Chương 75
Tụ Trặc
14/10/2021
Edit : Michellevn
"Trung Thu mày cũng không về nhà, thật là ." Chưa gì hết mà ông ta đã phàn nàn.
Liêu Viễn im lặng một lúc :" Đã gọi điện trước rồi mà."
Lúc ấy ông ta cũng không nói gì, chỉ trả lời biết rồi, được rồi.
Mấy ngày lễ tết này, sự tồn tại của anh là một sự xấu hổ. Địa phương càng nhỏ thì họ hàng càng coi trọng chuyện qua lại. Bất kể là với cha hay mẹ thì anh cũng là một sự tồn tại đáng xấu hổ.
Mà đối với mụ kia thì sự tồn tại còn chướng mắt hơn nữa. Họ hàng của mụ ta kéo tới, trông thấy thằng con riêng lớn này thì sẽ cười như không cười. Mụ ta sẽ vin vào đó mà xấu hổ rồi tức giận. Vì thế sau khi họ hàng về rồi, bị liên lụy vẫn sẽ luôn là anh.
Cấp ba sống ở trường học, tiền mà không hết thì anh cũng chẳng mấy khi về nhà . Vì thế sau này, mỗi lần anh về nhà, mụ ta liền bĩu môi :" Quỷ đòi nợ về rồi kìa ."
Lúc này anh đã cao to cường tráng hơn cả cha anh. Cha anh cũng không thể đánh đập mắng mỏ anh như hồi còn nhỏ nữa, mụ ta cũng có phần kiêng dè anh.
Anh chẳng có gì phải nói với mụ ta cả, lấy được tiền sinh hoạt xong thì anh quay về trường luôn. Trường có ký túc xa, ký túc xá có giường, đầu giường có tủ.
Đủ để bố trí ổn thỏa cho một người lớn như anh sống tốt.
" Có chuyện gì ạ ?" Anh hỏi. Anh đoán chắc chắn có chuyện ông ta mới gọi điện thoại cho anh, mà tám chín phần là liên quan đến tiền bạc. Cho nên trước lúc nhận điện thoại, anh đã thoáng do dự.
Quả thật là ông ta có chuyện ." Aizz, mày có biết cái gì mà Exbox không ?" Ông ta hỏi. Tiếng Anh sứt sẹo mang theo giọng địa phương.
Liêu Viễn nghĩ nghĩ, rồi hỏi lại không chắc lắm :" X-Boxone ? Máy chơi game ?"
" Ừ ừ, chính là máy chơi game. Mày biết là được rồi." Ông ta rất vui vẻ," Nhà bạn học em trai mày mua một cái, em trai mày đến nhà người ta chơi một hồi, về nhà quậy lên đòi mua một cái ."
" Mày mua cho nó một cái đi ." Ông ta nói hết sức tự nhiên .
" Không được." Liêu Viễn từ chối thẳng thừng.
Sở dĩ anh thẳng thừng như vậy, là vì một giây trước khi nhận điện thoại kia, anh đã suy nghĩ rõ ràng rồi. Anh không thể để mặc họ muốn gì cũng được nữa, vì anh ...... đã không còn cô đơn nữa.
Anh đã có Quách Trí, nhất định phải lo lắng cho tương lai của hai người.
Quách Trí có nhà có xe, không có nghĩa là anh có thể ngồi mát ăn bát vàng. Mà ngược lại, chính vì Quách Trí đã mạnh mẽ hơn anh rất nhiều, nên anh càng phải cố gắng hơn nữa.
Từ giây phút Quách Trí đồng ý ở bên anh, anh liền không thể sống ngây ngô dại dột nữa, anh phải như một người đàn ông thực thụ, gánh vác trách nhiệm của chính mình, và tương lai của hai người.
Vấn đề này, phải bắt đầu trước tiên bằng việc kiếm tiền và tiết kiệm tiền.
Ông ta không ngờ nhận được lời từ chối thẳng thừng như vậy, dường như ông ta sốc nhẹ một lúc, mới mở miệng hỏi :" Vì sao ?"
Giọng điệu của ông ta đầy vẻ kỳ quái khó hiểu khiến Liêu Viễn cười khổ. Anh nhận ra rằng, thái độ đương nhiên này, thực ra là từ thói quen của mình mà ra.
Anh thở dài nói :" Ba, con có bạn gái rồi."
" Ồ, vậy là sao ?" Ông ta hỏi một cách kỳ lạ, tựa như không tìm ra mối liên quan giữa hai chuyện.
Liêu Viễn im lặng một lúc rồi nói :" Con phải chuẩn bị kết hôn, con phải tiết kiệm tiền."
"Kết hôn ?" Người đàn ông cao giọng lên, kinh ngạc :" Mày mới bao nhiêu mà kết hôn ? KHông phải mày mới mười tám à ?"
"...........Con đã hai mươi rồi ."
Trong điện thoại liền rơi vào im lặng.
"Hai mươi ?" Ông ta lẩm bẩm," Mày cũng hai mươi rồi à ?"
Ông ta có phần giật mình, hơi không tin. Ấn tượng với Liêu Viễn, hình như vẫn còn ở tuổi mười tám, thời gian anh sống trong ký túc xá trường trung học.
Nhưng trong nháy mắt, nó đã xa nhà hai năm rồi, tự lực cánh sinh, chật vật kiếm sống ở Đế Đô mà ông ta chưa từng tới. Không những thế, nó còn có thể mang tiền về nhà, nghe nói, thỉnh thoảng nó còn cho mẹ nó một ít tiền.
Vậy mà đột nhiên nó đã trưởng thành rồi sao ? Thậm chí hiện giờ nó còn nói đến chuyện kết hôn.
" Ò ...... ò ..... Mày cũng hai mươi rồi mà ." Ông ta như tỉnh cơn mơ, lầm bà lẩm bẩm một mình ." Nhanh thật nhỉ .... "
Cuộc nói chuyện rơi vào yên lặng xấu hổ.
Ông ta cũng không cảm thấy Liêu Viễn nói đến chuyện kết hôn là quá sớm, thị trấn nhỏ của họ, vùng ngoài là nông thôn. Hai mươi tuổi kết hôn, thậm chí kết hôn lúc mười tám mười chín tuổi cũng không hề xa lạ. Chưa đến tuổi thì làm đám cưới trước, sau đó mới lãnh chứng sau. Cũng thường xuyên xuất hiện những vụ hai vợ chồng ầm ĩ ly hôn, kết quả đi ra cục dân chính mới phát hiện căn bản là vẫn chưa lĩnh chứng .
Ông ta chỉ không ngờ rằng chớp mắt một cái, Liêu Viễn đã đến tuổi kết hôn rồi.
Ông ta vẫn nhớ lúc sinh Liêu Viễn, ông ta cũng rất vui mừng. Nơi này, mặc dù chuyện trọng nam khinh nữ không hay nói lắm, nhưng kiếm được con trai đầu lòng vẫn khiến ông ta đắc ý. Đặc biệt là thằng con đó còn có thể hội tụ những ưu điểm về ngoại hình của ông và người vợ cũ, trông rất xinh xắn, làm người ta nhìn là yêu thích.
Nhưng thời điểm đó ông ta còn quá trẻ. Với ông ta mà nói,niềm vui của cuộc sống gia đình chính là khi con cái ăn mặc sạch sẽ, vui vẻ để ông ta thoải mái trêu đùa. Vậy là xong. Còn những chuyện như là lau nước tiểu, hay đói rồi khát, rồi quấy mệt, thì đương nhiên là quăng cho đàn bà trong nhà làm.
Bởi vì tuổi trẻ, ông ta chưa thực sự trân trọng trải nghiệm niềm vui làm cha, cũng như chưa thực sự đảm đương trách nhiệm làm cha. Thời điểm vợ mệt mỏi chán nản trong việc chăm sóc con cái và làm việc nhà thì ông ta ỷ vào gương mặt ưa nhìn, vẫn ở bên ngoài chơi bời trăng hoa, cờ màu phấp phới.(*)
(*)Nằm trong câu :家中红旗不倒. 外面彩旗飘飘<< trong nhà cờ đỏ không ngã, bên ngoài cờ màu phấp phới, chỉ mấy ông vừa có vợ vừa có bồ tùm lum.
Ông ta phong lưu nhiều năm, cho đến khi gặp phải người vợ hiện tại. Là một người phụ nữ ghê gớm, không những nắm thóp được ông ta, sinh cho ông ta một thằng con trai, mà còn bức ép ông ta ly hôn vợ trước rồi ẵm con trai tiến dần từng bước lên vị trí chính thức.
Từ đó, ông ta cũng bị quản thúc luôn. Giao nộp tiền lương, cả người cũng bị giám sát chặt chẽ, không còn được chơi bời trăng hoa như trước nữa.
Nhưng lúc này ông ta cũng đã có tuổi, tâm tính cũng khác trước. Vào giai đoạn ông ta thực sự trưởng thành này, vừa khéo thằng con nhỏ đã qua thời kỳ sơ sinh đái ị đầy phiền toái, hoàn toàn là giai đoạn đáng yêu nhất. Lúc này ông ta mới thực sự cảm nhận được niềm vui làm cha, sẵn sàng vui đùa cùng con, tắm rửa cho nó, ngủ cùng nó, trải ngiệm từng chút một sự vui thú cùng con trưởng thành.
Tất cả tình thương của người cha, ông ta gần như đều dành hết cho thằng con nhỏ.
Chỉ thỉnh thoảng ngẩng đầu lên, nhìn thấy thằng con trai lớn đứng bên tường, đôi mắt đen láy trầm lặng nhìn ông ta, ông ta cũng vẫn cảm thấy chột dạ.
Nhưng thằng bé đó lại không làm người ta yêu được, thậm chí còn có chút khiến người ta ghét bỏ. Thích khóc giống y mẹ nó, bướng bỉnh hơn mẹ nó gấp trăm lần. Từ đầu tới cuối nó cũng nhất định không cúi đầu trước mẹ kế của nó, cũng không bao giờ gọi bà ta một tiếng " mẹ ".
Vì nó mà trong nhà thường xuyên cãi cọ, khiến tâm trạng con người không tốt. Thế nên thấy thằng con lớn trầm lặng bướng bỉnh, lại càng khiến người ta thêm phiền muộn.
Ba năm trung học nó ở nội trú trường học, trong nhà còn có phần vui vẻ hơn trước. Bà xã cười vang hơn, con trai nhỏ cũng thoải mái hơn. Ông ta liền cố gắng không nhớ tới thằng con lớn ở nội trú trường học nữa.
Dù sao thì có ăn có chỗ ở, cứ đúng hạn ông lại cho nó tiền sinh hoạt phí, cũng không tính là đối xử tệ với nó.
Nói sao thì cũng là con trai của ông mà .
Nhưng không thể ở trường cả đời được, cuối cùng thì nó cũng tốt nghiệp và về nhà.
Ông ta ta nghe thấy tiếng gõ cửa bên ngoài, gương mặt kìm nén đến đỏ cả lên. Nhưng người vợ trẻ lại độc đoán chắn ở cửa, nhìn ông đầy hằn học.
" Hoặc là nó đi, hoặc là tôi đi." Cô ta nói, " Trước kia nó nhỏ, ông nuôi nó, tôi không nói gì. Giờ nó trưởng thành rồi, dựa vào đâu mà vẫn phải nuôi nó !"
Không còn tiếng gõ cửa nữa, ông ta lặng lẽ đi đến bên cửa sổ nhìn ra xem. Con trai lớn của ông ta,lưng đeo ba lô cũ nát, kéo valy hành lý cũ nát, mặc đồng phục trường học, đi từng bước ra ngoài.
Thấm thoát mà vóc dáng nó đã cao lớn như vậy rồi, Nhưng lưng nó cũng không thẳng lên được, đầu nó cứ gục xuống suốt, bóng lưng cằn cỗi nặng nề.
Nó đi rất chậm chạp, mỗi một bước đều do dự.
Bởi vì không biết con đường phía trước là đâu, phương hướng ở nơi nào.
Ông ta bỗng dưng xót lòng, suýt nữa rơi nước mắt.
Đêm đó ông ta ngủ không yên giấc.
Nó sẽ đi đâu chứ ? Ông ta nghĩ.
Ông ta không muốn suy nghĩ, nhưng lại biết rõ ràng, nếu một người cha cho nó cái họ như ông mà còn không thể chứa nổi nó, thì mẹ nó bên đó lại càng không thể có chỗ cho nó dung thân.
Vậy tối nay nó ngủ ở đâu ?
Ông ta có phần khó chịu, có phần lo lắng. Thế nên đến rất khuya mới ngủ, tinh thần hôm sau rất tệ.
Ông ta không ngờ, ngày hôm sau lại được trông thấy thằng con trai cao to của mình.
Nó chặn ông ở cơ quan, đòi tiền.
" Con muốn đi Đế Đô, con phải có tiền đi đường." Nó nói, :"Con không thể chết đói. "
Lời nó nói là thật. Ông ta hết cách, mò lấy ví tiền, cũng chẳng có bao nhiêu tiền. Tiền lương bị vợ mới trẻ tuổi kiểm soát hết, ông ta đành phải muối mặt đi vay mượn các đồng nghiệp, gom được một nghìn đồng cho nó.
Thu nhập của ông ta cũng chỉ có tiền lương, không hề có thêm khoản thu nhập ngoài. Vì giấu giếm vợ để hoàn trả một ngàn đồng này, cả một thời gian ông ta rất túng quẫn.
Thời gian dài, không thể tránh khỏi mệt mỏi mà thầm nghĩ, đúng thật là một quỷ đòi nợ mà, cô ta nói vậy mà đâu có sai.
Sau khi quỷ đòi nợ đi rồi, gia đình của ông ta giống như bệnh nhân ung thư cắt được khối u ác tính rồi phục hồi sức khỏe, một lần nữa trở lại trạng thái hòa thuận ngọt ngào. Mà ông ta và vợ ông ta đều cho rằng, trạng thái này sẽ tiếp tục mãi mãi.
Tiềm thức của ông và cô ta đã nghĩ rằng, thằng con trầm lặng tối tăm kia kia sẽ không trở về nữa.
Nhưng không ngờ, vậy mà nó trở về. Chỉ là lần này, nó ăn mặc bảnh bao, túi to túi nhỏ. Người như vậy tới nhà, thì làm gì có ai đuổi ra ngoài. Ngay cả vợ ông ta, cũng lộ ra vẻ tươi cười hiếm hoi với thằng con này.
Điều này rất tốt. Mặc dù ông ta cảm thấy trạng thái một nhà ba người rất tốt, nhưng ông ta không thể thay đổi sự thật ông ta có hai thằng con trai . Trên hộ khẩu của nhà ông ta, trước sau đều là bốn nhân khẩu.
Nếu bốn nhân khẩu có thể hòa thuận vui vẻ, vậy không phải càng tốt hơn sao ?
Xét cho cùng, cả hai đều là con trai ông ta mà.
Vẻ bên ngoài của thằng con cả thay đổi rất lớn. Cách ăn mặc hoàn toàn khác với họ, nhìn giống ngôi sao trên ti vi. Nghe nói, nó là người mẫu.
Nghe rất vẻ vang, chắc là cũng ..... kiếm được không ít nhỉ ?
Ít ra thì nó rất hào phóng, không keo kiệt. Những thứ nó mang về từ Đế Đô, đều rất tốt, không thể mua được ở chỗ này. Điều này làm cho ông ta nở mày nở mặt trước vợ mình.
Về sau, vợ ông ta kéo ông ta kêu thằng con cả mua cái này cái nọ, trong lòng ông ta có chút bất an, nhưng thấy thằng con im lặng, nhưng vẫn sẵn sàng thanh toán cho họ, ông ta mới thoáng yên lòng.
Dần dần, nó luôn đáp ứng những yêu cầu này, khiến ông ta cho rằng, làm cha mà tiêu tiền của con trai thì dường như cũng là hợp lý.
Có thể sâu thẳm trong lòng ông không phải không hiểu. Hành vi này của thằng bé không phải chính là một kiểu lấy lòng ông sao, như là xin lấy tình thân, dạng như để ông ta và vợ mở ra cửa nhà.
Cũng không phải ông ta chưa từng nghĩ tới, chỉ là mỗi lần nghĩ tới, ông ta liền không thoải mái và khó chịu.
Vì thế ông ta từ chối suy nghĩ về điều đó...... Nếu thật sự, sống ở bên ngoài được tốt, vậy thằng bé kia ......
Vì sao mà còn ............khát khao trở về nhà như vậy ?
"Trung Thu mày cũng không về nhà, thật là ." Chưa gì hết mà ông ta đã phàn nàn.
Liêu Viễn im lặng một lúc :" Đã gọi điện trước rồi mà."
Lúc ấy ông ta cũng không nói gì, chỉ trả lời biết rồi, được rồi.
Mấy ngày lễ tết này, sự tồn tại của anh là một sự xấu hổ. Địa phương càng nhỏ thì họ hàng càng coi trọng chuyện qua lại. Bất kể là với cha hay mẹ thì anh cũng là một sự tồn tại đáng xấu hổ.
Mà đối với mụ kia thì sự tồn tại còn chướng mắt hơn nữa. Họ hàng của mụ ta kéo tới, trông thấy thằng con riêng lớn này thì sẽ cười như không cười. Mụ ta sẽ vin vào đó mà xấu hổ rồi tức giận. Vì thế sau khi họ hàng về rồi, bị liên lụy vẫn sẽ luôn là anh.
Cấp ba sống ở trường học, tiền mà không hết thì anh cũng chẳng mấy khi về nhà . Vì thế sau này, mỗi lần anh về nhà, mụ ta liền bĩu môi :" Quỷ đòi nợ về rồi kìa ."
Lúc này anh đã cao to cường tráng hơn cả cha anh. Cha anh cũng không thể đánh đập mắng mỏ anh như hồi còn nhỏ nữa, mụ ta cũng có phần kiêng dè anh.
Anh chẳng có gì phải nói với mụ ta cả, lấy được tiền sinh hoạt xong thì anh quay về trường luôn. Trường có ký túc xa, ký túc xá có giường, đầu giường có tủ.
Đủ để bố trí ổn thỏa cho một người lớn như anh sống tốt.
" Có chuyện gì ạ ?" Anh hỏi. Anh đoán chắc chắn có chuyện ông ta mới gọi điện thoại cho anh, mà tám chín phần là liên quan đến tiền bạc. Cho nên trước lúc nhận điện thoại, anh đã thoáng do dự.
Quả thật là ông ta có chuyện ." Aizz, mày có biết cái gì mà Exbox không ?" Ông ta hỏi. Tiếng Anh sứt sẹo mang theo giọng địa phương.
Liêu Viễn nghĩ nghĩ, rồi hỏi lại không chắc lắm :" X-Boxone ? Máy chơi game ?"
" Ừ ừ, chính là máy chơi game. Mày biết là được rồi." Ông ta rất vui vẻ," Nhà bạn học em trai mày mua một cái, em trai mày đến nhà người ta chơi một hồi, về nhà quậy lên đòi mua một cái ."
" Mày mua cho nó một cái đi ." Ông ta nói hết sức tự nhiên .
" Không được." Liêu Viễn từ chối thẳng thừng.
Sở dĩ anh thẳng thừng như vậy, là vì một giây trước khi nhận điện thoại kia, anh đã suy nghĩ rõ ràng rồi. Anh không thể để mặc họ muốn gì cũng được nữa, vì anh ...... đã không còn cô đơn nữa.
Anh đã có Quách Trí, nhất định phải lo lắng cho tương lai của hai người.
Quách Trí có nhà có xe, không có nghĩa là anh có thể ngồi mát ăn bát vàng. Mà ngược lại, chính vì Quách Trí đã mạnh mẽ hơn anh rất nhiều, nên anh càng phải cố gắng hơn nữa.
Từ giây phút Quách Trí đồng ý ở bên anh, anh liền không thể sống ngây ngô dại dột nữa, anh phải như một người đàn ông thực thụ, gánh vác trách nhiệm của chính mình, và tương lai của hai người.
Vấn đề này, phải bắt đầu trước tiên bằng việc kiếm tiền và tiết kiệm tiền.
Ông ta không ngờ nhận được lời từ chối thẳng thừng như vậy, dường như ông ta sốc nhẹ một lúc, mới mở miệng hỏi :" Vì sao ?"
Giọng điệu của ông ta đầy vẻ kỳ quái khó hiểu khiến Liêu Viễn cười khổ. Anh nhận ra rằng, thái độ đương nhiên này, thực ra là từ thói quen của mình mà ra.
Anh thở dài nói :" Ba, con có bạn gái rồi."
" Ồ, vậy là sao ?" Ông ta hỏi một cách kỳ lạ, tựa như không tìm ra mối liên quan giữa hai chuyện.
Liêu Viễn im lặng một lúc rồi nói :" Con phải chuẩn bị kết hôn, con phải tiết kiệm tiền."
"Kết hôn ?" Người đàn ông cao giọng lên, kinh ngạc :" Mày mới bao nhiêu mà kết hôn ? KHông phải mày mới mười tám à ?"
"...........Con đã hai mươi rồi ."
Trong điện thoại liền rơi vào im lặng.
"Hai mươi ?" Ông ta lẩm bẩm," Mày cũng hai mươi rồi à ?"
Ông ta có phần giật mình, hơi không tin. Ấn tượng với Liêu Viễn, hình như vẫn còn ở tuổi mười tám, thời gian anh sống trong ký túc xá trường trung học.
Nhưng trong nháy mắt, nó đã xa nhà hai năm rồi, tự lực cánh sinh, chật vật kiếm sống ở Đế Đô mà ông ta chưa từng tới. Không những thế, nó còn có thể mang tiền về nhà, nghe nói, thỉnh thoảng nó còn cho mẹ nó một ít tiền.
Vậy mà đột nhiên nó đã trưởng thành rồi sao ? Thậm chí hiện giờ nó còn nói đến chuyện kết hôn.
" Ò ...... ò ..... Mày cũng hai mươi rồi mà ." Ông ta như tỉnh cơn mơ, lầm bà lẩm bẩm một mình ." Nhanh thật nhỉ .... "
Cuộc nói chuyện rơi vào yên lặng xấu hổ.
Ông ta cũng không cảm thấy Liêu Viễn nói đến chuyện kết hôn là quá sớm, thị trấn nhỏ của họ, vùng ngoài là nông thôn. Hai mươi tuổi kết hôn, thậm chí kết hôn lúc mười tám mười chín tuổi cũng không hề xa lạ. Chưa đến tuổi thì làm đám cưới trước, sau đó mới lãnh chứng sau. Cũng thường xuyên xuất hiện những vụ hai vợ chồng ầm ĩ ly hôn, kết quả đi ra cục dân chính mới phát hiện căn bản là vẫn chưa lĩnh chứng .
Ông ta chỉ không ngờ rằng chớp mắt một cái, Liêu Viễn đã đến tuổi kết hôn rồi.
Ông ta vẫn nhớ lúc sinh Liêu Viễn, ông ta cũng rất vui mừng. Nơi này, mặc dù chuyện trọng nam khinh nữ không hay nói lắm, nhưng kiếm được con trai đầu lòng vẫn khiến ông ta đắc ý. Đặc biệt là thằng con đó còn có thể hội tụ những ưu điểm về ngoại hình của ông và người vợ cũ, trông rất xinh xắn, làm người ta nhìn là yêu thích.
Nhưng thời điểm đó ông ta còn quá trẻ. Với ông ta mà nói,niềm vui của cuộc sống gia đình chính là khi con cái ăn mặc sạch sẽ, vui vẻ để ông ta thoải mái trêu đùa. Vậy là xong. Còn những chuyện như là lau nước tiểu, hay đói rồi khát, rồi quấy mệt, thì đương nhiên là quăng cho đàn bà trong nhà làm.
Bởi vì tuổi trẻ, ông ta chưa thực sự trân trọng trải nghiệm niềm vui làm cha, cũng như chưa thực sự đảm đương trách nhiệm làm cha. Thời điểm vợ mệt mỏi chán nản trong việc chăm sóc con cái và làm việc nhà thì ông ta ỷ vào gương mặt ưa nhìn, vẫn ở bên ngoài chơi bời trăng hoa, cờ màu phấp phới.(*)
(*)Nằm trong câu :家中红旗不倒. 外面彩旗飘飘<< trong nhà cờ đỏ không ngã, bên ngoài cờ màu phấp phới, chỉ mấy ông vừa có vợ vừa có bồ tùm lum.
Ông ta phong lưu nhiều năm, cho đến khi gặp phải người vợ hiện tại. Là một người phụ nữ ghê gớm, không những nắm thóp được ông ta, sinh cho ông ta một thằng con trai, mà còn bức ép ông ta ly hôn vợ trước rồi ẵm con trai tiến dần từng bước lên vị trí chính thức.
Từ đó, ông ta cũng bị quản thúc luôn. Giao nộp tiền lương, cả người cũng bị giám sát chặt chẽ, không còn được chơi bời trăng hoa như trước nữa.
Nhưng lúc này ông ta cũng đã có tuổi, tâm tính cũng khác trước. Vào giai đoạn ông ta thực sự trưởng thành này, vừa khéo thằng con nhỏ đã qua thời kỳ sơ sinh đái ị đầy phiền toái, hoàn toàn là giai đoạn đáng yêu nhất. Lúc này ông ta mới thực sự cảm nhận được niềm vui làm cha, sẵn sàng vui đùa cùng con, tắm rửa cho nó, ngủ cùng nó, trải ngiệm từng chút một sự vui thú cùng con trưởng thành.
Tất cả tình thương của người cha, ông ta gần như đều dành hết cho thằng con nhỏ.
Chỉ thỉnh thoảng ngẩng đầu lên, nhìn thấy thằng con trai lớn đứng bên tường, đôi mắt đen láy trầm lặng nhìn ông ta, ông ta cũng vẫn cảm thấy chột dạ.
Nhưng thằng bé đó lại không làm người ta yêu được, thậm chí còn có chút khiến người ta ghét bỏ. Thích khóc giống y mẹ nó, bướng bỉnh hơn mẹ nó gấp trăm lần. Từ đầu tới cuối nó cũng nhất định không cúi đầu trước mẹ kế của nó, cũng không bao giờ gọi bà ta một tiếng " mẹ ".
Vì nó mà trong nhà thường xuyên cãi cọ, khiến tâm trạng con người không tốt. Thế nên thấy thằng con lớn trầm lặng bướng bỉnh, lại càng khiến người ta thêm phiền muộn.
Ba năm trung học nó ở nội trú trường học, trong nhà còn có phần vui vẻ hơn trước. Bà xã cười vang hơn, con trai nhỏ cũng thoải mái hơn. Ông ta liền cố gắng không nhớ tới thằng con lớn ở nội trú trường học nữa.
Dù sao thì có ăn có chỗ ở, cứ đúng hạn ông lại cho nó tiền sinh hoạt phí, cũng không tính là đối xử tệ với nó.
Nói sao thì cũng là con trai của ông mà .
Nhưng không thể ở trường cả đời được, cuối cùng thì nó cũng tốt nghiệp và về nhà.
Ông ta ta nghe thấy tiếng gõ cửa bên ngoài, gương mặt kìm nén đến đỏ cả lên. Nhưng người vợ trẻ lại độc đoán chắn ở cửa, nhìn ông đầy hằn học.
" Hoặc là nó đi, hoặc là tôi đi." Cô ta nói, " Trước kia nó nhỏ, ông nuôi nó, tôi không nói gì. Giờ nó trưởng thành rồi, dựa vào đâu mà vẫn phải nuôi nó !"
Không còn tiếng gõ cửa nữa, ông ta lặng lẽ đi đến bên cửa sổ nhìn ra xem. Con trai lớn của ông ta,lưng đeo ba lô cũ nát, kéo valy hành lý cũ nát, mặc đồng phục trường học, đi từng bước ra ngoài.
Thấm thoát mà vóc dáng nó đã cao lớn như vậy rồi, Nhưng lưng nó cũng không thẳng lên được, đầu nó cứ gục xuống suốt, bóng lưng cằn cỗi nặng nề.
Nó đi rất chậm chạp, mỗi một bước đều do dự.
Bởi vì không biết con đường phía trước là đâu, phương hướng ở nơi nào.
Ông ta bỗng dưng xót lòng, suýt nữa rơi nước mắt.
Đêm đó ông ta ngủ không yên giấc.
Nó sẽ đi đâu chứ ? Ông ta nghĩ.
Ông ta không muốn suy nghĩ, nhưng lại biết rõ ràng, nếu một người cha cho nó cái họ như ông mà còn không thể chứa nổi nó, thì mẹ nó bên đó lại càng không thể có chỗ cho nó dung thân.
Vậy tối nay nó ngủ ở đâu ?
Ông ta có phần khó chịu, có phần lo lắng. Thế nên đến rất khuya mới ngủ, tinh thần hôm sau rất tệ.
Ông ta không ngờ, ngày hôm sau lại được trông thấy thằng con trai cao to của mình.
Nó chặn ông ở cơ quan, đòi tiền.
" Con muốn đi Đế Đô, con phải có tiền đi đường." Nó nói, :"Con không thể chết đói. "
Lời nó nói là thật. Ông ta hết cách, mò lấy ví tiền, cũng chẳng có bao nhiêu tiền. Tiền lương bị vợ mới trẻ tuổi kiểm soát hết, ông ta đành phải muối mặt đi vay mượn các đồng nghiệp, gom được một nghìn đồng cho nó.
Thu nhập của ông ta cũng chỉ có tiền lương, không hề có thêm khoản thu nhập ngoài. Vì giấu giếm vợ để hoàn trả một ngàn đồng này, cả một thời gian ông ta rất túng quẫn.
Thời gian dài, không thể tránh khỏi mệt mỏi mà thầm nghĩ, đúng thật là một quỷ đòi nợ mà, cô ta nói vậy mà đâu có sai.
Sau khi quỷ đòi nợ đi rồi, gia đình của ông ta giống như bệnh nhân ung thư cắt được khối u ác tính rồi phục hồi sức khỏe, một lần nữa trở lại trạng thái hòa thuận ngọt ngào. Mà ông ta và vợ ông ta đều cho rằng, trạng thái này sẽ tiếp tục mãi mãi.
Tiềm thức của ông và cô ta đã nghĩ rằng, thằng con trầm lặng tối tăm kia kia sẽ không trở về nữa.
Nhưng không ngờ, vậy mà nó trở về. Chỉ là lần này, nó ăn mặc bảnh bao, túi to túi nhỏ. Người như vậy tới nhà, thì làm gì có ai đuổi ra ngoài. Ngay cả vợ ông ta, cũng lộ ra vẻ tươi cười hiếm hoi với thằng con này.
Điều này rất tốt. Mặc dù ông ta cảm thấy trạng thái một nhà ba người rất tốt, nhưng ông ta không thể thay đổi sự thật ông ta có hai thằng con trai . Trên hộ khẩu của nhà ông ta, trước sau đều là bốn nhân khẩu.
Nếu bốn nhân khẩu có thể hòa thuận vui vẻ, vậy không phải càng tốt hơn sao ?
Xét cho cùng, cả hai đều là con trai ông ta mà.
Vẻ bên ngoài của thằng con cả thay đổi rất lớn. Cách ăn mặc hoàn toàn khác với họ, nhìn giống ngôi sao trên ti vi. Nghe nói, nó là người mẫu.
Nghe rất vẻ vang, chắc là cũng ..... kiếm được không ít nhỉ ?
Ít ra thì nó rất hào phóng, không keo kiệt. Những thứ nó mang về từ Đế Đô, đều rất tốt, không thể mua được ở chỗ này. Điều này làm cho ông ta nở mày nở mặt trước vợ mình.
Về sau, vợ ông ta kéo ông ta kêu thằng con cả mua cái này cái nọ, trong lòng ông ta có chút bất an, nhưng thấy thằng con im lặng, nhưng vẫn sẵn sàng thanh toán cho họ, ông ta mới thoáng yên lòng.
Dần dần, nó luôn đáp ứng những yêu cầu này, khiến ông ta cho rằng, làm cha mà tiêu tiền của con trai thì dường như cũng là hợp lý.
Có thể sâu thẳm trong lòng ông không phải không hiểu. Hành vi này của thằng bé không phải chính là một kiểu lấy lòng ông sao, như là xin lấy tình thân, dạng như để ông ta và vợ mở ra cửa nhà.
Cũng không phải ông ta chưa từng nghĩ tới, chỉ là mỗi lần nghĩ tới, ông ta liền không thoải mái và khó chịu.
Vì thế ông ta từ chối suy nghĩ về điều đó...... Nếu thật sự, sống ở bên ngoài được tốt, vậy thằng bé kia ......
Vì sao mà còn ............khát khao trở về nhà như vậy ?
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.