Chương 187:
Cuồng Thượng Gia Cuồng
28/10/2023
Khi nàng nhớ ra rằng đã hơn một tháng kể từ lần cuối kể từ khi nào thấy nguyệt sự của mình Thôi Phù lại không hề tỏ ra vui mừng một chút nào mà trên khuôn mặt lộ rõ sự buồn bực.
Miên Đường nhìn thấy thần sắc của tỷ tỷ không được tốt thì liền hỏi: “Sao vậy? Tỷ tỷ cảm thấy có chỗ nào không được khỏe à?”
Thôi Phù bị say tàu nên vừa cảm thấy buồn lại vừa cảm thấy chóng mặt đến điên đảo, đương nhiên bản thân thấy bản thân không được thoải mái lắm, nhưng điều khiến tâm tình của nàng không thoải mái nhất chính là khi nàng nhớ tới quãng thời gian lúc trước mình mang thai Cẩm Nhi.
Bà bà của nàng là phu nhân của Khánh quốc công-An thị, là một người có tính cách nghiêm khắc, lúc trước khi nàng mang thai Cẩm Nhi cũng không hề nhận được sự chăm sóc đặc biệt nào từ bà cả, bây giờ hồi tưởng lại chuyện cũ, trong lòng nàng không tránh khỏi lo lắng.
Hiện giờ chính nàng lại có thai lần nữa, hơn nữa phủ An quốc công vừa mới dời tới kinh thành, trong ngoài phủ bây giờ chỉ còn lại mình nàng, đến lúc đó thân thể nàng có chịu được cảnh ăn uống không đủ dinh dưỡng không hay đến tiền mua thức ăn cũng không dám mua nhiều.
Tuy nhiên Thôi Phù sẽ không bao giờ nói cho Miên Đường biết những điều này của phủ nàng. Đệ muội này của nàng quả thật là người có phúc khí, chỉ là ăn phải chén tổ yến hỏng mà thôi mà nhìn xem mẫu thân nàng đã đau lòng đến nhường nào. Nếu có một bà bà như An thị chỉ sợ thân thể liễu yếu đào tơ như Liễu Miên Đường sẽ không thể cam chịu được.
Cho nên khi nàng nghe Miên Đường hỏi, Thôi Phù không kiên nhẫn được mà nói: “Nôn sạch sẽ ra như vậy mà có thể cảm thấy thoải mái được sao? Ta cũng không biết y thuật của muội có khả năng chấn ra bệnh được hay không, để ta nghỉ ngơi một lúc rồi đi tìm đại phu tới xem xét đi...”
Thôi Phù nghĩ chỉ cần cố gắng nhẫn nại chịu đựng mấy ngày này, chỉ cần thuyền cập bến vào kinh thành là được.
Nhưng nàng không ngờ tới mới chỉ đi được một đêm mà thuyền đã cập bờ, trong khi đó Hoài Dương Vương đã chuẩn bị sẵn mấy chiếc xe ngựa để mọi người đi đường bộ tới kinh thành.
Thôi Phù biết đệ đệ chính là vội vã vào kinh để bẩm báo cơ sự với Hoàng Thượng, nhưng nếu phải đi đường bộ thì sẽ phải trì hoãn mất mấy ngày.
Nhưng Thôi Hành Chu lại nói: “Đệ nghe Miên Đường nàng ấy nói rằng tỷ đang có mang, nếu tiếp tục di chuyển bằng thuyền tỷ sẽ cảm thấy mệt mỏi và không tốt cho thai nhi, nhưng nếu để tỷ một mình vào kinh bằng đường bộ thì đệ sợ sẽ xảy ra chuyện ngoài ý muốn, còn nếu tất cả mọi người đều tới đó bằng đường bộ thì cũng chậm trễ cũng không đáng bao nhiêu ngày.”
Thôi Phù nghe xong liền có chút tức giận: “Đệ là do được Hoàng Thượng triệu tập gấp gáp về kinh thành, sao lại có thể vì ta mà chậm trễ được?”
Thôi Hành Chu biết tính khí của tỷ tỷ quật cường, cứng rắn nhưng ý hắn đã quyết thì cũng không thể thay đổi, chưa đợi tỷ tỷ nói hết câu hẳn đã ngăn lại: “Không cần phải nhiều lời nữa, dù sao cũng không kém bao nhiêu ngày, đường xá xa xôi như vậy ai có thể tính toán chính xác được đi bao nhiêu ngày thì tới kinh thành?”
Nói xong, hắn liền phân phó thị vệ đem một ít yếu phẩm trên thuyền chuyển sang xe ngựa, mặt khác hắn cho người để lại hành lý trên thuyền rồi cho thuyền tiếp tục trôi dọc theo đường thủy đến kinh thành trước.
Đợi đến khi đã lên xe ngựa, Thôi Phù liền quở trách Miên Đường nhiều lời làm đệ đệ của nàng chậm trễ hành trình tiến cung.
Miên Đường thấy Thôi Phù như vậy thì liền cho người đem bát canh gà đen hầm cẩu kỷ do Lý ma ma chuẩn bị lên và đưa cho Thôi Phù uống cho ấm dạ dày vì nàng cả ngày hôm nay đã nôn rất nhiều ở trên thuyền, sau đó hơi mỉm cười nói: “Là do thân thể của muội yếu ớt không chịu nổi sóng lớn nên mới cầu Vương gia cho phép thay đường thủy bằng đường bộ, hơn nữa Vương gia cũng đã nói rằng tới muộn mấy ngày cũng không có vấn đề gì đáng lo ngại hay sao? Tỷ tỷ không cần nghĩ nhiều nữa, cứ an tâm mà nghỉ ngơi đi.”
Thôi Phù không ngờ rằng vị đệ muội này của mình lại có một thân thể khỏe khoắn đến như vậy! Miên Đường tuy mang thai đã lâu nhưng lại có thể ăn ngon miệng ngủ an giấc, cho tới bây giờ cũng chưa bao giờ thấy nàng khó chịu hay mệt mỏi. Nhưng Miên Đường nói như vậy sở dĩ là do sợ chính mình suy nghĩ quá nhiều rồi tự trách bản thân.
Nói thật ra, ở chung với nhau lâu như vậy, Thôi Phù ít nhiều cũng hiểu tại sao một nữ tử có xuất thân bình thường như Liễu Miên Đường lại có thể khiến cho đệ đệ cao ngạo của nàng rơi vào đường duyên mà mê mẩn đến thần hồn điên đảo.
Vị cô nương này không những là một mỹ nhân mà còn là một người luôn toát lên một loại khí chất thật hiếm ai có được. Hơn nữa nàng còn có lòng khoan dung độ lượng, khác hoàn toàn so với tính khí của Liêm biểu muội cố tình giả vờ hiền thục ngày trước.
Trong mắt của vị huyện chúa này có rất nhiều nữ tử so đo và hay nói những điều nhảm nhí, thật sự không đáng nhắc tới. Nhưng Thôi Phủ thỉnh thoảng nói chuyện với nàng có đôi chút khắc nghiệt và khó nghe, cũng cảm thấy mình rất giống những đứa trẻ quấy khóc vô cớ khi chơi đùa với nhau, nhưng ánh mắt của đệ tức lại tràn ngập sự khoan dung, vì vậy dù nàng có giận dữ như thế nào thì cũng đều chậm rãi tan biến mất.
Hiện giờ Miên Đường lại chủ động đem chuyện kéo dài tiến trình tiếng cung ôm hết vào người mình, Thôi Phù cũng không thể nói thêm điều gì nữa, chỉ có thể đưa tay ra nhận lấy chén canh rồi hướng về nàng nói bằng một giọng điệu nhẹ nhàng nhưng có tiếng thở dài: “Muội...muội cần phải nhớ rõ phu quân hiện tại của muội chính là trụ cột của nước nhà, càng không phải là hương dã thân sĩ mà có thể nhàn nhã, tự do tự tại, trong phủ dù có xảy ra chuyện gì cũng chớ có chạy đi làm phiền đệ ấy.”
Miên Đường vừa gọt hoa quả vừa nói: “Những điều tỷ tỷ nói ta đều nhớ rất kĩ....... Canh cá cho bữa trưa do Lý ma ma làm có hợp khẩu vị của tỷ không? Món này khai vị mà ăn chung với cơm, sau đó chưng thêm chút củ cải muối nhà làm thì lại càng thêm ngon miệng.”
Thôi Phù từ nhỏ đến lớn cũng chưa ăn qua cái gì gọi là của cái muối tự làm, vì vậy nàng không nhịn được mà thốt lên: “Cái này mà cũng gọi là đồ ăn sao? Nghe muội nói có vẻ ngon, nhưng hiện tại ta ăn có được ngon miệng, cũng không thèm ăn bất cứ thứ gì cả, muội muốn ăn cái gì ta cũng chỉ nếm thử một miếng nhỏ theo muội thôi.”
Miên Đường nàng thật sự rất thèm thèm củ cải muối tự làm. Món này năm đó ở Bắc Phố để “tiết kiệm” nên nàng đã ăn nó ngày qua ngày, bất đắc dĩ nên mới phải ăn nó kèm với cơm, nhưng bây giờ nàng lại thường xuyên nhớ tới món này nên đã kêu Lý ma ma đem củ cải đi phơi nắng rồi làm một ít để mang theo trên đường vào kinh thành.
Tới giữa trưa, mọi người trên đoàn xe tìm một chỗ đất bằng phẳng bên đường để nghỉ chân và nấu nướng.
Miên Đường cùng với Thôi Phù, hai người mang hai cái bụng đang mang thai ngồi trên chiếc ghế gấp, ngồi một bên nhìn mọi người bận rộn.
Chỉ một lúc sau đã thấy hương thơm của cơm thả lên từng đợt, quả nhiên là có cá ngâm canh chua và củ cải muối hấp đậu tương của Miên Đường. Từ sau khi Thôi Phù xuống thuyền để lên xe ngựa, tuy trên suốt quãng đường đi có lúc xóc nảy nhưng cảm giác vẫn thoải mái hơn ở trên thuyền rất nhiều, nàng thực ra đã ngủ cả một buổi sáng mà bây giờ nghe mùi thơm của củ cải muối thì trong nàng cũng cảm thấy có chút đói bụng.
Miên Đường đã dạy nàng cách quấy canh chua ăn chung với cơm, món này càng ngon miệng hơn. Tuy nhiên, có vẻ Hoài Dương Vương đang ngồi ăn ở bên đó lại có vẻ căm thù củ cải muối đến tận xương tủy nên hắn tuyệt đối không muốn động đũa dù chỉ là một chút.
Thôi Hành Chu đương là không thích ăn món này rồi vì lúc trước khi hắn cải trang thành một thương nhân làm ăn thất bát ở Bắc Phố, hàng ngày trên bàn ăn ngoài vườn toàn là củ cải khô, mặc dù không được phân chia ra làm củ cải muối, củ cải hấp hay củ cải quấy tương quấy lại ăn chung với nhau nhưng mùi vị đều giống nhau cả.
Sau khi Miên Đường mang thai thì đột nhiên lại muốn ăn một chút củ cải, Thôi Hành Chu cũng tuyệt nhiên không thể lý giải được vì sao nàng ấy lại như vậy. Nhưng nữ tử mang thai lớn nhất, nhìn nàng cùng với tỷ tỷ hai người bọn họ ăn thật ngon miệng, hắn cũng không giấu nổi sự tò mò mà tiến tới chỗ bọn họ ăn thử một ít xem mùi vị ra sao.
Như vậy, chăm sóc việc ăn uống, ngủ nghỉ của thai phụ là được ưu tiên hơn hết, nhưng nếu cứ như vậy thì sẽ chậm tiến trình so với dự kiến ban đầu rất nhiều. Nhưng sau khi nghĩ lại, hết thảy mọi chuyện đều là do trời xui đất khiến, trời xanh rủ lòng thương.
Vào ngày thứ hai sau khi họ di chuyển bằng đường bộ, từ bến bờ đã cho người phi ngựa quay lại cấp báo cho Hoài Dương Vương rằng khi thuyền đang đi qua Luyện Giang để tiến vào kinh thành thì bỗng dưng có một tiếng nổ lớn ở dưới sông, đầu thuyền bị phá một lỗ rất lớn, nước sông ồ ạt chảy ngược lên thuyền, trong thời gian chưa đầy một nén nhang toàn bộ thuyền và hành lý trên đó đều đã bị chìm.
Trên thuyền có rất nhiều người không chạy thoát được, tuy rằng họ đều được huấn luyện kỹ năng bơi lội nhưng cuối cùng vẫn bị lốc xoáy lúc thuyền chìm kéo theo xuống nước, toàn bộ đều đã bỏ mạng, không một ai sống sót.
Ngay sau đó hộ vệ đã bắt giữ được thủ phạm gây ra vụ nổ, nhưng thật chất lại chỉ là một nhóm người đánh bắt cá bình thường, họ thường có thói quen dùng thuốc nổ để đánh bắt và người dân nơi đây đều biết điều đó.
Chỉ là ngày thường họ chỉ đánh nổ ở những hồ nước nhỏ, rất hiếm khi lui tới mặt sông để thu hoạch, lần này họ tới Luyện Giang đánh cá thể nhưng lại không ngờ gây ra đại họa.
Nhưng hộ thuyền quan binh lại cảm thấy không đúng, theo lý thuyết thì người dân địa phương đánh cá thường sử dụng lưới chuyên dụng, nếu có dùng thuốc nổ để đánh thì cũng không thể làm cho một con thuyền lớn chìm nhanh đến vậy. Sau đó họ bí mật cho người đi điều tra thì phát hiện thực chất số thuốc nổ mà họ chuẩn bị ở trong bao nhiều gấp đôi so với lượng cần dùng để thu hoạch cá, lại còn rất nhiều bột được sử dụng để chế thuốc nữa, nhưng họ nhất quyết dù sống chết cũng không chịu thừa nhận rằng chính họ đã cho số bột đó vào trong thuốc nổ đã dùng để đánh đắm thuyền của chúng ta.
Thôi Hành Chu nghe vậy thì nhíu mày, trong lòng hắn rõ ràng đã biết rằng thực ra những người dân ngu muội này chỉ là những quân cờ, làm vật tế bị đẩy ra phía trước làm người chịu tội thay.
Chuyện này xảy ra là do có người cố ý muốn nhắm vào hắn, ở trong vương phủ của Hoài Dương Vương nhất định đã có kẻ giấu sẵn thuốc trên chiếc thuyền mà hắn sẽ dùng để tiến cung.
Đường đi vào Luyện Giang cực kỳ nhỏ hẹp, do đó chỉ cần một vài thủ đoạn lại căn chuẩn thời cơ, nhắm chuẩn đầu thuyền rồi cho nổ thì con thuyền khó mà tránh khỏi.
Thôi Phù ở một bên nghe được, sợ tới mức sắc mặt trắng bệch, vì quá sợ mà bất giác kêu lên.
Nàng nghĩ rằng nếu không phải Miên Đường khuyên đệ đệ kịp thời lên bờ để chuyển sang đi bằng đường bộ thì bây giờ có lẽ toàn bộ mọi người đều đã trở thành oan hồn dưới đáy sông.
Miên Đường thoạt nhìn đã nhận ra được sự sợ hãi trong mắt của Thôi Phù, nàng chỉ bình tĩnh, ôn nhu mà an ủi rằng Vương gia là người may mắn và có tướng mạo của một thiên tử, hiện giờ đã gần tới kinh thành, cẩn thận một chút chắc chắn sẽ không có chuyện xảy ra.
Mặc dù Miên Đường nói Thôi Hành Chu mang theo cát vận bên mình, nàng cảm thấy những điều mà Sở thái phi nói khi nàng nói chuyện phiếm với mẫu thân đều rất đúng, tuy rằng vị huyện chúa này có xuất thân không tốt nhưng lại có bát tự thực vượng hành quyền, cũng đã cứu Thôi gia vài lần hóa nguy thành an.
Lúc ấy Thôi Phù cảm thấy là mẫu thân sợ chính mình làm khó dễ Liễu Miên Đường nên chỉ thuận miệng bịa chuyện, nhưng hiện tại xem ra tất cả đều là sự thật rằng vị huyện chúa mà nàng luôn coi thường này thật đúng là có phúc tướng.
Trong hành trình tiếp theo, Thôi Hành Chu bố trí một đội quân đi trước dò đường. Bởi vì lúc trước cũng do hộ thuyền quan binh nhạy bén, căn bản không thông báo với bên ngoài rằng trên thuyền không có nhân vật trọng yếu, và sáng sớm họ đã thay đổi lộ trình từ đi theo đường quan đạo như kế hoạch ban đầu mà thay vào đó là đi theo con đường nhỏ, và cũng không tiết lộ danh tính của mình khi nghỉ chân tại dịch quán, do đó kẻ gian ở trong bóng tối nhất thời không hề biết hành tung của Hoài Dương Vương đang ở đâu.
Tuy nhiên khi họ tới kinh thành một cách an toàn thì khi đó khắp kinh thành đều đang lan truyền tin đồn rằng Hoài Dương Vương cùng với cả gia quyến đều đã chết trong vụ chìm thuyền khi đang trên đường tới đây.
Ngay khi tin tức này được lan truyền rộng rãi thì toàn bộ triều đình đều chấn động, hoàng đế Lưu Dục liền phái khâm sai đi tới Luyện Giang để điều tra rõ thực hư sự tình. Khâm sai lãnh hoàng mệnh, ngay ngày hôm đó đã ra khỏi kinh thành, cho thuyền phi nước đại tới nơi được cho là thuyền của Hoài Dương Vương bị đắm.
Lúc này trên mặt sông tuyệt nhiên không còn một dấu vết nào, đội cận vệ của Hoài Dương Vương đã được hắn căn dặn kỹ lưỡng rằng chỉ giờ vờ làm như không biết chuyện Vương gia rời thuyền, nếu có người tới dò hỏi tin tức là nhất định phải một mực trả lời là không biết gì hết.
Ngay tại thời điểm này, quan phủ địa phương đã tạm giữ lại tất cả các thuyền bè liên can lui tới đang di chuyển trên sông để chờ quân triều đình tới điều tra.
Khâm sai triều đình ngay lập tức cho triệu tập một số chủ thuyền và bè thân cận với con thuyền chính thức của Hoài Dương Vương tới để tự mình dò hỏi.
Một số chủ thuyền đã hành nghề trên sông được vài thập niên, kinh nghiệm dày dặn, họ đều đã gặp qua những người đánh cá bằng thuốc nổ. Nhưng lần này tiếng nổ có uy lực vô cùng lớn, là tiếng mà từ khi sinh ra tới giờ họ ít khi được nghe thấy. Ngay sau đó bọn họ đều thấy con thuyền lớn của Hoài Dương Vương, ở phía dưới đó đột nhiên vọt lên một cột nước thật lớn bao bọc lấy toàn bộ bề mặt của con thuyền, sau đó mũi thuyền bị làm cho tan nát, những mảnh vỡ nổi trôi trên mặt nước, tiếp đó là phịch một tiếng vang lớn, tiếng nước va đập vào thành thuyền làm cho tai của mấy người đứng ở đằng xa cũng bị chấn động mà kêu ong ong.
Khi quá trình hung hiểm được tường thuật lại trong tấu chương gửi về kinh thành, không ai nghĩ Hoài Dương Vương sẽ sống sót trở về.
Bình định Tây Bắc công thần lại cứ như vậy mà bỏ mạng nơi đáy sông, cả triều đình, bá quan văn võ ai nấy đều chìm trong bi thương, đặc biệt là tân đế khi nghe nói Hoài Dương Vương cùng với tân hôn thê tử rất có thể đã lành ít dữ nhiều, nhưng cũng không kìm được sự đau thương trong đáy lòng liền đau lòng quá độ mà phun ra đầm đìa máu tươi ngay sau khi đọc xong tấu chương.
Thái giám thân cận bên cạnh sợ hãi, hốt hoảng kêu người cho truyền thái y vào cung để chẩn trị cho bệ hạ.
Đúng lúc này, Hoài Dương Vương lại phải người nhập kinh bẩm báo với hoàng thượng, nói rằng hắn đã tới kinh thành và hiện đang chờ ở ngoài hoàng cung.
Thế này thì thật đúng là hù dọa người ta đến chết đi sống lại mà! Hoàng Hậu nghiêm khắc căn dặn các quan và thái giám tới bẩm báo thì phải từ từ chậm rãi thuật lại quá trình Hoài Dương Vương gặp nạn cũng như may mắn sống sót trở về cho hoàng thượng nghe kẻo bệ hạ lại vui mừng khôn xiết, không kìm được mà tổn hại tới long thể.
Miên Đường nhìn thấy thần sắc của tỷ tỷ không được tốt thì liền hỏi: “Sao vậy? Tỷ tỷ cảm thấy có chỗ nào không được khỏe à?”
Thôi Phù bị say tàu nên vừa cảm thấy buồn lại vừa cảm thấy chóng mặt đến điên đảo, đương nhiên bản thân thấy bản thân không được thoải mái lắm, nhưng điều khiến tâm tình của nàng không thoải mái nhất chính là khi nàng nhớ tới quãng thời gian lúc trước mình mang thai Cẩm Nhi.
Bà bà của nàng là phu nhân của Khánh quốc công-An thị, là một người có tính cách nghiêm khắc, lúc trước khi nàng mang thai Cẩm Nhi cũng không hề nhận được sự chăm sóc đặc biệt nào từ bà cả, bây giờ hồi tưởng lại chuyện cũ, trong lòng nàng không tránh khỏi lo lắng.
Hiện giờ chính nàng lại có thai lần nữa, hơn nữa phủ An quốc công vừa mới dời tới kinh thành, trong ngoài phủ bây giờ chỉ còn lại mình nàng, đến lúc đó thân thể nàng có chịu được cảnh ăn uống không đủ dinh dưỡng không hay đến tiền mua thức ăn cũng không dám mua nhiều.
Tuy nhiên Thôi Phù sẽ không bao giờ nói cho Miên Đường biết những điều này của phủ nàng. Đệ muội này của nàng quả thật là người có phúc khí, chỉ là ăn phải chén tổ yến hỏng mà thôi mà nhìn xem mẫu thân nàng đã đau lòng đến nhường nào. Nếu có một bà bà như An thị chỉ sợ thân thể liễu yếu đào tơ như Liễu Miên Đường sẽ không thể cam chịu được.
Cho nên khi nàng nghe Miên Đường hỏi, Thôi Phù không kiên nhẫn được mà nói: “Nôn sạch sẽ ra như vậy mà có thể cảm thấy thoải mái được sao? Ta cũng không biết y thuật của muội có khả năng chấn ra bệnh được hay không, để ta nghỉ ngơi một lúc rồi đi tìm đại phu tới xem xét đi...”
Thôi Phù nghĩ chỉ cần cố gắng nhẫn nại chịu đựng mấy ngày này, chỉ cần thuyền cập bến vào kinh thành là được.
Nhưng nàng không ngờ tới mới chỉ đi được một đêm mà thuyền đã cập bờ, trong khi đó Hoài Dương Vương đã chuẩn bị sẵn mấy chiếc xe ngựa để mọi người đi đường bộ tới kinh thành.
Thôi Phù biết đệ đệ chính là vội vã vào kinh để bẩm báo cơ sự với Hoàng Thượng, nhưng nếu phải đi đường bộ thì sẽ phải trì hoãn mất mấy ngày.
Nhưng Thôi Hành Chu lại nói: “Đệ nghe Miên Đường nàng ấy nói rằng tỷ đang có mang, nếu tiếp tục di chuyển bằng thuyền tỷ sẽ cảm thấy mệt mỏi và không tốt cho thai nhi, nhưng nếu để tỷ một mình vào kinh bằng đường bộ thì đệ sợ sẽ xảy ra chuyện ngoài ý muốn, còn nếu tất cả mọi người đều tới đó bằng đường bộ thì cũng chậm trễ cũng không đáng bao nhiêu ngày.”
Thôi Phù nghe xong liền có chút tức giận: “Đệ là do được Hoàng Thượng triệu tập gấp gáp về kinh thành, sao lại có thể vì ta mà chậm trễ được?”
Thôi Hành Chu biết tính khí của tỷ tỷ quật cường, cứng rắn nhưng ý hắn đã quyết thì cũng không thể thay đổi, chưa đợi tỷ tỷ nói hết câu hẳn đã ngăn lại: “Không cần phải nhiều lời nữa, dù sao cũng không kém bao nhiêu ngày, đường xá xa xôi như vậy ai có thể tính toán chính xác được đi bao nhiêu ngày thì tới kinh thành?”
Nói xong, hắn liền phân phó thị vệ đem một ít yếu phẩm trên thuyền chuyển sang xe ngựa, mặt khác hắn cho người để lại hành lý trên thuyền rồi cho thuyền tiếp tục trôi dọc theo đường thủy đến kinh thành trước.
Đợi đến khi đã lên xe ngựa, Thôi Phù liền quở trách Miên Đường nhiều lời làm đệ đệ của nàng chậm trễ hành trình tiến cung.
Miên Đường thấy Thôi Phù như vậy thì liền cho người đem bát canh gà đen hầm cẩu kỷ do Lý ma ma chuẩn bị lên và đưa cho Thôi Phù uống cho ấm dạ dày vì nàng cả ngày hôm nay đã nôn rất nhiều ở trên thuyền, sau đó hơi mỉm cười nói: “Là do thân thể của muội yếu ớt không chịu nổi sóng lớn nên mới cầu Vương gia cho phép thay đường thủy bằng đường bộ, hơn nữa Vương gia cũng đã nói rằng tới muộn mấy ngày cũng không có vấn đề gì đáng lo ngại hay sao? Tỷ tỷ không cần nghĩ nhiều nữa, cứ an tâm mà nghỉ ngơi đi.”
Thôi Phù không ngờ rằng vị đệ muội này của mình lại có một thân thể khỏe khoắn đến như vậy! Miên Đường tuy mang thai đã lâu nhưng lại có thể ăn ngon miệng ngủ an giấc, cho tới bây giờ cũng chưa bao giờ thấy nàng khó chịu hay mệt mỏi. Nhưng Miên Đường nói như vậy sở dĩ là do sợ chính mình suy nghĩ quá nhiều rồi tự trách bản thân.
Nói thật ra, ở chung với nhau lâu như vậy, Thôi Phù ít nhiều cũng hiểu tại sao một nữ tử có xuất thân bình thường như Liễu Miên Đường lại có thể khiến cho đệ đệ cao ngạo của nàng rơi vào đường duyên mà mê mẩn đến thần hồn điên đảo.
Vị cô nương này không những là một mỹ nhân mà còn là một người luôn toát lên một loại khí chất thật hiếm ai có được. Hơn nữa nàng còn có lòng khoan dung độ lượng, khác hoàn toàn so với tính khí của Liêm biểu muội cố tình giả vờ hiền thục ngày trước.
Trong mắt của vị huyện chúa này có rất nhiều nữ tử so đo và hay nói những điều nhảm nhí, thật sự không đáng nhắc tới. Nhưng Thôi Phủ thỉnh thoảng nói chuyện với nàng có đôi chút khắc nghiệt và khó nghe, cũng cảm thấy mình rất giống những đứa trẻ quấy khóc vô cớ khi chơi đùa với nhau, nhưng ánh mắt của đệ tức lại tràn ngập sự khoan dung, vì vậy dù nàng có giận dữ như thế nào thì cũng đều chậm rãi tan biến mất.
Hiện giờ Miên Đường lại chủ động đem chuyện kéo dài tiến trình tiếng cung ôm hết vào người mình, Thôi Phù cũng không thể nói thêm điều gì nữa, chỉ có thể đưa tay ra nhận lấy chén canh rồi hướng về nàng nói bằng một giọng điệu nhẹ nhàng nhưng có tiếng thở dài: “Muội...muội cần phải nhớ rõ phu quân hiện tại của muội chính là trụ cột của nước nhà, càng không phải là hương dã thân sĩ mà có thể nhàn nhã, tự do tự tại, trong phủ dù có xảy ra chuyện gì cũng chớ có chạy đi làm phiền đệ ấy.”
Miên Đường vừa gọt hoa quả vừa nói: “Những điều tỷ tỷ nói ta đều nhớ rất kĩ....... Canh cá cho bữa trưa do Lý ma ma làm có hợp khẩu vị của tỷ không? Món này khai vị mà ăn chung với cơm, sau đó chưng thêm chút củ cải muối nhà làm thì lại càng thêm ngon miệng.”
Thôi Phù từ nhỏ đến lớn cũng chưa ăn qua cái gì gọi là của cái muối tự làm, vì vậy nàng không nhịn được mà thốt lên: “Cái này mà cũng gọi là đồ ăn sao? Nghe muội nói có vẻ ngon, nhưng hiện tại ta ăn có được ngon miệng, cũng không thèm ăn bất cứ thứ gì cả, muội muốn ăn cái gì ta cũng chỉ nếm thử một miếng nhỏ theo muội thôi.”
Miên Đường nàng thật sự rất thèm thèm củ cải muối tự làm. Món này năm đó ở Bắc Phố để “tiết kiệm” nên nàng đã ăn nó ngày qua ngày, bất đắc dĩ nên mới phải ăn nó kèm với cơm, nhưng bây giờ nàng lại thường xuyên nhớ tới món này nên đã kêu Lý ma ma đem củ cải đi phơi nắng rồi làm một ít để mang theo trên đường vào kinh thành.
Tới giữa trưa, mọi người trên đoàn xe tìm một chỗ đất bằng phẳng bên đường để nghỉ chân và nấu nướng.
Miên Đường cùng với Thôi Phù, hai người mang hai cái bụng đang mang thai ngồi trên chiếc ghế gấp, ngồi một bên nhìn mọi người bận rộn.
Chỉ một lúc sau đã thấy hương thơm của cơm thả lên từng đợt, quả nhiên là có cá ngâm canh chua và củ cải muối hấp đậu tương của Miên Đường. Từ sau khi Thôi Phù xuống thuyền để lên xe ngựa, tuy trên suốt quãng đường đi có lúc xóc nảy nhưng cảm giác vẫn thoải mái hơn ở trên thuyền rất nhiều, nàng thực ra đã ngủ cả một buổi sáng mà bây giờ nghe mùi thơm của củ cải muối thì trong nàng cũng cảm thấy có chút đói bụng.
Miên Đường đã dạy nàng cách quấy canh chua ăn chung với cơm, món này càng ngon miệng hơn. Tuy nhiên, có vẻ Hoài Dương Vương đang ngồi ăn ở bên đó lại có vẻ căm thù củ cải muối đến tận xương tủy nên hắn tuyệt đối không muốn động đũa dù chỉ là một chút.
Thôi Hành Chu đương là không thích ăn món này rồi vì lúc trước khi hắn cải trang thành một thương nhân làm ăn thất bát ở Bắc Phố, hàng ngày trên bàn ăn ngoài vườn toàn là củ cải khô, mặc dù không được phân chia ra làm củ cải muối, củ cải hấp hay củ cải quấy tương quấy lại ăn chung với nhau nhưng mùi vị đều giống nhau cả.
Sau khi Miên Đường mang thai thì đột nhiên lại muốn ăn một chút củ cải, Thôi Hành Chu cũng tuyệt nhiên không thể lý giải được vì sao nàng ấy lại như vậy. Nhưng nữ tử mang thai lớn nhất, nhìn nàng cùng với tỷ tỷ hai người bọn họ ăn thật ngon miệng, hắn cũng không giấu nổi sự tò mò mà tiến tới chỗ bọn họ ăn thử một ít xem mùi vị ra sao.
Như vậy, chăm sóc việc ăn uống, ngủ nghỉ của thai phụ là được ưu tiên hơn hết, nhưng nếu cứ như vậy thì sẽ chậm tiến trình so với dự kiến ban đầu rất nhiều. Nhưng sau khi nghĩ lại, hết thảy mọi chuyện đều là do trời xui đất khiến, trời xanh rủ lòng thương.
Vào ngày thứ hai sau khi họ di chuyển bằng đường bộ, từ bến bờ đã cho người phi ngựa quay lại cấp báo cho Hoài Dương Vương rằng khi thuyền đang đi qua Luyện Giang để tiến vào kinh thành thì bỗng dưng có một tiếng nổ lớn ở dưới sông, đầu thuyền bị phá một lỗ rất lớn, nước sông ồ ạt chảy ngược lên thuyền, trong thời gian chưa đầy một nén nhang toàn bộ thuyền và hành lý trên đó đều đã bị chìm.
Trên thuyền có rất nhiều người không chạy thoát được, tuy rằng họ đều được huấn luyện kỹ năng bơi lội nhưng cuối cùng vẫn bị lốc xoáy lúc thuyền chìm kéo theo xuống nước, toàn bộ đều đã bỏ mạng, không một ai sống sót.
Ngay sau đó hộ vệ đã bắt giữ được thủ phạm gây ra vụ nổ, nhưng thật chất lại chỉ là một nhóm người đánh bắt cá bình thường, họ thường có thói quen dùng thuốc nổ để đánh bắt và người dân nơi đây đều biết điều đó.
Chỉ là ngày thường họ chỉ đánh nổ ở những hồ nước nhỏ, rất hiếm khi lui tới mặt sông để thu hoạch, lần này họ tới Luyện Giang đánh cá thể nhưng lại không ngờ gây ra đại họa.
Nhưng hộ thuyền quan binh lại cảm thấy không đúng, theo lý thuyết thì người dân địa phương đánh cá thường sử dụng lưới chuyên dụng, nếu có dùng thuốc nổ để đánh thì cũng không thể làm cho một con thuyền lớn chìm nhanh đến vậy. Sau đó họ bí mật cho người đi điều tra thì phát hiện thực chất số thuốc nổ mà họ chuẩn bị ở trong bao nhiều gấp đôi so với lượng cần dùng để thu hoạch cá, lại còn rất nhiều bột được sử dụng để chế thuốc nữa, nhưng họ nhất quyết dù sống chết cũng không chịu thừa nhận rằng chính họ đã cho số bột đó vào trong thuốc nổ đã dùng để đánh đắm thuyền của chúng ta.
Thôi Hành Chu nghe vậy thì nhíu mày, trong lòng hắn rõ ràng đã biết rằng thực ra những người dân ngu muội này chỉ là những quân cờ, làm vật tế bị đẩy ra phía trước làm người chịu tội thay.
Chuyện này xảy ra là do có người cố ý muốn nhắm vào hắn, ở trong vương phủ của Hoài Dương Vương nhất định đã có kẻ giấu sẵn thuốc trên chiếc thuyền mà hắn sẽ dùng để tiến cung.
Đường đi vào Luyện Giang cực kỳ nhỏ hẹp, do đó chỉ cần một vài thủ đoạn lại căn chuẩn thời cơ, nhắm chuẩn đầu thuyền rồi cho nổ thì con thuyền khó mà tránh khỏi.
Thôi Phù ở một bên nghe được, sợ tới mức sắc mặt trắng bệch, vì quá sợ mà bất giác kêu lên.
Nàng nghĩ rằng nếu không phải Miên Đường khuyên đệ đệ kịp thời lên bờ để chuyển sang đi bằng đường bộ thì bây giờ có lẽ toàn bộ mọi người đều đã trở thành oan hồn dưới đáy sông.
Miên Đường thoạt nhìn đã nhận ra được sự sợ hãi trong mắt của Thôi Phù, nàng chỉ bình tĩnh, ôn nhu mà an ủi rằng Vương gia là người may mắn và có tướng mạo của một thiên tử, hiện giờ đã gần tới kinh thành, cẩn thận một chút chắc chắn sẽ không có chuyện xảy ra.
Mặc dù Miên Đường nói Thôi Hành Chu mang theo cát vận bên mình, nàng cảm thấy những điều mà Sở thái phi nói khi nàng nói chuyện phiếm với mẫu thân đều rất đúng, tuy rằng vị huyện chúa này có xuất thân không tốt nhưng lại có bát tự thực vượng hành quyền, cũng đã cứu Thôi gia vài lần hóa nguy thành an.
Lúc ấy Thôi Phù cảm thấy là mẫu thân sợ chính mình làm khó dễ Liễu Miên Đường nên chỉ thuận miệng bịa chuyện, nhưng hiện tại xem ra tất cả đều là sự thật rằng vị huyện chúa mà nàng luôn coi thường này thật đúng là có phúc tướng.
Trong hành trình tiếp theo, Thôi Hành Chu bố trí một đội quân đi trước dò đường. Bởi vì lúc trước cũng do hộ thuyền quan binh nhạy bén, căn bản không thông báo với bên ngoài rằng trên thuyền không có nhân vật trọng yếu, và sáng sớm họ đã thay đổi lộ trình từ đi theo đường quan đạo như kế hoạch ban đầu mà thay vào đó là đi theo con đường nhỏ, và cũng không tiết lộ danh tính của mình khi nghỉ chân tại dịch quán, do đó kẻ gian ở trong bóng tối nhất thời không hề biết hành tung của Hoài Dương Vương đang ở đâu.
Tuy nhiên khi họ tới kinh thành một cách an toàn thì khi đó khắp kinh thành đều đang lan truyền tin đồn rằng Hoài Dương Vương cùng với cả gia quyến đều đã chết trong vụ chìm thuyền khi đang trên đường tới đây.
Ngay khi tin tức này được lan truyền rộng rãi thì toàn bộ triều đình đều chấn động, hoàng đế Lưu Dục liền phái khâm sai đi tới Luyện Giang để điều tra rõ thực hư sự tình. Khâm sai lãnh hoàng mệnh, ngay ngày hôm đó đã ra khỏi kinh thành, cho thuyền phi nước đại tới nơi được cho là thuyền của Hoài Dương Vương bị đắm.
Lúc này trên mặt sông tuyệt nhiên không còn một dấu vết nào, đội cận vệ của Hoài Dương Vương đã được hắn căn dặn kỹ lưỡng rằng chỉ giờ vờ làm như không biết chuyện Vương gia rời thuyền, nếu có người tới dò hỏi tin tức là nhất định phải một mực trả lời là không biết gì hết.
Ngay tại thời điểm này, quan phủ địa phương đã tạm giữ lại tất cả các thuyền bè liên can lui tới đang di chuyển trên sông để chờ quân triều đình tới điều tra.
Khâm sai triều đình ngay lập tức cho triệu tập một số chủ thuyền và bè thân cận với con thuyền chính thức của Hoài Dương Vương tới để tự mình dò hỏi.
Một số chủ thuyền đã hành nghề trên sông được vài thập niên, kinh nghiệm dày dặn, họ đều đã gặp qua những người đánh cá bằng thuốc nổ. Nhưng lần này tiếng nổ có uy lực vô cùng lớn, là tiếng mà từ khi sinh ra tới giờ họ ít khi được nghe thấy. Ngay sau đó bọn họ đều thấy con thuyền lớn của Hoài Dương Vương, ở phía dưới đó đột nhiên vọt lên một cột nước thật lớn bao bọc lấy toàn bộ bề mặt của con thuyền, sau đó mũi thuyền bị làm cho tan nát, những mảnh vỡ nổi trôi trên mặt nước, tiếp đó là phịch một tiếng vang lớn, tiếng nước va đập vào thành thuyền làm cho tai của mấy người đứng ở đằng xa cũng bị chấn động mà kêu ong ong.
Khi quá trình hung hiểm được tường thuật lại trong tấu chương gửi về kinh thành, không ai nghĩ Hoài Dương Vương sẽ sống sót trở về.
Bình định Tây Bắc công thần lại cứ như vậy mà bỏ mạng nơi đáy sông, cả triều đình, bá quan văn võ ai nấy đều chìm trong bi thương, đặc biệt là tân đế khi nghe nói Hoài Dương Vương cùng với tân hôn thê tử rất có thể đã lành ít dữ nhiều, nhưng cũng không kìm được sự đau thương trong đáy lòng liền đau lòng quá độ mà phun ra đầm đìa máu tươi ngay sau khi đọc xong tấu chương.
Thái giám thân cận bên cạnh sợ hãi, hốt hoảng kêu người cho truyền thái y vào cung để chẩn trị cho bệ hạ.
Đúng lúc này, Hoài Dương Vương lại phải người nhập kinh bẩm báo với hoàng thượng, nói rằng hắn đã tới kinh thành và hiện đang chờ ở ngoài hoàng cung.
Thế này thì thật đúng là hù dọa người ta đến chết đi sống lại mà! Hoàng Hậu nghiêm khắc căn dặn các quan và thái giám tới bẩm báo thì phải từ từ chậm rãi thuật lại quá trình Hoài Dương Vương gặp nạn cũng như may mắn sống sót trở về cho hoàng thượng nghe kẻo bệ hạ lại vui mừng khôn xiết, không kìm được mà tổn hại tới long thể.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.