Thôi Việc Để Làm Thư Kí Chủ Tịch
Chương 7
Cam Không Chua
23/11/2024
Sau đó, tôi lớn lên một cách chật vật.
Nhưng tôi vẫn không hiểu.
Tôi không hiểu tại sao buổi sáng em trai được ăn ba quả trứng rán, còn tôi thì không được một quả nào.
Rõ ràng cô giáo nói trứng gà giúp ích cho sự phát triển của cơ thể, nhưng bố tôi lại nói con gái không cần nhiều dinh dưỡng như vậy.
Tôi không hiểu tại sao em trai được học trường tư với học phí đắt đỏ, còn tôi chỉ có thể đọc đi đọc lại sách đến nát, dựa vào thành tích tốt để được miễn học phí ở một trường công lập.
Tôi không hiểu tại sao sau giờ học em trai vừa khóc vừa kêu không muốn đi học thêm, bố mẹ còn phải dỗ dành nó đi.
Còn khi tôi đề nghị nếu em trai không muốn đi thì tôi có thể đi thay, bố mẹ lại mắng tôi nhỏ tuổi mà đã lắm mưu mô.
Tôi không hiểu tại sao em trai chưa bao giờ bước vào bếp, làm việc nhà, còn tôi thì phải dậy sớm mỗi ngày, quanh năm suốt tháng ngâm tay trong nước lạnh, rửa bát đũa dính đầy dầu mỡ, rồi giặt hết quần áo của cả nhà.
Tôi không hiểu tại sao đêm khuya tôi vẫn còn đang học bài, chưa bao giờ nhận được một lời quan tâm, một cốc sữa, chỉ có vô vàn lời mắng nhiếc, nói tôi lãng phí điện, nói tôi phá gia chi tử.
Tôi không hiểu tại sao chỉ vì là chị gái, nên tất cả những thứ tốt đẹp đều phải nhường cho em trai chọn trước, bài tập của nó cần tôi giúp nó làm, nó đánh tôi thì tôi không được đánh lại.
Tôi không hiểu tại sao em trai được đưa đón đi học mỗi ngày, còn tôi phải tự đi về.
Có quá nhiều điều không hiểu, vì vậy tôi bắt đầu hỏi tại sao.
Sau khi lên cấp hai, trường học cách nhà rất xa, tôi không muốn lãng phí thời gian trên đường nữa.
Vì vậy, tôi hỏi bố có thể đưa tôi đi học giống như đưa em trai không.
Vì họ không yên tâm, nên em trai luôn đi học rồi về nhà, còn tôi thì ở nội trú, một tuần chỉ cần làm phiền họ một lần.
Bố không nói gì, tôi cứ tưởng ông ấy đồng ý.
Sáng thứ hai, chưa đến năm giờ, tôi bị mẹ đánh thức bằng chổi lông gà.
Bà ta chế nhạo nói, không phải bảo bố mày đưa mày đi học à?
Tôi im lặng ngồi lên xe bố tôi lái.
Bầu trời bên ngoài tối đen như mực, giống như một con quái vật khổng lồ nhe nanh múa vuốt đang ẩn nấp.
Trên đường đi, bố tôi không ngừng chửi rủa tôi, ông ấy nói sao mày không c.h.ế.t quách đi, ánh mắt như muốn nuốt chửng tôi.
Quãng đường mười lăm phút, tôi đã nghe thấy những lời lẽ cay độc nhất trong đời, chưa bao giờ nghĩ rằng có những lời lại có thể thốt ra từ miệng một người cha.
Đến quá sớm, cổng trường chưa mở.
Tôi dựa vào hàng rào sắt ở cửa, lặng lẽ ngồi hai tiếng đồng hồ.
Trời rất lạnh, rất tối.
Tôi nhìn mặt trời dần dần mọc lên từ phía đông, ánh bình minh rực rỡ khắp bầu trời.
Từ đó trong lòng tôi dồn nén một nguồn sức mạnh vô tận, nó giúp tôi dậy sớm hơn hai tiếng mỗi ngày, từng bước đi hết quãng đường sáu cây số từ nhà đến trường.
Chín nghìn hai trăm sáu mươi tám bước chân, tôi đã đi suốt ba năm trời.
Tôi không giống em trai, nó chưa bao giờ phải lo lắng về tiền bạc, tôi thì lại không có tiền tiêu vặt.
Tôi nghèo đến mức chỉ còn lại lòng tự trọng thấp hèn và chẳng đáng một xu.
