Chương 39
Tài Tử Kim Thiền Khánh
13/10/2015
Chương 39
---
Nội dung cuộc nói chuyện ở bàn bên cạnh:
(…)
- Hắn nói sao?
- Con hắn sinh đẻ ra, hắn thích làm gì là quyền của hắn.
- Bắt hai cô con gái ruột của mình làm nô lệ tình dục cho mình, còn hơn cả cầm thú, đã vậy mà còn nói cái giọng đó ư! Loại đó mà xét xử làm gì, bắn mẹ đi!
- Anh nói vậy thôi, chứ còn quy trình này nọ phức tạp lắm! Phải xử đúng luật thôi, đâu phải muốn bắn ai là bắn đâu.
- Vụ việc này gây xôn xao dư luận mấy ngày gần đây. Nghe đâu hai đứa con gái tội nghiệp đó đã làm nô lệ tình dục cho hắn hơn 1 năm nay rồi.
- Hơn 4 năm rồi ông bạn à! Tin này đài chính thống đưa đấy!
- 4 năm cơ à!
- Cô con gái đầu năm nay học 12, bị lạm dụng từ năm lớp 8. Cô con gái út năm nay học lớp 10, cũng bị lạm dụng kể từ năm lớp 8.
- Trời ơi! Thật là vô luân, bệnh hoạn. Hai đứa con gái đó nhất định không phải là con ruột của hắn.
- Con ruột hẳn hoi đấy, cơ quan điều tra đã xác nhận rồi. Nhiều khả năng hắn bị mắc bệnh tâm thần.
- Còn vợ hắn thì sao? Chẳng lẽ chừng ấy năm mà cô ta không hề hay biết gì?
- Biết, biết hết nhưng cô ta giấu.
- Giấu á?
- Giấu. Cô ta trả lời với người lấy khẩu cung rằng, cô ta đã biết chồng làm việc đồi bại với con gái ruột của mình, nhưng vì thanh danh (!) với lại, bị hắn đe dọa, nếu nói cho ai biết chuyện đó thì sẽ giết… giết… giết…
- Đồ chó má!
- Hơn cả chó nữa, chó không đến mức như hắn đâu.
- Cô vợ cũng thật là ngu ngốc. Vậy mà còn sống chung được với hắn ngần ấy năm.
- Nghe đâu, ban đầu khi được công an hỏi, cô ấy còn chối quanh chối co, phủ nhận đủ thứ, ra sức bảo vệ cho con thú kia. Mãi sau này, tang chứng đã rành rành, hai cô con gái đã khai nhận, thì cô ta mới bắt đầu nói ra sự thật. Nếu không phải bà hàng xóm ở cạnh nhà, phát hiện ra hành vi đồi bại của hắn, đang thực hiện với cô con gái sau; thì không biết bao giờ con yêu nghiệt đó mới chịu dừng lại. Cũng bởi cô vợ quá yêu (!) chồng, sợ chồng bị tù tội, thậm chí còn ghen với cả hai đứa con nữa. Thật quá thể.
- Ôi, mẹ ơi!
- Nhưng anh yên tâm đi! Vụ này chỉ khu vực chúng ta biết với nhau thôi. Sẽ không lan tràn ra dư luận khắp cả nước đâu.
- Tại sao vậy?
- Hừ, liên quan tới nhiều thứ lắm! Nó không tốt cho hình ảnh của quốc gia, làm hư hỏng rường cột của xã hội. Nóm tóm lại, những vụ như thế không nên để lan truyền, không hay.
- Anh nói cũng phải. Có những thứ không phải lúc nào cũng công khai được.
- Thế nhưng, cũng có những thứ công khai mà chẳng ai làm được gì.
- Làm gì có thứ như vậy?
- Bọn cướp.
- Cướp mà công khai ư?
- Cướp cũng có nhiều dạng, nhưng có hai dạng chính đó là, cướp công khai và cướp lén lút. Với bọn cướp lén lút thì không bàn tới làm gì, vì cái thứ đó vừa ló đầu ra đã bị thộp cổ tống vào tù. Loại công khai mới đáng để nói đến. Bọn chúng không chỉ cướp tiền cướp bạc, mà cướp luôn cả cái quyền tố giác bọn cướp. Bọn chúng cướp giữa ban ngày ban mặt, cướp lộ liễu và cướp có quy trình… chúng cướp đến tận cái đáy quần đàn bà, cướp vào mọi ngốc ngách từ thành thị đến thôn quê… chúng cướp… cướp công khai, cướp cho người ta thấy chúng cướp, nhưng Đ.mẹ, chúng cướp vậy đó mà chẳng ai dám làm gì chúng.
- Anh làm ơn nhỏ miệng lại dùm đi. Nhỡ có tên cướp nào ở đây do thám thấy thì…
- Anh nói cũng phải, họa vào từ miệng, họa ra cũng từ miệng, từ nay phải trung thành với câu minh triết: “im lặng là vàng.”
---
Cuối cùng tô mì quảng cũng đến được bàn chúng tôi.
Những sợi mì vàng, dai đập vào mắt, chưa ăn mà đã nếm thấy vị mỡ béo xứ quảng.
Nước mì mặn mà, màu sắc đậm đà cuốn hút được làm từ củ xắn cắt hình hột lựu, thịt nạc, thịt ba chỉ hầm đến độ chỉ cần cắn vào một miếng đã muốn tam vào trong lưỡi. Nước chưa ăn đã cảm được vị ngon, ngọt.
Bánh tráng giòn, đậu phộng, rắc lên trên bề mặt tô mì.
Dĩa rau gồm: xà lách, cảnh giới, tía tô, cắt thành từng sợi mỏng trộn lại với nhau.
Gia vị khác gồm: Chanh, ớt chín giã nhuyễn…
Chúng tôi tập trung vào chuyên môn, phải như vậy thì mới tận hưởng được hương vị đậm đà của tô mì quảng có giá trị.
“Rò… rò…rò…”
“Tính tinh tình… tính tinh tình… tính tinh tình tinh…” chuông điện thoại của Khôi Nguyên rung lên.
Anh ấy nghe máy:
“Alo(…)”
---
Từ chỗ quán mì quảng Hằng, chúng tôi đến thẳng bệnh viện Hòa Phát. Giám đốc Trung vừa gọi điện cho Khôi Nguyên nói về những dấu hiệu khác thường của bệnh nhân Hải Ninh.
Trên đường đi đến phòng đặc biệt, chúng tôi (giám đốc Trung, Khôi Nguyên, tôi) vừa đi vừa nói chuyện. Giám đốc Trung kể lại:
- Bệnh nhân Hải Ninh vừa rồi lại trốn ra khỏi phòng đặc biệt. Cũng may là không có thiệt hại về người.
- Như vậy tức là có thiệt hại về của rồi?
- Cũng không thiệt hại về của luôn Khôi Nguyên à! Nhưng, thiệt hại vì sinh linh thì có.
- Đó là dấu hiệu bất thường mà bác sĩ muốn nói tới?
- Khi biết được anh ta đã thoát ra ngoài, chúng tôi tá hỏa chạy đi tìm kiếm. Tìm hoài mà chẳng thấy anh ta đâu, khi đó chúng tôi ai cũng tái mặt; bệnh nhân Hải Ninh mà thoát ra được bên ngoài thì đúng là hiểm họa. Cũng may cho chúng tôi, lúc đang quýnh lên thì một bệnh nhân khác đến mách: “mấy bố ơi! Em nó đang đu trên cây hồng sau vườn kìa.” Chúng tôi tức tốc chạy ra sau vườn, đến chỗ cây hồng thì phát hiện ra Hải Ninh đang ngồi trên cành cây, trên tay đang cầm một tổ chim. Chúng tôi tìm đủ mọi cách dụ bệnh nhân Hải Ninh xuống nhưng vô ích.
- Cuối cùng mọi người đã dùng đến cách gì để đưa anh ta xuống?
- Tự anh ta trèo xuống sau khi đã dùng bữa điểm tâm.
- Dùng xong bữa điểm tâm?
- Khủng khiếp lắm Khôi Nguyên à! Chúng tôi, những người chứng kiến, đến nay, vẫn không nuốt nổi cơm. Bác sĩ Quân là tội nghiệp hơn cả, lát nữa tôi sẽ kể sau… trước mắt nói về buổi điểm tâm của bệnh nhân Hải Ninh, thật muốn lộn mửa. Anh ta bắt từ trong tổ chim ra một con chim non còn đỏ hỏn, lúc anh ta bốc con chim non lên chúng tôi còn nghe tiếng kêu chiêm chíp tội nghiệp của nó, anh ta ngửa họng thả con chim vào mồm, sau đó nhai rùm rụm. Bác sĩ Quân ói tại chỗ… cứ thế… hết con này đến con khác… ăn xong bữa sáng, anh ta trèo xuống, các bác sĩ lao vào khống chế con bệnh. Lần này, cũng lại là bác sĩ Quân xui xẻo, bị Hải Ninh cắn ngấu nghiến vào bắp tay phải. Bác sĩ ấy rú lên đau đớn lắm! Đến giờ vết thương vẫn còn xưng tấy, chỗ giấu răng rất độc, bầm tím lên rất gớm. bác sĩ ấy đã bị liệt, tạm thời xin nghỉ phép để điều trị. - Nguy hiểm quá vậy bác sĩ.
- Tôi đau đầu lắm rồi Khôi Nguyên à! Không biết đến bao giờ mới chấm dứt cái cực hình này đây? – Ông giám đốc thở dài não ruột.
Chúng tôi đã đến phòng đặc biệt, nơi giam giữ bệnh nhân nguy hiểm Hải Ninh.
Vẫn cái nhân dạng khùng khùng điên điên đó,
Cái đầu rối như tổ cưởng nghiêng sang một bên vai.
Bệnh nhân Hải Ninh mặc bộ bijama kẻ sọc trắng đen.
Nước miếng dễu đầy trên cổ áo.
Bệnh nhân trong như kẻ mộng du, đang áp sát mặt vào những chấn song. Một tay cầm cái ly nhựa, liên tục cạo cái miệng ly vào chấn song sắt.
- Anh ta đang làm gì vậy bác sĩ?
- Anh ta cứ làm vậy từ mấy ngày nay rồi cô Ngọc Diệp. Chúng tô đang cố tìm ra nguyên nhân đưa đến hành động đó. Nó xuất hiện kể từ ngày anh ta lên cơn động kinh, sợ hãi khác thường khi nhìn thấy cô nấu bếp.
---
Từ chỗ bệnh viện tâm thần Hòa Phát ra, Khôi Nguyên chở tôi đến siêu thị Ngọc Bích, ở đó chúng tôi đã gửi xe, sau đó, ra ngoài đi dạo quanh bờ hồ.
Hồ Xuân Hương sóng gợn lăn tăn.
Những mái tóc liễu xanh um soi bóng dưới tấm thủy kính.
Một chiếc lá vàng lìa cành… chiếc lá nhẹ nhàng đáp xuống mặt hồ gợn sóng lan tỏa.
Chúng tôi đi bên nhau, tôi hỏi lý do vì sao đưa tôi đi dạo, thì Khôi Nguyên đáp:
- Thư giản một chút cho đầu óc được thoải mái.
Bên kia đường là hàng rào dâm bụt, những đóa hoa đỏ thẫm phơi mình trong nắng ấm.
Có chú ong lượn lờ xung quay một đóa hồng dại, có lẽ nó đang phân vân xem có nên lao vào hút ít mật hay để dành cho ngày mai. “Để ngày mai thì muộn mất, con khác sẽ hút” Cuối cùng, bản năng đã chiến thắng, nó lao vào mơn trớn và hút sạch mật ngọt có trong đóa hoa kiều diễm.
Phía bên trong hàng dâm bụt là đồi cỏ xanh mươn mướt, đồi cỏ rộng thênh thang với những cây thông xanh tỏa bóng mát quanh năm, những bãi cát trắng, hồ nước trong mát… đồi cỏ được dùng làm sân gôn (ở đây người ta gọi là đồi cù) Hiện nay chủ sở hữu của đồi cù là ai thì tôi không được biết, nhưng trước kia nó thuộc về người nước ngoài. Đồi cù được rào kín xung quanh, có bảo vệ thay nhau túc trực. Người dân không được vào bên trong, chỉ có những khách VIP đến chơi gôn mới được nghênh đón, cung phụng.
Đó là, một đặc quyền của người giàu và là ước mơ cũng những người nghèo.
- Anh thấy những người giàu như thế nào?
- Sao tự dưng cô lại hỏi vậy?
- Tôi muốn biết tình cảm của anh dành cho tầng lớp đó.
- Tôi kính phục họ.
- Kinh phục ư! – Tôi vẫn chưa tin lắm.
- Ở đây tôi chỉ nói đến những người giàu làm ăn chân chính, và lương thiện thôi. Họ tạo ra được cơ ngơi đó là cái giỏi, cái hơn người của họ, họ thành công và chúng ta sẽ mừng cho thành công của họ. Tôi thấy đa số con người ta hay ghen ăn tức ở lắm! Đó là một trong những tật xấu của người dân nước mình. Thấy người ta giàu có thì ghét, đâu phải người giàu nào cũng làm ăn bất lương, cũng vô nhân tính. Họ có đam mê của mình, có tài năng và hoài bão của mình. Nên gặp những người thành đạt đó tôi rất kính trọng.
- Ừm, tôi hiểu rồi. Nhưng, tôi vẫn ước gì được vào trong đó một lần.
- Có khó gì đâu, ngay bây giờ tôi và cô sẽ vào.
- Anh không đùa đấy chứ? Chúng ta đâu được phép.
- Cô không nghe người ta nói sao, đất đai là tài sản của nhân dân do nhà nước quản lý, họ chỉ là người quản lý của chúng ta thôi, chúng ta mới là những người chủ thực sự. Nào! Theo tôi!
Thế là, Khôi Nguyên vạch hàng rào dâm bụt chui vào bên trong đồi cù, tôi cũng liều mạng đi theo ảnh luôn.
Vào bên trong mới thấy quan cảnh đẹp thơ mộng mở ra trước mắt.
Những ngọn đồi xanh tươi mát mẻ nhấp nhô.
Cỏ dưới chân tôi rất mềm mịn, một loại cỏ đặc biệt không thể có ở bên ngoài.
Đã gần trưa rồi mà sương còn đọng trên những cuốn lá nõn nà.
Từng đàn chim sáo mỏ vàng, chim cưởng đùa dỡn với nhau quanh những bãi cát trắng. Tiếng chim ríu rít, khèn khẹt, quen quéc… thôi thì đủ các kiểu.
Tôi ngửi được mùi thơm của cỏ non, mùi hương hoa cúc thoang thoảng, và mùi của nắng vàng.
Tôi cảm được vị lờ lợ của nước mát. Mặt hồ trong vắt như gương, suối nguồn tinh khiết mát mẻ vô ngần.
Chúng tôi nắm tay nhau đi dọc theo những quả đồi tí hon. Nghe rõ tiếng xồm xộp của thảm cỏ dưới lòng bàn chân mình.
Nắng vàng hanh ngã mình trên tóc tôi và trên vai Khôi Nguyên. Có con vật gì đó vừa búng qua chân tôi.
- A, Khôi Nguyên, anh nhìn kìa. Con cào cào lớn quá!
Một con cào cào xanh lá cây to bằng ngón tay cái đang đậu trên thảm cỏ. Nó ngoe nguẩy cái đầu to bự, nghiến nghiến bộ càng, dùng chân trước vuốt vuốt đầu, và dùng miệng chải chuốc lại những sợi râu (ăng ten) định hướng. Tôi thấy cả những chiếc gai nhọn mọc trên chân con cào cào. Nhìn bộ cánh của nó xanh mát thấy là thích rồi. Tôi lay lay cánh tay Khôi Nguyên, đòi ảnh:
- Khôi Nguyên, làm ơn bắt nó cho tôi đi.
- Chúng ta đã có một con to đùng đang để ở siêu thị rồi, bắt con này làm gì nữa.
- Nhưng mà tôi thích, nó đẹp quá!
- Bắt chơi rồi thả nó ra lại đấy nhé!
- Ừm, tôi sẽ phóng sinh nó sớm thôi, anh bắt nó cho tôi đi.
- Trò này tôi đã chơi từ hồi còn bé cơ. Hồi đó, bà ngoại tôi chỉ cho tôi biết đấy. Bây giờ chúng ta cần phải tìm những cành cây trụi lá – loại cây bụi ấy – bó chúng lại với nhau làm thành một cái chổi bắt cào cào. Bây giờ cô đứng lại đây canh chừng nó nhé, nhớ đừng để mất giấu nó. Tôi sẽ đi tìm những cành cây.
(…)
Khôi Nguyên đi một chặp thì trở lại với một cái “chổi xuể”.
- Cô xem này.
- Bắt nó bằng thứ này sao?
- Coi đây!
Khôi Nguyên chụp bó cây lên thân con cào cào bằng một động tác nhanh chóng, dứt khoát. Con cào cào nằm gọn dưới bó cây. Lúc này, anh ấy mới dùng tay để bắt con cào cào to bự. Hai chân của nó búng tành tạch…
- Ngọc Diệp, lấy dùm tôi bao thuốc lá trong túi áo.
Tôi mò lấy bao thuốc lá.
- Còn một điếu này.
- Lấy điếu thuốc bỏ lại vào túi tôi, rồi đưa cái vỏ đây.
(…)
- Ok rồi. Này, giữ lấy đừng để nó xổng mất đấy. – Khôi Nguyên đưa cái bao thuốc nhốt con cào cào cho tôi.
- Thôi, tôi sợ lắm. Bỏ trong túi áo của anh đi.
- Cô bảo bắt nó cho cô chơi còn gì.
- Lát nữa tôi sẽ chơi, nhưng bỏ trong hộp thuốc vậy nó có chết không?
- Tôi đục lỗ cho nó thở rồi, hơn nữa, còn bỏ cỏ non vào cho nó gặm, không chết đâu mà sợ.
- Anh cất nó đi! Tôi thích bắt cào cào quá. Chúng ta sẽ tìm và bắt những con khác. Tôi muốn bắt thêm một con màu nâu nữa để ghép đôi với con đó.
- Ôi, thật là nhảm nhí Ngọc Diệp à! Nhưng mà nếu cô thích thì tôi chiều ý cô vậy. Lần này đến phiên cô ra tay, tôi sẽ đánh động cho bọn nó nhảy ra khỏi những đám cỏ, cô chỉ việc chụp cổ bọn nó thôi.
- Được á, chúng ta bắt đầu nha.
(...)
Hai đứa già đầu chúng tôi lại thích cưa sừng làm nghé, muốn học đòi theo bọn trẻ con chơi ba cái trò thơ ấu. Chúng tôi lùng sục khắp nơi để tìm bắt cào cào.
“Vụt”
“Bộp”
Một vật gì đó vừa bay xược qua mặt tôi đập vào thân cây.
- Cái gì vậy? – Tôi kịp hoàn hồn.
- Không được rồi, đi chỗ khác thôi, chỗ này nguy hiểm quá! Xém chút nữa thì cô đã bị trái banh gôn đập trúng đầu rồi đấy. Cô nhìn xem!
Tôi nhìm xuống thảm cỏ, rõ ràng là một trái banh gôn.
- Hú hồn! Xém chút nữa thì...
“Tuýt... tuýt...tuýt...”
Âm thanh khiến tôi giật mình, nhìn về phía có những người mặc áo đen (đồng phục của nhân viên bảo vệ đồi cù), những người đó đang chạy về phía chúng tôi, trên tay cầm theo dùi cui và bộ đàm.
- “Báo cáo! Báo cáo! Có thích khách... có thích khách... đề nghị cho lực lượng chốt các điểm gác lại.” – Người chỉ huy đang phát lệnh.
- Chạy thôi Ngọc Diệp cô còn đứng ngây ra đó làm gì hả?
Tôi nhìn lại thì đã thấy Khôi Nguyên chạy được một đoạn khá xa rồi.
- Trời ơi! Khôi Nguyên, anh nỡ bỏ lại tôi sao! Chờ tôi với nào.
Tôi ba dò bốn cẳng chạy theo Khôi Nguyên. Bọn người phía sau vẫn đang đuổi theo tôi. “Ôi, lạy chúa! Giúp con với!” Bọn người đó đang ngày một thu ngắn khoảng cách với tôi.
- Khôi Nguyên ơi! Cứu tôi, không được rồi.
Tôi vừa chạy vừa gào muốn khản cả cổ. Khôi Nguyên vẫn chạy phía trước tôi...
Tôi đã quá mệt rồi...
Tôi ngã bịch xuống hố cát.
Đám người kia cũng vừa chạy đến túm lấy tôi.
- Thích khách đã bị bắt một tên, còn một tên. – Người chỉ huy gọi bộ đàm cho đầu bên kia.
Thấy tình hình của tôi không ổn, Khôi Nguyên đành phải tự chui đầu vào rọ. Chúng tôi bị áp giải đi... không biết điều gì sẽ xảy đến với chúng tôi nữa, tôi đang rất hồi hộp, lo sợ.
---
Nội dung cuộc nói chuyện ở bàn bên cạnh:
(…)
- Hắn nói sao?
- Con hắn sinh đẻ ra, hắn thích làm gì là quyền của hắn.
- Bắt hai cô con gái ruột của mình làm nô lệ tình dục cho mình, còn hơn cả cầm thú, đã vậy mà còn nói cái giọng đó ư! Loại đó mà xét xử làm gì, bắn mẹ đi!
- Anh nói vậy thôi, chứ còn quy trình này nọ phức tạp lắm! Phải xử đúng luật thôi, đâu phải muốn bắn ai là bắn đâu.
- Vụ việc này gây xôn xao dư luận mấy ngày gần đây. Nghe đâu hai đứa con gái tội nghiệp đó đã làm nô lệ tình dục cho hắn hơn 1 năm nay rồi.
- Hơn 4 năm rồi ông bạn à! Tin này đài chính thống đưa đấy!
- 4 năm cơ à!
- Cô con gái đầu năm nay học 12, bị lạm dụng từ năm lớp 8. Cô con gái út năm nay học lớp 10, cũng bị lạm dụng kể từ năm lớp 8.
- Trời ơi! Thật là vô luân, bệnh hoạn. Hai đứa con gái đó nhất định không phải là con ruột của hắn.
- Con ruột hẳn hoi đấy, cơ quan điều tra đã xác nhận rồi. Nhiều khả năng hắn bị mắc bệnh tâm thần.
- Còn vợ hắn thì sao? Chẳng lẽ chừng ấy năm mà cô ta không hề hay biết gì?
- Biết, biết hết nhưng cô ta giấu.
- Giấu á?
- Giấu. Cô ta trả lời với người lấy khẩu cung rằng, cô ta đã biết chồng làm việc đồi bại với con gái ruột của mình, nhưng vì thanh danh (!) với lại, bị hắn đe dọa, nếu nói cho ai biết chuyện đó thì sẽ giết… giết… giết…
- Đồ chó má!
- Hơn cả chó nữa, chó không đến mức như hắn đâu.
- Cô vợ cũng thật là ngu ngốc. Vậy mà còn sống chung được với hắn ngần ấy năm.
- Nghe đâu, ban đầu khi được công an hỏi, cô ấy còn chối quanh chối co, phủ nhận đủ thứ, ra sức bảo vệ cho con thú kia. Mãi sau này, tang chứng đã rành rành, hai cô con gái đã khai nhận, thì cô ta mới bắt đầu nói ra sự thật. Nếu không phải bà hàng xóm ở cạnh nhà, phát hiện ra hành vi đồi bại của hắn, đang thực hiện với cô con gái sau; thì không biết bao giờ con yêu nghiệt đó mới chịu dừng lại. Cũng bởi cô vợ quá yêu (!) chồng, sợ chồng bị tù tội, thậm chí còn ghen với cả hai đứa con nữa. Thật quá thể.
- Ôi, mẹ ơi!
- Nhưng anh yên tâm đi! Vụ này chỉ khu vực chúng ta biết với nhau thôi. Sẽ không lan tràn ra dư luận khắp cả nước đâu.
- Tại sao vậy?
- Hừ, liên quan tới nhiều thứ lắm! Nó không tốt cho hình ảnh của quốc gia, làm hư hỏng rường cột của xã hội. Nóm tóm lại, những vụ như thế không nên để lan truyền, không hay.
- Anh nói cũng phải. Có những thứ không phải lúc nào cũng công khai được.
- Thế nhưng, cũng có những thứ công khai mà chẳng ai làm được gì.
- Làm gì có thứ như vậy?
- Bọn cướp.
- Cướp mà công khai ư?
- Cướp cũng có nhiều dạng, nhưng có hai dạng chính đó là, cướp công khai và cướp lén lút. Với bọn cướp lén lút thì không bàn tới làm gì, vì cái thứ đó vừa ló đầu ra đã bị thộp cổ tống vào tù. Loại công khai mới đáng để nói đến. Bọn chúng không chỉ cướp tiền cướp bạc, mà cướp luôn cả cái quyền tố giác bọn cướp. Bọn chúng cướp giữa ban ngày ban mặt, cướp lộ liễu và cướp có quy trình… chúng cướp đến tận cái đáy quần đàn bà, cướp vào mọi ngốc ngách từ thành thị đến thôn quê… chúng cướp… cướp công khai, cướp cho người ta thấy chúng cướp, nhưng Đ.mẹ, chúng cướp vậy đó mà chẳng ai dám làm gì chúng.
- Anh làm ơn nhỏ miệng lại dùm đi. Nhỡ có tên cướp nào ở đây do thám thấy thì…
- Anh nói cũng phải, họa vào từ miệng, họa ra cũng từ miệng, từ nay phải trung thành với câu minh triết: “im lặng là vàng.”
---
Cuối cùng tô mì quảng cũng đến được bàn chúng tôi.
Những sợi mì vàng, dai đập vào mắt, chưa ăn mà đã nếm thấy vị mỡ béo xứ quảng.
Nước mì mặn mà, màu sắc đậm đà cuốn hút được làm từ củ xắn cắt hình hột lựu, thịt nạc, thịt ba chỉ hầm đến độ chỉ cần cắn vào một miếng đã muốn tam vào trong lưỡi. Nước chưa ăn đã cảm được vị ngon, ngọt.
Bánh tráng giòn, đậu phộng, rắc lên trên bề mặt tô mì.
Dĩa rau gồm: xà lách, cảnh giới, tía tô, cắt thành từng sợi mỏng trộn lại với nhau.
Gia vị khác gồm: Chanh, ớt chín giã nhuyễn…
Chúng tôi tập trung vào chuyên môn, phải như vậy thì mới tận hưởng được hương vị đậm đà của tô mì quảng có giá trị.
“Rò… rò…rò…”
“Tính tinh tình… tính tinh tình… tính tinh tình tinh…” chuông điện thoại của Khôi Nguyên rung lên.
Anh ấy nghe máy:
“Alo(…)”
---
Từ chỗ quán mì quảng Hằng, chúng tôi đến thẳng bệnh viện Hòa Phát. Giám đốc Trung vừa gọi điện cho Khôi Nguyên nói về những dấu hiệu khác thường của bệnh nhân Hải Ninh.
Trên đường đi đến phòng đặc biệt, chúng tôi (giám đốc Trung, Khôi Nguyên, tôi) vừa đi vừa nói chuyện. Giám đốc Trung kể lại:
- Bệnh nhân Hải Ninh vừa rồi lại trốn ra khỏi phòng đặc biệt. Cũng may là không có thiệt hại về người.
- Như vậy tức là có thiệt hại về của rồi?
- Cũng không thiệt hại về của luôn Khôi Nguyên à! Nhưng, thiệt hại vì sinh linh thì có.
- Đó là dấu hiệu bất thường mà bác sĩ muốn nói tới?
- Khi biết được anh ta đã thoát ra ngoài, chúng tôi tá hỏa chạy đi tìm kiếm. Tìm hoài mà chẳng thấy anh ta đâu, khi đó chúng tôi ai cũng tái mặt; bệnh nhân Hải Ninh mà thoát ra được bên ngoài thì đúng là hiểm họa. Cũng may cho chúng tôi, lúc đang quýnh lên thì một bệnh nhân khác đến mách: “mấy bố ơi! Em nó đang đu trên cây hồng sau vườn kìa.” Chúng tôi tức tốc chạy ra sau vườn, đến chỗ cây hồng thì phát hiện ra Hải Ninh đang ngồi trên cành cây, trên tay đang cầm một tổ chim. Chúng tôi tìm đủ mọi cách dụ bệnh nhân Hải Ninh xuống nhưng vô ích.
- Cuối cùng mọi người đã dùng đến cách gì để đưa anh ta xuống?
- Tự anh ta trèo xuống sau khi đã dùng bữa điểm tâm.
- Dùng xong bữa điểm tâm?
- Khủng khiếp lắm Khôi Nguyên à! Chúng tôi, những người chứng kiến, đến nay, vẫn không nuốt nổi cơm. Bác sĩ Quân là tội nghiệp hơn cả, lát nữa tôi sẽ kể sau… trước mắt nói về buổi điểm tâm của bệnh nhân Hải Ninh, thật muốn lộn mửa. Anh ta bắt từ trong tổ chim ra một con chim non còn đỏ hỏn, lúc anh ta bốc con chim non lên chúng tôi còn nghe tiếng kêu chiêm chíp tội nghiệp của nó, anh ta ngửa họng thả con chim vào mồm, sau đó nhai rùm rụm. Bác sĩ Quân ói tại chỗ… cứ thế… hết con này đến con khác… ăn xong bữa sáng, anh ta trèo xuống, các bác sĩ lao vào khống chế con bệnh. Lần này, cũng lại là bác sĩ Quân xui xẻo, bị Hải Ninh cắn ngấu nghiến vào bắp tay phải. Bác sĩ ấy rú lên đau đớn lắm! Đến giờ vết thương vẫn còn xưng tấy, chỗ giấu răng rất độc, bầm tím lên rất gớm. bác sĩ ấy đã bị liệt, tạm thời xin nghỉ phép để điều trị. - Nguy hiểm quá vậy bác sĩ.
- Tôi đau đầu lắm rồi Khôi Nguyên à! Không biết đến bao giờ mới chấm dứt cái cực hình này đây? – Ông giám đốc thở dài não ruột.
Chúng tôi đã đến phòng đặc biệt, nơi giam giữ bệnh nhân nguy hiểm Hải Ninh.
Vẫn cái nhân dạng khùng khùng điên điên đó,
Cái đầu rối như tổ cưởng nghiêng sang một bên vai.
Bệnh nhân Hải Ninh mặc bộ bijama kẻ sọc trắng đen.
Nước miếng dễu đầy trên cổ áo.
Bệnh nhân trong như kẻ mộng du, đang áp sát mặt vào những chấn song. Một tay cầm cái ly nhựa, liên tục cạo cái miệng ly vào chấn song sắt.
- Anh ta đang làm gì vậy bác sĩ?
- Anh ta cứ làm vậy từ mấy ngày nay rồi cô Ngọc Diệp. Chúng tô đang cố tìm ra nguyên nhân đưa đến hành động đó. Nó xuất hiện kể từ ngày anh ta lên cơn động kinh, sợ hãi khác thường khi nhìn thấy cô nấu bếp.
---
Từ chỗ bệnh viện tâm thần Hòa Phát ra, Khôi Nguyên chở tôi đến siêu thị Ngọc Bích, ở đó chúng tôi đã gửi xe, sau đó, ra ngoài đi dạo quanh bờ hồ.
Hồ Xuân Hương sóng gợn lăn tăn.
Những mái tóc liễu xanh um soi bóng dưới tấm thủy kính.
Một chiếc lá vàng lìa cành… chiếc lá nhẹ nhàng đáp xuống mặt hồ gợn sóng lan tỏa.
Chúng tôi đi bên nhau, tôi hỏi lý do vì sao đưa tôi đi dạo, thì Khôi Nguyên đáp:
- Thư giản một chút cho đầu óc được thoải mái.
Bên kia đường là hàng rào dâm bụt, những đóa hoa đỏ thẫm phơi mình trong nắng ấm.
Có chú ong lượn lờ xung quay một đóa hồng dại, có lẽ nó đang phân vân xem có nên lao vào hút ít mật hay để dành cho ngày mai. “Để ngày mai thì muộn mất, con khác sẽ hút” Cuối cùng, bản năng đã chiến thắng, nó lao vào mơn trớn và hút sạch mật ngọt có trong đóa hoa kiều diễm.
Phía bên trong hàng dâm bụt là đồi cỏ xanh mươn mướt, đồi cỏ rộng thênh thang với những cây thông xanh tỏa bóng mát quanh năm, những bãi cát trắng, hồ nước trong mát… đồi cỏ được dùng làm sân gôn (ở đây người ta gọi là đồi cù) Hiện nay chủ sở hữu của đồi cù là ai thì tôi không được biết, nhưng trước kia nó thuộc về người nước ngoài. Đồi cù được rào kín xung quanh, có bảo vệ thay nhau túc trực. Người dân không được vào bên trong, chỉ có những khách VIP đến chơi gôn mới được nghênh đón, cung phụng.
Đó là, một đặc quyền của người giàu và là ước mơ cũng những người nghèo.
- Anh thấy những người giàu như thế nào?
- Sao tự dưng cô lại hỏi vậy?
- Tôi muốn biết tình cảm của anh dành cho tầng lớp đó.
- Tôi kính phục họ.
- Kinh phục ư! – Tôi vẫn chưa tin lắm.
- Ở đây tôi chỉ nói đến những người giàu làm ăn chân chính, và lương thiện thôi. Họ tạo ra được cơ ngơi đó là cái giỏi, cái hơn người của họ, họ thành công và chúng ta sẽ mừng cho thành công của họ. Tôi thấy đa số con người ta hay ghen ăn tức ở lắm! Đó là một trong những tật xấu của người dân nước mình. Thấy người ta giàu có thì ghét, đâu phải người giàu nào cũng làm ăn bất lương, cũng vô nhân tính. Họ có đam mê của mình, có tài năng và hoài bão của mình. Nên gặp những người thành đạt đó tôi rất kính trọng.
- Ừm, tôi hiểu rồi. Nhưng, tôi vẫn ước gì được vào trong đó một lần.
- Có khó gì đâu, ngay bây giờ tôi và cô sẽ vào.
- Anh không đùa đấy chứ? Chúng ta đâu được phép.
- Cô không nghe người ta nói sao, đất đai là tài sản của nhân dân do nhà nước quản lý, họ chỉ là người quản lý của chúng ta thôi, chúng ta mới là những người chủ thực sự. Nào! Theo tôi!
Thế là, Khôi Nguyên vạch hàng rào dâm bụt chui vào bên trong đồi cù, tôi cũng liều mạng đi theo ảnh luôn.
Vào bên trong mới thấy quan cảnh đẹp thơ mộng mở ra trước mắt.
Những ngọn đồi xanh tươi mát mẻ nhấp nhô.
Cỏ dưới chân tôi rất mềm mịn, một loại cỏ đặc biệt không thể có ở bên ngoài.
Đã gần trưa rồi mà sương còn đọng trên những cuốn lá nõn nà.
Từng đàn chim sáo mỏ vàng, chim cưởng đùa dỡn với nhau quanh những bãi cát trắng. Tiếng chim ríu rít, khèn khẹt, quen quéc… thôi thì đủ các kiểu.
Tôi ngửi được mùi thơm của cỏ non, mùi hương hoa cúc thoang thoảng, và mùi của nắng vàng.
Tôi cảm được vị lờ lợ của nước mát. Mặt hồ trong vắt như gương, suối nguồn tinh khiết mát mẻ vô ngần.
Chúng tôi nắm tay nhau đi dọc theo những quả đồi tí hon. Nghe rõ tiếng xồm xộp của thảm cỏ dưới lòng bàn chân mình.
Nắng vàng hanh ngã mình trên tóc tôi và trên vai Khôi Nguyên. Có con vật gì đó vừa búng qua chân tôi.
- A, Khôi Nguyên, anh nhìn kìa. Con cào cào lớn quá!
Một con cào cào xanh lá cây to bằng ngón tay cái đang đậu trên thảm cỏ. Nó ngoe nguẩy cái đầu to bự, nghiến nghiến bộ càng, dùng chân trước vuốt vuốt đầu, và dùng miệng chải chuốc lại những sợi râu (ăng ten) định hướng. Tôi thấy cả những chiếc gai nhọn mọc trên chân con cào cào. Nhìn bộ cánh của nó xanh mát thấy là thích rồi. Tôi lay lay cánh tay Khôi Nguyên, đòi ảnh:
- Khôi Nguyên, làm ơn bắt nó cho tôi đi.
- Chúng ta đã có một con to đùng đang để ở siêu thị rồi, bắt con này làm gì nữa.
- Nhưng mà tôi thích, nó đẹp quá!
- Bắt chơi rồi thả nó ra lại đấy nhé!
- Ừm, tôi sẽ phóng sinh nó sớm thôi, anh bắt nó cho tôi đi.
- Trò này tôi đã chơi từ hồi còn bé cơ. Hồi đó, bà ngoại tôi chỉ cho tôi biết đấy. Bây giờ chúng ta cần phải tìm những cành cây trụi lá – loại cây bụi ấy – bó chúng lại với nhau làm thành một cái chổi bắt cào cào. Bây giờ cô đứng lại đây canh chừng nó nhé, nhớ đừng để mất giấu nó. Tôi sẽ đi tìm những cành cây.
(…)
Khôi Nguyên đi một chặp thì trở lại với một cái “chổi xuể”.
- Cô xem này.
- Bắt nó bằng thứ này sao?
- Coi đây!
Khôi Nguyên chụp bó cây lên thân con cào cào bằng một động tác nhanh chóng, dứt khoát. Con cào cào nằm gọn dưới bó cây. Lúc này, anh ấy mới dùng tay để bắt con cào cào to bự. Hai chân của nó búng tành tạch…
- Ngọc Diệp, lấy dùm tôi bao thuốc lá trong túi áo.
Tôi mò lấy bao thuốc lá.
- Còn một điếu này.
- Lấy điếu thuốc bỏ lại vào túi tôi, rồi đưa cái vỏ đây.
(…)
- Ok rồi. Này, giữ lấy đừng để nó xổng mất đấy. – Khôi Nguyên đưa cái bao thuốc nhốt con cào cào cho tôi.
- Thôi, tôi sợ lắm. Bỏ trong túi áo của anh đi.
- Cô bảo bắt nó cho cô chơi còn gì.
- Lát nữa tôi sẽ chơi, nhưng bỏ trong hộp thuốc vậy nó có chết không?
- Tôi đục lỗ cho nó thở rồi, hơn nữa, còn bỏ cỏ non vào cho nó gặm, không chết đâu mà sợ.
- Anh cất nó đi! Tôi thích bắt cào cào quá. Chúng ta sẽ tìm và bắt những con khác. Tôi muốn bắt thêm một con màu nâu nữa để ghép đôi với con đó.
- Ôi, thật là nhảm nhí Ngọc Diệp à! Nhưng mà nếu cô thích thì tôi chiều ý cô vậy. Lần này đến phiên cô ra tay, tôi sẽ đánh động cho bọn nó nhảy ra khỏi những đám cỏ, cô chỉ việc chụp cổ bọn nó thôi.
- Được á, chúng ta bắt đầu nha.
(...)
Hai đứa già đầu chúng tôi lại thích cưa sừng làm nghé, muốn học đòi theo bọn trẻ con chơi ba cái trò thơ ấu. Chúng tôi lùng sục khắp nơi để tìm bắt cào cào.
“Vụt”
“Bộp”
Một vật gì đó vừa bay xược qua mặt tôi đập vào thân cây.
- Cái gì vậy? – Tôi kịp hoàn hồn.
- Không được rồi, đi chỗ khác thôi, chỗ này nguy hiểm quá! Xém chút nữa thì cô đã bị trái banh gôn đập trúng đầu rồi đấy. Cô nhìn xem!
Tôi nhìm xuống thảm cỏ, rõ ràng là một trái banh gôn.
- Hú hồn! Xém chút nữa thì...
“Tuýt... tuýt...tuýt...”
Âm thanh khiến tôi giật mình, nhìn về phía có những người mặc áo đen (đồng phục của nhân viên bảo vệ đồi cù), những người đó đang chạy về phía chúng tôi, trên tay cầm theo dùi cui và bộ đàm.
- “Báo cáo! Báo cáo! Có thích khách... có thích khách... đề nghị cho lực lượng chốt các điểm gác lại.” – Người chỉ huy đang phát lệnh.
- Chạy thôi Ngọc Diệp cô còn đứng ngây ra đó làm gì hả?
Tôi nhìn lại thì đã thấy Khôi Nguyên chạy được một đoạn khá xa rồi.
- Trời ơi! Khôi Nguyên, anh nỡ bỏ lại tôi sao! Chờ tôi với nào.
Tôi ba dò bốn cẳng chạy theo Khôi Nguyên. Bọn người phía sau vẫn đang đuổi theo tôi. “Ôi, lạy chúa! Giúp con với!” Bọn người đó đang ngày một thu ngắn khoảng cách với tôi.
- Khôi Nguyên ơi! Cứu tôi, không được rồi.
Tôi vừa chạy vừa gào muốn khản cả cổ. Khôi Nguyên vẫn chạy phía trước tôi...
Tôi đã quá mệt rồi...
Tôi ngã bịch xuống hố cát.
Đám người kia cũng vừa chạy đến túm lấy tôi.
- Thích khách đã bị bắt một tên, còn một tên. – Người chỉ huy gọi bộ đàm cho đầu bên kia.
Thấy tình hình của tôi không ổn, Khôi Nguyên đành phải tự chui đầu vào rọ. Chúng tôi bị áp giải đi... không biết điều gì sẽ xảy đến với chúng tôi nữa, tôi đang rất hồi hộp, lo sợ.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.