Trịnh Nguyễn Tranh Hùng

Chương 71: Đại Pháo Trong Thành

KeoChuoi

02/09/2021

Đại Pháo trong thành

Ba ngàn kỵ binh lập tức tiến lên, đột kích vào cánh phải quân Tây Sơn,

Đây là trận tấn công thăm dò đầu tiên, quân Xiêm rút đao khỏi vỏ, giơ cao binh khí ba ngàn kỵ binh, gào thét lao đến trận địa Tây Sơn, chiến mã bị kích thích hý vang rền, tiếng trống, tiếng tù và tạo thành một âm thanh hỗn loạn. phía bên kia trận địa, Đại Doanh quân Tây Sơn vẫn vững như núi Thái Sơn, cung thủ cánh phải giương cung ba mươi độ đợi sẵn quân địch. Chỉ cần kỵ binh vào tầm bắn, binh sỹ sẽ buông tay. Lúc đó, sẽ tạo thành sát thương không nhỏ cho quân địch

Đôi mày của Phò Mã Trương Văn Đa nhãn lại càng lúc càng chặt, đối phương chi phái có ba nghìn người tới làm gì vậy? Chăng lẽ là muốn để bọn chúng nạp mạng hay sau, ba ngàn kỵ binh, chỉ cần mưa tên phóng đến sẽ rối loạn trận hình hay,. Nhưng Trương Văn Đa thấp thoáng ý thức được, chiến thuật đối phương sẽ không đơn giản như vậy, Lúc này, quân địch đã tiến vào tầm bắn Trương Văn Đa hô lơn:

- Cung thủ sẵn sàng

cung nỏ thủ Tây Sơn lập tức kéo căng dây cung, mắt mở to hướng về phía trước

đại soái quân địch còn cách một trăm năm mươi bước, trên đài chỉ huy một teen thân binh hô lên

TRương Văn Đa cắn răng nói:

“Bắn!”, đợt thứ nhất một ngàn tên nỏ bay ra, mang theo tiếng rít gió lao về phía quân địch.

Shoppe

Quân Xiêm lập tức, đồng loạt giỡ lá chắn lên đỡ, Một loạt tiếng leng keng của sự va chạm nổ ra, trong đó xen kẽ có tiếng người trúng tên kêu la thảm thiết, Mưa tên quá dày đặc, vẫn có mười mấy người trúng tên mà chết. một số ngựa bị trúng tên vào cổ và mặt, hý vang trời, hất chính chủ nhân của bọn chúng xuống đất.

Ngay tiếp theo sau đó là đợt mưa tên thứ hai, thứ ba, trận mưa tên rợp trời rít gió mà đến, dày đặc đến làm cho người ta ngộp thở, , quân địch tiến tới cực kỳ gian nan, mỗi đi một bước đều phải trả giá bằng gần trăm người bị trúng tên bỏ mình, Bọn họ cũng không thế đánh trả được, đương nhiên là vì còn cách trận hình quân Tây Sơn quá xa, mười đợt tên qua đi, quân Địch trả giá bằng hơn bảy trăm người chết.

bọn chúng nhanh chóng từ phía sau vòng ra, dùng tốc độ nhanh nhắt lao về hướng trận địa Tây Sơn

Giờ khắc này, quân Xiêm chủ lực ở phía sau bỗng phát động, tiếng còi hiệu vang vọng trong không trung, tiếng vó ngựa như sấm sét, toàn bộ liên quân tiến lên, Sa Thạnh gào thét: “Giết “

Lúc này Trương Văn Đa đã đoán ra ý đồ của quân địch, thì ra chúng hy sinh một số kỵ binh chỉ để quân chủ lực có thể nhanh chóng áp sát mà không bị cung thủ kiềm chế. Hắn vội hô lớn:

- Cung thủ Trung quân tiến lên

Nhận được lệnh của Trương Văn Đa, hai ngàn cung thủ lập tức tiến lên, giương cung lắp tên, mặc dù bị đám kỵ binh tiến lên trước áp chế một phần thế nhưng chí ít cũng phải bắn được năm sáu lượt nữa, Đô Úy Đặng Văn Trân hô lớn:

- Bắn

Hàng ngàn mũi tên xe gió lao đi, rơi xuống trận hình quân địch, một mũi tên nhanh chóng xuyên qua lồng ngực của binh sĩ Chân Lạp, mũi tên mang theo máu và thịt nát xuyên ra từ sau lưng, ghim hắn ngã nhào xuống đất, chiến mã hí dài, miệng sùi bọt mép đau đớn. có những kẻ trên người trúng đến năm sau mũi tên vùng vẫy lăn lộn dưới đất trước khi trút hơi thở cuối cùng.

tuy nhiên đợt tên này cũng chỉ hạ được vài chục người, vì vừa bắn vừa phải đề phòng đám kỵ binh lúc đầu xạ tiến

Sa Thạnh, vung đại đao gạt mũi tên nhắm đến hắn rồi gào lên:



- Tản ra, mau tản ra, bộ binh vòng sang trái, bộ binh vòng sang trái.

nhận lệnh chủ tướng, trận hình quân Xiêm nhanh chóng biến đổi

Kỵ binh dạt dào đã xông đến gần sát quân Tây Sơn, mưa tên của cung binh quân Tây Sơn cũng bắn đến rợp trời, không ngớt có người trong lúc phóng đi bị ngã ngựa, nhưng vẫn không ngăn cản được gần một vạn người xông kích thần tốc dũng mãnh, bọn họ khua động chiến đao, giơ cao khiêng đỡ, giục ngực lao đi, tiếng hô giết vang dội khắp đất trời.

quân Xiêm đã tiến vào ba mươi bước, cung nỏ đã mất đi tác dụng, cung thủ nhanh chóng, ném cung tên rút binh khí ra, ngay lập tức biến thành khinh binh, trộn lẫn cùng bộ binh, sẵn sàng đợi giáp lá cà.

“Uỳnh!” Một tiếng vang lớn nổi lên như tiếng cồng trầm, đám kỵ binh đầu tiên đã va chạm với bộ binh quân Tây Sơn. mấy chục viên binh sỹ, bị hất lộn nhào, hoặc bị mâu quân địch xiên chết . nhưng binh sĩ hàng phía sau lập tức bổ sung lên, Đô Úy Đặng Văn Trân giục ngựa chạy như bay. đem một đội kỵ binh và bộ binh tiến vào hộ trợ, hắn vung kiếm chém bay đầu tên địch gần nhất khiến máu tươi cùng thịt nát bắn đầy trên mặt. ngồi trên lưng ngựa, quân địch cung vung đao kiếm, chém về phía trước, nhưng thi thể tay cụt, chân gãy rơi đầy mặt đất. Sa Thạnh nhìn về phía trước rồi hạ lệnh

: “một nửa Kỵ binh công kích chính diện, số còn lại tiến công từ bên hông. Bộ binh nhanh chóng phá vỡ trận hình quân địch,.

Tiếng còi hiệu gấp rút đã truyền đạt mệnh lệnh của chủ tướng kỵ binh quân Xiêm nhanh chóng tách ra. Bộ binh của chúng cũng gào thét xông lên chính diện, hộ trợ cho mũi tiến công chính, ý đồ xé nhỏ quân Tây Sơn để dễ bề tiêu diệt

Quân Tây Sơn tồng cộng có một vạn người cùng với hai ngàn dân phu, trong đó kỵ binh bốn ngàn. Cung thủ ba ngàn, còn lại lại bộ binh . phải đối mặt với một vạn ba ngàn quân chính quy của Xiêm và Châm Lạp cùng với quân của Nguyễn Ánh phái đi theo , liên quân chí ít cũng phải có một vạn năm ngàn người,

một nửa số khinh binh đã lui lại dùng cung tên bảo vệ quân nhu và trung quân. Và liên tục bắn tên chi viện chiến đấu cho kỵ binh cùng bộ binh phía trước . Lúc này, hai quân trên chiến tuyến đã triển khai trận ác chiến, đao kiếm công kích nhau, trường mậu giác đấu, chiến mã giao nhau, tiếng kêu nối đuôi nhau vang lên.

Chân Lạp tướng quân Chiêu Thụy Phong thống lĩnh một nghìn bộ binh từ mặt hông luồn qua phòng ngự của quân Tây SƠn, âm mưu đánh lén trung quân và đài quan sát, nhưng bọn họ lại bị khinh binh quân Tây Sơn chặn lại, tên bắn ra như mưa, khiến cho Chiêu Thụy Phong phải nhanh chóng lui lại.

TRương Văn Đa ở trung quân, hắn tỉ mỉ quan sát đặc điểm tác chiến của liên quân, bọn này tuy ba thứ quân khác nhau nhưng kỷ luật rất tốt, nhất thời hai bên đều chưa chiếm được thế thượng phong. Nhưng Trương Văn Đa cũng phát hiện ra một điều, có vè như Nguyễn Ánh vẫn không tin tưởng liên quân mà mình mời về, bằng chứng là người Viêt trong liên quân chiến đấu yếu ớt hơn rất nhiều, có vẻ như bo bo giữ mình mà chưa dùng hết sức, một ngàn người đánh với ba trăm kỵ binh Tây Sơn vậy mà liên tục bại lui . điều này là không thể xảy ra, cho dù có ưu thế vượt trội hơn nữa, rất nhanh Sa Thạnh cũng phát hiện ra điểm này

Nhìn thấy quân của Ông Thượng Sư phái đến liên tục rút lui về phía sau, để mở bung cả cánh trái, Sa Thạnh đã biết trận này có đánh cũng chỉ hòa, hắn quay sang bảo tên thân binh bên cạnh,

- Đánh Chiêng đi

tiếng chiêng trong liên quân vang lên. Liên quân ba nước nhanh chóng rút lui, bộ binh nhanh chóng vhayj vào vòng bảo vệ của kỵ binh, như nước thủy triều chạy vào thành Long Hồ. Phía bên kia quân Tây Sơn cũng không hề truy đuổi, Trương Văn Đa nói:

- Thu binh, không phải đuổi nữa,

Theo việc đi xa dần của quân Xiêm. Đám quân y trong quân Tây Sơn bắt đầu bận rộn hẳn lên, Nguyễn Nhạc cũng học tập Trịnh Cán, huấn luyện một đội quân y riêng biệt chuyên cứu trị binh lính, nhưng hiển nhiên vì không có thầy thuốc cao tay như Lê Hữu Trác huấn luyện, nên hiệu quả không được cao bằng, tuy nhiên so với các đội quân khác thì vẫn chuyên nghiệp hơn không ít. Họ nhanh chóng băng bó cầm máu cho binh sĩ, lại để cho các binh sĩ dùng cáng khiêng thương binh vào đại doanh, tiến hành việc cứu hộ khẩn cấp cho một số binh trọng thương.

Trận chiến đấu này tuy là trận chiến mang tính dò thám, nhưng hai bên đều tổn thất thản trọng, phía xiêm la có ít nhất hai ngàn người chết, phái Tây Sơn con số này là hai ngàn ba trăm người, còn bị thương thì vô số kể

nửa ngày sau, hai vạn quân của đô đốc Nguyễn Hóa đã lúc này binh lực của Tây Sơn tại mặt này đã là gần bốn vạn người

“Mạt tướng tham kiến phò mã đại tướng quân.

Nguyễn Hóa nửa quỳ thi một quân lễ.

Trương Văn Đa cả cười, đỡ Nguyễn Hóa dậy rồi nói:

- Đứng lên đi, lần này ngươi có công cản quân xiêm tại Rạch giá cứu tính mạng hàng vạn bách tính, công rất lớn,. rất lớn



Nguyễn Hóa vội vàng nói: “Mạt tướng không dám cướp đi công bố trí của đại soái, trận chiến lần này có thể chiến thắng, là đại soái điều binh có phương pháp, là các tướng sĩ xả sinh quên tử, mạt tướng nào có công gì.

