Đại Tống Phong Lưu Tài Tử

Quyển 4 - Chương 290: bàng quan

Ngọ Hậu Phương Tình

10/03/2014

Da Luật Đảo Dung nói:

- Thật ra ta còn có một kế sách, có thể loại bỏ uy hiếp này cho Liêu quốc.

Nói tới đây, nàng thầm nghĩ: Thạch Bất Di, thế này coi như ngươi là Đường Tăng đi Tây Thiên lấy kinh, cần trải qua chín chín tám mươi mốt nỗi đau khổ. Nếu cửa ải khó khăn mà ta sắp đặt ngươi cũng phá tan được, thì ngươi đã tu thành chính quả .

Sau đó nhìn tòa đại điện xa hoa lộng lẫy này, hiện tại nước Liêu thái bình lâu dài, nếp sống cũng bắt đầu thay đổi. Nàng lại nghĩ trong lòng: như vậy đến cả Liêu quốc cũng sẽ diệt vong trong tay ngươi.

Nghĩ đến đây, nàng bắt đầu từ từ mở miệng, nói ra kế sách của nàng.

Xuân ba tháng, rốt cục hơi thở mùa xuân cũng tới tây bắc. Trên mặt đất đầy tuyết, cuối cùng tan thành nước róc rách chảy về suối phía phương xa, trở thành một con sông chảy cuồn cuộn, hội tụ ra biển rộng.

Hai bên đỉnh núi Ưng Trớ Sơn và Mã Tông Sơn trắng trắng như tuyết, dưới ánh mặt trời chiếu rọi xuống, sáng trong, giống như một khối viên ngọc đẹp lấp lánh hào quang. Qua Gia Quan, hành lang Hà Tây bắt đầu trống trải dần.

Tuy rằng địa thế có vẻ hoang vắng, nhưng cả một dải cây một nửa là cây non, lặng yên giữa không gian giống như người thiếu nữ thẹn thùng, đang trốn sau lưng người lớn, tò mò nhìn thế giới bên ngoài.

Đôi lúc có vài người người chăn nuôi vội vàng đuổi dê bò qua, bọn họ hát lên tiếng ca mộc mạc. Tây bắc rộng lớn, vĩnh viễn hoang vắng như vậy, xa xôi và cô độc, nhưng lại rộng lớn. Giống như một nam tử hán thế sự xoay vần, thâm trầm quả mặc, nhưng lại không ai có lồng ngực rộng lớn bao la như hắn.

Mùa xuân cuối cùng đã tới , năm nghìn binh Tống cưỡi trên lưng ngựa, hoặc là trên lưng lạc đà, tất cả mặt mày hớn hở. Rốt cục không còn phải chịu cái lạnh thấu xương mùa đông tây bắc, thứ thời tiết khắc nghiệt đó đã qua rồi.

Làm cho bọn họ cao hứng hơn cả là bọn họ rốt cục đã ra khỏi Quan Thành. Nơi này cách Cam Châu, địa bàn của người Hồi Hột cũng không xa .

Bọn họ sẽ về nhà ! Hơn nửa năm nay, bọn họ nhiều lần trải qua gian khổ, giờ đã ra khỏi Tây Hạ rồi.

Đây là một đội quân kỳ quái, hơn năm nghìn binh lính, khoảng hai ngàn chiến mã. Những người khác toàn bộ cưỡi lạc đà. Khôi giáp của bọn họ lại càng không ra làm sao. Có người khôi giáp rất mới, dưới ánh mặt trời, phát ra ánh sáng bóng loáng. Có người khôi giáp lại rách mướp, giống dân chạy nạn tới.

Đôi khi Thân Nghĩa Bân nhìn cảnh này, cũng không khỏi lắc đầu. Trang bị như vậy, thật là hổ thẹn với danh hiệu hùng binh trăm trận. Nhưng đến người thông minh như Thạch Kiên cũng không có cách nào hơn. Bọn họ thu dọn xong Túc Châu và Quan Thành, lấy tất cả chiến mã và khôi giáp cũng chỉ được có vậy. Còn lại đành phải mặc khôi giáp cũ. Khôi giáp này đã trải qua nhiều trận chiến đấu, sau lại còn lặn lội đường xa, đã không còn nguyên hình nữa rồi.

Nhưng chính đội quân có vẻ ô hợp này lại khiến toàn bộ binh lính Tây Hạ câm như hến. Không đáng sợ sao? Chính đạo quân này, đến Tây Hạ như nơi không người, giết đông chạy tây, ngay cả phủ Hưng Khánh cũng đánh chiếm hai lần. Cả thảy giết chết số binh lính Tây hạ gấp quân số của họ. Sau đó trong hoàn cảnh ác liệt ở Bán Đao sơn, bọn họ lại có thể trốn thoát. Đánh Túc Châu, chiếm Quan Thành.



Nhưng bọn họ không biết, lần tập kích này lại khiến Thạch Kiên cảm thấy đau lòng. Lại có mấy trăm chiến sĩ hy sinh . Hiện tại hắn chỉ còn lại có một nửa đội quân, và còn có mấy trăm người bị thương. Kết quả này Thạch Kiên đã dự liệu. Khi bọn họ vào Tây Hạ, cũng không phải vì cứu hơn mười vạn quân Tống, do đó tiến công phủ Hưng Khánh, tập trung sự chú ý của Nguyên Hạo. Có lẽ hiện người ngoài còn đang tranh luận mười ngàn đại quân của Thạch Kiên làm thế nào vào Tây Hạ .

Đó là cố ý đối phó. Trên thực tế chẳng có gì nguy hiểm. Nguy hiểm của bọn họ là sau khi Nguyên Hạo biết đại quân Tống bị vây ở thành Linh Châu đã rút khỏi Linh Châu. Vốn Nguyên Hạo phải chia quân để đối phó bọn họ và cánh quân ở thành Linh Châu. Nhưng khi Phạm Trọng Yêm đi. Nguyên Hạo có thể dùng binh lính cả nước chuyên tâm đối phó Thạch Kiên.

Vốn Nguyên Hạo có muốn giết Thạch Kiên. Giờ lại bị hắn quay như quay dế, để hơn mười vạn quân Tống chạy mất. Nguyên đã không thể ngờ được. Cho nên hắn dẫn quân từ Hắc Sơn quay sang đánh Hưng Khánh. Khiến Nguyên Hạo hoàn toàn rối loạn. Như vậy bọn họ mới có thể an tâm mà trốn vào Nhã Bố Lại Sơn.

Mấy lần hắn chiến đấu đều là lấy ít thắng nhiều. Chỉ cần tính sai một bước. Toàn quân sẽ bị diệt. Bởi vậy. Khi hắn rời khỏi Hòa Châu, đã phân chia hết gia sản. Khi đó hắn đã chuẩn bị tâm lý phải chết.

Nhưng không ngờ hắn chiến đấu nhiều lần như vậy. Giết chết vô số binh lính Tây Hạ. Còn dẫn theo năm nghìn binh Tống chạy khỏi Tây Hạ. Theo lý thuyết hắn rất hài lòng. Trên thực tế thì binh Tống cũng cảm thấy hài lòng. Tống triều và Liêu quốc vài lần giao chiến quy mô lớn với Tây Hạ. Có đôi khi toàn quân bị diệt. Nhưng chỉ một đội quân mà có được kết quả như bọn họ. Hơn nữa bọn họ là mười ngàn người chiến đấu với toàn bộ đại quân Tây Hạ!

Nhưng Thạch Kiên vẫn không thoải mái. Những binh lính này đều sớm chiều làm bạn cùng hắn hơn nửa năm. Từng người ra đi như vậy. Vẫn khiến hắn phải thở dài.

Sau khi quân Tống ở Túc Châu bổ sung quân nhu xong. Ung dung rời khỏi Túc Châu. Đi về hướng Cam Châu, phạm vi thế lực của dân tộc Hồi Hột. Lúc này bọn họ đã một chân bước về đến nhà. Thạch Kiên cũng không cần che dấu hành tung nữa.

Dọc theo đường đi cũng có một vài trạm gác. Thạch Kiên cũng không để ý chúng. Trong những trạm gác này có vài binh lính Tây Hạ, trạm gác nhỏ, nhưng chắc chắn, không đáng vì nó mà hy sinh binh sĩ. Đương nhiên, binh lính Tây Hạ trong những trạm gác này cũng không dám động đến quân Tống. Không đùa, rất nhiều người Tây Hạ đã bị hạ trong tay cánh quân Tống thoạt trông có vẻ te tua này.

Thạch Kiên ra Ngọc Môn Quan, thời tiết cũng đã vào tháng ba. Bước chân mùa xuân khoan thai mà đi tới nơi này, vì thế băng tuyết tràn trước mắt, dường như đột nhiên biến mất. Vùng quê xuất hiện viên ngọc bích thật lớn. Điều này cũng giúp Thạch Kiên giải quyết một vấn đề khó khăn không nhỏ. Mặc dù cỏ ít, nhưng so với việc ăn cỏ khô liền mấy tháng, không thể nghi ngờ là bữa tiệc lớn ngon lành với ngựa và lạc đà.

Tuy nhiên lúc này cũng xảy ra vài chuyện không tốt. Có một số cái đuôi chạy theo phía sau bọn họ. Nếu Thạch Kiên ra lệnh quân Tống đi đuổi bắt chúng, chúng lập tức chạy tứ phía như những con chim sẻ bị kinh động. Thạch Kiên đang cưỡi ngựa, nhưng không thể so sánh với lúc vào Hưng Khánh. Khi đó bọn họ cưỡi đều là ngựa tốt, phần lớn đều là một người cưỡi hai, có khi là cưỡi ba, bởi vậy ngay cả mấy trăm quân túc vệ của Nguyên Hạo, bị họ cũng đuổi kịp.

Nhưng ngựa bọn họ cưỡi thu được từ binh lính của Túc Châu, có ngựa tốt không?

Không có cách nào khác, đành phải để chúng chạy theo. Tuy nhiên, Thạch Kiên lại lệnh cho binh lính phải đi nhanh.

Dự cảm này của hắn vô cùng chính xác.

Nguyên Hạo dẫn theo mấy vạn đại quân đang đuổi theo rất sát bọn họ.



Nhưng khi Nguyên Hạo biết được tin, quân của Thạch Kiên đã đi khỏi Túc Châu từ lâu, bọn họ đuổi theo sau dù nhanh nữa, cũng trơ mắt mà nhìn quân Tống liền đi vào khu vực của người Hồi Hột ở Tây Châu. Nguyên Hạo hạ lệnh, gọi quân đóng ở Tây Bình chặn cánh quân của Thạch Kiên lại.

Nguyên Hạo giờ giống như bệnh tâm lý, Thạch Kiên còn không biết. Hắn đi từ thành Qua Châu. Từ miệng Mễ Cầm Dịch Nô được biết, Tây Bình của Qua Châu giờ chỉ có khoảng bồn nghìn người. Dựa vào số người ít ỏi này, bọn họ sẽ không dám đến ngăn cản năm nghìn kiêu binh này. Ngay khi bọn họ sắp tới Sơ Lặc Thủy, Thạch Kiên nhìn thấy mấy trăm người đón đường trước mặt.

Thạch Kiên lệnh cho binh lính cầm đao, chuẩn bị chiến đấu.

Nhưng khi đến gần, mới thấy những người này, tất cả đều là người Hồi Hột.

Ông lão dẫn đầu, cao giọng nói:

- Có phải Thạch tướng công Thạch kinh lược không?

Thạch Kiên vừa thấy là người Hồi Hột, mới ra lệnh binh lính hạ vũ khí, hắn cưỡi ngựa tiến lên, chắp tay, nói:

- Bản quan đây, không biết trưởng giả tìm bản quan có chuyện gì?

Sắp đi vào địa bàn của người ta, Thạch Kiên không thể không lễ độ.

Ông lão kia vui vẻ nói:

- Vậy là tốt rồi. Lão gia nhà chúng tôi, Khả Hãn Vương muốn tiếp đón đại nhân.

- Không biết Khả Hãn nhà các ngươi là ai?

Thạch Kiên thực sự cũng cũng không hiểu các bộ tộc dân tộc Hồi Hột lắm. Tuy rằng dân tộc Hồi Hột thường xuyên tiến cống cho Tống triều, nhưng phần lớn là thương nhân cố ý giả mạo sứ giả, đến lừa gạt để được Tống triều ban thưởng hậu hĩnh. Vì thế Tống triều còn ban bố pháp lệnh cấm hành vi này. Một ghi chép đáng tin nhất cách đây hơn bốn mươi năm trước, Tống triều phái sứ giả Vương Duyên Đức đến vùng người Hồi Hột Tây Châu, được dân tộc Hồi Hột Tây Châu, đại sư Thiền Vu Lộc Thắng, Vu Vạn Thông Kim Tử Quang Lộc đại sư, đại sư thẩm tra đối chiếu, tả thần võ Đại tướng quân kiêm Ngự Sử đại phu thượng trụ quốc, khai quốc, hơn năm trăm hộ dân. Cũng xác minh quan hệ cậu cháu.

Đến năm thứ sáu Tường Phù, trở thành Quy Tư Khả Hãn Vương Lý Duyên Khánh đời thứ 36, chưa từng nghe qua cái tên Khả Hãn Vương ở Cam Châu.

Bởi vì đường xá xa xôi, hơn nữa triều đình cũng không hứng thú với Tây Vực, ngay cả nước Đại Lý ngay gần, Triệu Khuông Dẫn cũng vung búa từ bỏ, huống hố lại là nơi xa như vậy. Cho nên hiểu biết của Tống triều về người Hồi Hột không nhiều lắm. Lúc Thạch Kiên đến đã tính toán tới việc vòng qua địa bàn người Hồi Hột quay về Tống triều. Bởi vậy hắn xem rất nhiều điển tịch, nhưng cũng không đoán ra hiện tại dân tộc Hồi Hột có mấy chính quyền. Tuy nhiên hắn mơ hồ đoán ra Quy Tư đã thâu tóm Tây Châu.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện bách hợp
truyện sắc

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

truyện bách hợp

Nhận xét của độc giả về truyện Đại Tống Phong Lưu Tài Tử

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook