Thập Niên 60: Phim Phóng Sự So Sánh Vận Mệnh

Chương 4: Phim Phóng Sự So Sánh Vân Mệnh (1)

Nữ Vương Bất Tại Gia

23/06/2023

Ô Đào mơ một giấc mơ rất dài rất dài. Trong mơ, mọi thứ đều bắt nguồn từ buổi chụp ảnh hôm nay ở An Môn.

Người chụp ảnh kia là một nhiếp ảnh gia rất sáng tạo, anh ta tên là Ninh Đức Hành.

Hoàng hôn mùa đông năm 1968, anh ta cầm máy chụp ảnh đi qua An Môn, lựa chọn bốn đứa trẻ con tầm bảy tám tuổi rồi chụp cho mỗi đứa bọn chúng một tấm hình, cũng giữ lại địa chỉ nhà của chúng.

Ba năm sau, anh ta tiếp tục tìm lại mấy đứa trẻ con kia, tiếp tục chụp hình cho bọn chúng.

Sau đó, bởi vì nguyên nhân lịch sử, việc quay chụp gặp gián đoạn.

Thời gian cứ như vậy mà tới năm 1978. Từ sau năm 1978, anh ta lại mua sắm thiết bị chụp ảnh, tiếp tục tiến hành quay chụp mấy đứa bé trong suốt ba mươi hai năm.

Ba mươi hai năm sau, bốn đứa trẻ ngày xưa đã gần năm mươi tuổi, bộ phim phóng sự này cũng được xuất hiện ở trước mặt đại chúng.

Từ năm 1968 đến năm 2010, bốn mươi hai năm, chiều không gian và thời gian đó gần như có thể vượt ngang hơn phân nửa thời gian của Trung Quốc mới, cuộc sống và những trải nghiệm của bốn đứa trẻ lại khiến người ta đau lòng như thế.

Bộ phim phóng sự này ở trên internet làm mưa làm gió, vô số người vì cuộc sống hiện thực trong bộ phim phóng sự này mà thở dài, cũng có vô số người bắt đầu bình luận.

Trong mấy đứa bé, người có thể gọi là hạnh phúc viên mãn hẳn là Vương Á Tương.

Vương Á Tương xuất thân từ gia đình khá giả, tiếp nhận nền giáo dục tiên tiến, cho dù sống trong một niên đại cực kì hỗn loạn, cô ấy cũng được cả nhà cho đi theo mẹ đọc sách học chữ, đặt vững một nền móng tốt đẹp. Sau khi khôi phục việc thi đại học, cô ấy thuận lợi thi đậu Đại học Thanh Hoa, sau khi tốt nghiệp thì xuất ngoại, sau khi trở về lại vào đại học làm giáo sư.



Chồng cô lập nghiệp và cũng thu hoạch được thành công, có thể nói là hôn nhân và sự nghiệp đều viên mãn.

Mà trong đó thì người làm cho người ta cảm khái tiếc hận nhất hẳn là Ô Đào.

Ban đầu Ô Đào chỉ là đi lung tung trên đường nhặt lõi than, sau này lớn hơn một chút, vẻ ngoài không tệ, quen biết một tên đầu gấu, cô bé cũng rất nhanh đã có con với tên đầu gấu đấy. Mẹ của cô ban đầu chỉ mắng, sau này thì dứt khoát mặc kệ, nói là không có đứa con gái này.

Đợi đến sau này, khi điều kiện tốt hơn một chút, nên đi học thì đi học, nên đi làm thì đi làm, Ô Đào đi đến trường học để học, nhưng mà cũng chỉ qua loa, căn bản không có tâm trạng học hành, lăn lộn mấy năm cũng chỉ miễn cưỡng biết được mấy chữ.

Sau đó cô đi làm công, không quan hệ cũng không có văn hóa nên căn bản cô không kiếm được công việc gì tốt cả, cuối cùng cô phải đi đến nhà máy bông vải quốc gia làm việc cùng Ninh Diệu Hương, làm công nhân dệt.

Nhưng mà sau này chồng cô lại đánh nhau ẩu đả, rồi không may qua đời, Ô Đào phải tự nuôi bốn đứa con, cuộc sống gian nan vất vả.

Sau thập niên 90, cải cách nhà ở, cô còn không bỏ ra nổi hai vạn, cho nên không có cách nào trả được tiền thuê nhà, cô đành phải đến nhà máy.

Sau đó các xí nghiệp nhà nước dần dần nghỉ việc,cô bị thất nghiệp, đành phải đóng tiền thuê nhà rồi tạm thời ở đó, còn công việc thì cô mở một quầy bán hàng ở vỉa hè, mấy đứa bé cũng không được đi học, không nên thân, lớn lên đánh nhau ẩu đả, trộm cướp, không đứng đắn, là một đám lưu manh.

Cuộc sống cứ trôi qua như vậy, tuổi gần năm mươi, một đứa bé nghiện ngập, một đứa bé thì đánh nhau mất mạng, còn có một đứa con trai cũng mở quầy bán hàng sửa giày trên đường nhưng lại không thể kết hôn, còn đứa con gái út thì bỏ trốn với người khác, không biết đi đâu, không tìm được.

Bản thân cô thì nghèo rớt mồng tơi, không có bảo hiểm cũng không có thẻ an sinh xã hội, trong tay cũng không có tiền, bị bệnh còn không dám đi bệnh viện, chỉ có thể cố gắng chịu đựng.



Ô Đào nhớ lại hết thảy mọi thứ trong mộng, mồ hôi lạnh từ trên trán trượt xuống.

Cô bé trừng to mắt, miệng há ra thở dốc.

Kỳ thật những thứ trong mộng, cô bé căn bản không hiểu nổi, tất cả những thứ này đối với cô bé mà nói đều là thứ khó có thể lý giải được, cũng không thể hiểu hết được.

Nhưng mà những người trong mộng, cùng những âm thanh sắc bén đó, vẫn luôn truyền vào trong tai của cô bé.

"Những gì Ô Đào gặp phải đều rất bình thường, cô ấy chính là một bộ phận người thu nhỏ của niên đại đó. Ở đơn vị chúng tôi cũng có mấy công nhân viên chức nghỉ việc vì như vậy, sau này cuộc sống rất thảm."

"Tôi cảm thấy trải nghiệm cuộc sống của Ô Đào thật sự đáng chú ý, có thể là vì khi còn bé ảnh chụp của cô bé quá đáng yêu, rất trong sáng chân thật giản dị, đôi mắt to, trong sáng, tràn đầy hy vọng với tương lai, cuộc sống tốt đẹp, nhìn qua thật sự khiến người ta yêu thích, thế nhưng kết cục thì lại... Tôi chỉ có thể nói, cái gọi là bi kịch, thật sự là một thứ tốt đẹp bị phá vỡ thành trăm mảnh."

"Cô bé này thật sự là đáng thương, sinh sai gia đình, gia đình như thế, không ai quan tâm nên quá trình lớn lên cũng sai trái."

"Đúng, điều kiện gia đình rất là quan trọng, cha Vương Á Tương có địa vị, mẹ thì là phần tử trí thức."

"Đúng là không có cách nào so được với Vương Á Tương, vốn là hai cô bé giống y như nhau, đều có vẻ ngoài thật đáng yêu, kết quả cuộc sống phía sau lại khác biệt lớn như thế. Nhìn Vương Á Tương đi, đây mới là cuộc sống của người chiến thắng."

"Sao có thể nói là giống nhau được, bọn họ vốn đã khác biệt rồi, bức ảnh đầu tiên cũng đã không giống! Vương Á Tương vừa nhìn đã thấy là người trong sạch, còn Ô Đào thì chính là đứa nhà nghèo ăn mày."

"Cho nên mới nói, hoàn cảnh gia đình chính là điểm xuất phát của cuộc sống, chuyện này thật sự là rất khó thay đổi."

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện ngôn tình
đấu phá thương khung

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Thập Niên 60: Phim Phóng Sự So Sánh Vận Mệnh

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook