hành Viện lại một chút, vẫn ở chỗ này cắt áo giấy cho ngoại tổ phụ.
Dung Thư chưa từng gặp qua ngoại tổ phụ, lúc nàng sinh ra, ngoại tổ phụ đã qua đời rồi.
Nhưng tên của nàng là do ngoại tổ phụ đặt cho nàng, nói cho được bỏ được có nghĩa là vừa biết trả giá, biết cho đi, nhưng cũng phải biết buông bỏ, biết hy sinh, làm được như vậy mới có thể sống một cuộc sống thoải mái.
Có đôi khi, Dung Thư ngẫm nghĩ, những lời này của ngoại tổ phụ có lẽ là nói cho nương nghe.
Làm xong áo giấy thì cũng sắp qua buổi trưa rồi.
Doanh Tước trở về nhà một chuyến, lúc trở về từ hậu tráo phòng, sắc mặt vô cùng hoảng hốt, nói: "Cô nương ơi, Đông Hoa Môn bên kia xảy ra chuyện lớn rồi!"
...
Đường lớn phía bắc của Đông Hoa Môn.
Mấy ngàn con thiết kỵ ào ào chạy tới, thiết giáp đầy mình, tiếng vó ngựa vang động đất trời.
Người dẫn đầu đội mũ cánh phượng, eo thắt đai lưng dài, đến cửa lớn của Đông Xưởng bèn ghìm ngựa thu roi, hét lớn một tiếng, nói: "Ta là thống lĩnh của Kim Ngô Vệ, Tạ Hổ Thân, nay phụng mệnh của hoàng thượng, đặc biệt tới bình loạn!"
Mấy nghìn Kim Ngô vệ mặc khôi giáp vừa tới, dân chúng bị lửa giận làm cho mụ mị đầu óc nhất thời cả kinh, nghe xong những lời của Tạ Hổ Thân, chợt tỉnh táo lại, lập tức ném đống sắt vụn trên tay đi, rào rào quỳ rạp đầy đất.
Hơn vạn dân chúng vừa quỳ xuống, gần hai mươi thi thể ở dưới chân bậc thềm kia, thảm không nỡ nhìn, cứ vậy mà bại lộ trong mắt mọi người.
Dù đã quen với xác chết nhưng khi Tạ Hổ Thân nhìn thấy những thi thể rời rạc đó cũng không khỏi giật mình.
Khi hoàng thượng phái hắn xuất binh đã ra lệnh rất rõ ràng là không được chọc giận dân chúng thêm nữa.
Thế nhưng, lúc nhìn thấy một màn có thể nói là thảm thiết này, hắn nhất thời lại không biết nên xử lý những dân chúng này như thế nào.
Nếu chỉ có ba - năm người dân thường thì dễ nói, cứ thẳng tay bắt người ném vào đại lao là được. Nhưng thứ mà hắn phải đối mặt là sự phẫn nộ của hơn vạn dân chúng, nói sao đi chăng nữa cũng không thể bắt giam hết hơn vạn người này vào đại lao được.
Tạ Hổ Thân cực kỳ khó xử, khải giáp uy phong lẫm liệt trên người tựa hồ không còn uy phong nữa.
Khóe mắt hắn thoáng nhìn thấy một bóng người màu xanh, đột nhiên nảy ra được kế hay, vô cùng dũng mãnh, nói: "Cố đại nhân có thể nói cho bổn tướng biết, vừa rồi đến tột cùng là đã xảy ra chuyện gì hay không?"
Cố Trường Tấn đi ra từ cây hòe cổ ở một bên, chắp tay cúi chào rồi nói: "Một khắc trước, Hình bộ nhận được tin tức nói rằng hàng vạn dân chúng đến Đông Hoa Môn thỉnh nguyện, nghiêm trị phiên dịch (2) của Đông Xưởng vì đã bức chết Chung Tuyết Nhạn. Hạ quan liền phụng mệnh Đại tư khấu đến đây thị sát. Lúc đó Chưởng hình thiên hộ Hồ Uy không nghe những lời tường thuật của dân chúng đã rút đao chỉ về phía họ. Dân chúng vì muốn tự bảo vệ mình, bị bức tới mức bất đắc dĩ mới động thủ với Hồ Thiên Hộ."
(2) Phiên dịch: Còn được gọi là "phiên tử", vốn là sai dịch phục vụ cho xưởng cơ quan trung ương của triều Minh (được phân thành Đông Xưởng và Tây Xưởng) và Cẩm Y vệ, thi hành những việc như do thám, lùng bắt và dụng hình tra khảo.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.