Chương 157: Hạng mục máy bay
Túy Tử Mộng Sinh
30/09/2013
Chỉ số Nasdaq đến ngày 17/9 mới mở cửa hoạt động trở lại, cùng ngày hôm đó so với ngày 10/9 đã giảm 6,83% điểm. Trong vòng một tuần giao dịch sau đó (mỗi tuần có năm ngày giao dịch), mỗi ngày đều giảm điểm, đến ngày 21/9 khi mở cửa chỉ số Nasdaq chỉ còn 1423,19 điểm, so với ngày 10/9 là 1695,38 điểm đã là giảm 16,05%. Ngày 21/9 lúc đóng cửa chỉ số Nasdaq còn lại 1387,06 điểm.
Thị trường chứng khoán giảm điểm liên tục kéo dài tới tháng 10. Đến 12h30 ngày 7/10/2001, Mỹ cùng liên quân phát động cuộc tấn công quân sự vào Afghanistan. Nhờ cuộc chiến tranh chính thức bộc phát ở Afghanistan mới khiến thị trường chứng khoán Mỹ có chuyển biến tốt đẹp, tiến vào thời kỳ tăng điểm kéo dài trong hai tháng.
Trong sự kiện khủng bố nước Mỹ lần này, quỹ đầu tư Bạo Phong dưới sự chỉ huy của Hứa Lập đã lấy được lợi ích rất lớn, hơn nữa còn lợi dụng điều kiện của quỹ đầu tư mà mua các loại cổ phiếu ở Châu Âu, Bắc Mỹ. Đến cuối tháng 12/2001, tổng tài sản của quỹ đầu tư Bạo Phong đã tăng lên mười mấy lần, đạt đến 30 tỷ Usd. Nếu không phải đám người Minh cùng Tôn Cực, Vu Lượng coi như cơ trí, chia toàn bộ tài sản ra làm nhiều tài khoản thì với số tài chính lớn như vậy nhất định sẽ có các ngành liên quan điều tra.
Tiếu Minh sau khi thống kê lại tài chính sau sự kiện lần này, y trợn mắt há mồm. Phải biết rằng Tiếu Minh bây giờ có cổ phần trong quỹ đầu tư Bạo Phong, bây giờ y cũng đã là người giàu có. Mà Hứa Lập đã sớm thành thần trong lòng Tiếu Minh.
Hứa Lập biết tình hình cũng rất vui vẻ. Hắn quyết định tặng cho mỗi thành viên của công ty Bạo Phong một phong bao dầy coi như là thưởng. Hứa Lập qua điện thoại chỉ thị Tiếu Minh tiếp tục mua cổ phần của các công ty dầu mỏ thế giới. Phải biết rằng từ sau khi chiến tránh Afghanistan bắt đầu thì giá dầu mỏ thế giới ngày một tăng cao.
Đồng thời Hứa Lập còn dặn dò Tiếu Minh nhân cơ hội khi cổ phiếu của hãng Boeing giảm thấp thì mua được bao nhiêu cứ mua với tổng vốn đầu tư giới hạn trong khoảng từ 200 đến năm tỷ Usd. Chẳng qua chuyện này không thể dùng danh nghĩa của quỹ đầu tư Bạo Phong mà làm, cần phải thành lập công ty đầu tư khác, chờ đến khi công ty này khống chế số cổ phần nhất định thì sẽ có tác dụng quan trọng.
Tiếu Minh rất nghiêm túc chấp hành lời nói của Hứa Lập. Hơn nữa với đội ngũ nhân viên của quỹ đầu tư Bạo Phong bây giờ chỉ cần Hứa Lập ra lệnh là nhất định có thể chấp hành tốt. Tiếu Minh mặc dù không biết Hứa Lập có ý gì, nhưng y qua điện thoại vẫn cam đoan với Hứa Lập là nhất định sẽ mua được hết cổ phần có thể mua của công ty Boeing với giá thấp nhất.
Sau cuộc điện với Tiếu Minh, Hứa Lập rất nhanh lấy lại bình tĩnh. Mình có quá nhiều lợi thế mà còn không thể phát tài thì đi tự tử cho xong.
Về phần dặn Tiếu Minh mua cổ phiếu của công ty Boeing là xuất phát từ mục đích riêng của Hứa Lập. Công ty Boeing thành lập từ năm 1916, trải qua hơn 80 năm phát triển đã là một trong những hãng sản xuất máy bay dân dụng, quân sự hàng đầu thế giới, nó cũng là công ty chế tạo thiết bị hàng không lớn nhất thế giới, nổi tiếng là tập đoàn xuyên quốc gia. Từ máy bay dân dụng, máy bay quân sự tới tên lửa, tàu vũ trụ, hệ thống vệ tinh thế giới, trạm không gian đều có hình bóng của bọn họ.
Mà ở trong nước tới tận năm 2008, Trung Quốc cũng không có trụ sở sản xuất máy bay của riêng mình.
Từ hơn 30 năm trước Đảng, chính phủ Trung Quốc đã từng có chủ trương nghiên cứu máy bay vận tải dân dụng khổng lồ. Hạng mục khởi động vào tháng 8/1970, do trung ương trực tiếp chỉ huy phối hợp, các cấp bộ, quân đội và 21 tỉnh thành toàn quốc với trên 262 đơn vị tham gia nghiên cứu. Năm 1978 hoàn thành sản xuất ra máy bay đầu tiên, ngày 26/9/1980 tiến hành bay thử lần đầu. Từ đó về sau không ngừng tiến hành bay thử, máy bay do Trung Quốc sản xuất đã từng tham gia vào các đường bay ở Bắc Kinh, Hợp Phì, Cáp Nhĩ Tân, Thành Đô. Chẳng qua về sau khi dùng máy bay do Trung Quốc sản xuất – Vận Thập để bay đường dài tới Tây Tạng thì trong vòng một tuần bay năm chuyến cũng xuất hiện sự cố rất nhiều lần.
Cuối cùng máy bay Vận Thập này nghiên cứu mười nam, tiêu hao hàng trăm tỷ nhân dân tệ đã bị dòng chảy lịch sử cuối bay. Mà một trong những nguyên nhân chính khiến máy bay Vận Thập không được chú tâm nữa là do Mỹ tung cành ô liu về phía Trung Quốc. Nước Mỹ đưa ra hạng mục sản xuất máy bay chung với Trung Quốc với đại diện của Mỹ là công ty McDonnell Douglas.
Đúng là vì sự hợp tác này mới khiến một số người chỉ nhìn lợi ích trước mắt mà cho rằng vừa hợp tác với Mỹ, vừa có thể tham khảo kỹ thuật của công ty Mỹ. Như vậy không những giảm được nhiều chi phí nghiên cứu, còn có thể tránh đi đường vòng không cần thiết.
Nhưng sau khoảng mười năm hợp tác với Mỹ, đến tháng 8/1997 công ty Boeing đã mua lại công ty McDonnell Douglas. Vì thế toàn bộ hạng mục giữa Trung Quốc và công ty McDonnell Douglas chỉ có thể bất đắc dĩ chấm dứt. Dựa theo giá cả lúc đó mà tính thì công ty McDonnell Douglas đã tổn thất 500 triệu Usd, vậy bên phía Trung Quốc tổn thất bao nhiêu? Vấn đề này căn bản không thể tính rõ. Quan trọng nhất chính là nó khiến cho hạng mục sản xuất máy bay của Trung Quốc bị đình chỉ gần 20 năm. Đến tận tháng 3/2007 hạng mục sản xuất máy bay mới một lần nữa chính thức trở lại. Tháng 5/2008 công ty liên doanh sản xuất máy bay Trung Quốc mới một lần nữa thành lập. Mà muốn chờ máy bay của Trung Quốc bay vào không trung còn không biết chờ đến năm nào.
Hứa Lập từng làm bộ đội đặc chủng nên biết rõ một quốc gia không có máy bay do mình sản xuất sẽ khổ sở như thế nào. Không nói cái khác, chỉ riêng khi mình dẫn đội viên ra nước ngoài làm nhiệm vụ, mỗi lần ngồi trên máy bay của nước khác sản xuất, mọi người không ít lần nói không biết tới bao giờ mới có thể ngồi trên máy bay do chính Trung Quốc sản xuất. Đây có thể nói là giấc mộng trong lòng tất cả đội viên.
Đúng là vì giấc mộng này mới khiến Hứa Lập nhớ kỹ hạng mục sản xuất máy bay. Đồng thời cho tới giờ Hứa Lập vẫn tin tưởng ngã ở đâu đứng ở đó. Mỹ đã chơi đều Trung Quốc một lần, vậy tổn thất bao nhiêu phải đòi bọn họ bồi thường từng đó. Nếu công ty McDonnell Douglas đã không tồn tại vậy thì phải do công ty Boeing mua lại công ty McDonnell Douglas trả cho Trung Quốc.
Thị trường chứng khoán giảm điểm liên tục kéo dài tới tháng 10. Đến 12h30 ngày 7/10/2001, Mỹ cùng liên quân phát động cuộc tấn công quân sự vào Afghanistan. Nhờ cuộc chiến tranh chính thức bộc phát ở Afghanistan mới khiến thị trường chứng khoán Mỹ có chuyển biến tốt đẹp, tiến vào thời kỳ tăng điểm kéo dài trong hai tháng.
Trong sự kiện khủng bố nước Mỹ lần này, quỹ đầu tư Bạo Phong dưới sự chỉ huy của Hứa Lập đã lấy được lợi ích rất lớn, hơn nữa còn lợi dụng điều kiện của quỹ đầu tư mà mua các loại cổ phiếu ở Châu Âu, Bắc Mỹ. Đến cuối tháng 12/2001, tổng tài sản của quỹ đầu tư Bạo Phong đã tăng lên mười mấy lần, đạt đến 30 tỷ Usd. Nếu không phải đám người Minh cùng Tôn Cực, Vu Lượng coi như cơ trí, chia toàn bộ tài sản ra làm nhiều tài khoản thì với số tài chính lớn như vậy nhất định sẽ có các ngành liên quan điều tra.
Tiếu Minh sau khi thống kê lại tài chính sau sự kiện lần này, y trợn mắt há mồm. Phải biết rằng Tiếu Minh bây giờ có cổ phần trong quỹ đầu tư Bạo Phong, bây giờ y cũng đã là người giàu có. Mà Hứa Lập đã sớm thành thần trong lòng Tiếu Minh.
Hứa Lập biết tình hình cũng rất vui vẻ. Hắn quyết định tặng cho mỗi thành viên của công ty Bạo Phong một phong bao dầy coi như là thưởng. Hứa Lập qua điện thoại chỉ thị Tiếu Minh tiếp tục mua cổ phần của các công ty dầu mỏ thế giới. Phải biết rằng từ sau khi chiến tránh Afghanistan bắt đầu thì giá dầu mỏ thế giới ngày một tăng cao.
Đồng thời Hứa Lập còn dặn dò Tiếu Minh nhân cơ hội khi cổ phiếu của hãng Boeing giảm thấp thì mua được bao nhiêu cứ mua với tổng vốn đầu tư giới hạn trong khoảng từ 200 đến năm tỷ Usd. Chẳng qua chuyện này không thể dùng danh nghĩa của quỹ đầu tư Bạo Phong mà làm, cần phải thành lập công ty đầu tư khác, chờ đến khi công ty này khống chế số cổ phần nhất định thì sẽ có tác dụng quan trọng.
Tiếu Minh rất nghiêm túc chấp hành lời nói của Hứa Lập. Hơn nữa với đội ngũ nhân viên của quỹ đầu tư Bạo Phong bây giờ chỉ cần Hứa Lập ra lệnh là nhất định có thể chấp hành tốt. Tiếu Minh mặc dù không biết Hứa Lập có ý gì, nhưng y qua điện thoại vẫn cam đoan với Hứa Lập là nhất định sẽ mua được hết cổ phần có thể mua của công ty Boeing với giá thấp nhất.
Sau cuộc điện với Tiếu Minh, Hứa Lập rất nhanh lấy lại bình tĩnh. Mình có quá nhiều lợi thế mà còn không thể phát tài thì đi tự tử cho xong.
Về phần dặn Tiếu Minh mua cổ phiếu của công ty Boeing là xuất phát từ mục đích riêng của Hứa Lập. Công ty Boeing thành lập từ năm 1916, trải qua hơn 80 năm phát triển đã là một trong những hãng sản xuất máy bay dân dụng, quân sự hàng đầu thế giới, nó cũng là công ty chế tạo thiết bị hàng không lớn nhất thế giới, nổi tiếng là tập đoàn xuyên quốc gia. Từ máy bay dân dụng, máy bay quân sự tới tên lửa, tàu vũ trụ, hệ thống vệ tinh thế giới, trạm không gian đều có hình bóng của bọn họ.
Mà ở trong nước tới tận năm 2008, Trung Quốc cũng không có trụ sở sản xuất máy bay của riêng mình.
Từ hơn 30 năm trước Đảng, chính phủ Trung Quốc đã từng có chủ trương nghiên cứu máy bay vận tải dân dụng khổng lồ. Hạng mục khởi động vào tháng 8/1970, do trung ương trực tiếp chỉ huy phối hợp, các cấp bộ, quân đội và 21 tỉnh thành toàn quốc với trên 262 đơn vị tham gia nghiên cứu. Năm 1978 hoàn thành sản xuất ra máy bay đầu tiên, ngày 26/9/1980 tiến hành bay thử lần đầu. Từ đó về sau không ngừng tiến hành bay thử, máy bay do Trung Quốc sản xuất đã từng tham gia vào các đường bay ở Bắc Kinh, Hợp Phì, Cáp Nhĩ Tân, Thành Đô. Chẳng qua về sau khi dùng máy bay do Trung Quốc sản xuất – Vận Thập để bay đường dài tới Tây Tạng thì trong vòng một tuần bay năm chuyến cũng xuất hiện sự cố rất nhiều lần.
Cuối cùng máy bay Vận Thập này nghiên cứu mười nam, tiêu hao hàng trăm tỷ nhân dân tệ đã bị dòng chảy lịch sử cuối bay. Mà một trong những nguyên nhân chính khiến máy bay Vận Thập không được chú tâm nữa là do Mỹ tung cành ô liu về phía Trung Quốc. Nước Mỹ đưa ra hạng mục sản xuất máy bay chung với Trung Quốc với đại diện của Mỹ là công ty McDonnell Douglas.
Đúng là vì sự hợp tác này mới khiến một số người chỉ nhìn lợi ích trước mắt mà cho rằng vừa hợp tác với Mỹ, vừa có thể tham khảo kỹ thuật của công ty Mỹ. Như vậy không những giảm được nhiều chi phí nghiên cứu, còn có thể tránh đi đường vòng không cần thiết.
Nhưng sau khoảng mười năm hợp tác với Mỹ, đến tháng 8/1997 công ty Boeing đã mua lại công ty McDonnell Douglas. Vì thế toàn bộ hạng mục giữa Trung Quốc và công ty McDonnell Douglas chỉ có thể bất đắc dĩ chấm dứt. Dựa theo giá cả lúc đó mà tính thì công ty McDonnell Douglas đã tổn thất 500 triệu Usd, vậy bên phía Trung Quốc tổn thất bao nhiêu? Vấn đề này căn bản không thể tính rõ. Quan trọng nhất chính là nó khiến cho hạng mục sản xuất máy bay của Trung Quốc bị đình chỉ gần 20 năm. Đến tận tháng 3/2007 hạng mục sản xuất máy bay mới một lần nữa chính thức trở lại. Tháng 5/2008 công ty liên doanh sản xuất máy bay Trung Quốc mới một lần nữa thành lập. Mà muốn chờ máy bay của Trung Quốc bay vào không trung còn không biết chờ đến năm nào.
Hứa Lập từng làm bộ đội đặc chủng nên biết rõ một quốc gia không có máy bay do mình sản xuất sẽ khổ sở như thế nào. Không nói cái khác, chỉ riêng khi mình dẫn đội viên ra nước ngoài làm nhiệm vụ, mỗi lần ngồi trên máy bay của nước khác sản xuất, mọi người không ít lần nói không biết tới bao giờ mới có thể ngồi trên máy bay do chính Trung Quốc sản xuất. Đây có thể nói là giấc mộng trong lòng tất cả đội viên.
Đúng là vì giấc mộng này mới khiến Hứa Lập nhớ kỹ hạng mục sản xuất máy bay. Đồng thời cho tới giờ Hứa Lập vẫn tin tưởng ngã ở đâu đứng ở đó. Mỹ đã chơi đều Trung Quốc một lần, vậy tổn thất bao nhiêu phải đòi bọn họ bồi thường từng đó. Nếu công ty McDonnell Douglas đã không tồn tại vậy thì phải do công ty Boeing mua lại công ty McDonnell Douglas trả cho Trung Quốc.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.