Trịnh Nguyễn Tranh Hùng

Chương 72: Trận Chiến Trên Sông

KeoChuoi

02/09/2021

Trận chiến trên sông

Trong lúc Trương Văn Đa đang đau đầu với đại pháo trong thành Long Hồ thì ở cách đấy không xa, hắn lại nhận được tin cấp báo Quân Tây Sơn ở Mân Thít cũng lâm vào khổ chiến với Quân bản bộ của Nguyễn Ánh, do đích thân Nguyễn Ánh cũng Châu Văn Tiếp chỉ huy. Châu Văn Tiếp chính là cận thận của Nguyễn Ánh lúc đầu, chính hắn đã sang Xiêm cầu viện, lần này do thông thạo địa hình Vinh Long, Kiên Giang, nên được Nguyễn Ánh cử làm tiên phong, dân đầu quân bản bộ, lúc này quân Nguyễn Ánh đã tiến vào sông Mân Thít, đây là chi thủy binh tinh nhuệ nhất của Nguyễn Vương, với thuyền chiến và hỏa lực khá mạnh,

Chưởng cơ ở đó cấp báo nếu Trương Văn Đa không cứu viện chỉ sợ, Ba Lai và Trà Tân (1) không giữ nổi, vừa xem xong mật thư, Trương Văn Đa vội vã, bỏ mặc thành Long Hồ, xua quân đi cứu viện

….

Ngồi trên đầu thuyền tiến vào sông Mân Thít, Bình Tây Đại Đô Đốc Châu Văn Tiếp đang hồi tưởng lại những gì Nguyễn Ánh nói với lão.

Đêm trước ngày xuất quân Nguyễn Ánh đã nói với hắn:

- Đại quân của chúng ta đã về nước được nhiều ngày, nhưng chưa thấy thần dân tòng quân ứng nghĩa, trông cậy cả vào người Xiêm thì chưa biết thế nào

Một viên hàng tướng của Tây Sơn đứng ra nói:

- Vương gia, trước khi chúng thân rời đi, quân của Chưởng tiền bảo đang chỉnh đốn binh mã, không bao lâu sẽ đụng độ với quân ta, chi bằng nhân lúc hắn còn chưa chỉnh đốn xong, ta hãy xuất kì bất ý đánh lúc này, còn hơn để chúng đủ lông đủ cánh.

Nghe viên tướng này nói vậy, Vương thượng liền ra lệnh cho lão tiến vào vây đánh cánh quân này của Tây Sơn, bản thân Nguyễn Ánh sẽ đi ngay theo sau để hỗ trợ,

Còn đang suy nghĩ thì một tên thân binh đến báo:

Shoppe

- Đại Soái phía trước phát hiện trận hình quân địch

Châu Văn Tiếp lật đật đứng dậy với lấy ống nhòm rồi nói:

- Mau triển khai đội hình, vùng này tàu chiến của bọn chúng chỉ là loại hạng hai (2)chưa có gì đáng sợ. Lệnh cho các chưởng cơ, sẵn sàng đại pháo

- Rõ

……………

Phía bên kia quân Tây Sơn cũng đã nhanh chóng phát hiện ra Châu Văn Tiếp, một tên lính cơ đưa tù và lên miệng thổi một hơi dài, theo một tiết tấu nhất định, đó chính là hiệu lệnh có địch xâm phạm.

sông Mân Thít này là một con sông nhỏ, dài khoảng 47 km, nối sông Tiền (nhánh Cung Hầu, Cổ Chiên) với sông Hậu, chảy trên địa phận tỉnh Vĩnh Long ngày nay. Mân Thít là ranh giới tự nhiên giữa các huyện Tam Bình và Mang Thít ở bờ bắc với các huyện Trà Ôn và Vũng Liêm ở bờ nam. Con sông này từng là ranh giới hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh (Vĩnh Bình), khi hai huyện Trà Ôn và Vũng Liêm còn thuộc tỉnh Trà Vinh. Thời xưa sông này chính là một tuyến đường thủy quan trọng của cả đồng bằng sông Cửu Long cung cấp lượng thủy sản lớn, cung cấp nguồn phù sa dồi dào hơn nữa. vài trăm năm trước, khi đường bộ và cầu cống chưa phát triển, thì con sống này đóng vai trò cực kỳ quan quan trọng để tiến vào Đồng Bằng Sông Cửu Long, cho nên, mục tiêu của Nguyễn Ánh đề ra, chính là phải làm chủ được khu vực này,…

Tiếng tù và của Quân Tây Sơn vừa cất lên, gần trăm chiếc chiến thuyền lập tức dàn trận, mặc dù trong biến chế của quân đội Tây SƠn đây chỉ là thuyền cấp hai, thế nhưng mỗi thuyền chở được 200 lính thủy, 16 khẩu đại bác. Đây là loại chiến thuyền vừa lợi hại trong thủy chiến, tấn công có hiệu quả tàu chiến địch do tốc độ và hỏa lực, lại vừa vận chuyển binh lính nhiều, có khả năng tấn công địch ở mục tiêu xa. Trên từng thuyền đều nghe thấy tiếng thuyền trưởng, điều binh khiển tướng, đám dân phu chèo thuyền đều ra sức chèo:

- Chưởng tiền Bảo nhảy lên đầu thuyền hô lớn

- Đại pháo sẵn sàng,

Nghe lệnh của chủ tướng, thủy thủ lập tức, căng dây, vận chuyển súng đạn, thuốc nổ,. từng khẩu, từng khẩu đại pháo được đẩy vào vị trí, dưới chân mỗi khẩu pháo là rất nhiều đạn, loại đạn sắt hình tròn, nặng đến 6 kg. mắt đám lính thủy căng ra, nhìn về phái trận hình quân Nguyễn, phía bên đó thậm chí còn có cả tàu của bọn người Tây. Nhìn thấy chiếc thuyền của phương Tây khiến cho quân tâm đám lính Tây Sơn cũng hơi bị dao động. nhận thấy điều này Chưởng tiền Bảo liền nói với tên thân binh bên cạnh,:

- ngươi, mau cho người đi trấn an quân lính, nói bọn chúng không cần sợ hãi, có bản tướng ở đây. Nhất định bọn phản tặc sẽ nằm ở dưới đấy sông

Viên thân binh nhân lệnh hô to môt tiếng, rồi chạy đi thật nhanh, Chưởng tiền Bảo nhìn về phía chân trời rồi, hắn đang nghĩ khi nào đại quân của Phò mã Trương Văn Đa mới tới, nếu tới chậm e là hỏng mất.

- Truyền lệnh ta, Đội thuyền chia làm ba mũi tiến công, Đại hiệu đi trước(2).



- Rõ

Lại một hồi tù và nữa thổi lên, đoàn thuyền của Tây Sơn nhanh chóng lao về phía trước.

Một luông khói lửa chói mắt như một đám mây buổi ban mai bùng lên từ mạn thuyền của quân Tây Sơn. Lúc này, đại pháo vang lên tiếng nổ , quân Nguyễn cũng đáp trả không hề sợ hãi, mặt sông Mân Thịt đột ngột vang lên tiếng đánh giết ngập trời.

“Đùng!”

“Đùng!”

“Đùng!”

Nhiều tiếng nổ phát ra từ trên thuyền của hai bên, chốc chốc lại có một vụn gỗ bắn tung tóe, kèm theo máu thịt và nhũng mẫu thi thể bay xuống biển, . Đại pháo của hai bên đều cố gắng áp chế lẫn nhau, thi nhau bắn khi nỗi chiếc thuyền lướt qua nhau. Trên chiếc Đại hiệu

Chưởng tiền Bảo đang đứng giữa vòng vây của đám thân binh quan sát tiến triển trận chiến. Trên mặt hắn hiện rõ vẻ âu lo. Với chiến lược này, quân nhà Nguyễn rõ ràng đã thành công áp chế quân chủ lực của hắn. chỉ có bằng này chiến thuyền không thể địch nổi thủy quân của Nguyễn Ánh tấn công. Nếu Trương Văn Đa còn không đến nhanh sợ là,….

Tiếng trống trận và tiếng tù và, xen lẫn tiếng đại pháo cùng với tiếng hò hét lại lần nữa đùng đùng vang dậy thôi thúc binh sĩ thẳng tiến. Ngay lúc này đây, đã bắt đầu đánh giáp lá cà, quân lính hai bên đều ra sức đu lên thuyền của nhau triển khai chém giết.

Tiếng trống lại dồn dập, Chưởng tiền Bảo cũng kinh hãi trước sự dũng mãnh của quân nguyễn

Hắn trầm mặc, là một lão tướng kinh nghiệm phong phú, hắn nhìn ra quân Châu Văn Tiếp đã chuẩn bị kỹ lưỡng, quân của hắn nếu bây giờ rút lui ngay còn có thể bảo toàn, nhưng nếu rút lui, chắc chắn không chỉ mất Long Hồ mà còn mất thêm nhiều chỗ khác nữa . Bỗng dưng, hắn cao giọng hạ lệnh: “cánh trái liên tục tập kích trung quân địch, tất cả các thuyền ở giữa nhanh chóng ép vào trung quân, đại pháo thuyền cấp ba chuẩn bị

Đây là cách nghĩ duy nhất của hắn.

liên tục tập kích như vậy sẽ khiến cho quân Nguyễn Lo đến an nguy của Châu Văn Tiếp mà phải lui về thủ. Pháo của quân Nguyễn không thể nào mạnh bằng của quân Tây Sơn, nếu bắn ở cự ly gần, quân Tây SƠn chính là vô địch, nhân cơ hội này, sẽ cho người đục thủng một số thuyền địch, bằng mọi cách đợi Trương Văn Đa đến.

“Đùng!”

Lại nhiều tiếng đại pháo vang lên, cùng với tiếng đại pháo, quân Tây Sơn từng bước từng bước tiến gần quân Nguyễn, họ nhanh chóng nhảy lên thuyền của nhau, triển khai một trận chém giết mới,

Lúc này, không biết ai trong quân Tây Sơn hô to: “Xông lên anh em!”

quân Nguyễn cũng điên cuồng chiến đấu, Bản năng sống khiến chúng quyết liều mình phen này, ai ai cũng giơ cao trường đao, quơ múa trường mâu phóng thẳng về phía quân Tây Sơn một cách điên cuồng tựa bão tố, hai quân đã bắt đầu liều chết.

Đào Duy Nghiên một Du Kích của quân Tây Sơn thét lên một tiếng, nhanh như phóc, hắn nhảy lên thuyền lớn của Châu Văn Tiếp giơ cao đại đao chém một nhát, tên lính Nguyễn gần hắn nhất bị bổ làm đôi, máu tươi tung tóe, ngũ tạng la liệt.

trên mặt thuyền của cả hai bên là một cảnh tàn sát đẫm máu đầu người rơi lăn lốc khắp nơi, tiếng kêu thảo thiết vang vọng khắp mặt sông, xác chết la liệt, Chỉ trong một chốc, đã có hàng trăm người của cả hai bên ngã xuống.

Trên chiến trường tuy đang kịch chiến, nhưng cũng kéo dãn một chút cự ly. đối diện giáp lá cà kiểu này, súng tay của cả hai bên cũng không có quá nhiều ưu thế. chỉ có tiếp tục tụ tập thành đội rồi xông trận rình bắn những tên quân đi lẻ.

Các cấp tướng tá của hai bên trong cuộc chiến đấu vừa rồi cũng không vội lo lắng, trận chiến mới chỉ bắt đầu, ai thắng ai thua vẫn còn chưa biết được . quân Nguyễn cho rằng quân Tây Sơn cũng không quá mạng như lời đồn, quân Tây Sơn thì càng không coi quân Nguyễn Ánh ra gì, cho nên nhất thời nửa khắc. Song phương đều cần một khoảng thời gian ngắn để điều chỉnh chiến thuật và cơ hội nghỉ ngơi ,

Trên chiến trường ngoại trừ chém giết ra, trong đội ngũ còn có rất nhiều người đang hô khâu hiệu chỉnh đội. tham tướng quân Nguyễn : Vệ Hào ở phía trước nhìn thấy cục diện này. đồng tử hơi co lại. quân ta rõ ràng nhiều hơn hẳn quân địch. Vậy mà không ngờ vẫn không đè ép được mà vẫn để cho Tây Sơn sắp xếp đội hình chuẩn bị tái chiến, thậm chí là bộ tốt và hỏa thương của bọn chúng đã đứng xen kẽ với nhau tạo thành một thế trận phòng ngự hình nan quạt

"Tất cả các người, , theo ta xông lên !"

Vệ Hào lớn giọng quát quân sĩ ở hai bên mạn thuyền, đám này nghe thấy lệnh đều ngậm đao vào miệng, tung người hoặc đu dây nhảy sang thuyền địch, một vài kẻ cầm đục nhảy xuống nước, có lẽ định đánh đắm thuyền quân Tây Sơn,

Chưởng Tiền Bảo từ lúc nắm trong tay đội thuyền này tới nay. chưa từng gặp phải đội ngũ quỷ dị khó chơi như thế này, hắn đã thực sự nổi nóng rồi. phải triệt để đánh tan đối phương. thậm chí quên cả nhân số của đối phương nhiều hơn mình rất nhiều, thậm chí giờ này cho dù Trương Văn Đa không đến hắn cũng không thèm cho lui binh nữa.hắn đã quyết dù có chết cũng phải kéo theo vài tên địch đi cùng

Tiếng ồn ào trên chiến trường nhỏ dần rất có vẻ yên lặng trước khi mưa giống gió bão ập tới, hỏa thương binh hai bên đã có kẻ nhồi xong thuốc súng, đạn đại bác cũng đã lên nòng, sẵn sàng cho cuộc tái chiến lần thứ hai.



"Mau tiến lên trước đi!" anh em chèo nhanh tay

- Đại pháo sẵn sàng,

Hắn chỉ vào mấy tên lính đang ngây ngốc ra đó lại tiếp tục rống lên: "Cự ly còn cách hơn chục bước thì chuẩn bị, đến sát mà bắn! bắn chết mẹ chúng đi!" nghe rõ không

Nghe thấy tiếng hô vang lên từ thuyền địch . Tham tướng quân Nguyễn cũng hơi lo lắng, mắt thấy những họng đại bác đen xì hướng về phía mình hắn thầm nghĩ tái chiến rốt cuộc cũng được bắt đầu rồi rồi. quay đầu lại. thì thấy đội hình của mình vừa rồi còn tản mạn đã bắt đầu biến thành nghiêm chỉnh.

Bên chiếc thuyền lớn nhất Châu Văn Tiếp nhìn xuống Chiến trường lúc này không còn giống như lúc mới bắt đầu tiếp chiến, các chiến thuyền không thể bắn bừa bãi được nữa, cự ly giữa hai bên gần như vậy. lực trùng kích của pháo đã không mãnh mẽ hữu hiệu như lần đầu tiên, trong hỗn chiến vừa rồi. cung tên và súng tay chính là nhân tố quyết định. Bất chợt mặt Châu Văn Tiếp trợn tròn, nhìn vào lá cờ phía trước gió đang thổi khiến lá đại kỳ có thêu rồng bay lên phần phật:

- Trời giúp ta rồi.

…………………..

(1) Bến tre và Định Tường ngày nay

(2) Thủy quân Tây Sơn được xưng tụng là mạnh nhất Đông Nam Á thời bấy giờ Thủy quân Tây Sơn có 673 thuyền chiến, 53.250 lính (hạm đội của Vũ Văn Dũng, Thị Nại, năm 1801).

Về chức năng có hai loại thuyền:

- Thuyền lớn để chở quân, lương thực, hàng hóa khác.

- Thuyền nhỏ nhẹ và linh động đùng để bao vây, tấn công và xung kích.

Thuyền chiến bao gồm năm loại:

- Chiến thuyền loại 1:

9 thuyền, 700 lính thủy/thuyền, trang bị 60 đại bác, mỗi khẩu bắn đạn nặng khoảng 11 kg. Đây là minh chứng cho thấy hỏa lực và lực lượng thủy quân trên các chiến hạm Tây Sơn vô cùng mạnh mẽ và đông đảo. Thuyền cỡ lớn nhất Tây Sơn gọi là "Định Quốc" (giống như lớp tàu ngày nay), chính sử nhà Nguyễngọi đó là loại thuyền “Đại hiệu”. Sách Hoàng Lê nhất thống chí mô tả thuyền “Đại hiệu” như một pháo đài di động, trên “lập chòi gát, đặt súng lớn”.

5 thuyền, 600 lính thủy/thuyền, trang bị 50 đại bác, mỗi khẩu bắn đạn nặng khoảng 11 kg.

- Chiến thuyền loại 2:

40 thuyền, 200 lính thủy/thuyền, 16 đại bác, cân nặng chỉ bằng một nửa, mỗi khẩu bắn đạn nặng tương đương 5,4 kg. Đây là loại chiến thuyền vừa lợi hại trong thủy chiến, tấn công có hiệu quả tàu chiến địch do tốc độ và hỏa lực, lại vừa vận chuyển binh lính nhiều, có khả năng tấn công địch ở mục tiêu xa.

- Chiến thuyền loại 3:

93 thuyền, 150 lính/thuyền, trang bị chỉ có 1 khẩu đại bác, song lại lớn hơn bất cứ loại đại bác nào khác, bắn đạn nặng khoảng 16,3 kg.

- Chiến thuyền loại 4:

300 thuyền, 50 lính/thuyền, 1 đại bác nhỏ.

- Chiến thuyền loại 5:

100 thuyền, 70 lính/thuyền.

Và nhiều loại thuyền chiến cỡ nhỏ khác.

Chiến thuyền loại 4 và 5 tuy nhỏ nhưng được đánh giá là rất lợi hại. Vì nhỏ dễ xoay xở, nếu ở sông sẽ chạy bằng chèo, số thủy thủ đủ để thay phiên nhau chèo; nên vừa thủy chiến trên sông hiệu quả, lại vận chuyển binh lính đánh tập kích địch từ xa.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện trọng sinh
truyện ngôn tình

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

truyện bách hợp

Nhận xét của độc giả về truyện Trịnh Nguyễn Tranh Hùng

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook