Quyển 2 - Chương 80: Hoa Bái
Ngọ Hậu Phương Tình
25/03/2013
Ba thanh niên này hiện tại có lẽ chưa có tiếng tăm gì nhưng sau này trong lịch sử Đại Tống cả ba đều để lại những dấu ấn không thể xóa nhòa. Bọn họ là nhóm người vô cùng nổi tiếng trong lịch sử, thậm chí trong kỳ tuyển trạch, Tống Nhân Tông còn phong thẳng Tống Dương làm Trạng Nguyên, hắn cũng là người duy nhất bài danh đệ nhất trong cả ba lần thi. Sau này, hắn cùng Âu Dương Tu, Hàn Kỳ, Văn Ngạn Bác, Bàng Tịch dương danh tứ đại danh nhân thời Tống. Hắn là người Lạc Dương, thành danh từ rất sớm, còn Phú Bật khi còn nhỏ từng có câu truyện vô cùng thú vị, một ngày, hắn đi trên đường, chợt có người nói:
- Ta chửi đứa ở sau lưng
Phú Bật nghe thấy, thầm hiểu người phía trước hắn muốn chửi xéo hắn, hắn ngẫm nghĩ một chút rồi nói:
- Mắng người cẩn thận mắng nhầm người quen.
Người mắng hắn thấy hắn gan to mật lớn, lại ứng đối nhanh nhẹn vội xin lỗi hắn, hắn vốn tính độ lượng cũng bỏ qua trò đùa tai quái đó.
Hai người này sau này đều danh tiếng hiển hách, chỉ là Thạch Kiên đã gặp qua Khấu Chuẩn, vì thế đối với hai người này hắn cũng chỉ có ngưỡng mộ mà thôi. Người mà hắn nhìn trúng lần này chính là Tăng Công Lượng.
Tăng Công Lượng từ nhỏ đã ôm hoài bão, khí độ bất phàm, sau này Nhân Tông hoàng đế bảo hắn tu sửa bộ Vũ Kinh Tổng Yếu.
Bộ kinh này là bộ kinh nghiên cứu hỏa dược, hỏa khí, sau khi hắn chỉnh sửa đã phân thành bốn mươi cuốn, chia làm hai phần. Cuốn thứ mười một và mười hai có ghi chếp cách chế tạo hỏa dược, và các phối phương để chế tạo. Loại hỏa dược này mặc dù còn thô sơ nhưng cũng đã tiếp cận rất gần với thuốc súng thời hiện đại, có thể dùng để đốt, chế tạo bộc phá loại nhỏ, tạo khói….
Nó cũng là công thức đầu tiên trên thế giới về chế tạo hỏa dược, sau này các nhóm quân sự ứng dụng theo công thức này mà chế tạo ra các loại hỏa khí khác nhau dùng trong chiến tranh. Các loại vũ khí áp dụng công thức này để chế tạo ở thời Tống chủ yếu là hỏa cầu và hỏa tiễn.
Hỏa cầu còn gọi là Phích Lịch Hỏa, khi cháy sẽ tỏa khói mạnh, thậm chí còn tỏa ra cả khói độc.
Chính vì những thứ này mà Thạch Kiên khi nhìn thấy hắn hai mắt lập tức tỏa sáng, đây chính là tổ sử sáng tạo ra hỏa khí của Trung Hoa. Kỳ thật, hỏa dược đã xuất hiện từ rất xa xưa, thời Hán đã có nhiều luyện đan sư vì cầu trường sinh bất lão mà trong lúc vô ý phối chế thành công, sau này đến thời Đường, người dân áp dụng mấy thứ này để làm pháo. Theo sử sách, đó cũng là một phần quan trong trong chuỗi mắt xích tạo ra vũ khí nóng sau này.
Có thể sáng chế ra hỏa dược, trí tuệ khẳng định người thường không thể sánh bằng. Vì thế, khi vừa nhìn thấy hắn, mắt Thạch Kiên đã sáng rực.
Nếu muốn triều đại này trở nên hùng mạnh thì phải có vũ khí mạnh, dưới thời Tống trọng văn khinh võ này, nếu cứ như vậy thì đừng nói Liêu Quốc, mà cả Tây Hạ sau này cũng đừng hòng chinh phục.
Hắn quên mất rằng, một câu nói vừa rồi của hắn đã làm toàn bộ tửu lâu chấn động. Mặc dù đại đa số mọi người đều không biết hắn nhưng hiện tại trong triều kẻ còn nhỏ tuổi như vậy có thể xưng bản quan còn có ai ?
Vừa rồi, mấy người xì xào nói xấu Thạch Kiên lúc này thiếu điều chui xuống gầm bàn mà trốn. Mấy cô nương xinh đẹp mặt hoa da phấn cũng ngây ngẩn cả người. Các nàng vừa rồi cũng thi nhau bịt mũi, giờ thì thực bẽ mặt.
Lão chủ quán lúc này đứng một bên cười vô cùng xấu xa, hắn nghĩ:
“ Ha ha, phát lớn rồi, ngày mai mở cửa, ai cũng sẽ biết tiểu Thạch học sĩ mang người tới đây ăn cơm”
Ba thanh niên kia hiện tại cũng sững sờ. Mặc dù hiện tại họ cũng có chút thanh danh ở quê nhà, nhưng so với tiểu thánh nhân mà Hoàng đế sủng ái thì thực là đom đóm so với mặt trời.
Thạch Kiên liếc mắt nhìn quanh, thấy toàn bộ tửu quán ngẩn người nhìn hắn, hắn hiểu rằng hắn không thể ở lại nơi này lâu được, nếu ở lại không chừng một lúc nữa sẽ gặp phiền toái. Hắn liền nói với ba người:
- Ba vị học huynh khí độ bất phàm, ta mạn phép xin mời ba vị tới bỉ phủ một chuyến được chăng ?
Nếu nói ba người bọn họ không đồng ý, thì chỉ là vì họ vẫn còn chưa tỉnh hồn lại, họ choáng váng một hồi rồi ngay lập tức gật đầu lia lịa.
Trong tửu lâu lúc này cũng có một vị cô nương đã trấn tĩnh lại, vội tới trước mặt Thạch Kiên:
- Xin hỏi Thạch đại nhân, khúc Niệm Kiều Nô làm sao để hát ?
Ngày Thạch Kiên vào cung đã từng uống rượu trước đại điện, hát lên một khúc hát lưu truyền khắp Đại Giang Nam Bắc.
Khúc hát này câu từ hồn hậu, khiến vô số người si mê, đương nhiên trừ mấy lão hủ nho luôn miệng chê bai rằng bài hát này quá cuồng ngạo, không có chí khí. Có điều bài hát này cũng khiến các cô nương không tài nào hát nổi, họ tìm đủ cách cũng không thể hát được ý nhạc trong bài hát.
Thạch Kiên đáp:
- Khúc hát này muốn hát phải có trống lớn, cộng một người có giọng trầm mới có thể hát được. Các ngươi thanh âm quá cao, dù có hát cũng hát không ra.
Nói xong, hắn cười ha hả, mang theo ba người thư sinh xuống lầu.
Bên ngoài, bốn tên lính do Hoàng Đế phái tới bảo hộ vẫn đang chờ ở cửa. Tuy nhiên Thạch Kiên lúc này ăn mặc bình thường, không hấp dẫn ánh mắt người dân vì thế họ cũng không bận rộn lo lắng nhiều.
Bốn người được phái tới bảo hộ là Trương Thang, Phạm Hộ Nhạc, Chu Lạp và Đinh Vạn. Bốn người đều là những binh lính ưu tú trong cung, nếu không phải như vậy Tống Chân Tông tất sẽ không phái bọn hắn tới bảo vệ Thạch Kiên.
Bọn họ kẻ trước người sau vây quanh bốn người, mặc dù đám người đều mặc áo vải nhưng có thể khiến Thạch học sĩ kính trọng hẳn cũng không phải người thường.
Chỉ có điều mấy người Tống Tam Nhân lại mới chỉ lên kinh, danh tiếng chưa có, Phú Bật lại run rẩy, sợ tới mức chân đứng không vững.
Thạch Kiên nhìn hắn cười đùa:
- Phú huynh, tiểu thần từ lâu đã nghe danh huynh, vừa rồi còn thấy huynh rất bình tĩnh, giờ sao lại thành bộ dạng này …
Đám người Tống Dương và Tăng Công Lượng nghe vậy bật cười ha hả.
Phú Bật ngại ngùng gãi gãi đầu, cố gắng mỉm cười. Dù sao ba người này về sau đều là quan cao, khí độ hơn xa thường nhân nên dù cho bị Thạch Kiên chọc vài câu họ cũng không cảm thấy khẩn trương.
Trở lại Thạch gia, bà nội lúc này đang ngồi trong sân uống trà. Lục Ngạc, Hồng Diên và Uyển Dung đang tâm sự với Tiểu Như. Trải qua một thời gian ở chung, Thạch Kiên cũng dần chấp nhận Uyển Dung, đối với nàng cũng thân thiết hơn. Tiểu Như cũng như vậy, địch ý của nàng với Thạch Kiên cũng theo thời gian phai nhạt.
Thấy có khách tới thăm, bà nội vội vàng ra tiếp đón, Lục Ngạc và các nàng chạy đi pha trà, các nàng cũng không quên trách mắng Thạch Kiên, nói hắn giờ là đại thần, sao lại để thân thể dơ bẩn như vậy. Chỉ có điều, các nàng cũng cảm thấy rất kỳ quái, bình thường tới Thạch gia đều là các quan lớn (các tiểu quan tự nhiên không dám tới quấy rầy), sao lần này lại có ba tên thư sinh áo vải tới đây ?
Lục Ngạc và Hồng Diên đi pha trà, Uyển Dung đưa Thạch Kiên đi rửa mặt, Tiểu Như lấy quần áo mới cho hắn thay.
Cứ như vậy, Thạch Kiên chỉ trong chốc lát đã trở lại với vẻ anh tuấn, tiêu sái, quay lại gặp ba người. Cả ba thấy Thạch Kiên đều thầm nghĩ:
“Thực là một tiểu lang quân vô cùng tuấn tú”
Mấy người vừa uống trà, vừa nói chuyện. Từng người trong Tống Tam Nhân đều tự mình giới thiệu với Thạch Kiên. Tống Dương, tên Công Tự, người An Lục, năm nay 25 tuổi, Tăng Công Lượng, tên Nhạc Chính, 22 tuổi, Phú Bật, người Lạc Dương, còn chưa tới 20 tuổi. Về phần Thạch Kiên, hắn căn bản không cần giới thiệu, chuyện về hắn có thể nói đã truyền khắp nước. Chỉ có điều Tam Nhân đều cảm thấy rất kỳ quái, đặc biệt là Phú Bật, hắn còn trẻ, không biết kiêng kị gì, ngay lập tức hỏi:
- Xin hỏi Thạch học sĩ, vì sao tới gần đây mới xuất đầu lộ diện ?
Bà nội hắn ở bên cạnh nghe vậy liền nói:
- Đó là vì sau khi gia phụ hắn mất, gia đình sa sút, vì thế cháu ta không còn thời gian đọc sách, vì thế sau khi ổn định, hắn đóng cửa tự học, không ra khỏi cửa, cho tới gần đây mới phá quan mà lên kinh theo ý chỉ của hoàng thượng.
- Thì ra là thế
Phú Tam Nhân bừng tỉnh đại ngộ, khó trách thiếu niên này lại trầm ổn như vậy, cả ba không hẹn mà cùng trịnh trọng đứng lên, thi lễ với Thạch Kiên.
Thạch Kiên cũng đứng dậy trả lễ, khiêm tốn nói:
- Ba vị khí độ hiên ngang, về sau thành tựu chưa chắc thua kém hạ quan, chỉ là hạ quan may mắn, thành danh sớm hơn một chút mà thôi.
- Không dám, không dám
Ba người vội vàng đáp.
Đương nhiên họ không dám, ba người dù kiêu ngạo nhưng cũng không thể tự so sánh mình với Thạch Kiên.
Bốn người lại ngồi xuống, bọn họ thảo luận với nhau từ kinh, sử, tử, tập tới chính trị trong nước. Tam Nhân ai cũng là người ôm hoài bão lớn, gặp Thạch Kiên lại càng tâm đầu ý hợp.
Cuối cùng, Thạch Kiên nói:
- Chúng ta tuổi tác xấp xỉ, chi bằng theo gương cổ nhân, kết làm huynh đệ, cùng nhau viết nên một giai thoại trong lịch sử ?
Có thể cùng thiên hạ đệ nhất tài tử kết nghĩa an hem, cả ba người không hẹn mà cùng nắm chặt tay, họ thiếu chút nữa là mất kiềm chế.
Nhưng một hồi sau, Tống Dương lại đứng dậy trả lời:
- Chúng ta…thực không dám
(P.S: Bố cái bọn cổ đại, đầu thì thích bỏ mẹ còn ra vẻ thanh cao)
Thạch Kiên nghiêm mặt nói:
- Chẳng lẽ các ngươi khinh thường hạ quan ?
Tống Dương nói:
- Không phải, không phải, chỉ là chúng ta thực sự không dám.
- Không phải là không phải, ba vị học huynh đều là nhân trung chi long, không cần phải lằng nhằng như vậy, hôm nay chúng ta bái hoa.
Bái hoa ? Có ý gì ?
Ba người lại tròn mắt nhìn nhau.
- Ta chửi đứa ở sau lưng
Phú Bật nghe thấy, thầm hiểu người phía trước hắn muốn chửi xéo hắn, hắn ngẫm nghĩ một chút rồi nói:
- Mắng người cẩn thận mắng nhầm người quen.
Người mắng hắn thấy hắn gan to mật lớn, lại ứng đối nhanh nhẹn vội xin lỗi hắn, hắn vốn tính độ lượng cũng bỏ qua trò đùa tai quái đó.
Hai người này sau này đều danh tiếng hiển hách, chỉ là Thạch Kiên đã gặp qua Khấu Chuẩn, vì thế đối với hai người này hắn cũng chỉ có ngưỡng mộ mà thôi. Người mà hắn nhìn trúng lần này chính là Tăng Công Lượng.
Tăng Công Lượng từ nhỏ đã ôm hoài bão, khí độ bất phàm, sau này Nhân Tông hoàng đế bảo hắn tu sửa bộ Vũ Kinh Tổng Yếu.
Bộ kinh này là bộ kinh nghiên cứu hỏa dược, hỏa khí, sau khi hắn chỉnh sửa đã phân thành bốn mươi cuốn, chia làm hai phần. Cuốn thứ mười một và mười hai có ghi chếp cách chế tạo hỏa dược, và các phối phương để chế tạo. Loại hỏa dược này mặc dù còn thô sơ nhưng cũng đã tiếp cận rất gần với thuốc súng thời hiện đại, có thể dùng để đốt, chế tạo bộc phá loại nhỏ, tạo khói….
Nó cũng là công thức đầu tiên trên thế giới về chế tạo hỏa dược, sau này các nhóm quân sự ứng dụng theo công thức này mà chế tạo ra các loại hỏa khí khác nhau dùng trong chiến tranh. Các loại vũ khí áp dụng công thức này để chế tạo ở thời Tống chủ yếu là hỏa cầu và hỏa tiễn.
Hỏa cầu còn gọi là Phích Lịch Hỏa, khi cháy sẽ tỏa khói mạnh, thậm chí còn tỏa ra cả khói độc.
Chính vì những thứ này mà Thạch Kiên khi nhìn thấy hắn hai mắt lập tức tỏa sáng, đây chính là tổ sử sáng tạo ra hỏa khí của Trung Hoa. Kỳ thật, hỏa dược đã xuất hiện từ rất xa xưa, thời Hán đã có nhiều luyện đan sư vì cầu trường sinh bất lão mà trong lúc vô ý phối chế thành công, sau này đến thời Đường, người dân áp dụng mấy thứ này để làm pháo. Theo sử sách, đó cũng là một phần quan trong trong chuỗi mắt xích tạo ra vũ khí nóng sau này.
Có thể sáng chế ra hỏa dược, trí tuệ khẳng định người thường không thể sánh bằng. Vì thế, khi vừa nhìn thấy hắn, mắt Thạch Kiên đã sáng rực.
Nếu muốn triều đại này trở nên hùng mạnh thì phải có vũ khí mạnh, dưới thời Tống trọng văn khinh võ này, nếu cứ như vậy thì đừng nói Liêu Quốc, mà cả Tây Hạ sau này cũng đừng hòng chinh phục.
Hắn quên mất rằng, một câu nói vừa rồi của hắn đã làm toàn bộ tửu lâu chấn động. Mặc dù đại đa số mọi người đều không biết hắn nhưng hiện tại trong triều kẻ còn nhỏ tuổi như vậy có thể xưng bản quan còn có ai ?
Vừa rồi, mấy người xì xào nói xấu Thạch Kiên lúc này thiếu điều chui xuống gầm bàn mà trốn. Mấy cô nương xinh đẹp mặt hoa da phấn cũng ngây ngẩn cả người. Các nàng vừa rồi cũng thi nhau bịt mũi, giờ thì thực bẽ mặt.
Lão chủ quán lúc này đứng một bên cười vô cùng xấu xa, hắn nghĩ:
“ Ha ha, phát lớn rồi, ngày mai mở cửa, ai cũng sẽ biết tiểu Thạch học sĩ mang người tới đây ăn cơm”
Ba thanh niên kia hiện tại cũng sững sờ. Mặc dù hiện tại họ cũng có chút thanh danh ở quê nhà, nhưng so với tiểu thánh nhân mà Hoàng đế sủng ái thì thực là đom đóm so với mặt trời.
Thạch Kiên liếc mắt nhìn quanh, thấy toàn bộ tửu quán ngẩn người nhìn hắn, hắn hiểu rằng hắn không thể ở lại nơi này lâu được, nếu ở lại không chừng một lúc nữa sẽ gặp phiền toái. Hắn liền nói với ba người:
- Ba vị học huynh khí độ bất phàm, ta mạn phép xin mời ba vị tới bỉ phủ một chuyến được chăng ?
Nếu nói ba người bọn họ không đồng ý, thì chỉ là vì họ vẫn còn chưa tỉnh hồn lại, họ choáng váng một hồi rồi ngay lập tức gật đầu lia lịa.
Trong tửu lâu lúc này cũng có một vị cô nương đã trấn tĩnh lại, vội tới trước mặt Thạch Kiên:
- Xin hỏi Thạch đại nhân, khúc Niệm Kiều Nô làm sao để hát ?
Ngày Thạch Kiên vào cung đã từng uống rượu trước đại điện, hát lên một khúc hát lưu truyền khắp Đại Giang Nam Bắc.
Khúc hát này câu từ hồn hậu, khiến vô số người si mê, đương nhiên trừ mấy lão hủ nho luôn miệng chê bai rằng bài hát này quá cuồng ngạo, không có chí khí. Có điều bài hát này cũng khiến các cô nương không tài nào hát nổi, họ tìm đủ cách cũng không thể hát được ý nhạc trong bài hát.
Thạch Kiên đáp:
- Khúc hát này muốn hát phải có trống lớn, cộng một người có giọng trầm mới có thể hát được. Các ngươi thanh âm quá cao, dù có hát cũng hát không ra.
Nói xong, hắn cười ha hả, mang theo ba người thư sinh xuống lầu.
Bên ngoài, bốn tên lính do Hoàng Đế phái tới bảo hộ vẫn đang chờ ở cửa. Tuy nhiên Thạch Kiên lúc này ăn mặc bình thường, không hấp dẫn ánh mắt người dân vì thế họ cũng không bận rộn lo lắng nhiều.
Bốn người được phái tới bảo hộ là Trương Thang, Phạm Hộ Nhạc, Chu Lạp và Đinh Vạn. Bốn người đều là những binh lính ưu tú trong cung, nếu không phải như vậy Tống Chân Tông tất sẽ không phái bọn hắn tới bảo vệ Thạch Kiên.
Bọn họ kẻ trước người sau vây quanh bốn người, mặc dù đám người đều mặc áo vải nhưng có thể khiến Thạch học sĩ kính trọng hẳn cũng không phải người thường.
Chỉ có điều mấy người Tống Tam Nhân lại mới chỉ lên kinh, danh tiếng chưa có, Phú Bật lại run rẩy, sợ tới mức chân đứng không vững.
Thạch Kiên nhìn hắn cười đùa:
- Phú huynh, tiểu thần từ lâu đã nghe danh huynh, vừa rồi còn thấy huynh rất bình tĩnh, giờ sao lại thành bộ dạng này …
Đám người Tống Dương và Tăng Công Lượng nghe vậy bật cười ha hả.
Phú Bật ngại ngùng gãi gãi đầu, cố gắng mỉm cười. Dù sao ba người này về sau đều là quan cao, khí độ hơn xa thường nhân nên dù cho bị Thạch Kiên chọc vài câu họ cũng không cảm thấy khẩn trương.
Trở lại Thạch gia, bà nội lúc này đang ngồi trong sân uống trà. Lục Ngạc, Hồng Diên và Uyển Dung đang tâm sự với Tiểu Như. Trải qua một thời gian ở chung, Thạch Kiên cũng dần chấp nhận Uyển Dung, đối với nàng cũng thân thiết hơn. Tiểu Như cũng như vậy, địch ý của nàng với Thạch Kiên cũng theo thời gian phai nhạt.
Thấy có khách tới thăm, bà nội vội vàng ra tiếp đón, Lục Ngạc và các nàng chạy đi pha trà, các nàng cũng không quên trách mắng Thạch Kiên, nói hắn giờ là đại thần, sao lại để thân thể dơ bẩn như vậy. Chỉ có điều, các nàng cũng cảm thấy rất kỳ quái, bình thường tới Thạch gia đều là các quan lớn (các tiểu quan tự nhiên không dám tới quấy rầy), sao lần này lại có ba tên thư sinh áo vải tới đây ?
Lục Ngạc và Hồng Diên đi pha trà, Uyển Dung đưa Thạch Kiên đi rửa mặt, Tiểu Như lấy quần áo mới cho hắn thay.
Cứ như vậy, Thạch Kiên chỉ trong chốc lát đã trở lại với vẻ anh tuấn, tiêu sái, quay lại gặp ba người. Cả ba thấy Thạch Kiên đều thầm nghĩ:
“Thực là một tiểu lang quân vô cùng tuấn tú”
Mấy người vừa uống trà, vừa nói chuyện. Từng người trong Tống Tam Nhân đều tự mình giới thiệu với Thạch Kiên. Tống Dương, tên Công Tự, người An Lục, năm nay 25 tuổi, Tăng Công Lượng, tên Nhạc Chính, 22 tuổi, Phú Bật, người Lạc Dương, còn chưa tới 20 tuổi. Về phần Thạch Kiên, hắn căn bản không cần giới thiệu, chuyện về hắn có thể nói đã truyền khắp nước. Chỉ có điều Tam Nhân đều cảm thấy rất kỳ quái, đặc biệt là Phú Bật, hắn còn trẻ, không biết kiêng kị gì, ngay lập tức hỏi:
- Xin hỏi Thạch học sĩ, vì sao tới gần đây mới xuất đầu lộ diện ?
Bà nội hắn ở bên cạnh nghe vậy liền nói:
- Đó là vì sau khi gia phụ hắn mất, gia đình sa sút, vì thế cháu ta không còn thời gian đọc sách, vì thế sau khi ổn định, hắn đóng cửa tự học, không ra khỏi cửa, cho tới gần đây mới phá quan mà lên kinh theo ý chỉ của hoàng thượng.
- Thì ra là thế
Phú Tam Nhân bừng tỉnh đại ngộ, khó trách thiếu niên này lại trầm ổn như vậy, cả ba không hẹn mà cùng trịnh trọng đứng lên, thi lễ với Thạch Kiên.
Thạch Kiên cũng đứng dậy trả lễ, khiêm tốn nói:
- Ba vị khí độ hiên ngang, về sau thành tựu chưa chắc thua kém hạ quan, chỉ là hạ quan may mắn, thành danh sớm hơn một chút mà thôi.
- Không dám, không dám
Ba người vội vàng đáp.
Đương nhiên họ không dám, ba người dù kiêu ngạo nhưng cũng không thể tự so sánh mình với Thạch Kiên.
Bốn người lại ngồi xuống, bọn họ thảo luận với nhau từ kinh, sử, tử, tập tới chính trị trong nước. Tam Nhân ai cũng là người ôm hoài bão lớn, gặp Thạch Kiên lại càng tâm đầu ý hợp.
Cuối cùng, Thạch Kiên nói:
- Chúng ta tuổi tác xấp xỉ, chi bằng theo gương cổ nhân, kết làm huynh đệ, cùng nhau viết nên một giai thoại trong lịch sử ?
Có thể cùng thiên hạ đệ nhất tài tử kết nghĩa an hem, cả ba người không hẹn mà cùng nắm chặt tay, họ thiếu chút nữa là mất kiềm chế.
Nhưng một hồi sau, Tống Dương lại đứng dậy trả lời:
- Chúng ta…thực không dám
(P.S: Bố cái bọn cổ đại, đầu thì thích bỏ mẹ còn ra vẻ thanh cao)
Thạch Kiên nghiêm mặt nói:
- Chẳng lẽ các ngươi khinh thường hạ quan ?
Tống Dương nói:
- Không phải, không phải, chỉ là chúng ta thực sự không dám.
- Không phải là không phải, ba vị học huynh đều là nhân trung chi long, không cần phải lằng nhằng như vậy, hôm nay chúng ta bái hoa.
Bái hoa ? Có ý gì ?
Ba người lại tròn mắt nhìn nhau.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.