Tôi đã thử mở lời xin, nhưng họ là người có học thức, không những không cho, mà còn luôn dùng vài ba câu nói để chà đạp lòng tự trọng của tôi đến mức nát bét, sỉ nhục đến cùng cực.
Ở cái tuổi vô lo vô nghĩ của em trai, tôi đã tìm mọi cách để kiếm tiền.
Vì vậy, từ nhỏ tôi đã yêu tiền, tôi không thể sống thiếu tiền.
Tôi nhặt rác trong khu chung cư, viết bài tập thuê, đi phát tờ rơi, trước khi thi thì bán bút xóa, sau khi thi thì bán bút ba màu.
Thỉnh thoảng lại bị đánh một trận, nói tôi ra ngoài làm mất mặt gia đình.
Bước ngoặt của sự việc xảy ra vào kỳ nghỉ hè năm tôi tốt nghiệp cấp hai.
Cả nhà ba người họ lái xe đi du lịch, trên đường đi vì bất đồng quan điểm mà cãi nhau, em trai tôi giành lấy vô lăng.
Cuối cùng đi ngược chiều trên đường cao tốc, đ.â.m vào một chiếc xe tải.
Cả hai xe đều lật.
Năm người, không một ai sống sót.
Phản ứng đầu tiên của tôi khi nghe tin này lại là tiếc nuối.
Tiếc cho cặp vợ chồng son ngồi trên xe tải.
Đám tang của họ được tổ chức vội vàng, bà cụ vội vã từ quê lên tranh giành tài sản và tiền bồi thường.
Bà ta vốn không muốn để lại cho tôi một xu nào.
Tôi cầm d.a.o làm bếp lăn lộn ăn vạ, còn hung dữ hơn bà ta.
Tôi đi khắp nơi kể lể chuyện bố mẹ tôi ngược đãi con gái, tôi nói bà cụ còn muốn chiếm đoạt hết tài sản.
Con cháu bà cụ nhiều, tôi không cần mặt mũi, họ ắt có người cần.
Qua lại một hồi, tôi được chia hai vạn tệ, và căn nhà cũ nát tôi đang ở, đồ đạc đáng giá trong nhà đều bị bà cụ vét sạch.
Tuy không nhiều, nhưng cuối cùng tôi cũng đã biết đấu tranh.
Tôi còn đổi tên cho mình. Từ Quý Chiêu Đệ thành Quý Nam Từ.
Tôi không còn là người tồn tại vì em trai, tôi là chính bản thân mình.
Nhưng tôi vẫn không hiểu.
Tôi không hiểu tại sao buổi sáng em trai được ăn ba quả trứng rán, còn tôi thì không được một quả nào.
Rõ ràng cô giáo nói trứng gà giúp ích cho sự phát triển của cơ thể, nhưng bố tôi lại nói con gái không cần nhiều dinh dưỡng như vậy.
Tôi không hiểu tại sao em trai được học trường tư với học phí đắt đỏ, còn tôi chỉ có thể đọc đi đọc lại sách đến nát, dựa vào thành tích tốt để được miễn học phí ở một trường công lập.
Tôi không hiểu tại sao sau giờ học em trai vừa khóc vừa kêu không muốn đi học thêm, bố mẹ còn phải dỗ dành nó đi.
Còn khi tôi đề nghị nếu em trai không muốn đi thì tôi có thể đi thay, bố mẹ lại mắng tôi nhỏ tuổi mà đã lắm mưu mô.
Tôi không hiểu tại sao em trai chưa bao giờ bước vào bếp, làm việc nhà, còn tôi thì phải dậy sớm mỗi ngày, quanh năm suốt tháng ngâm tay trong nước lạnh, rửa bát đũa dính đầy dầu mỡ, rồi giặt hết quần áo của cả nhà.
Tôi không hiểu tại sao đêm khuya tôi vẫn còn đang học bài, chưa bao giờ nhận được một lời quan tâm, một cốc sữa, chỉ có vô vàn lời mắng nhiếc, nói tôi lãng phí điện, nói tôi phá gia chi tử.
Tôi không hiểu tại sao chỉ vì là chị gái, nên tất cả những thứ tốt đẹp đều phải nhường cho em trai chọn trước, bài tập của nó cần tôi giúp nó làm, nó đánh tôi thì tôi không được đánh lại.
Tôi không hiểu tại sao em trai được đưa đón đi học mỗi ngày, còn tôi phải tự đi về.
Có quá nhiều điều không hiểu, vì vậy tôi bắt đầu hỏi tại sao.
Sau khi lên cấp hai, trường học cách nhà rất xa, tôi không muốn lãng phí thời gian trên đường nữa.
Vì vậy, tôi hỏi bố có thể đưa tôi đi học giống như đưa em trai không.
Vì họ không yên tâm, nên em trai luôn đi học rồi về nhà, còn tôi thì ở nội trú, một tuần chỉ cần làm phiền họ một lần.
Bố không nói gì, tôi cứ tưởng ông ấy đồng ý.
Sáng thứ hai, chưa đến năm giờ, tôi bị mẹ đánh thức bằng chổi lông gà.
Bà ta chế nhạo nói, không phải bảo bố mày đưa mày đi học à?
Tôi im lặng ngồi lên xe bố tôi lái.
Bầu trời bên ngoài tối đen như mực, giống như một con quái vật khổng lồ nhe nanh múa vuốt đang ẩn nấp.
Trên đường đi, bố tôi không ngừng chửi rủa tôi, ông ấy nói sao mày không c.h.ế.t quách đi, ánh mắt như muốn nuốt chửng tôi.
Quãng đường mười lăm phút, tôi đã nghe thấy những lời lẽ cay độc nhất trong đời, chưa bao giờ nghĩ rằng có những lời lại có thể thốt ra từ miệng một người cha.
Đến quá sớm, cổng trường chưa mở.
Tôi dựa vào hàng rào sắt ở cửa, lặng lẽ ngồi hai tiếng đồng hồ.
Trời rất lạnh, rất tối.
Tôi nhìn mặt trời dần dần mọc lên từ phía đông, ánh bình minh rực rỡ khắp bầu trời.
Từ đó trong lòng tôi dồn nén một nguồn sức mạnh vô tận, nó giúp tôi dậy sớm hơn hai tiếng mỗi ngày, từng bước đi hết quãng đường sáu cây số từ nhà đến trường.
Chín nghìn hai trăm sáu mươi tám bước chân, tôi đã đi suốt ba năm trời.
Tôi không giống em trai, nó chưa bao giờ phải lo lắng về tiền bạc, tôi thì lại không có tiền tiêu vặt.
Tôi nghèo đến mức chỉ còn lại lòng tự trọng thấp hèn và chẳng đáng một xu.
Tôi đã thử mở lời xin, nhưng họ là người có học thức, không những không cho, mà còn luôn dùng vài ba câu nói để chà đạp lòng tự trọng của tôi đến mức nát bét, sỉ nhục đến cùng cực.
Ở cái tuổi vô lo vô nghĩ của em trai, tôi đã tìm mọi cách để kiếm tiền.
Vì vậy, từ nhỏ tôi đã yêu tiền, tôi không thể sống thiếu tiền.
Tôi nhặt rác trong khu chung cư, viết bài tập thuê, đi phát tờ rơi, trước khi thi thì bán bút xóa, sau khi thi thì bán bút ba màu.
Thỉnh thoảng lại bị đánh một trận, nói tôi ra ngoài làm mất mặt gia đình.
Bước ngoặt của sự việc xảy ra vào kỳ nghỉ hè năm tôi tốt nghiệp cấp hai.
Cả nhà ba người họ lái xe đi du lịch, trên đường đi vì bất đồng quan điểm mà cãi nhau, em trai tôi giành lấy vô lăng.
Cuối cùng đi ngược chiều trên đường cao tốc, đ.â.m vào một chiếc xe tải.
Cả hai xe đều lật.
Năm người, không một ai sống sót.
Phản ứng đầu tiên của tôi khi nghe tin này lại là tiếc nuối.
Tiếc cho cặp vợ chồng son ngồi trên xe tải.
Đám tang của họ được tổ chức vội vàng, bà cụ vội vã từ quê lên tranh giành tài sản và tiền bồi thường.
Bà ta vốn không muốn để lại cho tôi một xu nào.
Tôi cầm d.a.o làm bếp lăn lộn ăn vạ, còn hung dữ hơn bà ta.
Tôi đi khắp nơi kể lể chuyện bố mẹ tôi ngược đãi con gái, tôi nói bà cụ còn muốn chiếm đoạt hết tài sản.
Con cháu bà cụ nhiều, tôi không cần mặt mũi, họ ắt có người cần.
Qua lại một hồi, tôi được chia hai vạn tệ, và căn nhà cũ nát tôi đang ở, đồ đạc đáng giá trong nhà đều bị bà cụ vét sạch.
Tuy không nhiều, nhưng cuối cùng tôi cũng đã biết đấu tranh.
Tôi còn đổi tên cho mình. Từ Quý Chiêu Đệ thành Quý Nam Từ.
Tôi không còn là người tồn tại vì em trai, tôi là chính bản thân mình.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.