Quyển 3 - Chương 387: Vết xe đổ
Nguyệt Hạ Đích Cô Lang
17/06/2013
Ngồi trong phòng làm việc rộng rãi, Vu Lâm Sinh vài lần vươn tay định lấy điện thoại, cuối cùng lại rụt lại.
La Hiển Lập truyền đạt ý kiến của lãnh đạo tỉnh, y đã cân nhắc hết lần này đến lần khác. Y xem như đã đoán ra, tỉnh làm thế này là muốn dựa vào việc đầu tư để kiếm lợi nhuận. Chuyển nhượng đất đai cho Phương Minh Viễn khai thác, tuy rằng có thể có được một khoản phí sử dụng đất lớn, nhưng cho người ta cá không bằng dạy người ta cách câu cá, góp cổ phần vào dự án này, có thể trong thời gian ngắn không thấy lợi nhuận là bao, nhưng lại có thể thu được lợi nhuận mãi mãi. Thành công của nhà họ Phương ở siêu thị Carrefour ở tỉnh Tần Tây thực sự khiến nhiều người sau khi biết được sự tình đều đỏ mắt ghen tị.
Mà việc khai thác vịnh Á Long và vịnh Hải Đường, nếu nhà họ Phương và nhà họ Quách đều muốn đầu tư với số vốn lớn, vậy thì sau này chắc chắn sẽ có tương lai vô cùng tươi sáng, vậy thì góp cổ phần nhằm có được lợi ích lớn hơn, đương nhiên cũng trở thành toan tính của không ít người. Chính phủ thiếu hụt nhân tài trong ngành kinh doanh cũng không vấn đề gì, có thể thuê người trong ngành đó làm việc.
Nhưng nhà họ Phương và nhà họ Quách có thể đồng ý tư bản nhà nước góp cổ phần hay không, nhất là nhà họ Quách có đồng ý hay không, thì cả Vu Lâm Sinh và La Hiển Lập không ai có thể đoán nổi, cho nên La Hiển Lập mới để Vu Lâm Sinh tiết lộ với Phương Minh Viễn trước, thăm dò thái độ nhà họ Phương và nhà họ Quách, nếu như có bất đồng gì, La Hiển Lập cũng dễ bề điều chỉnh.
-Ring…
Tiếng chuông điện thoại ở phòng khách biệt thự vang lên chói tai, Lâm Liên đang ở đó sắp xếp những tài liệu mang về từ Hồng Kông liền vội vã chạy lại.
-A, hóa ra là Chủ tịch Vu, tôi là trợ lí Lâm Liên. Ông muốn tìm cậu Phương? Thực sự rất xin lỗi, cậu Phương đã cùng Phương lão gia và Phương phu nhân đi ra bãi biển rồi, hiện giờ không có mặt ở biệt thự. Ông có việc gì tôi có thể nhắn lại, hoặc đợi sau khi cậu Phương trở về, tôi nhắc cậu ấy gọi điện cho ông. Nếu có việc gấp tôi sẽ đi tìm cậu ấy. Vâng, vâng, ông nói đi ạ
Cuộc điện thoại kéo dài gần mười phút, Vu Lâm Sinh lúc này vẫn chưa hết vui mừng mà đặt điện thoại xuống. Tuy rằng nói chưa có thể trực tiếp liên lạc với Phương Minh Viễn, còn Vu Thu Hạ đã quay về Hồng Kông, ở đó vẫn còn nhiều việc quan trọng cần cô ấy giải quyết, nhưng kết quả thế này cũng không tồi, nếu Phương Minh Viễn có điều gì không vừa ý với điều kiện của tỉnh, mình và hắn còn có thể có đường dàn xếp.
Lâm Liên đặt cây bút trong tay xuống, cử động các ngón tay, lúc này mới gác máy. Vừa quay đầu, đúng lúc nhìn thấy Phương Minh Viễn bước vào.
-Minh Viễn, sao đã quay về rồi?
Lâm Liên kinh ngạc nói. Tuy rằng bãi biển cách biệt thự không phải quá xa, đi xe không tới mười phút, nhưng vừa đi chưa đầy hai tiếng, Phương Minh Viễn sao đã trở về rồi?
-Ừ, ông bà nội có ông Lý đi cùng, em ở đó cũng chẳng có việc gì, hơn nữa vẫn có vài việc phải làm nên về trước.
Phương Minh Viễn thuận miệng trả lời. Có người nhà Lý Tự Lâm, ông bà cụ Phương lại càng có bạn cùng lứa tuổi, nói chuyện càng dễ dàng hơn.
Lâm Liên nhẹ nhàng nói:
-Vừa đúng lúc, lúc nãy tôi vừa gác máy, chủ tịch Vu đích thân gọi tới.
-Cái gì? Tư bản nhà nước muốn góp cổ phần vào dự án này?
Chỉ nghe vài câu, Phương Minh Viễn liền hoảng hốt nhìn Lâm Liên nói.
Lâm Liên có phần kinh ngạc, nhìn Phương Minh Viễn xem ra có chút kích động, tiếp tục nói:
-Đúng vậy, chủ tịch Vu nói, dự án đã được tỉnh phê duyệt, nhưng ý kiến của lãnh đạo tỉnh là hy vọng có thể đưa tư bản nhà nước vào dự án này, cùng nhau xây dựng.
Phương Minh Viễn nén nỗi kinh ngạc và bất mãn trong lòng, trầm giọng nói:
-Chủ tịch Vu có nói ý kiến lãnh đạo tỉnh là tư bản nhà nước góp vốn bằng cách nào, muốn chiếm bao nhiêu phần trăm cổ phần không?
-Chi tiết cụ thể, chủ tịch Vu nói không nhiều, chỉ nói tỉnh dự định dùng tiền sử dụng đất để mua cổ phần, muốn hỏi ý kiến của cậu và chị Thu Hạ. Hơn nữa chủ tịch Vu cũng nói, nếu tư bản nhà nước có thể góp cổ phần thì sau này sẽ có rất nhiều ưu đãi và thuận tiện trong nhiều phương diện và việc vay ngân hàng so với doanh nghiệp tư nhân. Những điều cụ thể, tôi đều đã ghi lại ở đây.
Lâm Liên vừa nói vừa đưa tờ giấy trong tay cho Phương Minh Viễn.
Phương Minh Viễn cầm lấy, đọc lướt nhanh. Đúng như Lâm Liên vừa nói, Vu Lâm Sinh đưa ra không ít điểm thuận lợi về việc tư bản nhà nước góp cổ phần, không chỉ có các loại chính sách ưu đãi, còn nhận lời sẽ tạo rất nhiều thuận lợi trong việc vay vốn ngân hàng sau này.
Phương Minh Viễn lạnh lùng cười hai tiếng, nếu như đổi lại là người bình thường, cơ hội có thể có được “chiếc mũ đỏ” với một doanh nghiệp tư nhân như thế này, đương nhiên là quý giá hiếm có. Có sự góp vốn của nhà nước, quả thật giống như những gì Vu Lâm Sinh nói, có thể có rất nhiều ưu đãi, hơn nữa còn có thể mở rộng phạm vi kinh doanh tới những lĩnh vực doanh nghiệp tư nhân không thể được phép hoạt động. Ví dụ như ngành luyện gang thép mà Phương Minh Viễn luôn luôn trăn trở.
Nhưng Phương Minh Viễn càng hiểu rõ, mặt trái của việc đội lên đầu chiếc mũ đỏ này, nó rất có thể sẽ trở thành một việc rất đáng sợ.
Từ trong kiếp trước, sau khi nước cộng hòa Hoa Hạ thành lập, đã hai lần diễn ra việc tư bản nhà nước và tư bản tư nhân hợp doanh, một lần là thời kì đầu thành lập đất nước, thực hiện vận động “công tư hợp doanh”, năm 1952 phát động cuộc vận động “tam phản ngũ phản”, phá hủy ý chí kinh doanh của những nhà doanh nghiệp dân tộc thời đó, dưới sức ép vô cùng lớn của chính trị, kinh tế, rất nhiều người đã không muốn tiếp tục kinh doanh. Thế là tới năm 55, trên thực tế bãi bỏ điều khoản “nhà nước dựa theo pháp luật bảo vệ tất cả quyền tư liệu sản xuất của nhà tư bản và những quyền khác của tư bản”. Sức ép mãnh liệt trên thực tế, khiến tầng lớp tư sản dân tộc rơi vào đường cùng, thế là một năm sau mô hình công tư hợp doanh được tiến hành ở khắp các ngành nghề.
Căn cứ theo chính sách mua lại thời đó, tiến hành kiểm tra kiểm kê và thẩm định tài sản của doanh nghiệp tư nhân, nhưng phía nhà nước hoàn toàn nắm quyền quyết định, phía tư nhân không có quyền lên tiếng. Phương thức mua lại trả cả gốc lẫn lãi này, gần giống như cách đóng cửa bảo toàn vốn hiện nay, nhưng tiền lãi không chỉ thấp hơn lợi nhuận, thậm chí thấp hơn cả tiền lãi tiết kiệm. Thời đó có một quan chức chính phủ cấp cao vui mừng nói: “Nhà nước kiếm được một khoản tiền trên trời rơi xuống”. Mà những nhân viên phía tư nhân sau khi tiến hành công tư hợp doanh, trong việc quản lý doanh nghiệp chỉ có chức mà không có quyền, những kinh nghiệm quản lý của họ không được coi trọng, trên phương diện chính trị lại bị xếp vào “đối tượng cải tạo” của chính phủ. Khi đó, có số vốn đạt 2000 tệ được gọi là nhà tư bản, hầu hết bọn họ nhận được số tiền lợi tức hàng tháng bình quân chỉ có vài tệ. Cho nên rất nhiều người thà rằng bỏ qua lợi tức để bị chụp mũ là “bóc lột” mà khiến cả gia tộc đều xấu hổ.
Điều này giống như hiện nay bạn mua cổ phiếu của một công ty nào đó do nhà nước quản lí cổ phần lên sàn giao dịch, đột nhiên biết được công ty lên sàn giao dịch vừa không chia lợi nhuận cũng không hoàn trả vốn, mà doanh nghiệp này vẫn kinh doanh thu lợi, hoặc nói chủ doanh nghiệp tư nhân này vì có tư bản nhà nước đầu tư, sau khi hợp tác kinh doanh một thời gian liền đột nhiên bị kiện cổ phần và lợi nhuận của mình đều không còn- bạn có thấy đó là công bằng không?
Phương Minh Viễn luôn cho rằng, chính mô hình “công tư hợp doanh” năm đó đã phá hủy hoàn toàn tầng lớp nhà tư bản dân tộc đã tồn tại một cách khó khăn trong những năm cận đại của Hoa Hạ, tuy rằng nói cuộc vận động này, ở thời kì đó có ý nghĩa lịch sử và xã hội nhất định, nhưng sau khi sau này nhà nước thực hiện chính sách cải cách mở cửa, cũng kéo theo rất nhiều vấn đề còn tồn đọng.
Mà tới sau những năm 90, những xí nghiệp “công tư hợp doanh”, trở thành danh từ lịch sử mang hàm nghĩa riêng, ở Hoa Hạ đã rất ít khi có người sử dụng, nhưng mô hình công tư hợp doanh vẫn còn tồn tại. Hơn nữa dù không mang danh nghĩa công tư hợp doanh nhưng sự lấn lướt của cổ phần nhà nước so với cổ phần tư nhân vẫn tồn tại.
Nổi tiếng nhất đương nhiên chính là sau khi tiến hành cải cách mở cửa, xuất hiện vô số những doanh nghiệp mũ đỏ. Doanh nghiệp mũ đỏ, nói ngắn gọn, chính là thực chất là doanh nghiệp tư nhân nhưng lại đội lốt doanh nghiệp nhà nước hoặc chiêu bài doanh nghiệp tập thể. Đây là do ban đầu quá trình cải cách mở cửa, sự bảo hộ của nhà nước với tài sản cá nhân vẫn không rõ ràng, chủ doanh nghiệp tư nhân vì muốn bảo vệ tài sản của bản thân, cũng vì mở rộng phạm vi kinh doanh, chủ động hoặc bị động mà mở doanh nghiệp dưới danh nghĩa trực thuộc những cơ quan hành chính hoặc doanh nghiệp nhà nước đó. Đối với những doanh nghiệp này, những cơ quan hoặc doanh nghiệp nhà nước đó không những không cần tiến hành đầu tư, mà trái lại hàng năm có thể thu được khoản phí trực thuộc lớn từ đó.
Nhưng theo từng bước phát triển của những doanh nghiệp này, bởi vì đủ loại nguyên nhân, những việc như cổ phần nhà nước hữu danh vô thực xâm phạm quyền lợi tư nhân liền liên tiếp xuất hiện. Ở kiếp trước, Phương Minh Viễn đã từng xem rất nhiều bài báo, đều là lãnh đạo cơ quan hành chính ra lệnh một tiếng, đã đuổi chủ doanh nghiệp ra khỏi cửa, công lao vất vả trong nhiều năm trong nháy mắt liền trở thành tài sản của người khác, tới khắp nơi kháng cáo xong căn bản không hề có hồi âm. Mà rất nhiều doanh nghiệp vốn có tiền đồ phát triển rộng mở, bị chính phủ ép buộc giữ nguyên mô hình, hoặc là chia nhỏ bán đi. Thậm chí rất nhiều nhà doanh nghiệp tư nhân có tiếng vì những tội danh như “tham ô”, “lạm dụng công quỹ” rồi bị bắt và xử phạt.
Bản thân mình chia lợi nhuận do doanh nghiệp mình kiếm được, là “tham ô” ư?
Bản thân điều động tài chính của doanh nghiệp mình, là “lạm dụng công quỹ” ư?
Tất cả những thứ này đều là vì bọn họ mang chiếc mũ đỏ “quốc hữu” hoặc nói cách khác là “tập thể”.
Phương Minh Viễn hiểu rõ lòng tham lam và sự trơ tráo của những quan chức đó, dù có kín kẽ đến đâu, vì muốn lợi ích lớn hơn, bọn họ cũng có thể nghĩ trăm phương nghìn kế để chen chân vào, huống chi nếu quyền cổ phần nằm trong tay họ, bọn họ chắc chắn sẽ càng khó kiềm chế được lòng tham của mình. Phương Minh Viễn cũng không muốn sau này trong những quyết sách phát triển của công ty lúc nào cũng phải chú ý đến thái độ của đám quan chức tay sai xấu xa không chút chuyên môn đó. Càng không muốn doanh nghiệp do mình dồn tâm dồn sức xây dựng liền không rõ nguyên nhân mà rơi vào tay những kẻ súc sinh đội lốt người đó.
-Minh Viễn, Minh Viễn? Tỉnh lại đi, tỉnh lại đi, cậu làm sao thế?
Lâm Liên lo lắng lay lay bờ vai Phương Minh Viễn nói. Từ khi nãy xem xong những nội dung viết trên tờ giấy, Phương Minh Viễn liền chìm trong im lặng, không chỉ ánh mắt trở nên đăm đăm, mà những cơ trên khuôn mặt còn hơi chuyển động, nhìn có vẻ hung ác, khiến Lâm Liên sợ hãi vô cùng.
-Chị Liên, không có việc gì, em không sao.
Phương Minh Viễn khoát tay, có chút mệt mỏi nói:
-Em thực sự không sao mà, chỉ hơi mệt chút thôi. Chị Liên, em đi lên nghỉ đây.
Nhìn Phương Minh Viễn tay cầm tờ giấy đó bước lên cầu thang, dáng vẻ có phần nặng nề đăm chiêu, Lâm Liên có phần không hiểu.
Phương Minh Viễn bị làm sao thế nhỉ?
La Hiển Lập truyền đạt ý kiến của lãnh đạo tỉnh, y đã cân nhắc hết lần này đến lần khác. Y xem như đã đoán ra, tỉnh làm thế này là muốn dựa vào việc đầu tư để kiếm lợi nhuận. Chuyển nhượng đất đai cho Phương Minh Viễn khai thác, tuy rằng có thể có được một khoản phí sử dụng đất lớn, nhưng cho người ta cá không bằng dạy người ta cách câu cá, góp cổ phần vào dự án này, có thể trong thời gian ngắn không thấy lợi nhuận là bao, nhưng lại có thể thu được lợi nhuận mãi mãi. Thành công của nhà họ Phương ở siêu thị Carrefour ở tỉnh Tần Tây thực sự khiến nhiều người sau khi biết được sự tình đều đỏ mắt ghen tị.
Mà việc khai thác vịnh Á Long và vịnh Hải Đường, nếu nhà họ Phương và nhà họ Quách đều muốn đầu tư với số vốn lớn, vậy thì sau này chắc chắn sẽ có tương lai vô cùng tươi sáng, vậy thì góp cổ phần nhằm có được lợi ích lớn hơn, đương nhiên cũng trở thành toan tính của không ít người. Chính phủ thiếu hụt nhân tài trong ngành kinh doanh cũng không vấn đề gì, có thể thuê người trong ngành đó làm việc.
Nhưng nhà họ Phương và nhà họ Quách có thể đồng ý tư bản nhà nước góp cổ phần hay không, nhất là nhà họ Quách có đồng ý hay không, thì cả Vu Lâm Sinh và La Hiển Lập không ai có thể đoán nổi, cho nên La Hiển Lập mới để Vu Lâm Sinh tiết lộ với Phương Minh Viễn trước, thăm dò thái độ nhà họ Phương và nhà họ Quách, nếu như có bất đồng gì, La Hiển Lập cũng dễ bề điều chỉnh.
-Ring…
Tiếng chuông điện thoại ở phòng khách biệt thự vang lên chói tai, Lâm Liên đang ở đó sắp xếp những tài liệu mang về từ Hồng Kông liền vội vã chạy lại.
-A, hóa ra là Chủ tịch Vu, tôi là trợ lí Lâm Liên. Ông muốn tìm cậu Phương? Thực sự rất xin lỗi, cậu Phương đã cùng Phương lão gia và Phương phu nhân đi ra bãi biển rồi, hiện giờ không có mặt ở biệt thự. Ông có việc gì tôi có thể nhắn lại, hoặc đợi sau khi cậu Phương trở về, tôi nhắc cậu ấy gọi điện cho ông. Nếu có việc gấp tôi sẽ đi tìm cậu ấy. Vâng, vâng, ông nói đi ạ
Cuộc điện thoại kéo dài gần mười phút, Vu Lâm Sinh lúc này vẫn chưa hết vui mừng mà đặt điện thoại xuống. Tuy rằng nói chưa có thể trực tiếp liên lạc với Phương Minh Viễn, còn Vu Thu Hạ đã quay về Hồng Kông, ở đó vẫn còn nhiều việc quan trọng cần cô ấy giải quyết, nhưng kết quả thế này cũng không tồi, nếu Phương Minh Viễn có điều gì không vừa ý với điều kiện của tỉnh, mình và hắn còn có thể có đường dàn xếp.
Lâm Liên đặt cây bút trong tay xuống, cử động các ngón tay, lúc này mới gác máy. Vừa quay đầu, đúng lúc nhìn thấy Phương Minh Viễn bước vào.
-Minh Viễn, sao đã quay về rồi?
Lâm Liên kinh ngạc nói. Tuy rằng bãi biển cách biệt thự không phải quá xa, đi xe không tới mười phút, nhưng vừa đi chưa đầy hai tiếng, Phương Minh Viễn sao đã trở về rồi?
-Ừ, ông bà nội có ông Lý đi cùng, em ở đó cũng chẳng có việc gì, hơn nữa vẫn có vài việc phải làm nên về trước.
Phương Minh Viễn thuận miệng trả lời. Có người nhà Lý Tự Lâm, ông bà cụ Phương lại càng có bạn cùng lứa tuổi, nói chuyện càng dễ dàng hơn.
Lâm Liên nhẹ nhàng nói:
-Vừa đúng lúc, lúc nãy tôi vừa gác máy, chủ tịch Vu đích thân gọi tới.
-Cái gì? Tư bản nhà nước muốn góp cổ phần vào dự án này?
Chỉ nghe vài câu, Phương Minh Viễn liền hoảng hốt nhìn Lâm Liên nói.
Lâm Liên có phần kinh ngạc, nhìn Phương Minh Viễn xem ra có chút kích động, tiếp tục nói:
-Đúng vậy, chủ tịch Vu nói, dự án đã được tỉnh phê duyệt, nhưng ý kiến của lãnh đạo tỉnh là hy vọng có thể đưa tư bản nhà nước vào dự án này, cùng nhau xây dựng.
Phương Minh Viễn nén nỗi kinh ngạc và bất mãn trong lòng, trầm giọng nói:
-Chủ tịch Vu có nói ý kiến lãnh đạo tỉnh là tư bản nhà nước góp vốn bằng cách nào, muốn chiếm bao nhiêu phần trăm cổ phần không?
-Chi tiết cụ thể, chủ tịch Vu nói không nhiều, chỉ nói tỉnh dự định dùng tiền sử dụng đất để mua cổ phần, muốn hỏi ý kiến của cậu và chị Thu Hạ. Hơn nữa chủ tịch Vu cũng nói, nếu tư bản nhà nước có thể góp cổ phần thì sau này sẽ có rất nhiều ưu đãi và thuận tiện trong nhiều phương diện và việc vay ngân hàng so với doanh nghiệp tư nhân. Những điều cụ thể, tôi đều đã ghi lại ở đây.
Lâm Liên vừa nói vừa đưa tờ giấy trong tay cho Phương Minh Viễn.
Phương Minh Viễn cầm lấy, đọc lướt nhanh. Đúng như Lâm Liên vừa nói, Vu Lâm Sinh đưa ra không ít điểm thuận lợi về việc tư bản nhà nước góp cổ phần, không chỉ có các loại chính sách ưu đãi, còn nhận lời sẽ tạo rất nhiều thuận lợi trong việc vay vốn ngân hàng sau này.
Phương Minh Viễn lạnh lùng cười hai tiếng, nếu như đổi lại là người bình thường, cơ hội có thể có được “chiếc mũ đỏ” với một doanh nghiệp tư nhân như thế này, đương nhiên là quý giá hiếm có. Có sự góp vốn của nhà nước, quả thật giống như những gì Vu Lâm Sinh nói, có thể có rất nhiều ưu đãi, hơn nữa còn có thể mở rộng phạm vi kinh doanh tới những lĩnh vực doanh nghiệp tư nhân không thể được phép hoạt động. Ví dụ như ngành luyện gang thép mà Phương Minh Viễn luôn luôn trăn trở.
Nhưng Phương Minh Viễn càng hiểu rõ, mặt trái của việc đội lên đầu chiếc mũ đỏ này, nó rất có thể sẽ trở thành một việc rất đáng sợ.
Từ trong kiếp trước, sau khi nước cộng hòa Hoa Hạ thành lập, đã hai lần diễn ra việc tư bản nhà nước và tư bản tư nhân hợp doanh, một lần là thời kì đầu thành lập đất nước, thực hiện vận động “công tư hợp doanh”, năm 1952 phát động cuộc vận động “tam phản ngũ phản”, phá hủy ý chí kinh doanh của những nhà doanh nghiệp dân tộc thời đó, dưới sức ép vô cùng lớn của chính trị, kinh tế, rất nhiều người đã không muốn tiếp tục kinh doanh. Thế là tới năm 55, trên thực tế bãi bỏ điều khoản “nhà nước dựa theo pháp luật bảo vệ tất cả quyền tư liệu sản xuất của nhà tư bản và những quyền khác của tư bản”. Sức ép mãnh liệt trên thực tế, khiến tầng lớp tư sản dân tộc rơi vào đường cùng, thế là một năm sau mô hình công tư hợp doanh được tiến hành ở khắp các ngành nghề.
Căn cứ theo chính sách mua lại thời đó, tiến hành kiểm tra kiểm kê và thẩm định tài sản của doanh nghiệp tư nhân, nhưng phía nhà nước hoàn toàn nắm quyền quyết định, phía tư nhân không có quyền lên tiếng. Phương thức mua lại trả cả gốc lẫn lãi này, gần giống như cách đóng cửa bảo toàn vốn hiện nay, nhưng tiền lãi không chỉ thấp hơn lợi nhuận, thậm chí thấp hơn cả tiền lãi tiết kiệm. Thời đó có một quan chức chính phủ cấp cao vui mừng nói: “Nhà nước kiếm được một khoản tiền trên trời rơi xuống”. Mà những nhân viên phía tư nhân sau khi tiến hành công tư hợp doanh, trong việc quản lý doanh nghiệp chỉ có chức mà không có quyền, những kinh nghiệm quản lý của họ không được coi trọng, trên phương diện chính trị lại bị xếp vào “đối tượng cải tạo” của chính phủ. Khi đó, có số vốn đạt 2000 tệ được gọi là nhà tư bản, hầu hết bọn họ nhận được số tiền lợi tức hàng tháng bình quân chỉ có vài tệ. Cho nên rất nhiều người thà rằng bỏ qua lợi tức để bị chụp mũ là “bóc lột” mà khiến cả gia tộc đều xấu hổ.
Điều này giống như hiện nay bạn mua cổ phiếu của một công ty nào đó do nhà nước quản lí cổ phần lên sàn giao dịch, đột nhiên biết được công ty lên sàn giao dịch vừa không chia lợi nhuận cũng không hoàn trả vốn, mà doanh nghiệp này vẫn kinh doanh thu lợi, hoặc nói chủ doanh nghiệp tư nhân này vì có tư bản nhà nước đầu tư, sau khi hợp tác kinh doanh một thời gian liền đột nhiên bị kiện cổ phần và lợi nhuận của mình đều không còn- bạn có thấy đó là công bằng không?
Phương Minh Viễn luôn cho rằng, chính mô hình “công tư hợp doanh” năm đó đã phá hủy hoàn toàn tầng lớp nhà tư bản dân tộc đã tồn tại một cách khó khăn trong những năm cận đại của Hoa Hạ, tuy rằng nói cuộc vận động này, ở thời kì đó có ý nghĩa lịch sử và xã hội nhất định, nhưng sau khi sau này nhà nước thực hiện chính sách cải cách mở cửa, cũng kéo theo rất nhiều vấn đề còn tồn đọng.
Mà tới sau những năm 90, những xí nghiệp “công tư hợp doanh”, trở thành danh từ lịch sử mang hàm nghĩa riêng, ở Hoa Hạ đã rất ít khi có người sử dụng, nhưng mô hình công tư hợp doanh vẫn còn tồn tại. Hơn nữa dù không mang danh nghĩa công tư hợp doanh nhưng sự lấn lướt của cổ phần nhà nước so với cổ phần tư nhân vẫn tồn tại.
Nổi tiếng nhất đương nhiên chính là sau khi tiến hành cải cách mở cửa, xuất hiện vô số những doanh nghiệp mũ đỏ. Doanh nghiệp mũ đỏ, nói ngắn gọn, chính là thực chất là doanh nghiệp tư nhân nhưng lại đội lốt doanh nghiệp nhà nước hoặc chiêu bài doanh nghiệp tập thể. Đây là do ban đầu quá trình cải cách mở cửa, sự bảo hộ của nhà nước với tài sản cá nhân vẫn không rõ ràng, chủ doanh nghiệp tư nhân vì muốn bảo vệ tài sản của bản thân, cũng vì mở rộng phạm vi kinh doanh, chủ động hoặc bị động mà mở doanh nghiệp dưới danh nghĩa trực thuộc những cơ quan hành chính hoặc doanh nghiệp nhà nước đó. Đối với những doanh nghiệp này, những cơ quan hoặc doanh nghiệp nhà nước đó không những không cần tiến hành đầu tư, mà trái lại hàng năm có thể thu được khoản phí trực thuộc lớn từ đó.
Nhưng theo từng bước phát triển của những doanh nghiệp này, bởi vì đủ loại nguyên nhân, những việc như cổ phần nhà nước hữu danh vô thực xâm phạm quyền lợi tư nhân liền liên tiếp xuất hiện. Ở kiếp trước, Phương Minh Viễn đã từng xem rất nhiều bài báo, đều là lãnh đạo cơ quan hành chính ra lệnh một tiếng, đã đuổi chủ doanh nghiệp ra khỏi cửa, công lao vất vả trong nhiều năm trong nháy mắt liền trở thành tài sản của người khác, tới khắp nơi kháng cáo xong căn bản không hề có hồi âm. Mà rất nhiều doanh nghiệp vốn có tiền đồ phát triển rộng mở, bị chính phủ ép buộc giữ nguyên mô hình, hoặc là chia nhỏ bán đi. Thậm chí rất nhiều nhà doanh nghiệp tư nhân có tiếng vì những tội danh như “tham ô”, “lạm dụng công quỹ” rồi bị bắt và xử phạt.
Bản thân mình chia lợi nhuận do doanh nghiệp mình kiếm được, là “tham ô” ư?
Bản thân điều động tài chính của doanh nghiệp mình, là “lạm dụng công quỹ” ư?
Tất cả những thứ này đều là vì bọn họ mang chiếc mũ đỏ “quốc hữu” hoặc nói cách khác là “tập thể”.
Phương Minh Viễn hiểu rõ lòng tham lam và sự trơ tráo của những quan chức đó, dù có kín kẽ đến đâu, vì muốn lợi ích lớn hơn, bọn họ cũng có thể nghĩ trăm phương nghìn kế để chen chân vào, huống chi nếu quyền cổ phần nằm trong tay họ, bọn họ chắc chắn sẽ càng khó kiềm chế được lòng tham của mình. Phương Minh Viễn cũng không muốn sau này trong những quyết sách phát triển của công ty lúc nào cũng phải chú ý đến thái độ của đám quan chức tay sai xấu xa không chút chuyên môn đó. Càng không muốn doanh nghiệp do mình dồn tâm dồn sức xây dựng liền không rõ nguyên nhân mà rơi vào tay những kẻ súc sinh đội lốt người đó.
-Minh Viễn, Minh Viễn? Tỉnh lại đi, tỉnh lại đi, cậu làm sao thế?
Lâm Liên lo lắng lay lay bờ vai Phương Minh Viễn nói. Từ khi nãy xem xong những nội dung viết trên tờ giấy, Phương Minh Viễn liền chìm trong im lặng, không chỉ ánh mắt trở nên đăm đăm, mà những cơ trên khuôn mặt còn hơi chuyển động, nhìn có vẻ hung ác, khiến Lâm Liên sợ hãi vô cùng.
-Chị Liên, không có việc gì, em không sao.
Phương Minh Viễn khoát tay, có chút mệt mỏi nói:
-Em thực sự không sao mà, chỉ hơi mệt chút thôi. Chị Liên, em đi lên nghỉ đây.
Nhìn Phương Minh Viễn tay cầm tờ giấy đó bước lên cầu thang, dáng vẻ có phần nặng nề đăm chiêu, Lâm Liên có phần không hiểu.
Phương Minh Viễn bị làm sao thế nhỉ?
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.