Trùng Sinh Thế Gia Tử

Chương 37: Nhiếp gia tỏ thái độ

Thái Tấn

15/02/2014

“Những nghiên cứu bước đầu về công cuộc cải cách của Đảng và lãnh đạo nhà nước”. Nhìn tiêu đề trên trang nhất của bài văn, Diệp Thục Nhàn cũng ngớ ra. Người con trai này đúng thật là to gan. Giờ đây nó mới có thân phận gì mà đã dám bắt đầu quan tâm tới chính trị quốc gia. Lúc này là thời khắc mấu chốt của đất nước. Đồng chí Húc Nhật tại nhiệm, phái bảo thủ chiếm thế thượng phong, nhưng đời thứ hai của Nhiếp gia lại phát biển một bài văn như thế này. Đây chẳng phải là phản đối bảo thủ, ủng hộ việc cải cách sao? Đồng chí Húc Nhật sẽ nghĩ sao về chuyện này? Những phái khác trong nước sẽ nghĩ sao về chuyện này? Nhiếp gia sẽ phải đối phó với những áp lực trong tương lai thế nào? Đây đều là những vấn đề hết sức thực tế.

Diệp Thục Nhàn quay ra nhìn Nhiếp Chấn Bang, nếu cha bà còn sống, dựa vào hai nhà Nhiếp gia và Diệp gia, dựa vào uy vọng của ông cụ hai nhà, thật ra sẽ không có vấn đề gì lớn. Nhưng, Diệp lão đã qua đời. Giờ không trông cậy được gì vào Diệp gia nữa. Còn về Hoàng gia? Diệp Thục Nhàn sẽ không suy xét đến làm gì.

Mặc dù đều là nhà thông gia, nhưng đến thời điểm liên quan tới vấn đề sống còn, ngay cả vợ chồng còn có thể bỏ nhau, huống hồ chỉ là thông gia của con gái.

Suy nghĩ một chút về những điều cần nói, giọng điệu của Diệp Thục Nhàn cũng không lo lắng như Nhiếp Quốc Uy, bà nhẹ nhàng nói:

- Chấn Bang à, bài văn này của con có phải là hơi quá đà không.

Nhiếp Chấn Bang khẽ cười, lúc này, cha hắn được điều nhiệm tới Bằng Thành, có thể nói, ông đã xây dựng được một nền tảng vững chắc. Ở trong này sống qua được lần biến động này rồi, đợi khi thế cục trở nên rõ ràng, sau đó, việc thăng cấp trở thành Bí thư Thành ủy Bằng Thành là điều chắc chắn, không có vấn đề gì. Cũng có nghĩa là, Nhiếp Quốc Uy đã bước vào hàng ngũ cấp Thứ trưởng. Dù không đảm nhận chức Bí thư Thành ủy Bằng Thành, mà điều nhiệm đi đảm nhận chức Phó chủ tịch tỉnh ở tỉnh khác cũng là điều chắc chắn.

Nhưng, trong thời gian này, Nhiếp Quốc Uy cũng phải có thành tích nổi bật. Việc phát triển xây dựng kinh tế đã không phải lo lắng. Trong trí nhớ của Nhiếp Chấn Bang, sau này, đặc khu Bằng Thành sẽ phát triển với tốc độ mỗi năm là 20%. Là đặc khu kinh tế, trong mắt của Trung Ương, đây là tốc độ bình thường. Vậy thì, Nhiếp Chấn Bang chỉ có thể đi theo một con đường khác.

Hiện tại Nhiếp Chấn Bang cũng không nghĩ tới những điều quá vượt mức, cũng không dám làm những điều như vậy, xét cho cùng, thế cục hiện giờ vẫn là hai phái bảo thủ và cải cách đối lập nhau. Trong nước, vẫn chưa bước vào cục diện lớn là cả nước đồng tâm phát triển như sau những năm chín mươi. Nếu làm những chuyện quá nổi bật, Nhiếp Chấn Bang cũng sợ rằng sự phản kháng của phái bảo thủ sẽ càng kịch liệt. Duy trì sự cân bằng cho quá trình phát triển của lịch sử, cố gắng khiến cho bản thân có thể nắm vững hướng đi tương lai, đây mới là điều mà Nhiếp Chấn Bang hi vọng nhìn thấy.

Sau khi suy nghĩ mọi mặt, cũng chỉ có bài viết này là khá thích hợp. Bài viết này được đồng chí Nam Tầm phát biểu vào năm 80. Trong ký ức của Nhiếp Chấn Bang, ngày 1 tháng 7 năm nay, Trung Ương sẽ phát biểu lại bài diễn văn này, sau đó tờ tạp chí “Cảnh Chung” và “Nhật báo Hi Vọng” đều đăng các bài xã luận có liên quan tới vấn đề này. Trên thực tế, thời gian bắt đầu thật sự của công cuộc cải cách chế độ của cán bộ Trung Ương là từ sau lần phát biểu này.

Bài văn này của Nhiếp Chấn Bang, đã dựa theo ý tưởng của đồng chí Nam Tầm. Ngoài ra hắn cũng căn cứ những ưu điểm trong chế độ của các cán bộ lãnh đạo sau này để tiến hành tổng hợp có sửa chữa, nói tóm lại, bài văn này hoàn thiện hơn bài diễn thuyết của đồng chí Nam Tầm, và cũng thích hợp với tầm thế phát triển trong nước hơn. Vì vậy, Nhiếp Chấn Bang đã sử dụng cụm từ “những nghiên cứu bước đầu” trong tiêu đề bài viết.

- Mẹ, sự lo lắng của mọi người là thừa đó. Con cảm thấy, phát biểu bài văn này trong lúc này là rất thích hợp. Trên thế giới này, việc thêu hoa trên gấm có rất nhiều người biết làm. Những việc cần kíp thật sự mới là quý báu. Điều mà Nhiếp gia chúng ta cần làm, không phải là phụ họa đằng sau lưng người khác, mà phải trở thành người mở đường dám làm dám chịu.

Nhiếp Chấn Bang nói rất kiên định.



Diệp Thục Nhàn yên lặng, trong lòng thì đã thầm suy tính về được mất trong chuyện này. Điều quan trọng nhất là, Diệp Thục Nhàn đang suy nghĩ về thái độ của Nhiếp gia sau khi ông cụ biết được chuyện này. Trước mắt, dù là Nhiếp Quốc Đống hay Nhiếp Quốc Uy, đều không có tư cách đại diện cho Nhiếp gia, ông cụ vẫn là người cầm lái của Nhiếp gia. Làm như vậy, liệu có khiến cho ông cụ trở nên bị động hay không?

Nhiếp Chấn Bang có thể không suy nghĩ, thậm chí, Nhiếp Chấn Uy cũng có thể không suy nghĩ, nhưng, bà là con dâu, nhất định phải suy nghĩ cẩn thận. Từ điểm này có thể nhận ra rằng, Diệp Thục Nhàn thật không hổ thẹn với cái tên của mình.

Một lúc lâu sau, Diệp Thục Nhàn quay lại nhìn Nhiếp Quốc Uy đang do dự, rồi nói:

- Quốc Uy, em cảm thấy Chấn Bang nói không sai, thêu hoa trên gấm thì dễ, mà đưa than trong ngày tuyết rơi mới khó; chỉ có những người dám vào hang hùm, mới giành được lợi ích lớn nhất. Nếu không, những người phụ họa mãi chỉ là người phụ họa mà thôi. Chỉ là, chuyện này rất quan trọng, hay là anh gọi điện cho cha?

Nhiếp Quốc Uy ngay lập tức gật đầu, đứng dậy, lấy điện thoại trên bàn gọi cho Nhiếp lão, đầu dây bên kia vừa có người nghe, Nhiếp Quốc Uy đã nói:

- Thư ký Hoàng phải không? Tôi là Quốc Uy. Cha tôi giờ có rảnh không? Tôi có một chuyện quan trọng, muốn báo cáo với ông.

Sau khi Nhiếp Quốc Uy nói xong về chuyện bài văn, thậm chí, ông cụ còn bảo Nhiếp Quốc Uy thuật lại một lần về nội dung bài văn, rồi Nhiếp lão liền trầm tư.

Đồng chí Húc nhật thượng nhiệm, từng là người trong phái bảo thủ, trong lần thắng lợi này, Nhiếp gia không có được bao nhiêu lợi ích, nguyên nhân của việc này có ba điểm. Một là, bài văn của cháu trưởng Nhiếp gia. Hai là, việc làm ăn của Nhiếp Chấn Bang. Ba là, đời thứ hai của Nhiếp gia, tất cả đều tới nhậm chức ở một địa khu mẫn cảm như Việt Đông. Với phái bảo thu, đây là một tín hiệu phát ra từ Nhiếp gia, một tín hiệu cho thấy Nhiếp gia ủng hộ việc cải cách.

Giờ đây cục diện của Nhiếp gia rất khó xử, phái bảo thủ không cần họ, phái trung lập không thích họ, thái độ của phái cải cách cũng rất mờ mịt, xét cho cùng, bởi lẽ Nhiếp gia đến tận giờ vẫn chưa đưa ra một thái độ rõ ràng, điều quan trọng nhất là, Nhiếp lão và đời thứ hai chưa có một thái độ rõ ràng. Đã đến lúc rồi. Nghĩ tới đây, Nhiếp lão trầm giọng nói:

- Quốc Uy à, có lúc trầm ổn là quan trọng, nhưng, cũng có lúc phải đấu tranh, năm xưa vào thời chiến tranh chống Nhật, cha đi thánh địa tham dự cuộc họp, trên đường đi qua chiến khu của địch, lúc đó, địch có một trung đội với 180 người, cộng thêm một liên đội của quân Hán gian. Tất cả có tới hơn 300 người. Còn bên của cha, chỉ có một liên đội cảnh vệ. Trong khi thực lực chênh lệch như vậy, cha đã dẫn dắt binh sĩ chiến đấu hết sức mình, nhưng cuối cùng đã chiến thắng, con nói xem là vì sao?

Ông cụ không trả lời thẳng câu hỏi của Nhiếp Quốc Uy, mà đột nhiên nói lại những trải nghiệm chiến đấu của mình. Nhiếp Quốc Uy hơi ngớ người, rồi ngay lập tức hiểu ra, đây chính là gặp nhau nơi ngõ hẹp, người dũng cảm sẽ thắng. Biết rõ không đánh lại được, nhưng lại dám ra tay. Điều này rất giống với tình hình hiện tại. Giờ đây, phái bảo thủ chiếm thế thượng phong, nhưng Nhiếp Quốc Uy cũng là cần phải có dũng khí đi ngược dòng.

Nghĩ tới đây, Nhiếp Quốc Uy gật đầu nói:



- Cha, con hiểu rồi. Đã như vậy, thì con sẽ gửi bài văn này tới tờ báo “Cảnh Chung”.

Nhiếp Chấn Bang đợi mấy ngày ở Bằng Thành, sau khi Dương An Bang cho người đến tiếp nhận việc, Nhiếp Chấn Bang cũng đến Việt Châu, ở đó, Nhiếp Chấn Bang sẽ đi máy bay về thủ đô.

Mười mấy ngày sau, trên tờ tạp chí “Cảnh Chung” số mới nhất, trang nhất đã đăng bài văn dưới tên Nhiếp Quốc Uy. Bài văn “Những nghiên cứu bước đầu về công cuộc cải cách của Đảng và lãnh đạo nhà nước” vừa được ra mắt, đã gây nên một làn sóng mạnh mẽ trên khắp toàn quốc.

Mai Hương Viên.

Nơi ở của đồng chí Nam Tầm.

Giờ đây, Phó Thủ tướng Hoàng và Dương lão đều ngồi trên ghế sô pha, tay cầm tờ tạp chí “Cảnh Chung” số mới nhất. Sau khi xem kỹ, ông liền đặt lại trên bàn, mặt nở nụ cười nói:

- Không ngờ, cái cậu Quốc Uy này, không lên tiếng thì thôi, đã lên tiếng là kinh động người khác thế này. Nghe nói, hiện giờ được điều tới thành phố Bằng Thành nhậm chức. Cái kiểu này thật là quá tốt rồi, làm vậy khác nào như thả cá về trong nước. Tôi thấy, ban Tuyên giáo có thể lấy bài văn này làm trọng điểm biểu dương. Nó rất giống với suy nghĩ của tôi.

Sau khi đồng chí Nam Tầm đưa ra ý kiến của mình, hai người đều gật đầu, đồng thời cũng cảm thấy có chút hâm mộ Nhiếp gia. Không ngờ, giờ đây Nhiếp gia đã đi trước một bước.

- Thủ trưởng, trước kia đều là thế hệ con cháu của Nhiếp gia làm vài chuyện nhỏ nhoi mà thôi. Nhưng giờ đây, Nhiếp Quốc Uy lại làm như vậy, liệu có phải Nhiếp lão…?

Dương lão bắt đầu đoán.

Đồng chí Nam Tầm bèn cười ha ha. Năm xưa khi còn kháng chiến chống Nhật, ông và Nhiếp lão đều xuất thân từ chính ủy, qua lại rất nhiều, ân tình sâu đậm. Mặc dù mấy năm gần đây tình cảm đã phải nhạt dần, nhưng đồng chí Nam Tầm vẫn hiểu rất rõ về người bạn cũ của mình. Đồng chí ngay lập tức cười nói:

- Đúng vậy, với tính cách thận trọng của lão Nhiếp, đây đã là một lời bày tỏ thái độ của ông ấy. Tạm thời chúng ta án binh bất động, để bên Tuyên giáo giúp đỡ phất cờ hò reo một chút, đợi đồng chí Húc Nhật và những người khác xuất chiêu xem.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện bách hợp
truyện sắc

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

truyện bách hợp

Nhận xét của độc giả về truyện Trùng Sinh Thế Gia Tử

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook