Chương 7: Tết không cần mặc áo ấm, đắp chăn bông
Lâm Phương Lam
13/01/2014
Nếu ai đã từng đón Tết ở Sài Gòn, thì hẳn các bạn sẽ đều có
ý nghĩ giống như tôi: không khí ngày Tết vắng tanh và nắng gắt vào ban ngày,
đêm về người đổ ra đường ùn ùn không nhích nổi xe. Và giải pháp tốt nhất, có lẽ
là nên đi bộ.
Tôi và Linh ngáp ngắn, than dài. Hết ngủ dậy, rồi lại nấu ăn, hai đứa vật vờ nhìn nhau trông đến thảm hại. Chúng tôi trọc ghẹo nhau, hát hò vài ba bài con nít, mà cũng vẫn không thể vui vẻ, cười đùa. Linh ngồi kể lể chuyện từ ngày xửa ngày xưa, từ cái Tết ấm cúng mỗi năm ở nhà, khiến tôi ôm nó khóc thút thít. Linh cũng giả bộ òa lên khóc ăn vạ, mếu máo, khiến tôi không thể nhịn được cười.
- Lẽ ra giờ này, tao đang ăn thịt gà.
- Em cũng thế, đang nhâm nhi cái đùi gà.
- Thôi tao xin mày. Đừng có nói nữa, càng nhắc thịt gà càng muốn ngứa chân răng quá đi. Dậy đi nấu mì tôm Hảo Hảo kia kìa.
Và tôi tức tưởi đứng dậy, bật bếp, nấu mì. Còn Linh ngồi nhặt mớ rau cải đã hơi héo vàng mua từ trước Tết để ăn dần mấy ngày Sài Gòn không họp chợ.
Nói mỏi miệng từ chuyện ở quê, cho đến trường học, mà một ngày ở Sài Gòn vẫn dài lê thê, hai đứa bèn đem các nhân viên cùng làm, anh quản lý, cô chủ nhà…, kể cả là hai bác bảo vệ, mang ra mổ xẻ, nói xấu lẫn nhau. Đó là một môi trường làm việc không bao giờ hết chuyện để chúng tôi cùng đem ra bàn tán. Thấy mình cũng thật xấu bụng biết bao nhiêu.
Chao ôi, đó là ngày nghỉ Tết Sài Gòn của những cô tân sinh viên, vừa nghèo, vừa gặp những hoàn cảnh éo le.
Ba ngày nghỉ Tết, hai chúng tôi đều có chàng trai cho riêng mình và rồi họ là mối tình đầu của mỗi đứa.
Chúng tôi xảy ra va chạm trong buổi tối đêm mùng một. Họ phóng xe ẩu, và tông thẳng vào chiếc xe đạp cũ của chúng tôi không ngần ngại. Linh ngồi trước nên trầy xước hết chân tay, xe đạp thì méo mó vành. Tôi thì còn đủ sức để cãi nhau và đòi bồi thường thiệt hại với hai tên người thành phố đó. Nói qua nói lại một hồi thì hai tên này cũng tốt bụng, một người đưa Linh về bằng chiếc xe đẹp không chê vào đâu được, người còn lại đèo tôi trên chiếc xa đạp cũ kĩ và khó đi.
Sài Gòn lộng gió khi trời về khuya, ánh đèn đường nhờ nhờ vàng hắt xuống khiến đầu óc tôi mơ mộng và nghĩ vớ vẩn. Hắn làm tôi nhớ đến một người bạn ở quê, hay đưa tôi đi học vào mỗi buổi sớm bằng xe đạp những năm cấp ba. Nhưng giờ, bạn ấy học ngoài Hà Nội, biết đâu cũng đang đưa một bạn gái xinh xinh nào đó và vi vu với nhau rồi cũng nên. Tôi ngồi sau cười khúc khích rồi hậm hực một mình. Hắn hỏi tôi có bị hâm không? Tôi cáu, chỉ hắn đi đường vòng, dài gần gấp đôi với đường chính. Hắn vừa đi, vừa thở hồng hộc. Và mỗi lần lên cầu, đều gồng người lên đạp xe, còn tôi cười khoái trí đằng sau và nhất định không chịu xuống xe để cùng dắt bộ. Hắn nói, mùng một Tết mà hắn xui quá chừng. Tôi cười, tôi xui cũng đâu có kém gì hắn.
Hắn tự giới thiệu mình tên Nam, người Hà Nội, vào Sài Gòn đang học công nghệ thông tin. Người kia là Hải, anh trai con bác gốc Sài Gòn. Hắn kể là không thích về quê ăn Tết với gia đình, muốn thử cảm giác Tết Sài Gòn như thế nào. Tôi hỏi hắn cảm giác làm sao, hắn quay lại nhìn tôi, nâng cặp kính cận lên, rồi cười ngã ngửa, lộ ra cái răng khểnh đẹp mê người:
- Từ sáng đến giờ, nắng đổ lửa. Ngủ đến trưa mới dậy, chiều ở nhà xem phim, nắng quá không đi đâu được. Tối đến, người người đổ ra đường, tui cũng vi vu theo anh Hải đi, đi chưa được đâu thì gánh phải cái của nợ này nè, mệt đứt hơi, chắc lại về nhà thôi, sức đâu mà đi nữa. – Hắn nói một hơi rồi lại gồng người lên đạp xe, thở vội.
- Hơ hơ. – Tôi cười nhạt. – Cậu tưởng mình cậu xui chắc.
- Thế cũng chưa đi được đâu à. Tội nghiệp nhỉ. Nhưng ít nhất, cậu ngồi sau cũng còn khỏe chán, nói đạp chung cho lãng mạn mà còn không chịu. Hì. Mà bộ nhà ở đâu mà xa lắc xa lơ dữ vậy trời. Đi xe đạp như rùa bò thế này thì đến sáng mai mới tới mất thôi.
Tôi trề môi, chẳng thèm trả lời lại. Tôi ngồi sau, hát vu vơ với gió, với trăng. Tôi hát bài teen, bài vọng cổ, bài nhạc đỏ, nhạc vàng, hát tràng giang đại hải, mỗi bài vài câu vì tôi chẳng thuộc bài nào hoàn chỉnh cả. Hắn hỏi tôi có bị sốt không? Tôi cáu, hoạnh họe lại rằng hắn quay lại đường cũ để mua thuốc giảm sốt cho tôi. Hắn hét toáng lên:” Tui xin. Tui thà chết còn hơn”. Tôi ôm bụng cười vì thấy tính tình hắn cũng khá là dễ thương.
Về đến nhà, tôi tròn mắt khi thấy người đàn ông tên Hải đang rửa chân bằng nước muối cho Linh, rồi cười đểu nhìn vẻ xuýt xoa của bà chị. Tính Linh xưa nay thì tôi chẳng còn lạ gì, ăn vạ khéo và đóng kịch với đám con trai như người diễn kịch. Nam thở hổn hển, rồi cũng đưa mắt nhìn anh trai của hắn, quay sang tôi hỏi:
- Thế có bị thương ở đâu không? Tớ rửa chân cho bạn ha? Hay là mình cùng đi mua thuốc giảm sốt nhỉ. Haha.
- Điên à. – Tôi vênh mặt, thét vào tai hắn.
Hải quay người lại, cau có:
- Bò ra đường hay sao mà lâu thế thằng kia?
- Tại con bé này nó nặng, lại đi xe đạp nữa. Mệt.
Tôi nhìn Nam, hóa ra tôi là “con bé” trong suy nghĩ của hắn. Tôi nguýt dài. Chẳng chần chừ, như hiểu ngay cái nguýt cháy xém lông mày của tôi, Nam cúi đầu thì thầm nhỏ nhẹ:”Thấp hơn cả cái đầu chứ ít à?”. Tiếng thở đều đều của hắn như làn gió xuân thổi nhẹ, giọng trai Hà Nội bỗng nghe là lạ, tôi tưởng hắn bỏ bùa mê, hay đang nhỏ từng giọt sữa trắng ngọt ngào ngay bên tai mình. Tôi ngây ra, cả mấy giây sau.
Tối hôm đó, thay vì đi chơi, Nam đi mua ít bia, đồ ăn và hoa quả. Hắn cao giọng, bảo:” Nhậu ở đây”. Tôi đuổi khéo về, Hải cười:” Coi như tụi anh bồi thường thiệt hại, vả lại chẳng ai đi chơi xuân được mà”. Linh nhìn Hải, Hải cười gật đầu một cái ngỏ ý được không; rồi Linh cũng cười tươi tỏ vẻ đồng ý. Buổi tối hôm đó, hơn mười một giờ mới tàn cuộc nhậu chẳng đầu chẳng cuối. Thật lòng, tôi cũng thấy vui vui, cho dù họ là những chàng trai xa lạ đi chăng nữa. Nhưng ít ra, tôi và cả Linh cũng đỡ tủi thân đón Tết một mình giữa thành phố chỉ nắng với bụi khói xe. Tôi để ý thấy Hải nhìn Linh mãi, thỉnh thoảng quay sang trái thì lại bắt gặp ánh mắt của Nam. Ôi, hai anh em nhà này ???!!!
Nếu như Tết ngoài Bắc cần phải khăn len, áo dày để giữ nhiệt cho cơ thể, thì Tết trong Nam chỉ cần bận một bộ đồ mỏng tang cũng thấy nóng phừng phừng trong người, và nhất là hai bên bầu má. Đón Tết Sài Gòn chẳng cần mặc áo ấm hay đắp trong bông, mà trong lòng cũng thấy như được đốt lửa và sưởi ấm. Mỗi nét mặt, mỗi nụ cười của những người xa lạ dành cho mình cũng như được thổi yêu thương để sưởi ấm linh hồn của kẻ vốn dĩ vẫn nghĩ rằng, mình đang rất cô đơn.
Bây giờ, mỗi lần nhớ lại buổi tối mùng một Tết năm đó. Tôi đều nửa khóc nửa cười. Và đó cũng chính là ngày Valentine thú vị.
Tôi và Linh ngáp ngắn, than dài. Hết ngủ dậy, rồi lại nấu ăn, hai đứa vật vờ nhìn nhau trông đến thảm hại. Chúng tôi trọc ghẹo nhau, hát hò vài ba bài con nít, mà cũng vẫn không thể vui vẻ, cười đùa. Linh ngồi kể lể chuyện từ ngày xửa ngày xưa, từ cái Tết ấm cúng mỗi năm ở nhà, khiến tôi ôm nó khóc thút thít. Linh cũng giả bộ òa lên khóc ăn vạ, mếu máo, khiến tôi không thể nhịn được cười.
- Lẽ ra giờ này, tao đang ăn thịt gà.
- Em cũng thế, đang nhâm nhi cái đùi gà.
- Thôi tao xin mày. Đừng có nói nữa, càng nhắc thịt gà càng muốn ngứa chân răng quá đi. Dậy đi nấu mì tôm Hảo Hảo kia kìa.
Và tôi tức tưởi đứng dậy, bật bếp, nấu mì. Còn Linh ngồi nhặt mớ rau cải đã hơi héo vàng mua từ trước Tết để ăn dần mấy ngày Sài Gòn không họp chợ.
Nói mỏi miệng từ chuyện ở quê, cho đến trường học, mà một ngày ở Sài Gòn vẫn dài lê thê, hai đứa bèn đem các nhân viên cùng làm, anh quản lý, cô chủ nhà…, kể cả là hai bác bảo vệ, mang ra mổ xẻ, nói xấu lẫn nhau. Đó là một môi trường làm việc không bao giờ hết chuyện để chúng tôi cùng đem ra bàn tán. Thấy mình cũng thật xấu bụng biết bao nhiêu.
Chao ôi, đó là ngày nghỉ Tết Sài Gòn của những cô tân sinh viên, vừa nghèo, vừa gặp những hoàn cảnh éo le.
Ba ngày nghỉ Tết, hai chúng tôi đều có chàng trai cho riêng mình và rồi họ là mối tình đầu của mỗi đứa.
Chúng tôi xảy ra va chạm trong buổi tối đêm mùng một. Họ phóng xe ẩu, và tông thẳng vào chiếc xe đạp cũ của chúng tôi không ngần ngại. Linh ngồi trước nên trầy xước hết chân tay, xe đạp thì méo mó vành. Tôi thì còn đủ sức để cãi nhau và đòi bồi thường thiệt hại với hai tên người thành phố đó. Nói qua nói lại một hồi thì hai tên này cũng tốt bụng, một người đưa Linh về bằng chiếc xe đẹp không chê vào đâu được, người còn lại đèo tôi trên chiếc xa đạp cũ kĩ và khó đi.
Sài Gòn lộng gió khi trời về khuya, ánh đèn đường nhờ nhờ vàng hắt xuống khiến đầu óc tôi mơ mộng và nghĩ vớ vẩn. Hắn làm tôi nhớ đến một người bạn ở quê, hay đưa tôi đi học vào mỗi buổi sớm bằng xe đạp những năm cấp ba. Nhưng giờ, bạn ấy học ngoài Hà Nội, biết đâu cũng đang đưa một bạn gái xinh xinh nào đó và vi vu với nhau rồi cũng nên. Tôi ngồi sau cười khúc khích rồi hậm hực một mình. Hắn hỏi tôi có bị hâm không? Tôi cáu, chỉ hắn đi đường vòng, dài gần gấp đôi với đường chính. Hắn vừa đi, vừa thở hồng hộc. Và mỗi lần lên cầu, đều gồng người lên đạp xe, còn tôi cười khoái trí đằng sau và nhất định không chịu xuống xe để cùng dắt bộ. Hắn nói, mùng một Tết mà hắn xui quá chừng. Tôi cười, tôi xui cũng đâu có kém gì hắn.
Hắn tự giới thiệu mình tên Nam, người Hà Nội, vào Sài Gòn đang học công nghệ thông tin. Người kia là Hải, anh trai con bác gốc Sài Gòn. Hắn kể là không thích về quê ăn Tết với gia đình, muốn thử cảm giác Tết Sài Gòn như thế nào. Tôi hỏi hắn cảm giác làm sao, hắn quay lại nhìn tôi, nâng cặp kính cận lên, rồi cười ngã ngửa, lộ ra cái răng khểnh đẹp mê người:
- Từ sáng đến giờ, nắng đổ lửa. Ngủ đến trưa mới dậy, chiều ở nhà xem phim, nắng quá không đi đâu được. Tối đến, người người đổ ra đường, tui cũng vi vu theo anh Hải đi, đi chưa được đâu thì gánh phải cái của nợ này nè, mệt đứt hơi, chắc lại về nhà thôi, sức đâu mà đi nữa. – Hắn nói một hơi rồi lại gồng người lên đạp xe, thở vội.
- Hơ hơ. – Tôi cười nhạt. – Cậu tưởng mình cậu xui chắc.
- Thế cũng chưa đi được đâu à. Tội nghiệp nhỉ. Nhưng ít nhất, cậu ngồi sau cũng còn khỏe chán, nói đạp chung cho lãng mạn mà còn không chịu. Hì. Mà bộ nhà ở đâu mà xa lắc xa lơ dữ vậy trời. Đi xe đạp như rùa bò thế này thì đến sáng mai mới tới mất thôi.
Tôi trề môi, chẳng thèm trả lời lại. Tôi ngồi sau, hát vu vơ với gió, với trăng. Tôi hát bài teen, bài vọng cổ, bài nhạc đỏ, nhạc vàng, hát tràng giang đại hải, mỗi bài vài câu vì tôi chẳng thuộc bài nào hoàn chỉnh cả. Hắn hỏi tôi có bị sốt không? Tôi cáu, hoạnh họe lại rằng hắn quay lại đường cũ để mua thuốc giảm sốt cho tôi. Hắn hét toáng lên:” Tui xin. Tui thà chết còn hơn”. Tôi ôm bụng cười vì thấy tính tình hắn cũng khá là dễ thương.
Về đến nhà, tôi tròn mắt khi thấy người đàn ông tên Hải đang rửa chân bằng nước muối cho Linh, rồi cười đểu nhìn vẻ xuýt xoa của bà chị. Tính Linh xưa nay thì tôi chẳng còn lạ gì, ăn vạ khéo và đóng kịch với đám con trai như người diễn kịch. Nam thở hổn hển, rồi cũng đưa mắt nhìn anh trai của hắn, quay sang tôi hỏi:
- Thế có bị thương ở đâu không? Tớ rửa chân cho bạn ha? Hay là mình cùng đi mua thuốc giảm sốt nhỉ. Haha.
- Điên à. – Tôi vênh mặt, thét vào tai hắn.
Hải quay người lại, cau có:
- Bò ra đường hay sao mà lâu thế thằng kia?
- Tại con bé này nó nặng, lại đi xe đạp nữa. Mệt.
Tôi nhìn Nam, hóa ra tôi là “con bé” trong suy nghĩ của hắn. Tôi nguýt dài. Chẳng chần chừ, như hiểu ngay cái nguýt cháy xém lông mày của tôi, Nam cúi đầu thì thầm nhỏ nhẹ:”Thấp hơn cả cái đầu chứ ít à?”. Tiếng thở đều đều của hắn như làn gió xuân thổi nhẹ, giọng trai Hà Nội bỗng nghe là lạ, tôi tưởng hắn bỏ bùa mê, hay đang nhỏ từng giọt sữa trắng ngọt ngào ngay bên tai mình. Tôi ngây ra, cả mấy giây sau.
Tối hôm đó, thay vì đi chơi, Nam đi mua ít bia, đồ ăn và hoa quả. Hắn cao giọng, bảo:” Nhậu ở đây”. Tôi đuổi khéo về, Hải cười:” Coi như tụi anh bồi thường thiệt hại, vả lại chẳng ai đi chơi xuân được mà”. Linh nhìn Hải, Hải cười gật đầu một cái ngỏ ý được không; rồi Linh cũng cười tươi tỏ vẻ đồng ý. Buổi tối hôm đó, hơn mười một giờ mới tàn cuộc nhậu chẳng đầu chẳng cuối. Thật lòng, tôi cũng thấy vui vui, cho dù họ là những chàng trai xa lạ đi chăng nữa. Nhưng ít ra, tôi và cả Linh cũng đỡ tủi thân đón Tết một mình giữa thành phố chỉ nắng với bụi khói xe. Tôi để ý thấy Hải nhìn Linh mãi, thỉnh thoảng quay sang trái thì lại bắt gặp ánh mắt của Nam. Ôi, hai anh em nhà này ???!!!
Nếu như Tết ngoài Bắc cần phải khăn len, áo dày để giữ nhiệt cho cơ thể, thì Tết trong Nam chỉ cần bận một bộ đồ mỏng tang cũng thấy nóng phừng phừng trong người, và nhất là hai bên bầu má. Đón Tết Sài Gòn chẳng cần mặc áo ấm hay đắp trong bông, mà trong lòng cũng thấy như được đốt lửa và sưởi ấm. Mỗi nét mặt, mỗi nụ cười của những người xa lạ dành cho mình cũng như được thổi yêu thương để sưởi ấm linh hồn của kẻ vốn dĩ vẫn nghĩ rằng, mình đang rất cô đơn.
Bây giờ, mỗi lần nhớ lại buổi tối mùng một Tết năm đó. Tôi đều nửa khóc nửa cười. Và đó cũng chính là ngày Valentine thú vị.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.