Chương 41:
Uyên Tú Tú
23/11/2024
Ngoài cửa sổ ráng chiều dần đậm, nền trời xuất hiện những vệt mờ sáng tối bất minh, mây đen che khuất mặt trăng, để lọt ra thứ ánh sáng trắng trẻo nhưng bạc bẽo.
Lời của Tống Duật vừa thốt ra, mỗi người đang ngồi quanh bàn đều có tâm trạng khác hẳn nhau.
Tống Thanh Hòa thực sự rất nhớ đến nàng. Từ khi nàng ấy rời đi, quý phủ một người có thể nghiêm túc chơi cờ song lục với nàng cũng không có.
Tổ Giang Lan chân thành biết ơn Dương Duyên vì đã hy sinh mạng sống để cứu phu quân nàng. Nàng và Tống Duật phu thê đồng lòng, cả hai đều mong sớm tìm được tin tức của Dương nương tử để ai nấy đều được yên tâm.
Về phần Tiết phu nhân, nụ cười trên mặt bà chợt cứng đờ, lông mày điểm bạc không khỏi cau lại, ánh mắt trầm đục lẳng lặng quan sát Tống Hành thì thấy hắn vẫn bày ra vẻ ung dung, bà liền nở nụ cười như không có gì xảy ra, bắt đầu trấn an Tống Duật: "Dương nương tử luôn có chủ ý, lúc rời phủ cũng mang theo không ít ngân lượng nên chắc sẽ không xảy ra chuyện gì đâu. Có lẽ nàng quay về Văn Thủy hoặc Hoằng Nông cũng không chừng, Tam lang đừng tự mình suy đoán lung tung nữa."
Văn Thủy hoặc Hoằng Nông... Những lời này của Tiết phu nhân khiến Tống Duật như bừng tỉnh, lập tức tìm ra phương hướng để tiếp tục dò la, hàng lông mày góc cạnh đang chau lại của hắn cũng giãn ra, xoay sang bình tĩnh nói với Tiết phu nhân: "Là do mỗ chưa suy nghĩ thấu đáo, đáng ra không nên nhắc đến việc này ngay bữa ăn khiến a bà phải phí tâm khuyên giải, thực không khỏi hổ thẹn trong lòng."
Tống Hành không nhanh không chậm đặt chén trà trong tay xuống. Hắn không hề cảm thấy áy náy hay tội lỗi khi nghe được những lời này của Tống Duật, thầm nghĩ cho dù Tống Duật điều tra bằng cách nào đi nữa thì đô đốc phủ cũng sẽ cho câu trả lời thỏa đáng rằng đơn xin đến thành Trường An của Dương Sở Âm đã được y phê duyệt, và đó cũng là câu trả lời duy nhất!
Bên cạnh đó, những gì hắn đã làm với Dương Sở Âm ở đô đốc phủ thì tuyệt nhiên không lộ ra nửa chữ.
Sau buổi gia yến, Tống Hành dùng công vụ bộn bề làm cái cớ, rời chính sảnh quay về Thối Hàn cư.
Cũng đêm hôm đó, Thi Yến Vi vừa chợp mắt chưa được bao lâu thì bỗng bị đánh thức bởi cơn đau càng lúc càng dữ dội, diễn tiến nhanh đến mức khiến nàng chỉ muốn nôn sạch mọi thứ ra ngoài.
Luyện Nhi mang ống nhổ đến đặt cạnh giường, nhẹ nhàng vuốt dọc sống lưng để nàng nhuận khí.
Lúc này dạ dày Thi Yến Vi vẫn còn đang trống rỗng nên miễn cưỡng vỗ ngực cũng chỉ phun ra được mấy ngụm nước chua.
Luyện Nhi bưng trà tới để nàng súc miệng, không khỏi lo lắng cho sức khỏe của nàng.
Nàng ấy tuy còn nhỏ nhưng cũng biết những loại lương dược có tác dụng tránh thai mà nương tử vẫn phải dùng mỗi ngày kia rất có hại cho thân thể, chưa kể gia chủ thường đòi hỏi trong nhiều ngày liên tiếp mà không hề có sự kiềm chế, thân thể nương tử lại gầy yếu thì chịu thế nào cho nổi.
Bây giờ mới hơn ba tháng mà nguyệt sự đã bất ổn thế này, nếu phải dùng thêm thì mấy tháng tới thì không biết tình hình sẽ thế nào nữa đây.
Thi Yến Vi nhận ra nàng có vẻ u sầu, sợ nàng tiết lộ việc này ra ngoài liền nói: "Em không cần phải nói chuyện này cho gia chủ và Lưu mụ, giúp ta đốt lò sưởi cầm tay mang đến đây, ta ngủ một đêm thì mai sẽ khỏe lại thôi."
Nương tử đã thấy không khỏe nhưng lại không báo để thỉnh y sư? Luyện Nhi cảm thấy khó hiểu, nhưng cũng không dám nhiều lời, chỉ yên lặng gật đầu đáp ứng.
Sáng sớm ngày hôm sau, Thi Yến Vi bị đánh thức bởi mồ hôi lạnh nhớp nháp dính trên người, so với đêm qua thì cơn đau đã giảm đi đáng kể nhưng vẫn thừa đủ để nàng ghi tạc trong lòng. Nàng sống đến nay đã hơn hai mươi năm nhưng đây là lần đầu tiên nàng bị đau đến mức nôn mửa.
Món nợ này cũng phải tính trên đầu Tống Hành.
Nếu không phải vì hắn thì nàng cần gì phải uống canh tị tử kia. Cho dù chén thuốc kia khiến nguyệt sự không đều nhưng nàng cũng không thể ngừng uống. So với cơn đau do nguyệt sự mang lại thì nàng càng sợ nguy cơ có thai hơn.
Lưu mụ bước vào, nhìn thấy khuôn mặt nhỏ nhắn tái mét thì bị dọa đến giật mình, sợ nàng lại sốt cao như đêm đầu tiên liền cuống quýt đặt tay lên trán nàng kiểm tra.
May sao không có cảm giác chạm vào là phải bỏng.
Lưu mụ thở phào nhẹ nhõm, hỏi: "Sao nương tử lại ra nhiều mồ hôi thế này, có chỗ nào không khỏe đúng không?"
Thi Yến Vi nửa nằm nửa ngồi tựa vào gối đầu, nhận lấy khăn Lưu mụ đưa tới lau đi mồ hôi dính trên thái dương, "Đêm qua ta đến nguyệt sự vốn đã không khỏe, nửa đêm lại gặp ác mộng nên mới đổ mồ hôi, nhưng giờ thì không sao nữa rồi, Lưu mụ đừng lo gì nữa."
Nói xong, nàng mỉm cười yếu ớt, xốc chăn lên ráng đỡ người xuống giường, vào phòng thay quần áo.
Lưu mụ thấy nàng vẫn có thể vận động thì không hoài nghi nữa, sai Hương Hạnh đến phòng bếp truyền mấy món thanh đạm mang tới.
Mấy ngày gần đây Tống Hành có nhiều việc phải làm nên cũng ít tới biệt viện, cho đến khi thân mình của Thi Yến Vi sạch sẽ trở lại, hắn mới đạp lên ánh trăng mờ ảo lẫn cơn gió lạnh thấu xương mà đến.
Vì sợ hàn khí trên người lọt vào trong phòng nữ lang, Tống Hành rảo bước tới trước cửa, cởi áo khoác lông hạc treo lên giá đặt sau tấm bình phong, đợi khí lạnh trên người tan hết mới đi nhanh về phía Thi Yến Vi.
Lúc này Thi Yến Vi đang cầm một cuốn truyện dân gian thời Đường xem đến nhập tâm, dù thấy hắn đến nhưng vẫn tỏ ra cực kỳ lãnh đạm. Tống Hành chỉ nghĩ nàng đang làm bộ làm tịch trước mặt mình nên cười hỏi: "Đang yên đang lành sao lại bày ra dáng vẻ này đấy? Kẻ nào không có mắt lại dám chọc giận nàng? Nương thử nói cho ta biết đi, ta sẽ giúp nàng xả giận."
Thi Yến Vi nghe thế lắc đầu liên tục, dịu dàng đáp: "Có gia chủ ở đây ai dám chọc giận ta chứ?" Vừa nói vừa đưa sách cho Tống Hành, môi thơm khẽ cong lên hỏi hắn: "Chữ này thiếp đọc không hiểu, nếu gia chủ đã ở đây thì ngại gì chỉ rõ cho thiếp, thiếp đỡ tốn công dò lại trong "Thuyết văn", "Ngọc thiên", phiền phức lắm."
Tống Hành đặt tay lên vai nàng, cười nhìn con chữ dưới đầu ngón tay nàng, cong môi trêu ghẹo nàng: "Nương tử chăm chỉ như vậy là muốn đề tên bảng vàng đúng không?"
Thi Yến Vi nghe vậy cau mày, mềm giọng trách hắn: "Ngày nào gia chủ cũng nhốt thiếp trong phủ, nếu không tìm được việc gì đó giết thời gian, chẳng phải sẽ ngột chết sao? Trong khi gia chủ có thể ra ngoài mỗi ngày nên nào hiểu sự khó chịu của thiếp, đã thế còn vô cớ giễu cợt thiếp, đúng là muốn khiến người ta nổi cáu mà."
Tống Hành nghe tiếng nàng ngân nga chỉ trích, cũng không giận mà ngược lại càng thấy nàng xinh đẹp đáng yêu, liền vươn tay nhẹ nhàng vuốt ve chất liệu vải mềm mại trên vai nàng, bình thản nói: "Trắc tắc tại nghiễn, phục hàng tại nguyên. Nghiễn, ý vi sơn trung tiểu sơn."*
*Câu này mình không rõ nghĩa lắm, chỉ biết là một ý trong thơ Đỗ Phủ.
Thi Yến Vi yên lặng cầm bút ghi chú lại, bên kia Tống Hành chậm rãi rút tay, ngồi xuống đối diện nàng rồi nói: "Nếu nương tử cảm thấy nhàm chán thì ba ngày nữa là ngày hưu mộc, ta dẫn nàng ra ngoài đi dạo cho khuây khỏa có được không?"
Nàng bị nhốt trong bốn bức tường tính đến nay đã gần ba tháng, thực sự chẳng khác gì ngồi tù. Mỗi một nhánh cỏ mỗi một đồ vật nàng đều nhìn đến phát ngấy, giờ hắn nói vậy lý nào lại từ chối hay sao?
Cõi lòng vốn phẳng lặng bỗng nổi lên gợn sóng, nàng nhanh nhẹn đứng dậy, đợi mực khô hết mới gấp sách lại đặt lên bàn, đôi mắt đào hoa trong suốt rực sáng nhìn thẳng vào mắt phượng hẹp dài của Tống Hành, nhỏ nhẹ nói: "Gia chủ thường phải xử lý công vụ, trong tháng cũng chưa chắc đã dành ra được một hai ngày để rời phủ du ngoạn cùng thiếp. Văn võ bá quan có lệ cứ mỗi mười ngày sẽ có một ngày hưu mộc, hay gia chủ cũng lấy đó làm gương, chuẩn thiếp mỗi tháng được rời phủ ba ngày, hít thở khí trời cho thoáng?"
Tống Hành đưa mắt nhìn nàng, nhìn thấy vẻ lấy lòng cùng háo hức chờ đợi của nàng thì không khỏi động lòng, hắn đoán trước nàng sẽ không tìm được kẽ hở nào để lật ra khỏi lòng bàn tay hắn, nên chỉ đưa mắt dịch chuyển xuống phần gáy trắng như tuyết lộ ra bên ngoài, trầm mặc một lúc mới đáp:
"Còn tùy vào thành ý và bản lĩnh của nương tử." Tống Hành vừa nói vừa làm như vô tình sửa sang lại thắt lưng kim ngọc quanh eo, cười đến ý vị thâm trường.
Cổ nhân có câu: "Sắc tự đầu thượng nhất bả đao"* Thi Yến Vi thầm nghĩ tên khốn này chắc chưa viết chữ "sắc" bao giờ nên trong đầu mới toàn những chuyện hư hỏng, hắn không sợ ngày nào đó bỏ mạng, mất tất cả vì nó sao?
* trong Hán tự, "Trên đầu chữ Sắc (色) là một cây đao (刀)". Chỉ một từ Sắc đã bao gồm nội hàm răn dạy của cổ nhân về sự nguy hiểm của nó: Ham mê sắc dục là tự cầm dao đâm mình. Sắc đẹp, sắc dục, tà dâm... ở thời đại nào cũng có sức dụ hoặc ma mị ghê gớm. Nguồn chú thích: Epoch Times Tiếng Việt
Thi Yến Vi hơi mím môi, sóng mắt lưu chuyển, cúi gằm mặt khe khẽ đáp: "Gia chủ khoan dung, thân mình thiếp vẫn còn chưa sạch sẽ, tối nay không tiện hầu hạ, thỉnh cầu gia chủ hai ngày sau hẵng đến."
Tống Hành cười tự giễu, rút tay lại, cúi đầu nhìn theo gương mặt yêu kiều của nàng, "Nàng đúng là thật thà, cái gì cũng dám nói thẳng ra. Chưa gì đã muốn đuổi ta đi, hẳn công khóa ta giao mấy ngày nay nàng đều làm không đến nơi đến chốn."
Nói xong thì cao giọng sai người mang giấy Tuyên Thành tới, lệnh nàng viết một bài thơ cho hắn đọc.
Thi Yến Vi mệt mỏi khi phải đối phó với hắn nên viết một bài thơ ngũ ngôn để hắn xem.
Tống Hành cầm giấy Tuyên Thành lên xem, cẩn thận ngắm nghía một lúc thì nhìn ra không ít vấn đề, nheo mắt nghiêm túc nói: "Nét phẩy trong chữ "Nguyên" (原) chưa đủ mảnh và thẳng, chữ "Dương" (阳) nét Sổ hai bên trái phải đều to, chữ "Cận" (近) gần như không thấy nét Mác."
*nét Sổ: nét thẳng đứng, kéo từ trên xuống dưới; nét Mác: nét thẳng, kéo xuống từ trái qua phải.
Nhìn Thi Yến Vi với vẻ mặt cứng đờ khi nghe lời hắn chỉ ra thì càng cảm thấy thú vị, tiện tay đặt giấy Tuyên Thành viết đầy chữ xuống bàn nhỏ, đứng dậy khỏi ghế, dùng bàn tay thô rộng với những khớp ngón tay rõ ràng xoa lên máu tóc đen của nàng, ngữ điệu trầm thấp: "Nương tử ngoan, nàng nói xem hôm nay nên phạt nàng thế nào?"
Lời của Tống Duật vừa thốt ra, mỗi người đang ngồi quanh bàn đều có tâm trạng khác hẳn nhau.
Tống Thanh Hòa thực sự rất nhớ đến nàng. Từ khi nàng ấy rời đi, quý phủ một người có thể nghiêm túc chơi cờ song lục với nàng cũng không có.
Tổ Giang Lan chân thành biết ơn Dương Duyên vì đã hy sinh mạng sống để cứu phu quân nàng. Nàng và Tống Duật phu thê đồng lòng, cả hai đều mong sớm tìm được tin tức của Dương nương tử để ai nấy đều được yên tâm.
Về phần Tiết phu nhân, nụ cười trên mặt bà chợt cứng đờ, lông mày điểm bạc không khỏi cau lại, ánh mắt trầm đục lẳng lặng quan sát Tống Hành thì thấy hắn vẫn bày ra vẻ ung dung, bà liền nở nụ cười như không có gì xảy ra, bắt đầu trấn an Tống Duật: "Dương nương tử luôn có chủ ý, lúc rời phủ cũng mang theo không ít ngân lượng nên chắc sẽ không xảy ra chuyện gì đâu. Có lẽ nàng quay về Văn Thủy hoặc Hoằng Nông cũng không chừng, Tam lang đừng tự mình suy đoán lung tung nữa."
Văn Thủy hoặc Hoằng Nông... Những lời này của Tiết phu nhân khiến Tống Duật như bừng tỉnh, lập tức tìm ra phương hướng để tiếp tục dò la, hàng lông mày góc cạnh đang chau lại của hắn cũng giãn ra, xoay sang bình tĩnh nói với Tiết phu nhân: "Là do mỗ chưa suy nghĩ thấu đáo, đáng ra không nên nhắc đến việc này ngay bữa ăn khiến a bà phải phí tâm khuyên giải, thực không khỏi hổ thẹn trong lòng."
Tống Hành không nhanh không chậm đặt chén trà trong tay xuống. Hắn không hề cảm thấy áy náy hay tội lỗi khi nghe được những lời này của Tống Duật, thầm nghĩ cho dù Tống Duật điều tra bằng cách nào đi nữa thì đô đốc phủ cũng sẽ cho câu trả lời thỏa đáng rằng đơn xin đến thành Trường An của Dương Sở Âm đã được y phê duyệt, và đó cũng là câu trả lời duy nhất!
Bên cạnh đó, những gì hắn đã làm với Dương Sở Âm ở đô đốc phủ thì tuyệt nhiên không lộ ra nửa chữ.
Sau buổi gia yến, Tống Hành dùng công vụ bộn bề làm cái cớ, rời chính sảnh quay về Thối Hàn cư.
Cũng đêm hôm đó, Thi Yến Vi vừa chợp mắt chưa được bao lâu thì bỗng bị đánh thức bởi cơn đau càng lúc càng dữ dội, diễn tiến nhanh đến mức khiến nàng chỉ muốn nôn sạch mọi thứ ra ngoài.
Luyện Nhi mang ống nhổ đến đặt cạnh giường, nhẹ nhàng vuốt dọc sống lưng để nàng nhuận khí.
Lúc này dạ dày Thi Yến Vi vẫn còn đang trống rỗng nên miễn cưỡng vỗ ngực cũng chỉ phun ra được mấy ngụm nước chua.
Luyện Nhi bưng trà tới để nàng súc miệng, không khỏi lo lắng cho sức khỏe của nàng.
Nàng ấy tuy còn nhỏ nhưng cũng biết những loại lương dược có tác dụng tránh thai mà nương tử vẫn phải dùng mỗi ngày kia rất có hại cho thân thể, chưa kể gia chủ thường đòi hỏi trong nhiều ngày liên tiếp mà không hề có sự kiềm chế, thân thể nương tử lại gầy yếu thì chịu thế nào cho nổi.
Bây giờ mới hơn ba tháng mà nguyệt sự đã bất ổn thế này, nếu phải dùng thêm thì mấy tháng tới thì không biết tình hình sẽ thế nào nữa đây.
Thi Yến Vi nhận ra nàng có vẻ u sầu, sợ nàng tiết lộ việc này ra ngoài liền nói: "Em không cần phải nói chuyện này cho gia chủ và Lưu mụ, giúp ta đốt lò sưởi cầm tay mang đến đây, ta ngủ một đêm thì mai sẽ khỏe lại thôi."
Nương tử đã thấy không khỏe nhưng lại không báo để thỉnh y sư? Luyện Nhi cảm thấy khó hiểu, nhưng cũng không dám nhiều lời, chỉ yên lặng gật đầu đáp ứng.
Sáng sớm ngày hôm sau, Thi Yến Vi bị đánh thức bởi mồ hôi lạnh nhớp nháp dính trên người, so với đêm qua thì cơn đau đã giảm đi đáng kể nhưng vẫn thừa đủ để nàng ghi tạc trong lòng. Nàng sống đến nay đã hơn hai mươi năm nhưng đây là lần đầu tiên nàng bị đau đến mức nôn mửa.
Món nợ này cũng phải tính trên đầu Tống Hành.
Nếu không phải vì hắn thì nàng cần gì phải uống canh tị tử kia. Cho dù chén thuốc kia khiến nguyệt sự không đều nhưng nàng cũng không thể ngừng uống. So với cơn đau do nguyệt sự mang lại thì nàng càng sợ nguy cơ có thai hơn.
Lưu mụ bước vào, nhìn thấy khuôn mặt nhỏ nhắn tái mét thì bị dọa đến giật mình, sợ nàng lại sốt cao như đêm đầu tiên liền cuống quýt đặt tay lên trán nàng kiểm tra.
May sao không có cảm giác chạm vào là phải bỏng.
Lưu mụ thở phào nhẹ nhõm, hỏi: "Sao nương tử lại ra nhiều mồ hôi thế này, có chỗ nào không khỏe đúng không?"
Thi Yến Vi nửa nằm nửa ngồi tựa vào gối đầu, nhận lấy khăn Lưu mụ đưa tới lau đi mồ hôi dính trên thái dương, "Đêm qua ta đến nguyệt sự vốn đã không khỏe, nửa đêm lại gặp ác mộng nên mới đổ mồ hôi, nhưng giờ thì không sao nữa rồi, Lưu mụ đừng lo gì nữa."
Nói xong, nàng mỉm cười yếu ớt, xốc chăn lên ráng đỡ người xuống giường, vào phòng thay quần áo.
Lưu mụ thấy nàng vẫn có thể vận động thì không hoài nghi nữa, sai Hương Hạnh đến phòng bếp truyền mấy món thanh đạm mang tới.
Mấy ngày gần đây Tống Hành có nhiều việc phải làm nên cũng ít tới biệt viện, cho đến khi thân mình của Thi Yến Vi sạch sẽ trở lại, hắn mới đạp lên ánh trăng mờ ảo lẫn cơn gió lạnh thấu xương mà đến.
Vì sợ hàn khí trên người lọt vào trong phòng nữ lang, Tống Hành rảo bước tới trước cửa, cởi áo khoác lông hạc treo lên giá đặt sau tấm bình phong, đợi khí lạnh trên người tan hết mới đi nhanh về phía Thi Yến Vi.
Lúc này Thi Yến Vi đang cầm một cuốn truyện dân gian thời Đường xem đến nhập tâm, dù thấy hắn đến nhưng vẫn tỏ ra cực kỳ lãnh đạm. Tống Hành chỉ nghĩ nàng đang làm bộ làm tịch trước mặt mình nên cười hỏi: "Đang yên đang lành sao lại bày ra dáng vẻ này đấy? Kẻ nào không có mắt lại dám chọc giận nàng? Nương thử nói cho ta biết đi, ta sẽ giúp nàng xả giận."
Thi Yến Vi nghe thế lắc đầu liên tục, dịu dàng đáp: "Có gia chủ ở đây ai dám chọc giận ta chứ?" Vừa nói vừa đưa sách cho Tống Hành, môi thơm khẽ cong lên hỏi hắn: "Chữ này thiếp đọc không hiểu, nếu gia chủ đã ở đây thì ngại gì chỉ rõ cho thiếp, thiếp đỡ tốn công dò lại trong "Thuyết văn", "Ngọc thiên", phiền phức lắm."
Tống Hành đặt tay lên vai nàng, cười nhìn con chữ dưới đầu ngón tay nàng, cong môi trêu ghẹo nàng: "Nương tử chăm chỉ như vậy là muốn đề tên bảng vàng đúng không?"
Thi Yến Vi nghe vậy cau mày, mềm giọng trách hắn: "Ngày nào gia chủ cũng nhốt thiếp trong phủ, nếu không tìm được việc gì đó giết thời gian, chẳng phải sẽ ngột chết sao? Trong khi gia chủ có thể ra ngoài mỗi ngày nên nào hiểu sự khó chịu của thiếp, đã thế còn vô cớ giễu cợt thiếp, đúng là muốn khiến người ta nổi cáu mà."
Tống Hành nghe tiếng nàng ngân nga chỉ trích, cũng không giận mà ngược lại càng thấy nàng xinh đẹp đáng yêu, liền vươn tay nhẹ nhàng vuốt ve chất liệu vải mềm mại trên vai nàng, bình thản nói: "Trắc tắc tại nghiễn, phục hàng tại nguyên. Nghiễn, ý vi sơn trung tiểu sơn."*
*Câu này mình không rõ nghĩa lắm, chỉ biết là một ý trong thơ Đỗ Phủ.
Thi Yến Vi yên lặng cầm bút ghi chú lại, bên kia Tống Hành chậm rãi rút tay, ngồi xuống đối diện nàng rồi nói: "Nếu nương tử cảm thấy nhàm chán thì ba ngày nữa là ngày hưu mộc, ta dẫn nàng ra ngoài đi dạo cho khuây khỏa có được không?"
Nàng bị nhốt trong bốn bức tường tính đến nay đã gần ba tháng, thực sự chẳng khác gì ngồi tù. Mỗi một nhánh cỏ mỗi một đồ vật nàng đều nhìn đến phát ngấy, giờ hắn nói vậy lý nào lại từ chối hay sao?
Cõi lòng vốn phẳng lặng bỗng nổi lên gợn sóng, nàng nhanh nhẹn đứng dậy, đợi mực khô hết mới gấp sách lại đặt lên bàn, đôi mắt đào hoa trong suốt rực sáng nhìn thẳng vào mắt phượng hẹp dài của Tống Hành, nhỏ nhẹ nói: "Gia chủ thường phải xử lý công vụ, trong tháng cũng chưa chắc đã dành ra được một hai ngày để rời phủ du ngoạn cùng thiếp. Văn võ bá quan có lệ cứ mỗi mười ngày sẽ có một ngày hưu mộc, hay gia chủ cũng lấy đó làm gương, chuẩn thiếp mỗi tháng được rời phủ ba ngày, hít thở khí trời cho thoáng?"
Tống Hành đưa mắt nhìn nàng, nhìn thấy vẻ lấy lòng cùng háo hức chờ đợi của nàng thì không khỏi động lòng, hắn đoán trước nàng sẽ không tìm được kẽ hở nào để lật ra khỏi lòng bàn tay hắn, nên chỉ đưa mắt dịch chuyển xuống phần gáy trắng như tuyết lộ ra bên ngoài, trầm mặc một lúc mới đáp:
"Còn tùy vào thành ý và bản lĩnh của nương tử." Tống Hành vừa nói vừa làm như vô tình sửa sang lại thắt lưng kim ngọc quanh eo, cười đến ý vị thâm trường.
Cổ nhân có câu: "Sắc tự đầu thượng nhất bả đao"* Thi Yến Vi thầm nghĩ tên khốn này chắc chưa viết chữ "sắc" bao giờ nên trong đầu mới toàn những chuyện hư hỏng, hắn không sợ ngày nào đó bỏ mạng, mất tất cả vì nó sao?
* trong Hán tự, "Trên đầu chữ Sắc (色) là một cây đao (刀)". Chỉ một từ Sắc đã bao gồm nội hàm răn dạy của cổ nhân về sự nguy hiểm của nó: Ham mê sắc dục là tự cầm dao đâm mình. Sắc đẹp, sắc dục, tà dâm... ở thời đại nào cũng có sức dụ hoặc ma mị ghê gớm. Nguồn chú thích: Epoch Times Tiếng Việt
Thi Yến Vi hơi mím môi, sóng mắt lưu chuyển, cúi gằm mặt khe khẽ đáp: "Gia chủ khoan dung, thân mình thiếp vẫn còn chưa sạch sẽ, tối nay không tiện hầu hạ, thỉnh cầu gia chủ hai ngày sau hẵng đến."
Tống Hành cười tự giễu, rút tay lại, cúi đầu nhìn theo gương mặt yêu kiều của nàng, "Nàng đúng là thật thà, cái gì cũng dám nói thẳng ra. Chưa gì đã muốn đuổi ta đi, hẳn công khóa ta giao mấy ngày nay nàng đều làm không đến nơi đến chốn."
Nói xong thì cao giọng sai người mang giấy Tuyên Thành tới, lệnh nàng viết một bài thơ cho hắn đọc.
Thi Yến Vi mệt mỏi khi phải đối phó với hắn nên viết một bài thơ ngũ ngôn để hắn xem.
Tống Hành cầm giấy Tuyên Thành lên xem, cẩn thận ngắm nghía một lúc thì nhìn ra không ít vấn đề, nheo mắt nghiêm túc nói: "Nét phẩy trong chữ "Nguyên" (原) chưa đủ mảnh và thẳng, chữ "Dương" (阳) nét Sổ hai bên trái phải đều to, chữ "Cận" (近) gần như không thấy nét Mác."
*nét Sổ: nét thẳng đứng, kéo từ trên xuống dưới; nét Mác: nét thẳng, kéo xuống từ trái qua phải.
Nhìn Thi Yến Vi với vẻ mặt cứng đờ khi nghe lời hắn chỉ ra thì càng cảm thấy thú vị, tiện tay đặt giấy Tuyên Thành viết đầy chữ xuống bàn nhỏ, đứng dậy khỏi ghế, dùng bàn tay thô rộng với những khớp ngón tay rõ ràng xoa lên máu tóc đen của nàng, ngữ điệu trầm thấp: "Nương tử ngoan, nàng nói xem hôm nay nên phạt nàng thế nào?"
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.