Người Trong Mộng Là Phụ Huynh Học Sinh

Chương 9:

Tiểu Thụ

04/04/2024

Các hoạt động trong khuôn viên trường tiểu học Thực Nghiệm thành phố Dư luôn rất phong phú. Vào tháng tư hằng năm, trường thường tổ chức cho học sinh đi du xuân kết hợp học tập, tháng mười thì dạo chơi mùa thu, ngoài ra còn có các hoạt động nghệ thuật nữa, các tác phẩm ưu tú sẽ được gửi đi tham gia cấp khu vực và thành phố.

Có điều hai năm nay vì dịch bệnh nên mọi hoạt động đều tạm ngừng.

Từ khi Nam Nhược nhậm chức đến nay cũng chỉ mới dẫn học sinh đi tham gia dạo chơi mùa thu đúng một lần, hoạt động nghệ thuật thì chưa lần nào luôn.

Năm nay tình hình dịch bệnh đã ổn định nên trường tiểu học Thực Nghiệm lại tổ chức hoạt động diễn kịch chủ đề chống dịch trong thành phố, phạm vi chỉ quay quẩn trong trường mà thôi. Các lớp sẽ lần lượt lên diễn một số tiết mục có liên quan đến chống dịch.

[Nhật ký chống dịch của Gấu Nhỏ] do Nam Nhược biên soạn và học sinh lớp cô diễn được chọn.

Hồi học đại học cô nảy sinh hứng thú với kịch nói nên đã tham gia câu lạc bộ kịch nói của trường, từng viết mấy mẩu kịch ngắn và lên sân khấu biểu diễn theo tập thể rồi. Trong đó cô thích diễn [Nhà búp bê] nhất, trong đó cô đóng vai nữ chính Nora, một cô gái tự huyễn hoặc ra cho mình một cuộc hôn nhân giả tưởng ngọt ngào. Lúc ấy vở kịch đó đã tác động sâu sắc đến Nam Nhược, cô nghĩ rằng nếu hôn nhân là thứ khiến phụ nữ phải làm việc nhà và suốt ngày ngửa mặt trông lên người đàn ông của mình thì cô thà không kết hôn còn hơn.

Biết được vở kịch mình biên đạo được chọn đi tham gia giải thành phố, Nam Nhược có chút kích động, trong lòng vui sướng khó tả. Cuối cùng cô cũng được nở mày nở mặt, không cần phải đối mặt với bao lời cười chê, trách móc của trưởng khối và các giáo viên khác vì thành tích lớp mình không tốt nữa rồi. Nếu có thể giật giải thì năm nay của cô vậy là hoàn hảo.

Vở kịch ngắn mà Nam Nhược viết có sáu nhân vật, tất cả đều là các con vật nhỏ trong rừng rậm, nhân vật chính là một chú gấu nhỏ. Cô muốn mượn hình tượng những động vật đáng yêu này để diễn giải chủ đề chống dịch một cách nhí nhảnh.

Lúc chọn học sinh vào vai, Nam Nhược vốn không định chọn Kha Tư Viễn.

Cô đứng trên bục giảng, từ trên cao nhìn xuống các em học sinh bên dưới rồi nghĩ: cậu nhóc này mập mạp thông minh, rất hợp diễn vai chính gấu con, cô nhóc này mồm mép lanh lợi, năng lực biểu đạt rất mạnh, hợp với vai chú chim nhỏ, lớp trưởng thông minh hiểu chuyện rất hợp vai cú mèo... Sau khi nhìn một vòng, cô thấy Kha Tư Viễn. Cậu bé có đôi mắt đen láy sáng ngời, rất nổi bật giữa đám học sinh, có nên sắp xếp cho cậu bé một vai không nhỉ...



Trong khoảnh khắc, một suy nghĩ lóe lên trong đầu Nam Nhược, rằng nếu vở kịch này có thể giúp cô vươn lên ngang hàng với người khác thì cô có nên cho Kha Tư Viễn tham gia để tạo một phần vinh dự cho cậu bé không nhỉ?

Thế là Kha Tư Viễn được diễn vai cái cây không nhiều lời thoại lắm kia, có điều cậu bé sẽ được tham gia toàn bộ vở kịch.

Sau mấy lần luyện tập, Nam Nhược không ngờ Kha Tư Viễn lại mang lại cho cô một bất ngờ. Cậu bé không chỉ thuộc lòng tất cả lời thoại mà còn nhớ được cả lời của những nhân vật khác nữa.

Có thể với học sinh khác thì chỉ cần nghiêm túc và chuẩn bị kỹ lưỡng là sẽ làm được chuyện này nhưng Nam Nhược biết việc ghi nhớ từng chữ một trong lời thoại là cực kỳ khó khăn đối với một học sinh mắc chứng khó đọc như Kha Tư Viễn.

Thường thì những đứa trẻ mắc chứng ngại đọc sẽ không thể so sánh được sự tương đồng giữa âm thanh, hình dạng và ý nghĩa của tiếng Trung nên từ đồng âm là một trong những khó khăn lớn nhất của các em. Chỉ là mặc dù không đọc được nhưng trí nhớ của những đứa trẻ này mắc chứng này lại rất tốt. Các em có thể dùng trí nhớ để bù đắp cho việc không thể đọc được. Sau khi nghe xong một đoạn văn, các em sẽ nhanh chóng ghi nhớ và thuật lại được. Nếu không yêu cầu đọc từng chữ thì rất khó phát hiện ra thật ra có rất nhiều chữ các em không biết.

Nhìn Kha Tư Viễn nghiêm túc đóng cái cây đứng đó nói không sót một câu thoại nào, cảm xúc trong lòng Nam Nhược khó tả, vừa cảm động, đau lòng, chua xót, đồng cảm, vui mừng,... Cô vui vì đã chọn Kha Tư Viễn, cảm thấy đây là một quyết định rất đúng đắn. Tất nhiên rất lâu sau này lúc nhớ lại quyết định ngày hôm nay, cô lại phát hiện ra đây là quyết định thay đổi cả cuộc đời cô.

Nam Nhược dẫn học sinh lớp 1/4 của mình lên trường diễn thử một lần cuối cho ban giám hiệu nhà trường và các thầy cô khác cùng xem. Sau khi vở kịch kết thúc, bọn họ nhận được một tràng vỗ tay nồng nhiệt. Những tiếng vỗ tay này chứng tỏ Nam Nhược và học sinh lớp 1/4 đã nhận được cơ hội đại diện cho trường tiểu học Thực Nghiệm đi tham gia hoạt động diễn kịch đề tài chống dịch. Ngoài Nam Nhược ra thì còn có bốn lớp nữa sẽ tham gia biểu diễn. Nếu mọi chuyện thuận lợi thì hai tuần nữa bọn họ sẽ tranh tài với các trường khác ở trung tâm nghệ thuật thành phố Dư.

Hôm nay sau khi tan học, tâm trạng Nam Nhược rất tốt nên hiếm có một lần đi dạo phố. Trừ mua mấy món đồ dùng hằng ngày ra thì cô còn muốn chuẩn bị chút quà nhỏ cho sáu học sinh tham gia vở kịch nữa.

Bây giờ ngay cả học sinh tiểu học cũng đã chia thành hai nửa rồi. Các bạn nam thích Ultraman, các bạn nữ thích Pokémon. Tất cả đều thích lấy điện thoại của phụ huynh để xem video ngắn. Nam Nhược rất không thích cảnh tượng đó. Cô càng muốn học sinh của mình đọc nhiều sách hơn nên đã tới nhà sách thành phố Dư.

Khu vực sách dành cho thanh thiếu niên ở tầng ba có rất nhiều loại sách khác nhau, chia ra làm khu sách tranh dành cho trẻ nhỏ, khu sách ghép vần dành cho các bé sắp đến tuổi đi học và tiểu học, khu sách tuổi thơ nhất định phải đọc, còn cả khu tài liệu phổ cập khoa học cho thanh thiếu niên nữa,...

Nam Nhược cầm mấy quyển sách tuổi thơ nhất định phải đọc lên rồi lại nghĩ hình như nhà sách này không hợp với Kha Tư Viễn cho lắm. Nếu không cảm nhận được niềm vui lúc đọc sách thì việc đọc sách sẽ chỉ khiến cậu bé cảm thấy đau khổ mà thôi, như vậy cũng chẳng có ý nghĩa gì. Cô không muốn làm Kha Tư Viễn nghĩ mình đang dùng hoạt động diễn kịch này để đổi lấy sự chăm chỉ đọc sách của cậu bé. Đọc không phải hàng hóa để trao đổi.



Thế mình nên tặng sách gì đây nhỉ? Sách tranh thì Kha Tư Viễn đã lớn rồi, ghép vẫn thì cậu bé không nhớ nổi... Sau một hồi suy nghĩ, Nam Nhược cảm thấy mình cần mua thêm mấy quyển sách tâm lý học đường, nhất là những quyển tạo thói quen đọc sách cho thiếu nhi.

Cô lên tầng bốn tìm ở khu vực sách tâm lý học giáo dục rồi lật xem từng quyển. Những năm gần đây trong nước có rất nhiều giáo sư giàu kinh nghiệm xuất bản sách liên quan đến việc làm thế nào để tạo thói quen đọc sách cho trẻ. Nam Nhược lật đến một quyển thì thấy trong đó có nói về triết lý giáo dục trong sách dành cho trẻ em. Nam Nhược giở ra đọc rồi không dừng được, thế là cô quyết đoán đặt đồ trên tay xuống rồi ngồi lên chiếc ghế nhỏ cạnh kệ sách nghiêm túc đọc.

Vì là nhà sách lớn nhất thành phố Nghê nên lượng khách mỗi ngày của nhà sách này rất lớn. Thời kỳ đầu dịch bệnh vẫn còn khống chế lượng khách để đảm bảo quy định phòng dịch nhưng bây giờ thì chỉ cần đeo khẩu trang và sát khuẩn tay cho sạch là có thể vào hết.

Hiện tại cũng có không ít người quay lưng vào kệ đọc sách giống Nam Nhược. Có người đứng có người ngồi, trong đó có một người đàn ông mặc vest và đeo khẩu trang màu đen cũng đang ngồi trên chiếc ghế nhỏ lật xem một quyển sách giáo dục như Nam Nhược. Người đàn ông này rất cao, chân dài nên ngồi trên ghế đẩu như vậy hai cái chân không có chỗ đặt, có điều anh không để bụng, chỉ chăm chú đọc quyển sách trong tay.

Nam Nhược ngồi trên chiếc ghế đẩu trước giá sách phía sau anh ta. Hôm nay cô đeo khẩu trang màu trắng, mái tóc dài rũ xuống qua gò má, che khuất nửa khuôn mặt.

Người đến người đi, qua qua lại lại.

Nam Nhược và người đàn ông ngồi sau kệ sách sau lưng cô đều đang chìm đắm trong quyển sách mình cầm trên tay, tựa như tất cả mọi thứ xung quanh đều chẳng liên quan gì đến hai người vậy.

Một lát sau, tiếng chuông điện thoại di động vang lên, sau đó là giọng một người đàn ông. Lúc đứng dậy rời đi, người đàn ông phía sau kệ sách sau lưng Nam Nhược cầm cả quyển sách giáo dục kia đi về phía quầy thu ngân.

Nam Nhược không để ý lắm vì cô đang nghiêm túc đọc sách.

Người đàn ông đang đi tính tiền sách kia chính là Kha Ngu.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện trọng sinh
truyện ngôn tình

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

truyện bách hợp

Nhận xét của độc giả về truyện Người Trong Mộng Là Phụ Huynh Học Sinh

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook