Trọng Sinh Danh Môn Giai Nhân

Chương 27: Trại hè song ngữ Anh – Pháp

Cố Tiêu

17/02/2017

15h50, màn hình đen ngòm đã lấp lánh “The end”, dòng người bắt đầu ồ ạt chảy về phía cửa, mấy người ngồi gần hai lối thoát dường như còn không nhúc nhích nổi ngón chân.

Đôi vợ chồng kia hẳn đã đoán trước được tình huống này nên đã ung dung nhàn nhã rời rạp chiếu phim sớm năm phút trước khi phim kết thúc. Nếu Tô Phi không nép vào lòng Jester chắc đã thành thịt xay hầm nhừ từ lâu rồi. Bởi dòng người cuồn cuộn kia dù phải chen lấn, đè ép nhau thế nào cũng trổ tài né cố hết mức tối đa, tóm lại chỉ cần không chạm vào người Jester là được. Một thực tế mà ai cũng biết, bất kể là nơi đâu, dù eo hẹp hay rộng dài, không một con người đang hít thở nào có đủ dũng cảm để chạm vào một sợi lông của Jester.

Cũng chẳng có gì là lạ, thiên tính của con người là gần lợi xa hại, ước mơ đời đời là ăn no mặc ấm, ai muốn lại gần một tảng băng để thành cá muối ướp đá mới là lạ!

Bình an thoát khỏi rạp chiếu phim, Jester thu hồi khí lạnh quanh thân, cúi đầu phát hiện chú chim nhỏ nép cánh trong lòng mình không biết đã ngủ từ lúc nào, được bế lên còn thỏa mãn tậc tậc lưỡi, mái đầu nho nhỏ lắc lăc rúc vào vòm ngực dày rộng mơ tiếp giấc nồng.

“Nha! Tiểu thư Tô Phi đang ngủ.” Dưới ánh mắt cảnh cáo của Jester, Alan thấp giọng kêu lên, chạy đến mở cửa sau xe. Jester cẩn thận ôm Tô Phi bước vào, cới chiếc áo đang mặc đắp lên người cô gái nhỏ, quay lại giao việc cho Alan: “Đến năm giờ, gọi điện cho Tô Trí Viễn đến đón Tô Phi.”

"Rõ!” Alan ngồi vào tay lái, khởi động xe.

...

Đến hẹn lại lên, trại hè song ngữ Anh – Pháp được khai mạc trong không khí sôi nổi, vòng loại tổ chức ngay ngày đầu tiên, hơn ngàn người cạnh tranh kịch liệt để được điểm tên trong danh sách năm mươi người xuất sắc nhất, độ dữ dội chắc không cần phải nói nữa! Bốn phần năm số học sinh tiếp tục ra đi vào vòng sơ tuyển ngày hôm sau, chỉ còn mười cá nhân nổi bật nhất còn trụ vững tại cuộc thi. Quán quân, á quân của trại hè sẽ được tiết lộ sau khi vòng chung kết ngày thứ ba kết thúc, tám học sinh còn lại dựa theo thành tích lĩnh phần thưởng tương ứng.

Mười người đứng đầu được hưởng một chuyến du lịch nước Pháp, điểm đặc biệt là chuyến du lịch này hoàn toàn miễn phí, kể cả những món quà lưu niệm muốn mang về nhà, tóm lại là ước gì được lấy, muốn cái gì chỉ việc chỉ tay, lập tức có người mang lên tận phòng.

Không những vậy, thành tích của học sinh trong trại hè được ghi chép đầy đủ trong hồ sơ, thí sinh đạt giải ở trại hè sẽ được nhận điểm ưu tiên, đôi khi còn được tuyển thẳng vào các trường cấp ba hay đại học. Có điều, thứ duy nhất khiến bạn nhỏ Tô Phi hứng thú là, thầy giáo chủ nhiệm đáng yêu đáng kính đã đồng ý tặng Tô Phi hai tuần lễ nghỉ ngơi dưỡng sức tại gia để chuẩn bị cho trại hè song ngữ diễn ra trong mười ngày này.

Dĩ nhiên, khi chuẩn tấu yêu cầu này của cô học trò nhỏ, khuôn mặt trẻ tuổi nho nhã của Dư Dương vặn vẹo tới mức khó có thể miêu tả bằng những con chữ bằng bất cứ thứ tiếng gì. Tô Phi không thể không thừa nhận sự phấn khích dâng lên từ đáy lòng, cái gì gọi là ngân phiếu khống, cái gì gọi là được voi đòi tiên? Chính là đây chứ đâu.

Trong thời gian diễn ra trại hè, học sinh người Pháp chỉ được phép dùng tiếng Anh, học sinh trong khu vực châu Âu ngoài lãnh thổ nước Pháp chỉ được dùng tiếng Pháp, học sinh từ châu Á được phép tự do lựa chọn một trong hai loại ngôn ngữ, nhưng sau khi chọn không được phép thay đổi, học sinh nào vi phạm sẽ bị hủy tư cách dự thi.

Trong trận chung kết, thí sinh không chỉ cần diễn thuyết theo chủ đề tự chọn mà còn phải phản biện trước hội đồng ban giám khảo. Nhóm giám khảo đưa ra một vấn đề, thí sinh cần tiến hành phân tích, càng sâu sắc càng tốt. Phần phản biện chính là kiểm tra hiểu biết của học sinh về tình hình xã hội đương thời cùng năng lực lý giải, xử lý tình huống, nói tóm lại chính là năng lực tổng hợp của học sinh.

“Tô Phi, em có thể cho chúng tôi biết phương pháp giáo dục con cái của các bậc cha mẹ người Trung Quốc cùng cái nhìn của bản thân em.”



Tô Phi thầm cảm thán, Jester quả chính là sao may mắn, thần hộ mệnh của mình! Cảm ơn Jester dẫn đi xem phim, cảm ơn học vấn phong phú uyên bác của Jester, cảm ơn Jester đã giúp mình nhận ra mình nhỏ bé đến thế nào, vì vậy, sau khi xem hết phim, Tô Phi đã lên mạng tìm một loạt những điều liên quan đến “ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên” cùng những bình luận, nghiên cứu, chú giải của các chuyên gia.

Ha! Thời cơ đến, có ngăn cũng không ngăn được!

Hết một phút suy nghĩ, Tô Phi đã gọt giũa gọn gàng bài thuyết trình trong đầu, hít sâu một hơi, nói:

“Em cho rằng, tình yêu thương, niềm mong ước dành cho những đứa con của các bậc cha mẹ người Trung Quốc dành cho con cái vượt xa các bậc làm cha làm mẹ phương Tây. Xin quý vị không cần nổi giận, đây là theo ý kiến của em. Cha mẹ Trung Quốc có thể bất chấp hy sinh chính bản thân mình để dưỡng dục con cái thành tài (chú ý ở đây là thành tài chứ không phải nên người), đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Trung Hoa. Nhưng cách giáo dục này có một điểm yếu, mà điểm yếu này là căn bệnh chung của mọi gia đình người Hoa. Đất nước Trung Quốc đã trải qua hàng ngàn năm dưới chế độ phong kiến đề cao vai trò của nam giới, hạ thấp tiếng nói của nữ giới, hay nói một cách khác, đó là sự phân biệt giới tính. Không chỉ có vậy, phần lớn các bậc cha mẹ coi đứa con do chính mình sinh ra như một thứ tài sản cá nhân, muốn yêu thì yêu, muốn ghét thì ghét, muốn đặt đâu thì đặt đấy, xem đứa nhỏ như đồ chơi, như con chó con mèo, biến đứa nhỏ thành nơi trút giận, làm trò hề, về căn bản không hề xây dựng nhân cách, tính độc lập cho đứa con của mình. Đây là nhược điểm bao đời của dân tộc em, cũng là thiếu sót lớn nhất của nền giáo dục Trung Quốc.

Điều này trái ngược hẳn với quy tắc đầu tiên trong việc giáo dục trẻ em ở Mỹ, tôn trọng trẻ em.

Ở nước Mĩ, trẻ em được tôn trọng, đối xử như người lớn không chỉ vì các em còn nhỏ, cần nâng niu trân trọng, quan tâm bồi dưỡng, mà còn bởi vì trẻ em ngay từ khi sinh ra chính là một cá thể độc lập, có tính cách, có ý thức của riêng mình, dù là cha mẹ hay thầy cô giáo đều không có quyền chi phối, hạn chế. Trẻ em Mĩ sau khi trưởng thành đều có quan điểm riêng, nhận định riêng, rất ít khi để môi trường xung quanh ảnh hưởng đến quyết định của bản thân.

Người Mỹ cũng rất chú ý đến cách nói chuyện với trẻ em, khi nói chuyện cùng trẻ nhỏ chẳng những luôn chú ý lắng nghe còn ngồi xổm xuống để có cùng chiều cao với các em, tạo cho các em cảm giác mình được tôn trọng. Trẻ em Mỹ không bị bắt ăn cơm, không bị roi dạy dỗ khi làm sai chuyện, không bị ép phải mặc quần nào áo nào. Tất cả mọi việc đều được chú ý tỉ mỉ, cố gắng không lưu lại chút ít bóng ma tự ti cho con trẻ.

Khi người lớn trong nhà mang đứa nhỏ ra ngoài làm khách, khi chủ nhà mang đồ ăn ra mời, người lớn không được phép thay đứa nhỏ trả lời “nó không ăn” hay “không cần lo cho nó đâu”, cũng không vì đứa nhỏ lộ vẻ ham ăn mà mắng mỏ. Theo quan điểm của người Mỹ, bất kể trẻ em nghĩ gì muốn gì đều là đúng đắn, bởi đó là nhu cầu của trẻ nhỏ, không ai có quyền chỉ trích, mọi việc cần phải căn cứ vào tình huống mà nhẹ nhàng giảng giải, khuyên bảo.

Người Mỹ cũng cực kỳ phản đối việc cha mẹ dạy con trước mặt người ngoài, lại càng không cho phép cha mẹ trách mắng con cái “ngu dốt”, “vô tích sự”, bởi những từ này làm tổn thương lòng tự trọng của con trẻ, bậc cha mẹ nào nói những điều này đều bị coi như tội phạm nguy hiểm.

Nhà giáo dục vĩ đại Thomas Locker đã từng nói: ‘Nếu bậc cha mẹ không trực tiếp ra sai lầm của con trẻ thì các em sẽ tự biết coi trọng danh dự bản thân, các em sẽ tự hiểu rằng phải làm mọi chuyện cẩn thận hơn, không để người ngoài giễu cợt. Khi cha mẹ kiên quyết thẳng tay vạch ra khuyết điểm của con trẻ, các em sẽ xấu hổ vô cùng, sẽ cảm thấy mình không được coi trọng, tự tôn mất sạch, từ đó mà càng không để ý đến hành động của chính mình.’

Có người cho rằng, cha mẹ Mĩ làm như vậy là quá mức thả lỏng con cái, nhưng thực tế đã chứng minh, trẻ em như một trang giấy trắng, các em hành xử theo đúng những gì các em được tai nghe mắt thấy, hành xử, nói chuyện thân mật, lễ phép, tự nhiên, có chủ kiến của mình. Các chuyên gia tâm lý trẻ em cho rằng, đây là phản ứng tự nhiên của trẻ em khi được đối xử công bằng tôn trọng.”

“Vậy theo em, vấn đề giáo dục ở Trung Quốc nên giải quyết thế nào?” Vị giám khảo đặt ra câu hỏi này hiển nhiên vô cùng kích động, nói đến líu cả lưỡi, tuôn ra nghi vấn trong lòng.

“Theo em, trong cuộc sống, cha mẹ nhất định phải buông tha cái tôi kiêu hãnh như đuôi công của chính mình, lấy thân phận ngang hàng đối xử với con nhỏ, tôn trọng đứa con, có như vậy mới có thể nhận được tin tưởng của con nhỏ. Cha mẹ cũng cần mở mang, tìm tòi ưu điểm của con nhỏ, dần dà xây dựng ý chí, lý tưởng cho con, không để một đứa trẻ lớn lên mà lại hoang mang không biết chính mình muốn làm gì.

Trẻ em cần có mục tiêu theo đuổi của chính mình, có cá tính của chính mình. Cha mẹ cần khai thác ưu điểm của các em, từ từ khắc sâu và hỗ trợ con cái học tập, trưởng thành.”

“Em có thể nói cụ thể hơn?” Vị giám khảo kia kích động đứng hẳn lên, nếu không phải đang cách một cái bàn, Tô Phi còn tưởng mình là con cừu béo dâng lên miệng sói đói.



Từ những năm tám mươi, người Trung Quốc để thỏa mãn nhu cầu vật chất của bản thân đã không ngừng nỗ lực vươn lên. Giáo dục được tin tưởng là một nấc thang quan trọng nhất và vững chắc nhất cho một tương lai giàu sang rực rỡ. Chính vì vậy, các phương pháp giáo dục, học tập không ngừng được cải cách, các bài học lý thuyết suông bị loại bỏ, thay vào đó là các bài tập có tính ứng dụng thực tiễn cao, nhờ thế, chất lượng cuộc sống của người dân Trung Hoa ngày càng được nâng cấp, có thể sánh ngang cùng cuộc sống ở các nước phát triển trên thế giới. Tô Phi đã từng trải qua thời kỳ thử nghiệm này, tuy phần lý luận cơ bản chỉ nhớ mơ hồ nhưng cũng đủ để ứng phó cuộc thi này.

“Theo ý kiến của em, muốn giải quyết vấn đề này cần nắm vững năm điểm.

Một, xác lập quyền trẻ em.

Trẻ em là cá thể độc lập, cha mẹ cần tạo lập một không gian riêng cho con trẻ, cho trẻ con quyền lợi đi kèm với nghĩa vụ, mở rộng cửa cho đứa nhỏ ra ngoài tự do vui đùa cùng các bạn, cho trẻ con quyền tự do chọn lựa, lắng nghe ý nghĩ của đứa nhỏ, đáp ứng những yêu cầu hợp lý của con nhỏ, những điều này có tác động tích cực đến việc bồi dưỡng tính cách độc lập cho trẻ em. Đưa tôn trọng trẻ em thành một trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc xác định mức độ gương mẫu, ưu tú của các bậc cha mẹ. Quan hệ cha mẹ - con cái cần xác lập qua sự tôn trọng lẫn nhau, cách con trẻ nhìn thế giới này chính là qua những người làm cha làm mẹ…”

(trong cv chỉ có điều thứ nhất, bốn điều còn lại lặn mất tăm, nếu bạn thắc mắc sao chỉ có điều một xin liên hệ tác giả, editor với vốn tiếng trung nhất nhị tam không làm nổi. ^^)

Giám khảo kia nghe như nhặt được vàng, gật đầu, “Em nói không sai! Hứng thú chính là động lực học tập của trẻ em, bảo hộ hứng thú của trẻ em chính là bảo vệ tương lai phát triển của các em, nếu cứ đeo đuổi ‘học thành danh lập’, thậm chí còn định hướng rập khuôn từ nhỏ cho các em, hy sinh tuổi thơ của các em, cho như thế là vì tương lai của các em, tất tạo thành gánh nặng tâm lý cho con trẻ, ảnh hưởng tới quá trình phát triển, trưởng thành.”

Các vị giám khảo trao đổi tầm mắt, vừa lòng gật đầu, vài giây sau cùng nhiệt liệt vỗ tay.

“Đây chắc chắn là phần biện luận hay nhất trong lịch sử trại hè, chúng tôi rất thích, chúc mừng em!”

Các sạp báo cháy hàng, đường dây nóng của đài truyền hình tắc nghẽn, tất cả câu hỏi của mọi người đều là về quán quân trại hè năm nay – Tô Phi, đến các tờ báo lớn cũng đưa hình Tô Phi lên trang nhất. Không cần nghi ngờ, Tô Phi thành công.

Nhưng nhân vật gây náo loạn lại hồn nhiên không hề hay biết gì, đang nhàn nhã theo chân top mười trại hè đi tham quan các danh lam thắng cảnh ở nước Pháp mộng mơ.

Trạm dừng chân đầu tiên là một trong những biểu tượng lịch sử nổi tiếng của Pháp, một trong mười điểm tham quan thu hút khách du lịch nhất của Paris, Khải Hoàn Môn. Nằm giữa quảng trường Étoile, vị trí của Khải Hoàn Môn là điểm cuối của đại lộ Champs-Elysées, khu vực tập trung khách du lịch của thành phố. Vốn là công trình do Napoléon cho xây dựng vào năm1806 để vinh danh quân đội, nhưng Khải Hoàn Môn được hoàn thành vào năm1836, dưới Nền quân chủ Tháng bảy.

Điểm đến thứ hai là bảo tàng với kiến trúc hoàng cung lớn nhất ở Pháp, nằm bên phải bờ sông Seine êm đềm, bảo tàng Louvre, nơi mà thế giới nghệ thuật phong phú đã nhấn chìm Tô Phi trong biển hạnh phúc. Louvre được dựng nên từ thời Trung cổ với mục đích là một pháo đài phòng thủ bảo vệ Paris. Đến thế kỉ XVI, Louvre trở thành dinh thự hoàng gia, được mở rộng và trang trí lại. Nhưng khi vua Louis XIV quyết định dời cung điện chính thức Versailles, kế hoạch tu bổ Louvre bị bỏ dở, lâu đài bị bỏ hoang và dần dần suy tàn. Đến thế kỷ XVIII, Louvre mới được tái tạo lại một cách nghiêm túc và giữ nguyên những nét thiết kế nguy nga tráng lệ cho đến ngày nay. Các tác phẩm hội họa của các nghệ thuật gia từ thế kỷ XVII và thời kỳ phục hưng được sắp xếp trật tự dọc theo một hành lang dài 900 thước Anh. Theo thống kê, Louvre đã sưu tầm và lưu giữ hơn 400 nghìn hiện vật khắp các nơi trên thế giới. Bảo tàng được chia thành tám khu lớn: Phương Đông cổ đại; Ai Cập cổ đại; Hy Lạp, La Mã và Etruria cổ đại; Nghệ thuật Hồi giáo; Hội họa; Điêu khắc; Nghệ thuật họa hình và Nghệ thuật trang trí. Ngoài tám bộ sưu tập chính, Louvre còn một khu trưng bày lịch sử của chính cung điện và một bộ sưu tập nghệ thuật châu Á, Phi, Mỹ và châu Đại Dương. Trung bình mỗi năm, Louvre tổ chức khoảng 8 kỳ triển lãm, 40 buổi hòa nhạc, 5 buổi trình diễn và gần 200 buổi chiếu phim.

1 thước anh (yard) = 0,9144 mét

Khải Hoàn Môn ban ngày và toàn cảnh Paris nhìn từ Khải Hoàn Môn.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện trọng sinh
truyện sắc

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

truyện bách hợp

Nhận xét của độc giả về truyện Trọng Sinh Danh Môn Giai Nhân

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook