Chương 82: Hợp Đồng
Peter Heart
09/05/2024
Chương 82: Hợp Đồng
"Cao huynh đã có lòng như thế, chúng ta cũng sẵn sàng. Thế nhưng Hồng Lĩnh người ít, cuộc sống lại khó khăn. Nếu cử người đi xem như mất một phần nhân lực. Chuyện này chúng ta cũng không có cách".
Cao Bá Quát và Nguyễn Trãi cứ đưa qua đẩy lại mãi, không ai chịu nhường ai.
Một lúc lâu sau, Trần Nguyên Hãn mới lên tiếng:
"Việc này cứ từ từ bàn bạc, các vị đường xá xa xôi đến đây, cũng nên nghỉ lại vài ngày để chúng ta được tận tình gia chủ. Hồng Lĩnh tuy không có của ngon vật lạ nhưng được cái cảnh sắc không tệ, cũng đủ cho mọi người thưởng thức".
"Đa tạ thịnh tình của nhị vị, nhưng chúng ta còn có trách nhiệm trong người. Lần này đến đây ngoài việc gặp gỡ chư vị còn có chuyện quan trọng khác cần làm", Lý Bôn giả vờ từ chối.
"Có chuyện gì quan trọng, nếu Hồng Lĩnh giúp được, nhất định sẽ giúp".
"Cái này... Cái này..." Lý Bôn ngập ngừng muốn nói lại thôi.
"Lý huynh cứ nói đừng ngại!"
"Thôi được rồi, lần này chúng ta đến đây ngoài những việc vừa bàn, còn muốn mượn đường tiến lên phía Bắc, dò la động thái các đại tộc. Như ta đã nói, toàn bộ Hồng Lĩnh chúng ta hiện đang rơi vào nguy hiểm tột cùng, các đại tộc lăm le xâm chiếm."
"Giữa Hồng Lĩnh và Hồng thôn hiện lại đang chia tách. Nếu tình trạng này tiếp diễn, chúng ta chắc chắn sẽ trở thành món mồi ngon cho các bọn chúng", Lý Bôn lại nhắc.
"Lý huynh! Thứ cho ta nói thẳng! Nhìn đi nhìn lại mục đích Hồng thôn chẳng phải vẫn là muốn thâu tóm Hồng Lĩnh hay sao?"
"Không phải thâu tóm, mà là hợp tác" Nguyễn Trãi bỗng lên tiếng chen vào, "Không biết lời ta có đúng như ý Lý huynh?"
"Nguyễn huynh thật sáng suốt, Hồng thôn không hy vọng bất hoà cùng Hồng Lĩnh để tạo cơ hội cho những kẻ bên ngoài".
Mọi người trầm tư giây lát, Trần Nguyên Hãn lại hỏi:
"Hợp tác như thế nào? Chư vị hẳn đã có kế hoạch?".
"Ha ha ha, từ sớm đến giờ chúng ta là đang hợp tác", Nguyễn Trãi cười lớn.
"Chư vị Hồng thôn muốn trao đổi hàng hoá với chúng ta, đó đã là hợp tác. Ngoài ra, chắc hẳn còn phải cùng nhau chung lòng chống lại ngoại địch, không sát hại lẫn nhau. Ta nói không sai chứ?"
"Ha ha ha, Nguyễn huynh quả nhiên sâu sắc, đã nhìn ra dụng ý chúng ta từ lâu. Đúng thế! Mục đích chính chúng ta đến đây là để hợp tác cùng các vị, không xâm phạm lẫn nhau cùng nhau chống lại ngoại địch".
"Làm sao chúng ta biết các vị không có ý đồ khác?" Trần Nguyên Hãn ra vẻ vẫn chưa chịu.
"Ý đồ dĩ nhiên phải có! Không dám giấu giếm Trần huynh, chúng ta cũng muốn mượn lực lượng của Hồng Lĩnh làm việc giúp chúng ta. Nhưng cũng không phải làm không công, lợi ích trong đó chắc chắn sẽ làm mọi người hài lòng!"
Trần Nguyên Hãn im lặng, ánh mắt nhìn thật sâu vào Lý Bôn như muốn thấy rõ tận suy nghĩ của hắn. Lát sau lại đánh mắt về phía Nguyễn Trãi nhẹ gật đầu.
Nhìn chung, nếu lợi ích đủ lớn, thù giết cha còn có thể hoá thành bạn huống hồ Hồng Lĩnh và Hồng Thôn vốn lại là đồng nguyên, chưa có mâu thuẫn gì quá lớn.
Nguyễn Trãi nói:
"Cung kính không bằng tuân mệnh! Liên Minh Hồng Lĩnh đồng ý hợp tác cùng Hồng Thôn, nhưng chúng ta cần bàn bạc kỹ hơn, để tránh hiểu lầm về sau!"
"Điều đó là dĩ nhiên!"
Tiếp theo đó, mọi chuyện đơn giản hơn, mọi người bàn bạc cụ thể về cách thức hợp tác. Sở dĩ là hợp tác chứ không phải kết minh là do cả hai vẫn hoàn toàn tách biệt, không muốn phụ thuộc quá nhiều vào nhau.
Sôi nổi nửa ngày, cả đôi bên cuối cùng cũng đạt thành những nhận thức chung, Cao Bá Quát lập thành một bản hợp đồng bằng chữ của Hồng thôn để nhắc nhớ mọi người. Dù Hồng Lĩnh chưa có ai đọc được nhưng cũng không quan trọng, Cao Bá Quát quyết định sẽ ở lại một thời gian để dạy cho họ.
Cụ thể hợp đồng ghi rõ Liên minh Hồng Lĩnh và Hồng thôn tuyệt đối không sát hại lẫn nhau vì bất cứ lý do nào. Nếu một bên bị xâm lấn, bên kia có nghĩa vụ phải giúp đỡ, cùng chung chiến tuyến. Thời hạn của hợp đồng là năm năm, sau thời gian đó sẽ thoả thuận tiếp.
Hồng thôn sẽ cung cấp thức ăn và các vật dụng cần thiết cho Hồng Lĩnh để đổi lấy muối, sắt và các quặng kim loại. Đồng thời cũng sẽ hỗ trợ phổ cập tri thức cho những người Hồng Lĩnh, dĩ nhiên chi phí ăn uống bọn họ phải tự lo hoặc có thể vừa làm việc vừa học tập tại Hồng thôn.
Địa giới của Hồng thôn và Hồng Lĩnh sẽ được thông quan, mọi người có thể qua lại để trao đổi. Nhưng ở khu vực nào sẽ phải tuân theo luật lệ tại khu vực đó, đặc biệt là phía Hồng thôn. Tính từ khu rừng những trinh sát Việt đoàn đang ở trở về phía sông Hồng Hà là của Hồng thôn, phía ngược lại là của Hồng Lĩnh.
Nhìn chung hợp đồng tuy không có quá nhiều điều khoản nhưng rõ ràng phần lợi vẫn thuộc về Hồng thôn. Đặc biệt là các việc khai thác mỏ quặng cực kỳ nặng nhọc. Tuy nhiên đối với người Hồng Lĩnh cũng không phải điều gì quá thiệt thòi. Dù sao làm việc nặng nhọc mà có cái ăn vẫn hơn phải săn bắt thú rừng tràn đầy nguy hiểm. Hơn nữa, mỏ quặng tại Hồng Lĩnh có rất nhiều, không phải mắc công tìm kiếm. Phía Đông Bắc của Hồng Lĩnh càng có nhiều than đá, chiếu theo địa giới hiện nay là phần đất thuộc tỉnh Quảng Ninh, đây là thứ Nguyễn Long rất muốn có để phục vụ cho ngành luyện kim của Hồng thôn.
Bản hợp đồng này chỉ có giá trị nhắc nhớ chứ không có giá trị ước thúc. Thứ ước thúc họ là thứ khác. Đó chính là lời thề.
Lý Bôn, Cao Bá Quát, Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Trãi đại diện cho Hồng Thôn và Liên Minh Hồng Lĩnh, cùng bái trời đất, lập nên lời thề quyết không vi phạm. Ai phản bội lời thề toàn tộc sẽ bị diệt vong, tuyệt dòng tuyệt giống. Tuy không biết nếu bội thề sẽ có chuyện gì xảy ra hay không nhưng thời này chưa ai dám thử.
Đến đây, mọi chuyện coi như kết thúc. Tuy thời gian gặp gỡ không đến nửa ngày thời gian nhưng ai nấy đều mệt mỏi. Bọn họ phải luôn luôn căng não để đấu trí với nhau. Cuộc nói chuyện nhìn tuy êm đềm nhưng tràn đầy cạm bẫy, mỗi bên đều muốn hướng câu chuyện về phía có lợi cho mình. Nhịp độ trò chuyện xoay chuyển một cách chóng mặt, cực kỳ khó hiểu.
Phía Hồng thôn, Lý Bôn là người chịu trách nhiệm lên tiếng chính, nhưng Cao Bá Quát sẽ lèo lái câu chuyện. Mỗi khi có bất lợi sẽ nhanh chóng đổi chủ đề, xoa dịu đôi bên.
Bên kia, Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Trãi càng diễn sâu hơn. Một người đấm một người xoa, một người tinh tế sẽ có một người thô lỗ, người này căng thẳng người kia sẽ mềm dẻo,..
Trước khi đi, Nguyễn Long đã dặn dò bọn Lý Bôn không được khinh thường Hồng Lĩnh chính bởi vì có hai cái tên nổi trội này trên Lạc Đồ, hai vị anh hùng dưới trướng Lê Thái Tổ, đôi anh em họ một văn một võ làm quân Minh sợ vỡ cả mật ra: Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Trãi.
Trần Nguyên Hãn (1390–1429), người huyện Lập Thạch, thuộc dòng dõi nhà Trần, là cháu nội Tư đồ Trần Nguyên Đán, có học thức, giỏi binh pháp.
Khi nhà Hồ mất, quân Minh xâm lược nước ta làm cho trăm họ lầm than. Trần Nguyên Hãn khi đó nuôi chí cứu đời giúp dân. Một hôm đến lễ thần ở đền Bạch Hạc, ông nằm mộng thấy thần ở đền núi Tản Viên bảo với thần ở đền Bạch Hạc rằng trời đã sai Lê Lợi, người ở Lam Sơn làm vua nước An Nam. Vì thế ông liền cùng em mình là Nguyễn Trãi mới vào Thanh Hóa tìm Lê Lợi, một lòng đi theo. Lê Lợi biết tài lược của ông, đãi ngộ rất hậu, cho dự bàn mưu kín, cho theo đánh giặc luôn lập công. Ông chỉ huy giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa, bao vây Đông Quan, công phá thành Xương Giang, chặn đường tiếp tế của quân Minh trong Trận Chi Lăng – Xương Giang, lập nên biết bao công lao hãn mã, là khai quốc công thần lớn nhất của nhà Hậu Lê.
Còn Nguyễn Trãi (1380 – 1442), hiệu là Ức Trai, là con của Nguyễn Phi Khanh, cháu ngoại quan Tư đồ Trần Nguyên Đán nhà Trần (em cô - cậu với Trần Nguyên Hãn).
Khi nhà Trần bị Hồ Quý Ly lật đổ lập nên nhà Hồ, Nguyễn Trãi tham gia dự thi, thi đỗ Thái học sinh năm 1400 và làm quan dưới triều Hồ với chức Ngự sử đài chính chưởng. Khi nhà Minh xâm lược, cha ông là Nguyễn Phi Khanh bị bắt giải về Trung Quốc. Nguyễn Trãi cùng với Trần Nguyên Hãn lặn lội đi tìm gặp Lê Lợi gia nhập khởi nghĩa Lam Sơn để đánh đuổi Minh triều. Ông trở thành một trong những mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn, tham gia xây dựng chiến lược, giúp Lê Lợi soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh. Chỉ với ngòi bút trong tay, ông đã làm cho quân Minh điên đảo. Là bộ não của quân khởi nghĩa, khai quốc công thần của Lê triều hoàn toàn không thua kém Gia Cát Lượng, Lưu Bá Ôn của Bắc quốc.
P/s: Về Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Trãi cũng có rất nhiều ý kiến, đặc biệt là về cái chết của hai ông. Ở đây tác xin phép không bàn tới. Quý độc giả muốn tìm hiểu sâu hơn xin thông cảm.
"Cao huynh đã có lòng như thế, chúng ta cũng sẵn sàng. Thế nhưng Hồng Lĩnh người ít, cuộc sống lại khó khăn. Nếu cử người đi xem như mất một phần nhân lực. Chuyện này chúng ta cũng không có cách".
Cao Bá Quát và Nguyễn Trãi cứ đưa qua đẩy lại mãi, không ai chịu nhường ai.
Một lúc lâu sau, Trần Nguyên Hãn mới lên tiếng:
"Việc này cứ từ từ bàn bạc, các vị đường xá xa xôi đến đây, cũng nên nghỉ lại vài ngày để chúng ta được tận tình gia chủ. Hồng Lĩnh tuy không có của ngon vật lạ nhưng được cái cảnh sắc không tệ, cũng đủ cho mọi người thưởng thức".
"Đa tạ thịnh tình của nhị vị, nhưng chúng ta còn có trách nhiệm trong người. Lần này đến đây ngoài việc gặp gỡ chư vị còn có chuyện quan trọng khác cần làm", Lý Bôn giả vờ từ chối.
"Có chuyện gì quan trọng, nếu Hồng Lĩnh giúp được, nhất định sẽ giúp".
"Cái này... Cái này..." Lý Bôn ngập ngừng muốn nói lại thôi.
"Lý huynh cứ nói đừng ngại!"
"Thôi được rồi, lần này chúng ta đến đây ngoài những việc vừa bàn, còn muốn mượn đường tiến lên phía Bắc, dò la động thái các đại tộc. Như ta đã nói, toàn bộ Hồng Lĩnh chúng ta hiện đang rơi vào nguy hiểm tột cùng, các đại tộc lăm le xâm chiếm."
"Giữa Hồng Lĩnh và Hồng thôn hiện lại đang chia tách. Nếu tình trạng này tiếp diễn, chúng ta chắc chắn sẽ trở thành món mồi ngon cho các bọn chúng", Lý Bôn lại nhắc.
"Lý huynh! Thứ cho ta nói thẳng! Nhìn đi nhìn lại mục đích Hồng thôn chẳng phải vẫn là muốn thâu tóm Hồng Lĩnh hay sao?"
"Không phải thâu tóm, mà là hợp tác" Nguyễn Trãi bỗng lên tiếng chen vào, "Không biết lời ta có đúng như ý Lý huynh?"
"Nguyễn huynh thật sáng suốt, Hồng thôn không hy vọng bất hoà cùng Hồng Lĩnh để tạo cơ hội cho những kẻ bên ngoài".
Mọi người trầm tư giây lát, Trần Nguyên Hãn lại hỏi:
"Hợp tác như thế nào? Chư vị hẳn đã có kế hoạch?".
"Ha ha ha, từ sớm đến giờ chúng ta là đang hợp tác", Nguyễn Trãi cười lớn.
"Chư vị Hồng thôn muốn trao đổi hàng hoá với chúng ta, đó đã là hợp tác. Ngoài ra, chắc hẳn còn phải cùng nhau chung lòng chống lại ngoại địch, không sát hại lẫn nhau. Ta nói không sai chứ?"
"Ha ha ha, Nguyễn huynh quả nhiên sâu sắc, đã nhìn ra dụng ý chúng ta từ lâu. Đúng thế! Mục đích chính chúng ta đến đây là để hợp tác cùng các vị, không xâm phạm lẫn nhau cùng nhau chống lại ngoại địch".
"Làm sao chúng ta biết các vị không có ý đồ khác?" Trần Nguyên Hãn ra vẻ vẫn chưa chịu.
"Ý đồ dĩ nhiên phải có! Không dám giấu giếm Trần huynh, chúng ta cũng muốn mượn lực lượng của Hồng Lĩnh làm việc giúp chúng ta. Nhưng cũng không phải làm không công, lợi ích trong đó chắc chắn sẽ làm mọi người hài lòng!"
Trần Nguyên Hãn im lặng, ánh mắt nhìn thật sâu vào Lý Bôn như muốn thấy rõ tận suy nghĩ của hắn. Lát sau lại đánh mắt về phía Nguyễn Trãi nhẹ gật đầu.
Nhìn chung, nếu lợi ích đủ lớn, thù giết cha còn có thể hoá thành bạn huống hồ Hồng Lĩnh và Hồng Thôn vốn lại là đồng nguyên, chưa có mâu thuẫn gì quá lớn.
Nguyễn Trãi nói:
"Cung kính không bằng tuân mệnh! Liên Minh Hồng Lĩnh đồng ý hợp tác cùng Hồng Thôn, nhưng chúng ta cần bàn bạc kỹ hơn, để tránh hiểu lầm về sau!"
"Điều đó là dĩ nhiên!"
Tiếp theo đó, mọi chuyện đơn giản hơn, mọi người bàn bạc cụ thể về cách thức hợp tác. Sở dĩ là hợp tác chứ không phải kết minh là do cả hai vẫn hoàn toàn tách biệt, không muốn phụ thuộc quá nhiều vào nhau.
Sôi nổi nửa ngày, cả đôi bên cuối cùng cũng đạt thành những nhận thức chung, Cao Bá Quát lập thành một bản hợp đồng bằng chữ của Hồng thôn để nhắc nhớ mọi người. Dù Hồng Lĩnh chưa có ai đọc được nhưng cũng không quan trọng, Cao Bá Quát quyết định sẽ ở lại một thời gian để dạy cho họ.
Cụ thể hợp đồng ghi rõ Liên minh Hồng Lĩnh và Hồng thôn tuyệt đối không sát hại lẫn nhau vì bất cứ lý do nào. Nếu một bên bị xâm lấn, bên kia có nghĩa vụ phải giúp đỡ, cùng chung chiến tuyến. Thời hạn của hợp đồng là năm năm, sau thời gian đó sẽ thoả thuận tiếp.
Hồng thôn sẽ cung cấp thức ăn và các vật dụng cần thiết cho Hồng Lĩnh để đổi lấy muối, sắt và các quặng kim loại. Đồng thời cũng sẽ hỗ trợ phổ cập tri thức cho những người Hồng Lĩnh, dĩ nhiên chi phí ăn uống bọn họ phải tự lo hoặc có thể vừa làm việc vừa học tập tại Hồng thôn.
Địa giới của Hồng thôn và Hồng Lĩnh sẽ được thông quan, mọi người có thể qua lại để trao đổi. Nhưng ở khu vực nào sẽ phải tuân theo luật lệ tại khu vực đó, đặc biệt là phía Hồng thôn. Tính từ khu rừng những trinh sát Việt đoàn đang ở trở về phía sông Hồng Hà là của Hồng thôn, phía ngược lại là của Hồng Lĩnh.
Nhìn chung hợp đồng tuy không có quá nhiều điều khoản nhưng rõ ràng phần lợi vẫn thuộc về Hồng thôn. Đặc biệt là các việc khai thác mỏ quặng cực kỳ nặng nhọc. Tuy nhiên đối với người Hồng Lĩnh cũng không phải điều gì quá thiệt thòi. Dù sao làm việc nặng nhọc mà có cái ăn vẫn hơn phải săn bắt thú rừng tràn đầy nguy hiểm. Hơn nữa, mỏ quặng tại Hồng Lĩnh có rất nhiều, không phải mắc công tìm kiếm. Phía Đông Bắc của Hồng Lĩnh càng có nhiều than đá, chiếu theo địa giới hiện nay là phần đất thuộc tỉnh Quảng Ninh, đây là thứ Nguyễn Long rất muốn có để phục vụ cho ngành luyện kim của Hồng thôn.
Bản hợp đồng này chỉ có giá trị nhắc nhớ chứ không có giá trị ước thúc. Thứ ước thúc họ là thứ khác. Đó chính là lời thề.
Lý Bôn, Cao Bá Quát, Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Trãi đại diện cho Hồng Thôn và Liên Minh Hồng Lĩnh, cùng bái trời đất, lập nên lời thề quyết không vi phạm. Ai phản bội lời thề toàn tộc sẽ bị diệt vong, tuyệt dòng tuyệt giống. Tuy không biết nếu bội thề sẽ có chuyện gì xảy ra hay không nhưng thời này chưa ai dám thử.
Đến đây, mọi chuyện coi như kết thúc. Tuy thời gian gặp gỡ không đến nửa ngày thời gian nhưng ai nấy đều mệt mỏi. Bọn họ phải luôn luôn căng não để đấu trí với nhau. Cuộc nói chuyện nhìn tuy êm đềm nhưng tràn đầy cạm bẫy, mỗi bên đều muốn hướng câu chuyện về phía có lợi cho mình. Nhịp độ trò chuyện xoay chuyển một cách chóng mặt, cực kỳ khó hiểu.
Phía Hồng thôn, Lý Bôn là người chịu trách nhiệm lên tiếng chính, nhưng Cao Bá Quát sẽ lèo lái câu chuyện. Mỗi khi có bất lợi sẽ nhanh chóng đổi chủ đề, xoa dịu đôi bên.
Bên kia, Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Trãi càng diễn sâu hơn. Một người đấm một người xoa, một người tinh tế sẽ có một người thô lỗ, người này căng thẳng người kia sẽ mềm dẻo,..
Trước khi đi, Nguyễn Long đã dặn dò bọn Lý Bôn không được khinh thường Hồng Lĩnh chính bởi vì có hai cái tên nổi trội này trên Lạc Đồ, hai vị anh hùng dưới trướng Lê Thái Tổ, đôi anh em họ một văn một võ làm quân Minh sợ vỡ cả mật ra: Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Trãi.
Trần Nguyên Hãn (1390–1429), người huyện Lập Thạch, thuộc dòng dõi nhà Trần, là cháu nội Tư đồ Trần Nguyên Đán, có học thức, giỏi binh pháp.
Khi nhà Hồ mất, quân Minh xâm lược nước ta làm cho trăm họ lầm than. Trần Nguyên Hãn khi đó nuôi chí cứu đời giúp dân. Một hôm đến lễ thần ở đền Bạch Hạc, ông nằm mộng thấy thần ở đền núi Tản Viên bảo với thần ở đền Bạch Hạc rằng trời đã sai Lê Lợi, người ở Lam Sơn làm vua nước An Nam. Vì thế ông liền cùng em mình là Nguyễn Trãi mới vào Thanh Hóa tìm Lê Lợi, một lòng đi theo. Lê Lợi biết tài lược của ông, đãi ngộ rất hậu, cho dự bàn mưu kín, cho theo đánh giặc luôn lập công. Ông chỉ huy giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa, bao vây Đông Quan, công phá thành Xương Giang, chặn đường tiếp tế của quân Minh trong Trận Chi Lăng – Xương Giang, lập nên biết bao công lao hãn mã, là khai quốc công thần lớn nhất của nhà Hậu Lê.
Còn Nguyễn Trãi (1380 – 1442), hiệu là Ức Trai, là con của Nguyễn Phi Khanh, cháu ngoại quan Tư đồ Trần Nguyên Đán nhà Trần (em cô - cậu với Trần Nguyên Hãn).
Khi nhà Trần bị Hồ Quý Ly lật đổ lập nên nhà Hồ, Nguyễn Trãi tham gia dự thi, thi đỗ Thái học sinh năm 1400 và làm quan dưới triều Hồ với chức Ngự sử đài chính chưởng. Khi nhà Minh xâm lược, cha ông là Nguyễn Phi Khanh bị bắt giải về Trung Quốc. Nguyễn Trãi cùng với Trần Nguyên Hãn lặn lội đi tìm gặp Lê Lợi gia nhập khởi nghĩa Lam Sơn để đánh đuổi Minh triều. Ông trở thành một trong những mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn, tham gia xây dựng chiến lược, giúp Lê Lợi soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh. Chỉ với ngòi bút trong tay, ông đã làm cho quân Minh điên đảo. Là bộ não của quân khởi nghĩa, khai quốc công thần của Lê triều hoàn toàn không thua kém Gia Cát Lượng, Lưu Bá Ôn của Bắc quốc.
P/s: Về Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Trãi cũng có rất nhiều ý kiến, đặc biệt là về cái chết của hai ông. Ở đây tác xin phép không bàn tới. Quý độc giả muốn tìm hiểu sâu hơn xin thông cảm.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.