Thừa Tướng Đại Nhân Còn Không Gả Cho Trẫm?!
Chương 18
Tương Như
31/07/2019
Tuyên Cơ bên cạnh thúc ngựa tiến lên một chút,
nói: "Haha, tiểu tướng công, ngươi cho dù chưa từng cưỡi ngựa cũng đâu
cần ôm cổ con ngựa như vậy? Hahaha!"
Dương Dạ Lan không buông tay, vẫn nằm rạp lên người con ngựa, lười biếng nhạt nhẽo nói: "Nếu như có thêm cái nệm với chăn bông ta có thể ngủ trên lưng nó đấy."
Tuyên Cơ cười: "Hahaha, này là thật sao? Không nhìn ra nha~! Nè tiểu tử, ngươi nói xem hắn có phải là đang nói khoác không đây?"
Người nàng ta hỏi là ngự tiền thị vệ Thẩm Thừa Uy, tên này, là một tên đầu gỗ. Thẩm Thừa Uy được hỏi, nhìn Tuyên Cơ bằng nửa con mắt, không thèm trả lời. Tuyên Cơ dù gì cũng là giáo chủ của Thính Tuyết, một tổ chức giang hồ chuyên moi mốc tin tức khắp nơi trong thiên hạ, khỏi phải nói, quan hệ cực kỳ rộng, những người đứng trước mặt nàng ta phải khép mình nhẫn nhịn không phải con số nhỏ, vậy mà chỉ trong mấy canh giờ gặp phải hai người không đặt nàng ta vào trong mắt, tức đến đỏ mặt suốt dọc đường chửi rủa luyên thuyên. Dương Dạ Lan bị nàng ta phiền đến muốn ngủ cũng không ngủ được. Nếu không có Phong Cẩn Du ở đây, nàng nhất định đem cô ả ra vả cho một trận sau đó dùng khăn bịt cái miệng kia lại.
Bỗng đột nhiên nghe thấy im ắng hẳn, mà tốc độ di chuyển của con ngựa nàng đang nằm cũng chậm hơn, lúc này mới buông nó ra, ngẩn đầu thẳng lưng ngồi dậy. Bởi vì nàng vừa nằm vừa đi thành thử ra trong một đám bốn người đi ở sau cùng, phía trước có chuyện gì cũng không cần biết. Nhưng bây giờ có vẻ như chuyện không đơn giản, liền thúc ngựa đến gần.
Bên đường đi xuất hiện một nhóm người, ai nấy mặt mũi đều xanh xám như những bóng ma.
Dương Dạ Lan xuống ngựa, Tuyên Cơ sau đó cũng xuống theo, đi sát bên nàng. Dương Dạ Lan ngồi xuống cạnh một thiếu phụ đang ẵm trên tay một tiểu hài tử, nhẹ nhàng hỏi: "Vị phu nhân này, xin hỏi từ đây cách thành Vĩnh An còn bao xa?"
Người phụ nữ kia ngẩn mặt, hốc mắt hõm sâu đen kịt, hai gò má ép sát vào trong xương, đôi môi thì trắng dã chằn chịt những vết nứt rạn cùng da khô bong tróc, khuôn mặt phải nói tiều tụy thê thảm đến không nỡ nhìn. Nàng ta được hỏi liền khàn khàn giọng nói trả lời: "Không đến được!"
Tuyên Cơ nhìn đứa bé thiếu phụ ôm trong người, vẫn hồng hào đầy sinh lực dường như thở nhẹ một hơi.
Dương Dạ Lan tính mở miệng hỏi "vì sao" thì thiếu phụ kia bỗng nhiên ho lên mấy tiếng sặc sụa. Tuyên Cơ nhanh tay nắm lấy cổ tay nàng ta, dường như đang bắt mạch, nói: "Các ngươi đã mấy ngày không ăn rồi?"
Một lão bác trung tuổi tựa dất dưởng trên thần cây gần đó cười nhạt, dường như muốn nói nhưng nói không ra hơi nữa, chỉ "Hừm!" một tiếng.
Dương Dạ Lan tính quay lại ngựa lấy một ít ngân lượng cho họ đột nhiên nhớ, gần đây đâu có hàng quán nào, nếu không thức ăn đưa tiền đó rồi kêu họ ăn tiền sao? Mà mấy người này giống như cả tháng thiếu ăn luôn chứ huống chi một hai ngày, nếu cứ để mặc họ như vậy e rằng chết cả đám.
Bỗng nhiên thiếu phụ kia hét lên một tiếng, sau đó là tiếng 'hí' inh trời của ngựa. Dương Dạ Lan khả kinh quay người lại mới thấy, Phong Cẩn Du vậy mà đã xuống ngựa, trên ray cầm một trường kiếm, mà trường kiếm này không lệch một ly đang cắm trong động mạch chủ trên cổ con ngựa y cưỡi lúc nãy, thân kiếm cắn sâu quá nửa. Phong Cẩn Du ấy vậy mà tự tay hạ sát vật cưỡi của mình, nét mặt vẫn không đổi sắc, này đúng thật có hơi tàn bạo. Con ngựa sau khi bị y đâm một nhát hí vang trời một tiếng sau đó liền ngã gục, chết trong tức khắc.
Thẩm Thừa Uy từng làm phó tướng muốn ngựa tránh xao động tự biết khắc chế. Tuyên Cơ thì đi con ngựa của nàng ta, nên chỉ cần liếc nhìn, nó liền im lặng. Chỉ có con ngựa của Dương Dạ Lan với con ngựa bị giết kia là chung một chuồng, thấy đồng loại bị sát hại thì cuồng nộ không thôi giơ hai chân lên muốn đạp Phong Cẩn Du. Dương Dạ Lan không nhanh không chậm nhún chân nhảy lên lưng nó, tay nắm chặt dây cương ghì ngược lên một cái để con ngựa đổi hướng đạp chân chỗ khác, sau đó liền cúi người ôm lấy cổ ngựa, từ trên bờm nhẹ nhàng vuốt ve nó, ôn nhu nói: "Không sao, không sao đâu. Ta xin lỗi. Không sao rồi. Ngoan, ngoan."
Phong Cẩn Du trầm mặc nhìn nàng dỗ nó một hồi, con ngựa dần bình tĩnh mới chau mày quay về phía mấy người kia, rồi nói với Thẩm Thừa Uy: "Nhóm lửa đi!"
Sau khi làm thịt con ngựa, đám lưu dân sắp chết đói kia coi bộ được cứu sống thần kỳ, sắc diện khá hơn rất nhiều, mặt mũi cũng bớt dọa người hơn. Dương Dạ Lan lúc này mới hỏi: "Lúc nãy các vị nói, vì sao không thể đến Vĩnh An?"
Người trung niên lúc nãy nói: "Thật không giấu các vị. Chuyện là .... "
Hóa ra trong thành Vĩnh An, ở trấn nhỏ vùng biên thùy có một con sông lớn tên là Như Nguyệt. Trên bờ sông có một ngôi mộ cổ Có điều, ngôi mộ này không phải để chôn người. Là một ngôi mộ kiếm, mộ kiếm Tru Tâm, mà thanh kiếm này bản thân nó lại có một câu chuyện hết sức vi diệu.
Tương truyền Đại Nam quốc năm xưa biết tin man tộc phương bắc có ý xâm phạm đang gấp rút quy động lượng lớn binh mã ngay sát vùng biên cương hai nước. Để ứng phó, triều thần Đại Nam đã đưa ra một kế, chính là 'Tiên phát chế nhân', đánh người trước khi người đánh mình, để bọn chúng trở tay không kịp, sĩ khí suy tàn. Thế là nam đế lập tức khởi binh tiến đánh. Mà 'đánh' này cũng không phải là tấn công nước người ta, chỉ là mang quân sang ra uy một chút, cộng thêm dùng chiêu 'công tâm', để người dân bắc quốc biết rõ thế nào là nặng nhẹ, tự mình cân nhắc không động đến binh đao, thiên hạ thái bình, tránh khỏi kiếp lầm than.
Nhưng bắc quốc kia chuẩn bị cũng đâu phải ngày một ngày hai, mà bắc đế cũng đâu dễ bỏ qua cho Đại Nam quốc. Sau khi bị Đại Nam 'dằn mặt nhẹ' liền cho quân tràn qua biên giới.
Đại Nam tướng quân dự liệu như thần, xây hẳn một cái phòng tuyến kiên cố vô cùng dọc hai bên bờ sông Như Nguyệt ngang chặn đường tiến của địch. Câu chuyện vi diệu chính là ở đây.
Vị tướng quân kia của nam quốc chính là chỉ dùng một thanh kiếm để trấn giữ phòng tuyến này. Thanh kiếm có tên là Phương Tâm, là thần khí của nước Đại Nam từ khi lập quốc.
Nghe nói năm xưa, Thái Tổ Hoàng đế đem quân thảo phạt hôn quân, nhưng gặp cơn nguy biến bị hãm trong một vong thành. Nửa đêm trời nổi sấm sét, từ trên trời rơi xuống một mảng thiên quan, làm cho doanh trại một vài khắc sáng như ban ngày. Mà thiên quan đó khi nguội lại mới nhìn ra đấy là một thanh kiếm bạc. Thái Tổ Hoàng đế chính là dựa vào uy lực của thần binh lợi khí kia mà lật ngược thế cờ, một bước công phá toàn bộ quân địch. Truyền thuyết còn nói Phương Tâm kiếm có thể chiêu gọi thiên binh thiên tướng, nếu không tình thế lúc đó, Hoàng đế kia cũng không thể chơi cờ thế bằng nửa con mắt*.
Phòng tuyến lập ra, cho dù bắc quốc có dùng cách gì, đinh mộc (*một thanh gỗ cực lớn để đẩy tường, đẩy cổng thành), thiết giáp, thập chí thiết xa cũng không có cách nào công được phòng tuyến ấy. Sĩ khí, lương thực, không hợp thủy thổ khí hậu, quân sĩ bắc quốc càng lúc càng riệu rã. Bắc quốc tướng quân sau khi không phá được phòng tuyến liền 'chó cùng dứt dậu' nghĩ ra một kế, truy bắt những thường dân của nam quốc, giết bọn họ rồi đổ máu xuống sông.
Kiếm Phương Tâm là thần khí trời ban, băng thanh ngọc khiết chưa thấm bụi trần, bị nhiễm máu của dân thường vô tội đột nhiên đại biến liền nổi tâm ma. Từ 'thần khí trấn quốc' trở thành 'thần khí diệt quốc', trong đêm bạo phát giết hơn trăm tướng sĩ nam quốc. Nếu cứ để tiếp tục e rằng tướng sĩ nam quốc đóng ở đây sớm muộn cũng bị nó đồ sát, mà như vậy khác nào thất thủ. Vị tướng quân nam quốc kia không biết nên làm gì chỉ có thể lập với kiếm linh một khế ước: chỉ cần tổ quốc ta nguyên vẹn, ở đây có bao nhiêu binh mã, để ngươi tùy tiện đồ sát.
Vậy là đêm ấy, Phương Tâm kiếm không chỉ giết sạch một trăm mấy chục vạn quân sĩ của bắc quốc, mà hơn hai vạn quân của Đại Nam cũng bị nó kết liễu. Kiếm linh từ sau đêm đó có lẽ nhiễm sát khí quá nhiều, trong một lúc không thể tiếp tục giữ nguyên trạng thái nên đã tự phong kiếm, cắm ngay trên lòng ngực của vị tướng quân kia, ánh bạc trong sáng cũng lụi tàn dần, chỉ còn là một thanh kiếm cùn đen kịt. Sau đó hoàng đế nam quốc đã ngay lại nơi tướng quân kia ngã xuống, lập một mộ kiếm, chôn thanh kiếm ấy sâu thật sâu trong lòng đất, mà thần khí Phương Tâm kiếm cũng bị đổi thành Tru Tâm.
Thanh kiếm này đã yên vị ở đấy gần hai trăm năm rồi, những tưởng nó thật sự đã chết ở trong mộ, nào ngờ một tháng trước, không rõ nguyên do gì, trời đang sáng bỗng nhiên nổi sấm chớp, tại chỗ mộ kiếm Tru Tâm 'ĐOÀNG' một cái nứt ra làm đôi. Sau đó từ trên thượng nguồn sông Như Nguyệt năm xưa, bây giờ vốn có một con đập đột nhiên vỡ tan, nước cùng đất đá ào ào cuốn xuống hạ nguồn.
Sau đợt thiên tai đó, bá tánh Vĩnh An vô cùng điêu đứng. Không phải bởi vì phần lớn đất canh tác của họ đều bị đất đá chôn vùi, mà là thanh kiếm Tru Tâm kia đã thực sự không cánh mà bay.
Tru Tâm chính là sát ý, là điềm hung, vì vậy thanh hung kiếm biến mất chính là sự chẳng lành. Quả nhiên không lâu sau đó những chuyện xấu đã ập tới.
Đầu tiên, toàn bộ ngân lương triều đình cấp phát cứu trợ nạn dân đều bị một toán quân lính phiên ban ở biên giới chặn đánh rồi cướp mất. Sau đó, địa chấn lại nổi lên, đem thành Vĩnh An chia cắt với bên ngoài. Sau đó trong thành xuất hiện bệnh dịch, nghe nói số ngươi còn sống trong ngôi thành đó bây giờ chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Dương Dạ Lan chau mày nói: "Vì vậy nên các vị mới rời thành?"
Người kia trả lời: "Chúng ta vốn vĩ không có ở trong thành mà là sống ở ngoại thành. Sau khi sự việc xảy ra không biết làm thế nào đành tự mình lặn lội đến nơi khác cầu viện. Nào ngờ ..."
Tuyên Cơ: "Nào ngờ thế nào?"
Người kia run rẩy nói: "Nào ngờ đến ba cái thành lân cận cũng đều chung tình trạng."
Dương Dạ Lan không buông tay, vẫn nằm rạp lên người con ngựa, lười biếng nhạt nhẽo nói: "Nếu như có thêm cái nệm với chăn bông ta có thể ngủ trên lưng nó đấy."
Tuyên Cơ cười: "Hahaha, này là thật sao? Không nhìn ra nha~! Nè tiểu tử, ngươi nói xem hắn có phải là đang nói khoác không đây?"
Người nàng ta hỏi là ngự tiền thị vệ Thẩm Thừa Uy, tên này, là một tên đầu gỗ. Thẩm Thừa Uy được hỏi, nhìn Tuyên Cơ bằng nửa con mắt, không thèm trả lời. Tuyên Cơ dù gì cũng là giáo chủ của Thính Tuyết, một tổ chức giang hồ chuyên moi mốc tin tức khắp nơi trong thiên hạ, khỏi phải nói, quan hệ cực kỳ rộng, những người đứng trước mặt nàng ta phải khép mình nhẫn nhịn không phải con số nhỏ, vậy mà chỉ trong mấy canh giờ gặp phải hai người không đặt nàng ta vào trong mắt, tức đến đỏ mặt suốt dọc đường chửi rủa luyên thuyên. Dương Dạ Lan bị nàng ta phiền đến muốn ngủ cũng không ngủ được. Nếu không có Phong Cẩn Du ở đây, nàng nhất định đem cô ả ra vả cho một trận sau đó dùng khăn bịt cái miệng kia lại.
Bỗng đột nhiên nghe thấy im ắng hẳn, mà tốc độ di chuyển của con ngựa nàng đang nằm cũng chậm hơn, lúc này mới buông nó ra, ngẩn đầu thẳng lưng ngồi dậy. Bởi vì nàng vừa nằm vừa đi thành thử ra trong một đám bốn người đi ở sau cùng, phía trước có chuyện gì cũng không cần biết. Nhưng bây giờ có vẻ như chuyện không đơn giản, liền thúc ngựa đến gần.
Bên đường đi xuất hiện một nhóm người, ai nấy mặt mũi đều xanh xám như những bóng ma.
Dương Dạ Lan xuống ngựa, Tuyên Cơ sau đó cũng xuống theo, đi sát bên nàng. Dương Dạ Lan ngồi xuống cạnh một thiếu phụ đang ẵm trên tay một tiểu hài tử, nhẹ nhàng hỏi: "Vị phu nhân này, xin hỏi từ đây cách thành Vĩnh An còn bao xa?"
Người phụ nữ kia ngẩn mặt, hốc mắt hõm sâu đen kịt, hai gò má ép sát vào trong xương, đôi môi thì trắng dã chằn chịt những vết nứt rạn cùng da khô bong tróc, khuôn mặt phải nói tiều tụy thê thảm đến không nỡ nhìn. Nàng ta được hỏi liền khàn khàn giọng nói trả lời: "Không đến được!"
Tuyên Cơ nhìn đứa bé thiếu phụ ôm trong người, vẫn hồng hào đầy sinh lực dường như thở nhẹ một hơi.
Dương Dạ Lan tính mở miệng hỏi "vì sao" thì thiếu phụ kia bỗng nhiên ho lên mấy tiếng sặc sụa. Tuyên Cơ nhanh tay nắm lấy cổ tay nàng ta, dường như đang bắt mạch, nói: "Các ngươi đã mấy ngày không ăn rồi?"
Một lão bác trung tuổi tựa dất dưởng trên thần cây gần đó cười nhạt, dường như muốn nói nhưng nói không ra hơi nữa, chỉ "Hừm!" một tiếng.
Dương Dạ Lan tính quay lại ngựa lấy một ít ngân lượng cho họ đột nhiên nhớ, gần đây đâu có hàng quán nào, nếu không thức ăn đưa tiền đó rồi kêu họ ăn tiền sao? Mà mấy người này giống như cả tháng thiếu ăn luôn chứ huống chi một hai ngày, nếu cứ để mặc họ như vậy e rằng chết cả đám.
Bỗng nhiên thiếu phụ kia hét lên một tiếng, sau đó là tiếng 'hí' inh trời của ngựa. Dương Dạ Lan khả kinh quay người lại mới thấy, Phong Cẩn Du vậy mà đã xuống ngựa, trên ray cầm một trường kiếm, mà trường kiếm này không lệch một ly đang cắm trong động mạch chủ trên cổ con ngựa y cưỡi lúc nãy, thân kiếm cắn sâu quá nửa. Phong Cẩn Du ấy vậy mà tự tay hạ sát vật cưỡi của mình, nét mặt vẫn không đổi sắc, này đúng thật có hơi tàn bạo. Con ngựa sau khi bị y đâm một nhát hí vang trời một tiếng sau đó liền ngã gục, chết trong tức khắc.
Thẩm Thừa Uy từng làm phó tướng muốn ngựa tránh xao động tự biết khắc chế. Tuyên Cơ thì đi con ngựa của nàng ta, nên chỉ cần liếc nhìn, nó liền im lặng. Chỉ có con ngựa của Dương Dạ Lan với con ngựa bị giết kia là chung một chuồng, thấy đồng loại bị sát hại thì cuồng nộ không thôi giơ hai chân lên muốn đạp Phong Cẩn Du. Dương Dạ Lan không nhanh không chậm nhún chân nhảy lên lưng nó, tay nắm chặt dây cương ghì ngược lên một cái để con ngựa đổi hướng đạp chân chỗ khác, sau đó liền cúi người ôm lấy cổ ngựa, từ trên bờm nhẹ nhàng vuốt ve nó, ôn nhu nói: "Không sao, không sao đâu. Ta xin lỗi. Không sao rồi. Ngoan, ngoan."
Phong Cẩn Du trầm mặc nhìn nàng dỗ nó một hồi, con ngựa dần bình tĩnh mới chau mày quay về phía mấy người kia, rồi nói với Thẩm Thừa Uy: "Nhóm lửa đi!"
Sau khi làm thịt con ngựa, đám lưu dân sắp chết đói kia coi bộ được cứu sống thần kỳ, sắc diện khá hơn rất nhiều, mặt mũi cũng bớt dọa người hơn. Dương Dạ Lan lúc này mới hỏi: "Lúc nãy các vị nói, vì sao không thể đến Vĩnh An?"
Người trung niên lúc nãy nói: "Thật không giấu các vị. Chuyện là .... "
Hóa ra trong thành Vĩnh An, ở trấn nhỏ vùng biên thùy có một con sông lớn tên là Như Nguyệt. Trên bờ sông có một ngôi mộ cổ Có điều, ngôi mộ này không phải để chôn người. Là một ngôi mộ kiếm, mộ kiếm Tru Tâm, mà thanh kiếm này bản thân nó lại có một câu chuyện hết sức vi diệu.
Tương truyền Đại Nam quốc năm xưa biết tin man tộc phương bắc có ý xâm phạm đang gấp rút quy động lượng lớn binh mã ngay sát vùng biên cương hai nước. Để ứng phó, triều thần Đại Nam đã đưa ra một kế, chính là 'Tiên phát chế nhân', đánh người trước khi người đánh mình, để bọn chúng trở tay không kịp, sĩ khí suy tàn. Thế là nam đế lập tức khởi binh tiến đánh. Mà 'đánh' này cũng không phải là tấn công nước người ta, chỉ là mang quân sang ra uy một chút, cộng thêm dùng chiêu 'công tâm', để người dân bắc quốc biết rõ thế nào là nặng nhẹ, tự mình cân nhắc không động đến binh đao, thiên hạ thái bình, tránh khỏi kiếp lầm than.
Nhưng bắc quốc kia chuẩn bị cũng đâu phải ngày một ngày hai, mà bắc đế cũng đâu dễ bỏ qua cho Đại Nam quốc. Sau khi bị Đại Nam 'dằn mặt nhẹ' liền cho quân tràn qua biên giới.
Đại Nam tướng quân dự liệu như thần, xây hẳn một cái phòng tuyến kiên cố vô cùng dọc hai bên bờ sông Như Nguyệt ngang chặn đường tiến của địch. Câu chuyện vi diệu chính là ở đây.
Vị tướng quân kia của nam quốc chính là chỉ dùng một thanh kiếm để trấn giữ phòng tuyến này. Thanh kiếm có tên là Phương Tâm, là thần khí của nước Đại Nam từ khi lập quốc.
Nghe nói năm xưa, Thái Tổ Hoàng đế đem quân thảo phạt hôn quân, nhưng gặp cơn nguy biến bị hãm trong một vong thành. Nửa đêm trời nổi sấm sét, từ trên trời rơi xuống một mảng thiên quan, làm cho doanh trại một vài khắc sáng như ban ngày. Mà thiên quan đó khi nguội lại mới nhìn ra đấy là một thanh kiếm bạc. Thái Tổ Hoàng đế chính là dựa vào uy lực của thần binh lợi khí kia mà lật ngược thế cờ, một bước công phá toàn bộ quân địch. Truyền thuyết còn nói Phương Tâm kiếm có thể chiêu gọi thiên binh thiên tướng, nếu không tình thế lúc đó, Hoàng đế kia cũng không thể chơi cờ thế bằng nửa con mắt*.
Phòng tuyến lập ra, cho dù bắc quốc có dùng cách gì, đinh mộc (*một thanh gỗ cực lớn để đẩy tường, đẩy cổng thành), thiết giáp, thập chí thiết xa cũng không có cách nào công được phòng tuyến ấy. Sĩ khí, lương thực, không hợp thủy thổ khí hậu, quân sĩ bắc quốc càng lúc càng riệu rã. Bắc quốc tướng quân sau khi không phá được phòng tuyến liền 'chó cùng dứt dậu' nghĩ ra một kế, truy bắt những thường dân của nam quốc, giết bọn họ rồi đổ máu xuống sông.
Kiếm Phương Tâm là thần khí trời ban, băng thanh ngọc khiết chưa thấm bụi trần, bị nhiễm máu của dân thường vô tội đột nhiên đại biến liền nổi tâm ma. Từ 'thần khí trấn quốc' trở thành 'thần khí diệt quốc', trong đêm bạo phát giết hơn trăm tướng sĩ nam quốc. Nếu cứ để tiếp tục e rằng tướng sĩ nam quốc đóng ở đây sớm muộn cũng bị nó đồ sát, mà như vậy khác nào thất thủ. Vị tướng quân nam quốc kia không biết nên làm gì chỉ có thể lập với kiếm linh một khế ước: chỉ cần tổ quốc ta nguyên vẹn, ở đây có bao nhiêu binh mã, để ngươi tùy tiện đồ sát.
Vậy là đêm ấy, Phương Tâm kiếm không chỉ giết sạch một trăm mấy chục vạn quân sĩ của bắc quốc, mà hơn hai vạn quân của Đại Nam cũng bị nó kết liễu. Kiếm linh từ sau đêm đó có lẽ nhiễm sát khí quá nhiều, trong một lúc không thể tiếp tục giữ nguyên trạng thái nên đã tự phong kiếm, cắm ngay trên lòng ngực của vị tướng quân kia, ánh bạc trong sáng cũng lụi tàn dần, chỉ còn là một thanh kiếm cùn đen kịt. Sau đó hoàng đế nam quốc đã ngay lại nơi tướng quân kia ngã xuống, lập một mộ kiếm, chôn thanh kiếm ấy sâu thật sâu trong lòng đất, mà thần khí Phương Tâm kiếm cũng bị đổi thành Tru Tâm.
Thanh kiếm này đã yên vị ở đấy gần hai trăm năm rồi, những tưởng nó thật sự đã chết ở trong mộ, nào ngờ một tháng trước, không rõ nguyên do gì, trời đang sáng bỗng nhiên nổi sấm chớp, tại chỗ mộ kiếm Tru Tâm 'ĐOÀNG' một cái nứt ra làm đôi. Sau đó từ trên thượng nguồn sông Như Nguyệt năm xưa, bây giờ vốn có một con đập đột nhiên vỡ tan, nước cùng đất đá ào ào cuốn xuống hạ nguồn.
Sau đợt thiên tai đó, bá tánh Vĩnh An vô cùng điêu đứng. Không phải bởi vì phần lớn đất canh tác của họ đều bị đất đá chôn vùi, mà là thanh kiếm Tru Tâm kia đã thực sự không cánh mà bay.
Tru Tâm chính là sát ý, là điềm hung, vì vậy thanh hung kiếm biến mất chính là sự chẳng lành. Quả nhiên không lâu sau đó những chuyện xấu đã ập tới.
Đầu tiên, toàn bộ ngân lương triều đình cấp phát cứu trợ nạn dân đều bị một toán quân lính phiên ban ở biên giới chặn đánh rồi cướp mất. Sau đó, địa chấn lại nổi lên, đem thành Vĩnh An chia cắt với bên ngoài. Sau đó trong thành xuất hiện bệnh dịch, nghe nói số ngươi còn sống trong ngôi thành đó bây giờ chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Dương Dạ Lan chau mày nói: "Vì vậy nên các vị mới rời thành?"
Người kia trả lời: "Chúng ta vốn vĩ không có ở trong thành mà là sống ở ngoại thành. Sau khi sự việc xảy ra không biết làm thế nào đành tự mình lặn lội đến nơi khác cầu viện. Nào ngờ ..."
Tuyên Cơ: "Nào ngờ thế nào?"
Người kia run rẩy nói: "Nào ngờ đến ba cái thành lân cận cũng đều chung tình trạng."
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.