- Quả nhiên là cao thủ quan trường

Trương Văn Đa thầm nghĩ, hắn lại nói:

- Tướng quân không nên nói vậy, có công tất thưởng, nếu không ai còn muốn hiệu lệnh cho Tây Sơn ta nữa

Trương Văn Đa nói tiếp :

- Được rồi, người cũng đã đến đủ, chiều mai bắt đầu công thành, Đặng Văn Trân

- Có mạt tướng

Hiệu Lệnh toàn quân nghỉ ngơi chuẩn bị ngày mai đoạt thành.

- Tuân lệnh

Trương Văn Đa lại nói

- Nguyễn Hóa

- Có mạt tướng

- Ngày mai cho người đánh trận đầu

Nguyễn Hóa cảm động thi lễ:

- Tạ ơn Đại Soái tin tưởng.

……………

Thành Long Hồ ba mặt giáp sông, chỉ có một mặt duy nhất hướng vào đất liền, dễ thủ khó công, điều này Trương Văn Đa đã tính tới, hắn tự tin rằng, bốn vạn quân của mình sẽ có thể san phẳng thành, thế nhưng dù có tính kỹ thế nào cũng không tránh khỏi sai sót. Hắn đã quên mất rằng, trong thành Long Hồ có hơn tám mươi khẩu Đại Pháo. Tám mươi khẩu thần công này chính là vũ khí khiến cho Xiêm tự tin rút vào thành, chứ không chạy lên chiến thuyền neo đậu phía sau thành Long Hồ “ Báo cáo của các quan sĩ Pháp từng theo phò Nguyễn Ánh cũng như sử sách nhà Nguyễn đều công nhận tính năng phi thường của các đại pháo và hỏa pháo Tây Sơn. Trong các trận đánh dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ, lực lượng pháo binh Tây Sơn lúc nào cũng vượt trội và cơ động nhanh, đáp ứng tốt yêu cầu của chiến trường. Các trận đánh lớn của bộ binh đều có pháo binh yểm trợ và hiệp đồng chiến đấu. Trong trận đánh ở chiến lũy Trấn Ninh (Quảng Bình) vào năm 1802, quân Tây Sơn đã huy động cả ngàn khẩu pháo.

Theo nhiều sách cổ chép lại, quân Tây Sơn có rất nhiều hỏa hổ, là một loại vũ khí hình ống. Sách Hổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ mô tả: “Hỏa đồng còn có tên là hỏa hổ, có bầu lớn dài chừng một thước, khi lâm trận phun lửa, trong ống tống nhựa thông ra, trúng phải đâu, lập tức bốc cháy... vì lửa cháy dữ dội, nên gọi là hỏa hổ”. Theo các nhà nghiên cứu, hỏa hổ thời Tây Sơn được cải tiến từ các hỏa đồng (ống lửa) hạng nhỏ thời Lê sơ. Trong tay nghĩa quân Tây Sơn, nó được dùng một cách tập trung, ồ ạt, tạo thành hỏa lực giáp chiến hết sức lợi hại. “

………………..

Lúc này đại pháo tất cả đều hướng về phía cổng thành đợi con mồi chạy đến, Trương Văn Đa đã xem nhẹ một vấn đề mấu chốt, lão đã hoàn toàn quên mất chuyện này. Khiến cho đại quân của Nguyễn Hóa còn cách thành vài trăm bước đã bị đại pháo nổ cho tan nát, tiếng kêu thảm thiết của họ đã khiến cho TRương Văn Đa giật nảy mình, cũng khiến cho Nguyễn Hóa văng từ trên lưng ngựa xuống, lão gào lớn:

- Đại pháo, trong thành có đại pháo

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện bách hợp
truyện ngôn tình

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

ngôn tình sắc

Nhận xét của độc giả về truyện Trịnh Nguyễn Tranh Hùng

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook