Trở Về Thời Bắc Thuộc

Chương 18: Cát sắt

Tran Tuan

14/11/2019

Hãn mua nam châm về để làm gì? Tât nhiên là để hút sắt rồi. Có một dạng mỏ sắt mà người phương Bắc chưa khai thác, đó là sắt sa khoáng. Loại sắt này ở dạng cát sắt, tìm thấy các khu vực sông suối có đất màu đen. Tìm sẽ có hơi lâu nhưng ở đây người Việt là thổ địa, muốn tìm cũng dễ hơn,chỉ cần mô tả đặc điểm là được

Mục đích Hãn cần sắt chính là để thổi thủy tinh, dùng ống gốm cũng được nhưng sẽ bị giới hạn chiều dài và đặc biệt là chúng quá to vì thế mới cần đến sắt nhưng Hãn sẽ cần nấu chảy chúng để làm ống sắt để thổi. Việc này đồng nghĩa hắn cần lò nung và dụng cụ thổi tốt hơn và mạnh hơn. Rất may, hắn có đất sét trắng nên việc nấu chảy cũng không thành vấn đề, chỉ tại cần nhiều nhân lực. Huy động tất cả đám nhóc cũng phải mất nhiều thời gian chứ không ít đâu.

Công việc đầu tiên là làm bơm khí. Các dụng cụ của làng có áp suất quá thấp để thổi vào lò. Hắn cần thứ mạnh hơn. Trong đầu hắn cũng nghĩ được 1 thiết kế rồi. Việc đầu tiên, hắn cần giấy nhám để mài gỗ. Cái này làm cũng vất lắm, nhưng đằng nào cũng phải làm. Đầu tiên hắn cần keo làm từ nhựa cây, thực ra làm bằng keo bóng cá hay keo da trâu cũng được nhưng giấy nhám dùng keo nhựa cây có thể chịu nhiệt và nước. Nhựa cây, tốt nhất là cây thông, Hãn sẽ tận dụng những cục nhựa cây hình thành trên những vết thương của cây, cây có xu hướng thải nhựa để trám vào các vết thương do động vật, thời tiết,… gây ra, những miếng nhựa đó sẽ vón thành cục gắn chặt vào cây, nhưng việc tìm ra vết thương tương đối khó đồng nghĩa chúng phải soi từng cái cây để lấy. Thu được đủ thì nấu chảy, thêm chút sáp ong (20%) là thành. Loại này đã được người cổ đại châu Âu phát hiện cách đây mấy trăm năm rồi nhưng người Việt vẫn chưa có. Sáp ong thì kiếm một tổ ong, tách mật, ong non, lấy tổ đem nấu là ra sáp. Đừng nghĩ là dễ dàng để có sáp, chúng trước tiên cần lùng sục trong rừng để tìm tổ ong, tìm được rồi phải cân cả một đàn ong đông đảo để lấy tổ, mà bị ong chích cũng không dễ chịu gì, bị nhiều coi chừng nhiễm độc mà chết. Nhưng liều ăn nhiều, cả đám xúm lại làm một đống bùi nhùi, chét bùn hôi đầy người rồi kéo đến một tổ ong trong khu rừng gần làng. Chúng nhóm lửa đốt, khói trắng bốc ngùn ngụt khiến cả đám chảy cả nước mắt rồi hun đặt dưới tổ ong. 5 búi bùi nhùi cùng hun một tổ ong to, khói bốc lên rộng đến mức bao trùm mất luôn cái tổ. Ong trong tổ bay ra nhưng bị làn khói dày đặc làm cho say lao thẳng xuống. Những con trụ được sót lại cũng chẳng làm được gì vì bao quang đám nhóc là bùn, mà ong lại rất kị bùn nên không thể gây ra thiệt hại gì cho chúng.

-Tao không ngờ dùng bùn có thể phòng được ong đốt đấy. – Trâu nói

-Đừng nói nữa, lo mà hốt ngay không lũ ong tỉnh là mệt đấy – Hãn nói

Sauk hi đảm bảo đám ong không còn có thể gây hại gì cho chúng, đám nhóc mới tiến lại gần. Cả đám cắt từng miếng tổ ong đựng trong chiếc giỏ tre đan, số sáp này vẫn chưa đủ. Cũng may là chúng không chỉ phát hiện được 1 tổ, có đến 3 tổ nhưng ở cách xa nhau. Cả đám ngày hôm đó chỉ loanh quang trong rừng để lo thu thập tổ ong. Nhưng làm gì cũng có khó khăn, mà cái khó duy nhất là bị ong đốt, tuy bùn kháng được ong nhưng khi khô lại thì hiệu quả cũng kém đi. Hãn cũng vì thế mà cũng bị đốt không ít, nhưng may mắn là không bị đốt ở mặt, âu cũng là may mắn.

Số mật ong thu được đủ đổ đầy một bình gốm 4 lít. Hãn để cho lũ nhóc muốn làm gì thì làm, cái hắn quan tâm chính là sáp ong thu được

Mất thêm một tuần nữa để thu thập thêm cục nhựa cây trong rừng. Tìm cũng được kha khá nhưng có đến 3 ngày mưa nên không thể tìm hơn. Hãn cũng dặn tiện nếu được thì nên khoét một vài vết trên thân cây để nhựa tiếp tục chảy tiếp, sau này có thể sẽ cần dùng

Sau khi nấu chảy nhựa cây cùng với sáp, Hãn đã chế được keo, thứ này rất nhầy nhụa nhưng khi đông lại thì độ bám dính không thể coi thường được, hắn trải đều keo lên một lớp da. Nói đến da, hắn đã bỏ số tiền còn lại để mua da từ cô Trinh. Bà cô này cũng ác không kém đám thương nhân. Da trâu bả bán đến 200 đồng một tấm. Nếu có Công Xương ở nhà chắc cho không nhưng vợ ổng chắc lép quá. Nói đi cũng phải nói lại, da trâu bán cũng có giá lắm. Không phải ngẫu nhiên mà các triều đại của Việt Nam luôn tích trữ da trâu để làm áo giáp, đến mức ra các hình phạt để thu thập da trâu từ người bị phạt, nên muốn miễn phí thì nằm mơ đi.

Da trâu sau khi được trải một lớp keo mỏng thì phủ lên đó chính là vụn thủy tinh. Dùng cát thạch anh cũng được nhưng hạt cát bé quá, chúng chỉ có thể dùng để làm giấy nhám mài nhẵn thôi. Còn vụn thủy tinh to hơn cát thì dùng để mài mòn. Nhân đây hắn cũng sẽ dùng chúng để mài thủy tinh xem thế nào.

Nhưng trước tiên hắn cần ưu tiên cho kế hoạch trước mắt đã. Có giấy nhám thì hắn có thể mài gỗ. Công việc hắn làm đầu tiên là thiết kế dụng cụ thổi khí. Dùng keo da trâu, bằng cách cho một miếng da khô nấu khoảng 70*C, không được nấu sôi, chỉ được nấu nóng, phết lên phần da tiếp xúc, Hãn có thể gắn kín khí da vào các miếng gỗ vuông. Việc chế tác thì Hãn có vẽ trên đất để mô tả cho 3 người thợ mộc lần trước làm theo. Yêu cầu là mặt gỗ cần phải nhẵn để da có thể gắn kín vào. Bề mặt gồ ghề có thể gây hở khí ảnh hưởng đến áp suất thổi. Để mặt nhẵn thì tất nhiên phải mài, thời này muốn có một tấm gỗ nhẵn thì đúng là đánh đố người Việt, người Hán lúc này có thể mài nhẵn gỗ bằng giấy nhám là da cá mập. Phải đến thế kỉ 13, họ mới tạo ra giấy nhám làm từ mảnh vỡ vỏ sò. Việc sử dụng giấy nhám thuận tiện khiến những người thợ thích thú nên làm việc rất mau lẹ. Thiết kế của Hãn cũng tương đối đơn giản, chỉ cần may da trâu thành hình ống, hai đầu được gắn lên 2 miếng gỗ. Miếng gỗ đáy Hãn đã đục thêm 2 lỗ, một lỗ dùng để hút khí, mặt dưới có che một miếng da trâu mỏng, lỗ kia cũng có một miếng da bị nhưng nằm ở vị trí so-le với lỗ kia, một ống tre rỗng ruột được gắn vào để thông đến ống thổi khí vào lò. Khi thực hiện hút khí, bằng cách kéo miếng gỗ phía trên lên, miếng da của lỗ hút sẽ mở ra hút khí vào bên trong, sau đó ép xuống, lỗ hút sẽ đóng lại và lỗ thổi khí sẽ mở, không khí sẽ đi vào lò với một áp suất nhất đinh. Nhưng vì những miếng gỗ này là ghép lại lên bị hổng khí, Hãn đã dùng keo nhựa cây, trộn thêm mùn cưa trét vào các lỗ hổng, thế là chúng kín gió, khi bơm khí không lo bị thất thoát nữa (https://www.youtube.com/watch?v=ITUTRsm-JRI). Với dụng cụ này, hắn đảm bảo lượng khí thổi vào mạnh ít nhất 5 lần lượng khí được thổi vào do các dụng cụ thời này của người Việt. Chỉ cần thực hiện động tác kéo lên xuống là được. Sau khi một chiếc được hoàn thành, Hãn là dùng thử, lực khí mạnh thổi qua lỗ thoát khí bằng ống tre khô khiến bụi cát dưới đất bị hất mạnh, bay mù mịt. Như thế đã đúng yêu cầu mà Hãn đề ra nhưng hắn cần nhiều hơn những dụng cụ như thế này mà da chỉ có vài tấm nên hắn đành vay tạm của bà cô kia thêm vài tấm da nữa. Bất quá hứa cho bả thêm vài bộ trang sức mới là được

Trong khi chờ đợi các ống thổi này được làm thêm, Hãn cùng đám Sóc và Trâu đến một con suối cách xa làng khoảng 3km. Theo như Hãn mô tả thì tên Trâu nói đúng là có một dòng suối có đất màu đen đặc trưng và đặc biệt chảy qua một mỏ sắt do nhà Hán đang tổ chức khai thác. Theo sự dẫn đường của Trâu chúng cũng đến được nơi này, đây là một dòng suối tương đối rộng, hai bên là rừng cây, nơi này cũng có rất nhiều đá cuội, đất nơi đây không phải có màu nâu mà là màu đen

-Đó có phải là thứ mày đang tìm không? – Trâu chỉ tay về một phía

Hãn nhìn theo thì đấy bên đó nằm ở thượng nguồn, đất ở đó đen nhất so với hạ du nơi chúng đang đứng.

-Đúng rồi, đi lấy sắt thôi chúng mày.

Cả đám chạy lên nơi Trâu chỉ. Hãn lấy ra hai cục nam châm mua được lần trước. Lúc đầu hắn nghĩ chắc phải khó lắm mới mua được, không ngờ vừa bước vào khu người Hoa đã có. Người ta nói người Hoa rất giỏi kinh doanh cũng phải nói ngoa. Thứ gì họ cũng bán, chỉ cần có lợi

-Rồi bây giờ làm sao lấy sắt?

-Nhìn tao đây này.



Hãn đặt một cục nam châm xuống dòng nước tới gần đáy, sau đó nhấc lên. Trên mặt cục nam châm lúc này có dính dày đặc những hạt cát màu đen nhỏ thành chùm

-Đây chính là thứ chúng ta tìm,… cát sắt. Chỉ cần mang cục đá đen này để gần đáy suối, cát sắt sẽ dính vào, việc còn lại chỉ là gom chúng lại thôi.

Nói thêm về cát sắt, chúng là dạng sắt hermatit, nguyên chất, các dòng sông chứa cát sắt ở hiện tại gần như đã biến mất do quá trình tận thu mỏ kim loại sử dụng cho sinh hoạt và chiến tranh. Ở Nhật Bản, những thanh kiếm katana đáng giá hàng trăm ngàn đô la được làm từ thép tamahagane nung từ cát sắt. Số lượng cát sắt rất hạn chế, chỉ tồn tại được ở dạng sa khoáng. Ở thời kì trước công nguyên này còn chưa có ai biết đến cát sắt, phải đến thế kỉ 9-10, người Trung Hoa mới biết đến. Nhóm của Hãn chính là người đầu tiên đến khai thác, chúng thay nhau sử dụng nam châm, cứ 2 đứa sử dụng một lúc rồi chuyển tiếp cho 2 đứa khác. Cứ như thế đến xế chiều. Cả ngày hôm đó, chúng đã dò cả một khúc suối đó nhưng chỉ thu được một túi vừa, nặng chừng 2 kg.

-Chưa đủ, ngày mai chúng ta sẽ lên xa hơn về phía thượng nguồn, có thể sẽ có nhiều hơn.

-Được.

----------------------------------------

Hãn đã lên đầy đủ các danh sách tất cả các danh mục hắn cần để tiến hành nung sắt. Ngoảnh đi ngoảnh lại hắn đã mất hơn một tháng chỉ để tiến hành tất cả.

-Này, mày có biết thằng Hãn làm một đống thứ này làm gì không? – Trâu hỏi

-Làm như tao biết. Mang sắt về chắc nó định làm vũ khí nhưng tính đi tính lại thì cái thứ cát sắt kia đâu có đủ - Sóc nói

-Thay vì đứng đấy đoán già đoán non thì đến đây phụ tao một tay đi

Từ phía sau, Hãn mang đến 2 vật hình ống làm bằng da lớn, có bịt 2 miếng gỗ ở hai đầu đến. Phía sau là những người thợ, họ mang thêm 4 ống nữa, cùng với một bao cát sắt, đó là thành quả chúng quần nát cả dòng suối cát sắt lần trước trong cả tháng, kể cả trời mưa chúng cũng lấy. Còn về bơm khí, có giấy nhám và keo trám thì mọi việc rất đơn giản nên tốc độ làm ống thổi cực nhanh, 4 ngày một chiếc. Đến lúc tiến hành là có 6 chiếc rồi

-Chúng mày phụ tao mang đống than qua đây

Nói về than củi, một tháng qua, khu rừng gần chỗ của tộc trưởng Công Xương mù mịt khói do nhóm của Hãn đốt gỗ liên tục. Người ngoài nhìn còn tưởng cháy rừng nữa. Nói thật, Hãn sẽ cần rất nhiều than củi để nung sắt, số than dùng để nấu thủy tinh chưa là gì so với số dùng để rèn đúc,

Lại nói, thứ thiếu nhiều nhất trong quá trình nung quặng thời nhà Hán lại chính là than củi, chứ quặng thì không thiếu, các mỏ lộ thiên và các mỏ dưới lòng đất, nhà Hán đều cho thăm dò, khai thác rồi. Than củi thiếu vì thời gian đốt của chúng rất ngắn. Đốt than củi với lực thổi lớn trong 5 phút đã đủ cho chúng thành tro trắng rồi, không như than đá, đốt cả tiếng mà vẫn cháy tưng bừng, nhiệt sinh ra còn nhiều hơn. Cho nên trước thời Vũ Đế, những nơi có nhiều cây cối như ở Hồ Nam, Đại Biệt Sơn, Hà Bắc bị đốn đến gần như thành đồi trọc chỉ để làm than củi cho việc nấu quặng.

Cả đám Sóc và Trâu mang những chiếc thúng lớn đến lấy than củi, thành quả của chúng là 3 đống than đen xì chất cao đến 5m. Chúng mang than đến một khu đất gần nơi nấu thủy tinh. Chỗ này có một chiếc lò cao 2m. Hãn đã cùng bọn nhóc sử dụng gạch làm từ đất sét trắng xây lên, dày đến 2 lớp, được kết dính bằng một hỗn hợp xi măng làm từ đá vôi và cát. Nung hai thứ này lên là được, thứ này kháng ẩm không tốt nhưng kháng nhiệt thì thoải mái. Bên ngoài phủ thêm một lớp xi măng nữa cho chắc, bên trong lõi thì trát thêm một lớp đất sét trắng để chịu nhiệt nữa, đường kính của lò là 1m. Cái này Hãn phải làm kĩ vì hắn lần đầu nung sắt, huống hồ lần này là phải nấu chảy. Hắn biết đất sét trắng có thể chịu nhiệt nhưng chỉ là lý thuyết. Thực tế vật liệu chịu nhiệt là hỗn hợp nhiều thứ khác nhau, đất sét trắng chỉ là thành phần chính thôi, ngoài ra còn râu ria nhiều thứ khác nữa, vì vậy gạch chịu nhiệt thời hiện đại có thể chịu đến hơn 2700oC , nhưng thôi có gì dùng nấy, gia cố thêm bù vào chắc là được.

Dưới gần đáy có thêm 6 lỗ được đặt một ống gốm. Chúng được nối với các dụng cụ thổi mà nhóm thợ đã làm. Còn cát sắt, hắn phải làm giảm nhiệt nóng chảy xuống càng thấp càng tốt. Hắn bói không ra loại “đất đen” mà người Hán dùng nên đành dùng bụi than cho vào cũng giảm được chút. Sắt nguyên chất nóng chảy ở 1500oC cho thêm bột than củi còn lại khoảng 1200oC. Giảm được tương tối nhưng đảm bảo không dễ mà đạt được mức nhiệt đó, đặc biệt là khi hắn không có thời gian sử dạng năng nước như nhà Hán

Sau khi đậy chiếc hũ có cát sắt và bột than với tỉ lệ 4:1 vào lò, Hãn đổ than xung quanh rồi bắt đầu đốt lò. Khi lò cháy cũng là lúc thổi không khí vào. 6 người, 6 ống thổi thi nhau thổi khí vào lò. Áp suất không khí thổi vào lò lúc này lớn hơn rất nhiều so với sử dụng nhưng dụng cụ cũ nên nhanh chóng nhiệt đã tăng lên, những người đứng xung quanh đêù cảm nhận được. Nóng đến nỗi những người tham gia thổi khí, trong đó có Hãn, mồ hôi đều chảy nhễ nhại. Cả nhóm sử dụng chưa được 15 phút, cả nhóm đã bắt đầu cảm thấy mệt



-Này, chúng ta phải tiếp tục thế này bao lâu nữa? – Trâu hỏi

-Làm liên tục trong… 1 canh giờ nữa. – Hãn hổn hển đáp lại

-Mày đùa đúng không?

Trâu lúc này mồ hôi vã ra như tắm vì nhiêt nhưng hắn không ngại sức nóng của lò vì hắn đứng cũng tương đối xa một chút, khoảng nửa m. Cái hắn ngại chính là sức của hắn đang kiệt dần. Vì thổi khí Hãn dùng 100% sức người nên rất vất vả, đặc biệt là với những người chưa rèn sắt bao giờ. Việc sử dụng chiếc bơm này nhìn có vẻ nhẹ nhàng nhưng làm nhiều thì mới lòi ra cái khổ. Phải dùng sức kéo để hút khí rồi lại ép để nén khí xuống. Công việc này phải làm thật nhanh để đủ áp suât không khí thổi vào lò. Đồng thời cần duy trì trong một thời gian dài nên lũ trâu bò như tên Trâu kia cũng bắt đầu thở hồng hộc

-Không được dừng lại, mày mà dừng là nhiệt độ tụt ngay đấy. Thằng Sóc mang thêm than đổ vào đi

Hãn vừa làm vừa quát lớn với Sóc. Ngay lúc sau, than đã được nạp thêm vào. Vừa làm Hãn vừa lo. Hắn lo nhiệt độ lớn quá sẽ khiến lò và hũ bên trong vỡ mất. Hắn đã cố tính làm dày hũ đựng nhưng vẫn cảm thấy lo lắng. Sau 1 canh giờ nếu lò không vỡ tức là có hi vọng. Phải liều thôi.

Để công việc thổi khí vào lò không bị gián đoạn thì Hãn đã huy động tổng lực toàn bộ những người hắn có có thể. Chủ yếu là bọn trẻ trong làng, cho chúng thay nhau thổi. Mẹ, công việc rèn sắt này đúng là cực khổ. Hắn vừa mới sử dụng chưa đến 20p đã bắt đầu thấy mệt lử người, toàn thân chẳng còn sức nữa. Thảo nào mấy tay thợ rèn hắn xem qua mạng rặt một lũ vai u thịt bắp.

Lại nói về lò nung sắt này. 2m cũng đã được tính là lò cao rồi. Lò bloomery bất quá cao đến hông thôi. Lò cao có một đặc điểm là tính từ nóc xuống, nhiệt độ càng xuống phía đáy càng tăng. Ví dụ, trên miệng lò đạt nhiệt độ đạt 400-500 độ thì đến điểm cách đáy lò 20cm, nhiệt độ có thể lên đến 2000oC là bình thường. Hãn không biết lúc này nhiệt độ là bao nhiêu nhưng theo những gì hắn biết, càng thổi hơi vào lò thì nhiệt độ càng cao. Hiện tại đã đạt được bao nhiêu thì hắn không dám khẳng định nhưng bắt buộc việc thổi khí phải ở mức nhanh nhất có thể, chậm một chút là nhiệt sẽ giảm vì thế hắn đã yêu cầu 6 người tung hết sức ngay từ đầu đồng thời không được phép chậm lại, phải duy trì cho được vận tốc thổi cực đại càng lâu càng tốt vậy nên mới có chuyện xuống sức nhanh như thế.

Nhưng đổi lại hắn có trong tay của hơn 20 đứa trẻ đang độ lớn. Nói là trẻ con nhưng đám này khỏe gấp mấy lần trẻ con hiện đại, nói là khỏe bằng một đứa vị thành niên cũng còn có thể chấp nhận. Chúng thay nhau sử dụng bơm khí. Trẻ con thì có cái tính tăng động, sử dụng bơm của Hãn lúc đầu có làm chúng hứng thú nên làm rất nhiệt tình. Hãn cho mỗi đứa làm 15p, sau đó đổi người nên tốc độ thổi được đảm bảo.

Để sắt bị nấu chảy hoàn thành thì cần khoảng 1 tiếng, nếu lượng không khí đi vào đạt yêu cầu. Hãn không biết cách ước lượng nhiệt độ vì hắn không có công cụ, chỉ có nước ướm thôi. Xem mấy video nói cũng không lâu lắm nên hắn tính dư khoảng hơn 2 tiếng. Nói thật tính thời gian chỉ có nước đoán mò vào cái thời này, vì làm gì có đồng hồ. Hắn sử dụng cách cổ xưa nhất, cắm một cây cọc trên một khoảng đất và chú ý. Nếu bóng của cây cọc bé đến còn 1 phần 5 thì có thể dừng được rồi.

Khi Hãn thấy đã đến lúc thì kêu lớn cho mọi người dừng lại. May mắn là lò không vỡ, cũng tức là hắn có hi vọng thành công. Rồi cùng 3 người thợ cầm búa đến đập lò. Thành lò dày đến hơn 30cm lại kết dính chặt nên đập rất vất vả, chưa kể hơi nóng từ than đang cháy nữa. Gạt đống than qua một bên, Hãn rốt cục cũng thấy đầu hũ lộ ra. Lúc này, chiếc hũ có màu đỏ cam sáng. Hắn cùng một người thợ lấy 2 thanh tre tươi, móc vào 2 quai của chiếc hũ rồi nhấc ra, mang đến một cái hố sâu khoảng 1m, nơi này đang cắm 2 ống tre dài, đường kính khoảng 5cm, bên trong lõi còn cắm 1 thanh que bằng đất sét nung

Sau khi mở nắp hũ, Hãn thấy bên trong chính là sắt lỏng màu dung nham. Ngay lập tức hắn rót vào bên trong lõi tre cho đến khi đầy đến đỉnh. Hũ sắt lúc này rất nặng, Hãn và người thợ phải cần trọng làm động tác thật đều để rót sắt vào, không thì sẽ lêch và hũ sẽ rơi xuống, thế là công cốc rồi.

Dòng sắt nóng chảy từ từ chảy xuống ống tre làm cho thanh tre tươi này bốc khói, lát sau là cháy, lúc đó, Trâu đã đem một xô nước hắt vào để dập. Đây là do Hãn nói, nếu cháy phải dập ngay. Hắn không muốn sắt lỏng chưa đông lại mà khuôn đã hỏng.

Lượng sắt may mắn là đủ cho hắn đổ đầy 2 ống tre. Sắt nóng chảy trong hũ do không được tiếp nhiệt, lại bị tạt nước lạnh liên tục nên nhanh chóng bị đông cứng lại thành một thanh sắt rỗng ruột theo như khuôn đã định. Đợi sắt nguội đi, công việc tiếp theo là tách vỏ và đục phần đất sét bên trong ra. Lúc này, trên tay Hãn là một thanh sắt rỗng ruột chừng hơn một mét, nặng khoảng 3-4kg. Cái ống sắt có to hơn hắn tưởng nhưng dùng được, đỡn hơn là mấy thanh gốm

-Mày cần mấy cái thanh sắt này làm gì? – Sóc không hiểu

-Để thổi thủy tinh

-Thủy tinh có thể thổi sao? – Sóc bất ngờ

-Sao lại không, ngày mai tao sẽ biểu diễn cho mày xem. – Hãn cầm thanh sắt hí hửng nói

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện trọng sinh
truyện sắc

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

ngôn tình sắc

Nhận xét của độc giả về truyện Trở Về Thời Bắc Thuộc

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook